intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " Kết quả nghiên cứu xây dựng các mô hình rừng trồng sản xuất ở tỉnh Hà Giang "

Chia sẻ: Nguye Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

128
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện từ năm 2002-2005 trong đề tài Nghiên cứu phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững vùng miền núi phía Bắc thuộc chương trình nghiên cứu KHCN phục vụ phát triển nông thôn miền núi phía Bắc. Kết quả đề tài đã xây dựng được 21 ha mô hình rừng trồng sản xuất, trong đó có 8,5 ha rừng trồng cung cấp gỗ lớn, 5,5 ha rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ và 7,0 ha rừng trồng cung cấp lâm sản ngoài gỗ. Đánh giá bước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " Kết quả nghiên cứu xây dựng các mô hình rừng trồng sản xuất ở tỉnh Hà Giang "

  1. Kết quả nghiên cứu xây dựng các mô hình rừng trồng sản xuất ở tỉnh Hà Giang TS. Võ Đại Hải, Th.S. Đặng Thịnh Triều KS. Hoàng Văn Thắng Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện từ năm 2002-2005 trong đề tài Nghiên cứu phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế v à bền vững vùng miền núi phía Bắc thuộc chương trình nghiên cứu KHCN phục vụ phát triển nông thôn miền núi phía Bắc. Kết quả đề t ài đã xây dựng được 21 ha mô hình rừng trồng sản xuất, trong đó có 8,5 ha rừng trồng cung cấp gỗ lớn, 5,5 ha rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ và 7,0 ha rừng trồng cung cấp lâm sản ngoài gỗ. Đánh giá bước đầu cho thấy cây trồng trong các mô hình đều có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng và chất lượng cây trồng tốt. Mô hình đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực về mặt x ã hội. 1. Mở đầu. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đặt ra nhiệm vụ phải trồng 3 triệu ha rừng sản xuất giai đoạn 1998-2010, tuy nhiên cho đến năm 2005 chúng ta mới đạt 49% kế hoạch, so với nhiệm vụ đến năm 2010 chỉ đạt 34%. Chính vì vậy, tại Hội nghị sơ kết Dự án Chính phủ đã chỉ đạo trong thời gian tới cần tập trung đẩy mạnh phát triển trồng rừng sản xuất. B ên cạnh các Lâm trường, Công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp,… hộ gia đình có một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện trồng mới 3 triệu ha rừng sản xuất nói tr ên. Tuy nhiên, trên thực tế các hộ gia đình sống ở vùng sâu, vùng xa rất khó có điều kiện đầu tư, tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng cũng như đảm bảo một nền lâm nghiệp phát triển bền vững.
  2. 2 Trồng rừng là hoạt động tương đối phổ biến và đã được thực hiện ở nhiều vùng miền núi, tuy nhiên đối với các xã vùng cao như Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang thì đây vẫn còn là một hoạt động khá mới mẻ. Nậm Ty là xã có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 43% tổng diện tích tự nhiên, phần lớn diện tích này hiện tại vẫn chưa được sử dụng có hiệu quả, chủ yếu là bỏ hoang. Hơn nữa với đặc điểm hầu hết dân cư trong xã là đồng bào Dao và H’mông, những người cho tới nay chỉ có thói quen lên rừng tự nhiên khai thác lâm sản và chưa quen với việc trồng rừng tập trung thì việc tham gia xây dựng mô hình rừng trồng sản xuất có một ý nghĩa quan trọng, giúp cho đồng b ào nâng cao nhận thức về vai trò của trồng rừng trong việc phát triển kinh tế – xã hội cũng như bảo vệ môi trường. Nghiên cứu này được thực hiện từ năm 2002 đến 2005 trong đề tài “Nghiên cứu phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế v à bền vững vùng miền núi phía Bắc” thuộc chương trình nghiên cứu KHCN phục vụ phát triển nông thôn miền núi phía Bắc nhằm các mục tiêu: - Xây dựng được các mô hình trình diễn để người dân học tập làm theo - Đưa các giống mới, tiến bộ kỹ thuật đã có vào sản xuất ở vùng cao. - Góp phần nâng cao nhận thức và cải thiện thu nhập của người dân địa phương từ các hoạt động trồng rừng. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. 2.1.1. Nội dung. - Xây dựng 8,5 ha rừng trồng sản xuất cung cấp gỗ lớn. - Xây dựng 5,5 ha rừng trồng sản xuất cung cấp gỗ nhỏ. - Xây dựng 7,0 ha rừng trồng cung cấp lâm sản ngoài gỗ
