intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khung lý thuyết về chỉ số báo cáo bền vững toàn cầu GRI và định hướng cho kế toán công Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của bài viết là tổng quát hóa khung lý thuyết về chỉ số GRI, những hướng dẫn cụ thể và kiểm định bằng công cụ định lượng trong mối quan hệ với kế toán công của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cải cách kế toán công sẽ có tác động tích cực đến việc tạo thông tin lập báo cáo bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khung lý thuyết về chỉ số báo cáo bền vững toàn cầu GRI và định hướng cho kế toán công Việt Nam

  1. 637 NGHIÊN CỨU KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CHỈ SỐ BÁO CÁO BỀN VỮNG TOÀN CẦU GRI VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM Research on the Theoretical Framework of Global Sustainable Reporting Index GRI and overall recommendations for Vietnamese Public Sector Accounting PGS.TS. Phạm Quang Huy, ThS. Vũ Kiến Phúc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Email: pquanghuy@ueh.edu.vn – Điện thoại : 0908231260 Chính phủ Việt Nam đã khẳng định rằng phát triển bền vững là một yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Điều này lại càng cần thiết trong quá trình chuyển sang cách mạng số hiện nay. Một trong các giải pháp mà chính phủ đưa ra chính là xây dựng được tiêu chí đo lường định lượng cụ thể trong hệ thống hạch toán kế toán tài khoản quốc gia, nhằm giúp phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, từng bước hướng đến kế toán xanh vì môi trường. Một trong những phương pháp được quốc tế công bố vào năm 2016 chính là chỉ số GRI về việc lập báo cáo theo hướng phát triển bền vững trong dài hạn. Việc tiếp cận theo chỉ số này đã được nhiều nước thực hiện với sự kết hợp đồng bộ thay đổi hệ thống kế toán công của quốc gia đó, nhằm có một nguồn thông tin đầy đủ cho việc lập báo cáo theo mục đích này. Mục tiêu chính của bài viết là tổng quát hóa khung lý thuyết về chỉ số GRI, những hướng dẫn cụ thể và kiểm định bằng công cụ định lượng trong mối quan hệ với kế toán công của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cải cách kế toán công sẽ có tác động tích cực đến việc tạo thông tin lập báo cáo bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ khóa: phát triển bền vững; chỉ số GRI; kế toán công; môi trường; kế toán xanh Vietnamese Government has affirmed that sustainable development is a requirement throughout the process of national development; reasonable and harmonious incorporation with, economic development and social development together with environmental protection. This is even more necessary in the process of transitioning to the current digital revolution. One of the solutions that the Government provided is to build some specific quantitative measurement criteria in the national accounting system, to help develop harmony between width and depth, step by step toward to green environmental accounting. One of the methods that are internationally published in 2016 was the GRI reporting index about the direction of sustainable development with long term purposes. The approach with this indicator has been done with many countries with changing their accounting system, in order to have a complete source of information for the preparation of reports under this index. Hence, the aim objective of this article is to generalize the theoretical framework of GRI indicators, specific guidelines and quantitative testing in relation to the accounting of Vietnam. The study results demonstrated that public accounting reforms will have a positive impact on the creation of information sustainable reporting according to international standards. Keywords: GRI index; public sector accounting; green accounting; environment; sustainable development. 1. Giới thiệu chung Tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 638 đã tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh hội nhập song phương, đa phương và luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Chính vì sự chủ động hợp tác này nên cả hai khu vực là khu vực tư và khu vực công đều có những bước phát triển không nhỏ song hành cùng sự phát triển chung của đất nước. Bên cạnh những thành công đạt được đối với nền kinh tế nước nhà, Việt Nam hiện nay đang đối diện với những khó khăn xuất phát từ việc phát triển trong một nền kinh tế bất ổn, chẳng hạn như sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, thu nhập bình quân chung thuộc nhóm thấp, chịu sự tác động nhiều từ biến đổi khí hậu, xảy ra liên tiếp các trận thiên tai, ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân với tỷ lệ người mắc bệnh hiểm nghèo ngày càng cao, làm tăng các rủi ro về thương tật, tử vong… Trong thời gian gần đây, cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến môi trường thì hoạt động của các đơn vị công cũng tác động không tốt đến môi trường. Chẳng hạn như hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạt động lắp đặt các công trình phúc lợi xã hội... Thật vậy, trong quá trình hoạt động các đơn vị, bên cạnh thành tựu và lợi ích đạt được, những đóng góp tích cực cho nền kinh tế thì sự vận động ấy cũng đã tạo ra những chuyển biến không tốt cho xã hội mà một trong những điều này chính là tác động tiêu cực đến môi trường cũng như sự phát triển bền vững chung của quốc gia. Tuy nhiên, cũng có thể khẳng định rằng mọi hoạt động đều có những ảnh hưởng đến môi trường. Để có cơ sở cho những khoản chi phí để khôi phục môi trường thì các kế toán của những đơn vị công cần phải có những ghi chép đầy đủ. Do đó, để hạn chế những tồn tại đó, việc áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường và phát triển theo xu hướng bền vững trên thế giới cũng như xem xét trong mối quan hệ với kế toán là điều được xem cần thiết. Trong thời gian qua đã có khá nhiều hội thảo và giải pháp tổ chức tại Việt Nam về cả phương diện vĩ mô lẫn vi mô trong việc phát triển bền vững nhưng khía cạnh vi mô vẫn còn khiêm tốt mà đặc biệt là phạm vi báo cáo hay thông tin kế toán của một đơn vị công. Một trong những nguyên nhân xác định được là do các đơn vị công hiện nay không có cơ sở hay những hướng dẫn rõ ràng trong việc lập các báo cáo theo những nội dung đó. Ngoài ra, việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường hay trách nhiệm với xã hội ở các đơn vị công ở nước ta còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập do nhiều nguyên nhân. Chính vì điều này, bằng việc nghiên cứu các lý thuyết tiên tiến trên thế giới và tiến hành phân tích, tổng hợp khung lý thuyết, bài viết đã giới thiệu về một tổ chức phát triển theo hướng bền vững cũng như những nội dung cơ bản trong báo cáo bền vững mà các đơn vị cần định hướng thực hiện. Nội dung này sẽ được trình bày thành bốn phần, gồm (1) tổng quan lý thuyết về các nội dung tìm hiểu, (2) phương pháp nghiên cứu vận dụng trong nghiên cứu này, (3) kết quả nghiên cứu đối với tổ chức và nội dung báo cáo và (4) kết luận chung. 