  3. 3 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu. Kế thừa tất cả các kết quả nghiên cứu đã có về giống và kỹ thuật gây trồng, chỉ nghiên cứu bổ sung một số khía cạnh hoặc áp dụng để triển khai trên địa bàn mới ở vùng cao. Các mô hình được xây dựng với sự tham gia của người dân địa phương từ khâu khảo sát lựa chọn địa điểm, loài cây cho tới trồng và chăm sóc, bảo vệ mô hình. Người dân thực hiện xây dựng mô hình và được hưởng những thành quả mà họ tạo ra. Các cán bộ nghiên cứu chỉ đóng vai trò tư vấn, trợ giúp kỹ thuật. Năm 2002 triển khai khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình và chuẩn bị cây giống, năm 2003 và 2004 triển khai xây dựng mô hình. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. 3.1. Một số nét khái quát chung về điều kiện khu vực xây dựng mô hình. 3.1.1. Điều kiện tự nhiên. Xã Nậm Ty nằm ở phía Nam huyện Hoàng Su Phì, cách Trung tâm huyện 30 km. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 4.250 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 1.955 ha, chiếm 43% tổng diện tích. Nhìn chung, địa hình tương đối dốc (trên 90% diện tích đất có độ dốc 25-300) và bị chia cắt. Đất trong khu vực chủ yếu là feralit đỏ vàng và nâu vàng phát triển trên đá Granit và Gnai. Thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nhẹ, tầng canh tác mỏng. Rừng tự nhiên trong khu vực chủ yếu là rừng nghèo kiệt, rừng tái sinh, gỗ tạp, ít giá trị kinh tế, rừng trồng ít và chưa phát triển. Độ cao so với mặt nước biển trung bình từ 700- 1.400 m. Nhiệt độ trung bình năm 20-210C; nhiệt độ tối cao 28,20C, nhiệt độ tối thấp 13,90C. Lượng mưa bình quân năm 1.792 mm. Mưa tập trung vào các tháng 6 và 7. Độ ẩm trung bình 80%. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
  4. 4 3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội. Toàn xã có 7 thôn (Nậm Ty, Tân Thượng, Yên Sơn, Ông Thượng, Xà Phìn, Hồ Phiên, Nậm Piên) với 7 dân tộc sinh sống là Dao, H’Mông, Kinh, Mường, Tày, Cao Lan và Hán. Dân số toàn xã có 2.369 người với 412 hộ, trong đó dân tộc Dao có dân số lớn nhất chiếm 78%, tiếp đến là dân tộc H’Mông chiếm 20%, các dân tộc khác chỉ chiếm 2% dân số. Do điều kiện đất dốc, dân cư thưa thớt, địa hình chia cắt mạnh và giao thông kém phát triển nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đạt 2.012.000 đ/người/năm, trong đó thu nhập từ chè chiếm 45-50%; nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Toàn xã có 1 hộ giàu, 87 hộ trung bình còn lại là hộ nghèo. Hàng năm có khoảng 1.122 lao động nông nhàn. Trình độ dân trí thấp, cấp 3 chiếm 8%, cấp 2 chiếm 17%. 3.2. Kết quả xây dựng các mô hình. Tổng cộng đã xây dựng được 21 ha mô hình rừng trồng sản xuất, trong đó năm 2003 xây dựng 10 ha, năm 2004 xây dựng 11 ha (chi tiết xem số liệu bảng 1). Bảng 1: Kết quả xây dựng mô hình rừng trồng sản xuất Diện tích Mật độ Năm TT Tên mô hình (ha) (cây/ha) trồng I Rừng trồng cung cấp gỗ lớn 8,5 Mô hình Mỡ thuần loài 1 3,0 1.660 2004
  5. 5 Giổi xanh trồng xen với Chè shan 2 1,5 1.600 2004 - Giổi xanh: 600 - Chè shan: 1000 Mô hình sa mộc thuần loài 3 2,5 1.660 2004 Re gừng trồng hỗn giao với Keo lai 4 1,5 1.600 2003 - Re gừng: 1.100 - Keo lai : 500 II Rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ 5,5 Mô hình trồng Keo lai thuần loài 1 1,5 1.660 2003 Mô hình trồng Bạch đàn thuần loài 2 3,0 1.660 2003 Mô hình trồng Bạch đàn thuần loài 3 1,0 1.600 2004
  6. 6 III Rừng trồng cung cấp lâm sản ngoài gỗ: 7,0 Mô hình Chè shan + Trám trắng + Re gừng 1 2,5 1.600 2003 - Chè shan : 1.000 - Trám trắng : 300 - Re gừng : 300 Mô hình trồng Luồng thuần loài 2 1,5 400 2003 Mô hình trồng Luồng thuần loài 3 1,0 400 2004 Mô hình trồng Tre măng bát độ thuần loài 4 2,0 400 2004 Tổng cộng 21,0 Loài cây đưa vào trong các mô hình là những loài cây đã trồng rừng thành công ở nhiều nơi nhưng chưa hoặc có ít trên địa bàn nghiên cứu như Mỡ, Sa mộc, Re gừng (cung cấp gỗ lớn); Keo lai và Bạch đàn uro (cung cấp gỗ nhỏ); Trám trắng, Luồng và Tre măng Bát độ (cung cấp lâm sản ngoài gỗ). Giống cây là những giống đã được chọn lọc có chất lượng, được tạo từ mô, hom, cây con có bầu. Nhằm tận dụng đất đai v à thực hiện phương châm “lấy ngắn, nuôi dài” hầu hết các mô hình đều áp dụng phương thức nông lâm kết hợp trong những năm đầu. 3.3. Bước đầu đánh giá các mô hình đã xây dựng. 3.3.1. Tỷ lệ sống và chất lượng rừng trồng.