2. Tổng quan lý thuyết Trước khi đi vào tìm hiểu báo cáo bền vững thì cần tập trung tìm hiểu về thế nào là sự phát triển bền vững theo giác độ của kinh tế vi mô cũng như vĩ mô (Dinh, 2013). Trong giai đoạn phát triển của lịch sử, khái niệm ‘phát triển bền vững’ hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (được công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản là “sự phát triển của nhân loại không thể @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 639 chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Năm 1987, trong bài báo có tiêu đề: “Tương lai chung của chúng ta” (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, phát triển bền vững được định nghĩa cụ thể hơn đó là ‘sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại nhưng không trở ngoại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau...’. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội phát triển công bằng, văn minh và môi trường được bảo vệ, gìn giữ (Vu, 2013). Để đạt được điều này, tất cả các chính quyền, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội... phải cùng nhau có trách nhiệm thực hiện nhằm mục đích dung hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường (UNEP and KPMG, 2006). Hay nói một cách khác, các đơn vị sẽ cùng nhau phát triển và hướng đến sự phát triển dài hạn thông qua việc thực thi theo báo cáo cho sự bền vững. Báo cáo này hiện nay được thiết kế tiêu chuẩn theo văn bản do một tổ chức công bố và hướng dẫn, đó là Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI). Mục tiêu chung của hoạt động theo GRI chính là bảo đảm rằng tất cả các thiết bị, linh kiện, quy trình và dịch vụ phải đạt được các tiêu chuẩn cao nhất về môi trường trong toàn bộ chuỗi giá trị (Westrik, 2007). 3. Phương pháp nghiên cứu Với nội dung nghiên cứu là tìm hiểu khung lý thuyết về vấn đề lập Báo cáo vì mục tiêu bền vững cũng như tổ chức đã ban hành và hướng dẫn vấn đề này, bài viết đã tiến hành sử dụng các phương pháp nghiên cứu mang tính chất tổng quát và định tính là chủ yếu. Trong những phương pháp này, bài đã sử dụng cụ thể một số phương pháp như sau: phương pháp khái quát dùng để tổng quát những nội dung được trình bày trong nhiều tài liệu khác nhau, sau đó tiến hành dùng phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa thành những lý luận mang hàm lượng khoa học nhằm giới thiệu đến những vấn đề đang quan tâm. 4. Kết quả nghiên cứu Do đây là nghiên cứu về khung lý thuyết nên dựa vào các vấn đề được đặt ra trong tổng quan lý thuyết nêu trên, bài viết sẽ giới thiệu kết quả thu thập được thông qua việc trình bày khá đầy đủ các nội dung lý luận liên quan đến GRI cũng như nội dung về phương thức lập báo cáo vì mục tiêu phát triển bền vững đang được các quốc gia khuyến khích áp dụng trong quá trình kinh doanh của những đơn vị. Nội dung kết quả nghiên cứu đã thực hiện được trình bày thành 3 nhóm nội dung chủ yếu, đó là (i) tổng quan về GRI cùng với các định nghĩa có liên quan do tổ chức này ban hành; (ii) khái niệm, nội dung, ý nghĩa và nguyên tắc của báo cáo vì mục tiêu bền vững và (iii) một số định hướng cho Việt Nam. 4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của GRI đến các đơn vị Một cách tổng quát thì GRI là một tổ chức phi lợi nhuận ra đời với mục tiêu cung cấp một khuôn mẫu lý thuyết về báo cáo bền vững tổng thể và được sử dụng trên phạm vi toàn thế giới. Họ công bố nội dung này thông qua chỉ số GRI (Boysen, 1997). Chỉ số GRI đã giới thiệu đó là một yếu tố thúc đẩy việc sử dụng báo cáo theo mục đích bền vững như là một phương cách hữu hiệu của đơn vị để có thể phát triển theo hướng lâu dài và đóng góp vào nền kinh tế toàn cầu bền vững. Thật vậy, một ‘nền kinh tế toàn cầu bền vững’ là nơi mà các tổ chức công hoặc tư sẽ quản trị các hoạt động của đơn vị mình hướng theo tính kinh tế, vì môi trường, vì xã hội, tuân thủ các quy định @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 640 và lập các báo cáo để đạt được sự minh bạch. Căn cứ theo báo cáo của công ty Deloitte vào tháng 12 năm 2012 về GRI, tổ chức này đã đưa ra 3 nhóm định nghĩa mà các tổ chức cần hướng đến nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đó là: Định nghĩa về nội dung Định nghĩa về chất lượng Định nghĩa về chuẩn mực Theo báo cáo thì nhóm Theo báo cáo thì nhóm định nghĩa về Các đơn vị cần công bố những định nghĩa về nội dung chất lượng sẽ tập trung vào 6 yếu tố giá trị hoặc khía cạnh mang tính sẽ tập trung vào 4 yếu tốcơ bản sau đây: chuẩn tắc theo hướng mong đợi cơ bản sau đây:  Tính cân bằng: báo cáo nhất của các bên (Daub, 2007). Theo  Tính trọng yếu: thiết phải trình bày các khía cạnh báo cáo, nhóm định nghĩa về thông tin trên báo cáo khác nhau ở cả hai giác độ là tích chuẩn mực tập trung vào 4 yếu tố đơn vị cần phải thể hiện cực và tiêu cực đến hoạt động của cơ bản sau: được những nội dung có đơn vị để có cái nhìn tổng quát về  Chiến lược và phân tích: một tác động quan trọng đến việc kinh doanh của đơn vị. chiến lược cấp cao thì cần có sự kinh tế, môi trường và xã  Tính có thể so sánh được: vấn kết nối với sự bền vững trong hội hoặc những nội dung đề và thông tin cần được thu thập, kinh doanh, cung cấp dữ liệu và có tác động đến việc tổng hợp và báo cáo một cách nhất thông tin hoạt động. Như vậy, đánh giá hay quyết định quán. Thông tin được báo cáo nên chiến lược và sự phân tích có của các bên liên quan. được trình bày theo một cách mà quan hệ qua lại và tác động chặt  Tính tương tác: giúp cho các bên có thể dựa vào đó chẽ vì dựa vào sự phân tích thì báo cáo của đơn vị chủ mà phân tích những thay đổi của đơn đơn vị sẽ có cơ sở thay thế hay yếu hướng đến việc giải vị trong một khoảng thời gian xác bổ sung cho chiến lược đơn vị. thích và công bố những định hoặc đối chiếu với các đơn vị  Hồ sơ đơn vị: đây là diện mạo nội dung nhằm giải đáp khác. của một đơn vị để quảng bá đến những yêu cầu, thắc mắc  Tính chính xác: thông tin cần thị trường và cộng đồng, nó cho hay mong đợi của các đạt được sự chính xác và chi tiết ở biết về dịch vụ, quy mô kinh bên liên quan đến quá mức độ tối đa cho phép để qua đó doanh, đội ngũ nhân viên, báo trình sản xuất kinh tính toán được kết quả kinh doanh cáo thực hiện cũng như vị trí doanh của đơn vị. phù hợp với thực tế. trong nền kinh tế.  