  7. 7 Số liệu thu thập được trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Tỷ lệ sống và chất lượng cây trồng trong các mô hình Chất lượng cây (%) Tỷ lệ sống Mô hình (%) Tốt Xấu Trung bình I. Mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn: 1. Mỡ trồng thuần loài (2004) 50,4 24,0 25,6 82,2 2. Giổi xanh trồng xen với chè shan (2004): - Giổi xanh: 43,4 31,5 25,1 88,6 - Chè shan: 52,8 34,5 12,7 97,6 3. Sa mộc trồng thuần loài (2004) 62,3 23,2 14,5 89,4 4. Re gừng trồng hỗn giao với Keo lai (2003): - Re gừng: 34,5 43,2 23,3 89,3 - Keo lai : 46,0 30,4 23,6 87,9
  8. 8 II. Rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ: 1. Keo lai trồng thuần loài (2003) 63,6 16,1 20,3 93,2 2. Bạch đàn trồng thuần loài (2003) 56,2 25,6 18,2 92,2 3. Bạch đàn trồng thuần loài (2004) 67,5 20,4 12,1 96,3 III. Rừng trồng cung cấp lâm sản ngoài gỗ: 1. Chè shan + Trám trắng + Re gừng (2003) - Chè shan : 81,3 9,7 9,0 97,8 - Trám trắng : 72,7 10,3 17,0 97,8 - Re gừng : 42,5 37,0 20,5 88,4 2. Luồng trồng thuần loài (2003) 63,0 22,5 14,5 97,7 3. Luồng trồng thuần loài (2004) 54,7 24,6 20,7 96,9 4. Tre măng bát độ trồng thuần loài (2004) 34,8 47,5 17,7 90,4 Số liệu bảng 2 cho thấy tỷ lệ cây sống ở tất cả các mô hình đã xây dựng đều rất cao, cao nhất là các loài chè shan, Luồng, Trám trắng đạt từ 96,9-97,8%; các loài cây khác tỷ lệ sống cũng đạt trên 82,2%. Về chất lượng cây trồng nhìn chung khá tốt, tỷ lệ cây tốt đạt trên
  9. 9 50% ngoại trừ Re gừng chỉ đạt 34,5%-42,5%, Giổi xanh 43,4%. Cây đạt chất lượng tốt cao nhất là Chè shan 81,3%, Trám trắng 72,7%, tiếp đến là Bạch đàn uro 67,5%, Keo lai 63,6%,... Tỷ lệ cây xấu ở các mô hình chiếm trung bình từ 10-20%, thể hiện rõ tính không đồng đều ở các mô hình, đặc biệt là Re gừng, Mỡ và Giổi xanh. 3.3.2. Sinh trưởng của cây trồng trong các mô hình. Số liệu đo đếm, tính toán về sinh trưởng đường kính, chiều cao và đường kinh tán cây trồng trong các mô hình được trình bày ở bảng 3. Bảng 3: Sinh trưởng của các loài cây trồng trong các mô hình đã xây dựng Đường kính Chiều cao Đường kính tán Tên mô hình (m) V(%) (cm) V(%) (m) V (%) I. Mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn: 1. Mỡ trồng thuần loài 1,2 23,2 1,7 24,7 0,7 37,6 2. Giổi xanh trồng xen với chè shan (2004) 0,9 15,4 0,8 12,6 0,3 18,7 - Giổi xanh: 0,7 10,6 0,8 9,1 0,4 12,3 - Chè shan:
  10. 10 3. Sa mộc trồng thuần loài (2004) 0,8 22,4 1,2 28,2 0,5 29,3 4. Re gừng trồng hỗn giao với Keo lai (2003): - Re gừng: 1,4 26,9 2,0 24,5 0,6 16,3 - Keo lai : 6,0 23,7 5,8 17,8 2,7 23,5 II. Mô hình rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ 1. Keo lai trồng thuần loài (2003) 7,5 20,3 6,6 18,7 3,1 16,3 2. Bạch đàn trồng thuần loài (2003) 7,4 17,8 7,0 10,3 2,6 24,5 3. Bạch đàn trồng thuần loài (2004) 1,8 13,5 2,5 11,4 0,9 14,7
  11. 11 III. Mô hình rừng trồng cung cấp lâm sản ngoài gỗ 1. Chè shan + Trám trắng + Re gừng (2003) - Chè shan : 1,4 13,7 1,1 14,4 0,6 16,6 - Trám trắng : 1,6 16,3 2,1 19,5 0,6 26,3 - Re gừng : 1,4 18,7 1,9 22,5 0,6 17,4 2. Luồng trồng thuần loài (2003) 6,7 (cây/bụi) 6,5 24,5 4,4 32,5 3. Luồng thuần loài (2004) 4,2 (cây/bụi) 4,2 13,6 2,8 11,7 4. Tre măng bát độ thuần loài (2004) 5,1 (cây/bụi) 4,2 23,7 5,0 28,7 Số liệu bảng 3 cho thấy: - Tăng trưởng hàng năm cây trồng trong các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn đạt trên 0,7 m về chiều cao và trên 0,8 cm về đường kính, 0,3-0,7 m về đường kính tán. - Đối với các loài cây trồng rừng cung cấp gỗ nhỏ tăng trưởng trung bình hàng năm về chiều cao đạt 3,7 m, về đường kính đạt 3,4cm và về đường kính tán đạt 1,4m. - Cây trồng cung cấp lâm sản ngoài gỗ cũng có sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các loài Luồng và Tre măng bát độ, chiều cao đạt từ 4,2-6,5m, đường kính trung bình đạt 4,4cm, đặc biệt Tre măng bát độ đường kính thân đã đạt 5,0m; số cây/bụi đạt 4,2-6,7 cây.
  12. 12 - Cây trồng trong các mô hình có sự biến động rất lớn về các chỉ tiêu sinh trưởng thể hiện hệ số biến động ở tất cả các chỉ tiêu đều khá cao, dao động từ 10-37,6%. Điều này do 2 nguyên nhân gây ra: i) Địa hình trong khu vực có sự biến động lớn; ii) Cây rừng đang trong giai đoạn phát triển và phân hoá mạnh. 3.3.3. Sản lượng cây nông nghiệp trồng xen trong một số mô h ình. Số liệu thống kê được trình bày ở bảng 4. Bảng 4: Sản lượng các loài cây nông nghiệp trồng xen trong các mô hình Cây trồng Năng suất Quy ra tiền Tên mô hình (kg/ha/vụ) (đ) xen 1. Bạch đàn trồng thuần loài (2003) Ngô 800 1.760.000 2. Keo lai trồng thuần loài (2003) Đậu tương 285 2.137.000 3. Mỡ trồng thuần loài (2004) Đậu tương 320 2.400.000 4. Sa mộc trồng thuần loài (2004) Sắn 6.500 4.800.000 5. Luồng trồng thuần loài (2003) Sắn 8.000 4.800.000 6. Luồng trồng thuần loài (2004) Ngô 1.200 2.640.000 7. Tre măng trồng thuần loài (2004) Sắn 8.200 4.920.000
  13. 13 Do đặc điểm khí hậu và phong tục nên ở xã Nậm Ty người dân chỉ trồng xen cây nông nghiệp 1 vụ với các loài cây trồng chủ yếu là Ngô, Đậu tương, Sắn,… Qua 2 năm thực hiện cho thấy năng suất Ngô đạt trung b ình từ 800-1.200 kg/ha/vụ, Đậu tương 285- 320 kg/ha/vụ và sắn 6.500-8.200 kg/ha. Quy đổi ra tiền thì trên 1 ha sẽ thu được từ 1,7-4,9 triệu đồng từ các sản phẩm trồng xen. Đây là nguồn thu nông nghiệp rất cần thiết đối với các hộ gia đình miền núi giúp họ duy trì được cuộc sống hàng ngày khi cây rừng chưa cho thu nhập. Điều quan trọng là thông qua trồng xen và chăm sóc cây nông nghiệp, cây rừng được chăm sóc và bảo vệ tốt hơn. 3.3.2. Về mặt xã hội. - Đề tài đã chuyển hoá được 21 ha đất trống, bỏ hoang của 20 hộ thành các mô hình rừng trồng sản xuất có hiệu quả với nhiều loài cây trồng khác nhau, nhiều giống mới đã được chuyển giao tới người dân. Đặc biệt nhiều hộ đã chú trọng việc trồng xen các loài cây nông nghiệp ngắn ngày và rau màu vào các mô hình rừng trồng thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, điển hình là các hộ Lý Chiềm Xiểu, Lý Chiềm Quáng, Triệu Mùi Nái, Lý Chiềm Phú. Việc trồng xen các loài cây ngắn ngày đã tạo điều