Tính mở rộng: báo  Tính đúng thời điểm: báo cáo  Thành phần báo cáo: thông tin cáo cần trình bày xu phát sinh phải được lập theo một kế liên quan đến báo cáo và đây là hướng và định hướng hoạch thường xuyên và thông tin về những biến số mà người sử dụng kinh doanh trong nhiều tình hình đơn vị cần sẵn sàng cho các quan tâm khi tiếp cận các dữ liệu bối cảnh khác nhau theo bên ra quyết định kinh tế cần thiết. trên báo cáo đơn vị, chẳng hạn hướng bền vững về kinh như kỳ lập báo cáo, mức kinh  Tính kiểm chứng: thông tin tế, tài chính và xã hội. phí, các chỉ số tài chính, phạm vi phải thỏa mãn tính chất có thể hiểu  Tính đầy đủ: cung được, điều này mới giúp cho đơn vị lập báo cáo, chính sách đơn vị … cấp tất cả thông tin nhằm và các bên khi sử dụng báo cáo này  Cam kết và tuân thủ: thông tin phục vụ quá trình ra có thể hoàn toàn dựa vào đó làm cơ liên quan đến cấu trúc quản trị quyết định kinh doanh sở kiểm tra, đánh giá. đơn vị và quy trình kết hợp trong của đơn vị cũng như của việc kiểm soát nội bộ của đơn vị,  Tính đáng tin cậy: thông tin và các đối tượng có quan hệ điều này còn gắn liền với các thủ quá trình sử dụng trong việc lập báo với đơn vị. tục kiểm soát và chế độ giám sát cáo cần thu thập, ghi nhận, tổng hợp, sao cho toàn thể nhân viên đơn vị xử lý và công bố theo cách mà các cam kết và chấp hành các quy bên có thể biết được độ tin cậy hoặc định, văn bản pháp lý liên quan. nguồn số liệu thu thập hữu hiệu. @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 641 Tóm lại, GRI đưa ra một bộ tiêu chuẩn các chỉ số hoạt động cho các tổ chức để xem xét khi báo cáo về môi trường, xã hội và kinh tế. Báo cáo về sự phát triển bền vững của tổ chức Global Reporting Initiative được sử dụng trên 65 quốc gia. Trong năm 2009 đã có hơn 1,200 đơn vị báo cáo về sự bền vững của họ bằng cách sử dụng các hướng dẫn của GRI (Moneva et al, 2006). 4.2. Thế nào là báo cáo vì mục tiêu bền vững? * Giới thiệu chung Ngày nay, báo cáo cho sự bền vững đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và hướng đến việc áp dụng cho các đơn vị trong nước của mình. Điều này sẽ giúp gia tăng giá trị cho các bên liên quan của các đơn vị cũng như đáp ứng các yêu cầu cao hơn của đơn vị. Như vậy, báo cáo bền vững có thể hiểu như thế nào? Cho đến thời điểm hiện nay, thế giới vẫn chưa đưa ra một định nghĩa chính thức về thuật ngữ này (John & Gwendolen, 2004). Có khá nhiều các chuyên gia và tổ chức lập luận báo cáo này với những khái niệm sau: Báo cáo vì mục tiêu bền vững là một thuật ngữ mở rộng nhằm để mô tả một báo cáo của một đơn vị về tình hình hoạt động theo chức năng nhiệm vụ, hoạt động bảo vệ môi trường và hoạt động hướng về xã hội. Báo cáo vì mục tiêu bền vững là một quá trình thực tiễn để đo lường, công bố và chịu trách nhiệm đối với các bên liên quan, trong và ngoài đơn vị để hướng đến việc phát triển bền vững trong tương lai (GRI, 2012). Sự bền vững của tổ chức là một phương thức kinh doanh nhằm tạo ra giá trị lâu dài cho các cổ đông bằng việc gia tăng cơ hội và quản trị rủi ro có thể ảnh hưởng đến những hoạt động phát triển vì nền kinh tế, môi trường và xã hội (Deloitte, 2002). Báo cáo bền vững có thể hiểu chính là hành động làm tăng giá trị đơn vị thông qua việc quản trị chiến lược theo mục tiêu cụ thể đối với các sản phẩm hay dịch vụ tiềm năng của đơn vị để vừa đem lại sự thành công nhanh chóng và vừa giảm thiểu được chi phí cũng như rủi ro. * Hai nguyên tắc cơ bản của của báo cáo bền vững Để có thể thực thi việc tạo ra các