kiện chăm sóc và bảo vệ mô hình được tốt hơn. - Đã thu hút được đông đảo người dân địa phương vào trồng rừng. Trong năm đầu đề tài chỉ vận động được 7 hộ tham gia với mỗi đợt huy động nhân lực chỉ đ ược 8-10 người. Tuy nhiên, sau 1 năm triển khai, do thấy được cách làm khoa học, nghiêm túc và các mô hình của đề tài được thực hiện tốt nên nhiều hộ dân đã muốn tham gia. Sau 2 năm đã thu hút được 20 hộ trong 4 thôn với mỗi đợt huy động được 50-60 người. Nhiều hộ dân đã đổi công cho nhau, đảm bảo tiến độ và thời vụ trồng rừng. Điển hình là các hộ: Lý Chiềm Tá, Lý Vàn Vảng, Phàn Dào Chình và Lý Vàn Dùn. - Thông qua việc thực hiện xây dựng mô hình, người dân được tập huấn kỹ thuật về trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng nên nhận thức của người dân cũng được nâng lên một cách rõ rệt. Một số hộ đã tự làm hàng rào bằng tre, luồng để bảo vệ rừng như hộ ông Lý Vàn Tường và Triệu Mùi Nái; một số hộ khác đã đào hào để bảo vệ trâu bò xung quanh diện
  14. 14 tích rừng trồng của mình như hộ Lý Chiềm Xiểu và Phàn Dào Châu. Quy ước quản lý bảo vệ rừng của xã cũng đã được bổ sung và thực hiện nghiệm túc, cụ thể đã xử lý phạt các trường hợp trâu bò chăn thả vào khu vực mô hình năm 2004 là 150.000 đ. Đã đào tạo được 1 kỹ thuật viên địa phương đó là ông Phàn Dào Châu. - Ngoài ra, đề tài đã cung cấp một số cây con Re gừng cho Trường trung học cơ sở xã Nậm Ty để trồng xung quanh tr ường học làm cây che mát và tạo cảnh quan. Việc này được các Thầy, Cô, học sinh của Trường và lãnh đạo xã hoan nghênh và hưởng ứng nhiệt tình. Chủ tịch xã Nậm Ty Phàn Tà Khé nhận xét: Đề tài trồng rừng kinh tế bước đầu đã đem lại hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội. Đây là những mô hình có giá trị, làm tiền đề cho các hoạt động trồng rừng sau này của xã. Các mô hình này rất đáng được nhân rộng cho 3 thôn khác còn lại của xã là Tả Hồ Piên, Nậm Piên và Xà Phìn. Tài liệu tham khảo. 1. Đặng Thịnh Triều và cộng tác viên, 2004: Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng đất bền vững và phòng hộ cho vùng xung yếu ven hồ sông Đà. Báo cáo đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 2. Đỗ Đình Sâm và cộng tác viên: Cơ sở khoa học những vấn đề kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất rừng tự nhiên sau khai thác và rừng trồng công nghiệp. Trong Tài liệu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp 20 năm đổi mới (1986 -2005), trang 227-241. 3. Hoàng Văn Thắng, 2005: Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng hỗn loài bằng các loài cây lá rộng bản địa trên đất rừng thoái hoá tại các tỉnh phía Bắc. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  15. 15 4. Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, Nguyễn Việt Cường, 2005: Cải thiện giống Bạch đàn cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam. Trong tài liệu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp 20 năm đổi mới (1986-2005), trang 170-181.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2