báo cáo kinh tế nhằm mục tiêu của sự bền vững thì các đơn vị cần hướng đến 2 nguyên tắc cơ bản là: (i) một sự ghi nhận gia tăng đối với tiềm năng bền vững của các đơn vị liên quan đến vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình hoạt động kinh tế dài hạn; (ii) nhu cầu cho một cộng đồng đơn vị hay những đơn vị riêng lẻ để đáp lại các vấn đề của phát triển bền vững. * Khuôn mẫu GRI cùng 2 nhóm cơ sở đối với Báo cáo vì sự bền vững Để thực hiện việc lập và trình bày theo mục tiêu bền vững thì các đơn vị cần bám theo Khuôn mẫu do GRI ban hành chính thức theo 3 khía cạnh, 6 loại và 36 nội dung cần thực hiện theo mục đích của sự phát triển bền vững. Toàn bộ quy định mang tính chất chuẩn hóa toàn thề giới này được biểu hiện thông qua bảng sau: @ Trường Đại học Đà Lạt
  6. 642 Về môi Về kinh tế Về xã hội trường Ảnh hưởng Thuộc về Thuộc về Thuộc về Thuộc về Trách kinh tế trực môi trường công việc và quyền con xã hội nhiệm đối tiếp lao động người với sản phẩm Khách hàng Nguyên liệu Việc làm Chiến lược Cộng đồng Sự an toàn Nhà cung cấp Năng lượng Quản trị nhân Quyền công Tham nhũng Dịch vụ lực dân Nhân viên Nước Chính trị Quảng cáo Sức khỏe, an Sự tự do Nhà đầu tư Chất sinh Cạnh tranh Tính chất toàn vốn học Nhân công trẻ giá riêng Đào tạo, giáo Khu vực công Khí thải Sự bắt buộc dục Nhà cung Kỷ luật Cơ hội, thử ứng thách Bảo vệ Chất hóa học Quyền Sự tuân thủ Giao thông Tổng thể (Nguồn: Practical Tool - The GRI Framework 2012) * Kiểm định mối quan hệ và ý nghĩa của GRI với lĩnh vực kế toán công Sau khi lọc bảng câu hỏi thu thập, nghiên cứu đã tiến hành thu được khảo sát của 115 học viên cao học môn môn kế toán công khóa 24 và khóa 25 đang theo học tại nơi tác giả công tác. Vì đây là nội dung khá mới nên chủ yếu hỏi về nội dung mang tính tổng quát đối với GRI cũng như quan hệ với kế toán khu vực công tại Việt Nam. Reliability Statistics – Tung bien Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items 0.655 0.581 6 0.641 0.646 5 0.771 0.699 5 0.693 0.792 7 0.729 0.718 6 0.808 0.737 6 0.709 0.587 7 0.741 0.834 11 @ Trường Đại học Đà Lạt
  7. 643 Item-Total Statistics Scale Scale Cronbach's Corrected Squared Mean if Variance Alpha if Item-Total Multiple Item if Item Item Correlation Correlation Deleted Deleted Deleted GRI gan lien tinh minh bach 24.6215 9.672 0.41 0.242 0.853 GRI gan voi cac gia tri don vi 24.5112 8.737 0.566 0.439 0.837 GRI gan voi ke toan vien 24.7551 8.516 0.621 0.463 0.830 GRI gan voi lien tuc dai han 24.7595 8.687 0.658 0.547 0.626 GRI gan voi su tuan thu 24.7239 8.694 0.688 0.609 0.823 GRI gan voi quan ly rui ro 24.8494 8.605 0.608 0.476 0.432 GRI gan voi viec quyet dinh 24.7311 8.75 0.643 0.432 0.728 GRI gan voi thu hut dau tu 24.5716 8.439 0.557 0.437 0.840 Cần phải khẳng định rằng, giá trị của một đơn vị chịu sự ảnh hưởng bởi chất lượng của các mối quan hệ trong phạm vi kể cả bên trong lẫn bên ngoài đơn vị, chẳng hạn như các khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước, nhà cung cấp hoặc các tập đoàn khác. Dù cho đối tượng nào có quan hệ kinh tế gì với đơn vị thì họ cũng thừa nhận rằng họ sẽ được giá trị cao hơn và gia tăng niềm tin kinh doanh về đơn vị nếu như đơn vị đó áp dụng hệ thống tạo ra báo cáo cho sự bền vững, bởi lẽ báo cáo cho sự phát triển bền vững ở tương lai có những ý nghĩa và vai trò quan trọng, cụ thể như sau: (1) Cam kết về sự minh bạch: khi đơn vị đã lập báo cáo này tức là đã có một sự cam kết về quá trình kinh doanh của mình đảm bảo ảnh hưởng tích cự đối với ba yếu tố, chính là môi trường, xã hội và kinh tế (viết tắt là ESG), từ đó sự minh bạch trong số liệu tài chính, phi tài chính cũng sẽ được đảm bảo. (2a) Hình thành giá trị tài chính: báo cáo này sẽ liên quan đến việc thu thập, xử lý và phân tích các dữ liệu về việc sử dụng các nguồn lực và các nguyên liệu, từ đó tiến hành đánh giá quy trình kinh doanh của đơn vị. Quy trình này sẽ cho phép một đơn vị có thêm cơ hội để tiết kiệm chi phí, gia tăng nguồn thu thông qua việc quản trị tài sản đơn vị. (2b) Gia tăng danh tiếng: danh tiếng của đơn vị là một chức năng quan trọng, một liều thuốc hữu hiệu để họ có thể đứng vững trong nền kinh tế hiện tại và trong tương lai. Khi họ đã chọn việc lập báo cáo theo tính bền vững thì đây là phương tiện tạo ra sự nhận thức tốt đẹp của các bên khi cùng tham gia với đơn vị đó, từ đó gia tăng niềm tin hơn về phía đơn vị. (2c) Thiết lập một vị trí cạnh tranh và sự khác biệt: yếu tố về thay đổi khí hậu, quyền con người, hay phân hóa giai cấp lao động cũng có sự tác động không nhỏ đến việc hoạt động của các đơn vị. Từ đó, các đơn vị cần chú ý đến việc thiết lập một sự khác biệt nhất định trong thương @ Trường Đại học Đà Lạt
  8. 644 hiệu, quy trình sản xuất, sản phẩm hay dịch vụ cung cấp. Nếu làm được điều này thì tính cạnh tranh trong thị trường năng động của đơn vị sẽ không gặp phải những vấn đề có thể gây ra sự hạn chế trong kinh doanh. (3) Đẩy mạnh nhận thức, động lực nhân viên và thu hút nhân tài: với quá trình hoạt động bền vững và phát triển liên tục không ngừng sẽ tạo ra tâm lý tốt cho đội ngũ nhân viên hiện tại, khuyến khích sự đóng góp của họ cho đơn vị. Hơn thế nữa, vị trí của đơn vị trong xã hội sẽ được nâng cao, đây là chìa khóa để các ứng viên tài năng biết được thông tin và lựa chọn chính đơn vị đó để ứng tuyển, làm việc, đóng góp vào sự thành công hơn nữa. (4a) Đạt được sự phát triển liên tục: báo cáo quản trị nội bộ của các thông tin theo báo cáo này sẽ cung cấp những tín hiệu cho đội ngũ quản lý nhận biết được những điểm đã đạt được và những điểm còn hạn chế, từ đó sẽ có những giải pháp kịp thời. Còn báo cáo tài chính bên ngoài cũng sẽ cho ban lãnh đạo thấy những điểm cần ghi nhận cũng như những thách thức cần đối phó ngay vì mục tiêu chất lượng. (4b) Duy trì sự hoạt động dưới góc độ xã hội: có khá nhiều các đơn vị luôn hướng đến mục tiêu tạo ra những lợi nhuận cho ban lãnh đạo, các nhà đầu tư hay các bên liên quan khác mà chưa chú ý hay chưa quan tâm đến những yêu cầu, mong đợi của xã hội đến chính đơn vị mình. Chẳng hạn như sản xuất tạo ra chất ô nhiễm và ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng. Tuy nhiên, nếu đơn vị cam kết vì sự bền vững thì sẽ tạo sự an tâm trong dân chúng và việc kinh doanh cũng sẽ không bị gián đoạn. (4c) Khuyến khích sự cải tiến: nếu đơn vị theo hướng này thì hệ thống này sẽ tạo động lực cho sự suy nghĩ thêm về các yếu tố của sản phẩm, dịch vụ, hoặc đáp ứng theo yêu cầu không ngừng của thị trường, của xã hội hay người tiêu dùng, từ đó hướng đến sự cạnh tranh lành mạnh thông qua những tác dụng của quyền trí tuệ trong điều hành theo chức năng được giao. (5) Gia tăng mức độ tuân thủ quy định: bên cạnh dữ liệu về tài chính thì hệ thống báo cáo cho sự bền vững còn giúp đơn vị lập các báo cáo về thông tin phi tài chính, mà đặc biệt là các báo cáo về tác động của môi trường, chẳng hạn như báo cáo về khí thải, rác thải, chất thải kinh doanh… qua đó giúp đơn vị có thể phản hồi ngay những cách thức nếu có nguy hại đến môi trường và kinh tế xã hội. (6) Tăng cường nhận thức và quản trị rủi ro: hệ thống báo cáo này cũng cung cấp những phương tiện để các đơn vị có thể nhận diện những rủi ro có thể đe dọa đến đơn vị, từ đó có những cách thức đối phó với rủi ro, chẳng hạn như mua bảo hiểm cho tài sản, gia tăng thời gian thu hồi vốn đầu tư… (7) Thúc đẩy hệ thống quản trị và ra quyết định: thông qua ba yếu tố quan trọng của bản báo cáo này sẽ hướng đến thì nó cũng góp phần tác động trở lại đến hệ thống quản trị hiện hành, giúp thay đổi những thành phần cần thiết cho việc ra quyết định cũng như phản ứng kịp thời theo tốc độ của nền kinh tế. (8) Thu hút vốn dài hạn và tài chính nước ngoài: có nhiều các quốc gia có nguồn lực khá lớn và mạnh. Điều mà họ quan tâm khi đầu tư là giá trị mang lại cho mình khi bỏ ra những đồng tiền vào việc hoạt động của một đơn vị. Nếu các đơn vị cam kết báo cáo theo sự bền vững thì đây là một lời cam kết về tiềm năng đối với những khoản gia tăng cho các quốc gia đầu tư vào. @ Trường Đại học Đà Lạt
  9. 645 Qua kết quả kiểm định trên có thể thấy rằng việc áp dụng định hướng bền vững trong kế toán công chỉ có mối quan hệ ở khía cạnh có tính chất vĩ mô, tức là chủ yếu tác động đến nhận thức ban lãnh đạo, hướng phát triển dài hạn, duy trì cải tiến hoạt động. Những nhân tố này cũng hoàn toàn phù hợp với quá trình cải cách hành chính hiện nay tại Việt Nam cũng như thực hiện các lĩnh vực dưới góc độ nền kinh tế xanh. Kế toán công chỉ là một công cụ ghi chép các khoản thu, chi cho môi trường, từ đó cung cấp thông tin cho việc lập Báo cáo sáng kiến toàn cầu theo hướng bền vững vì môi trường. 4.3. Một số định hướng cho các đơn vị Việt Nam Kinh tế Việt Nam đang đứng trước một khúc ngoặt chính là cần phải bền vững trong bối cảnh số hóa toàn bộ hoạt động kinh tế. Những khó khăn hiện nay như lạm phát ở mức tương đối cao, cán cân thanh toán quốc tế và ngân sách nhà nước thâm hụt nặng có thể được giải quyết tạm thời bằng một số biện pháp mạnh, bằng việc thực thi quyết liệt các biện pháp đó trước nguy cơ bất ổn xã hội. Nhưng ở đây bài viết muốn bàn về một vấn đề lâu dài hơn, đó là tính chất của giai đoạn phát triển sắp tới cũng như phát triển một hệ thống kế toán công thống nhất. Nếu chúng ta muốn giai đoạn sắp tới phải là giai đoạn tăng trưởng bền vững thì hiện nay phải xây dựng những tiền đề về cơ chế, chính sách, chiến lược cho mục tiêu đó (Chinh phu, 2012). Việc chuẩn bị này cần được thực hiện trên cả hai khía cạnh, đó là vĩ mô và kể cả vi mô (Dinh, 2011). Dù ở phạm vi nào vì các tổ chức cần thiết hướng đến việc lập các báo cáo quản trị và báo cáo tài chính vì mục tiêu bền vững theo hướng dẫn chung của tổ chức GRI như trình bày trên. Để thực hiện được điều này thì các đơn vị Việt Nam có thể thực hiện theo 6 bước chính như sau: Thứ nhất, xác định tầm nhìn và chiến lược của đơn vị trong dài hạn theo đúng định hướng của nền kinh tế, phát triển của vận hành chung thế giới và theo đúng quá trình kinh doanh của mình. Thứ hai, mô tả và thành lập một hệ thống quản trị cho đơn vị để phù hợp với mục tiêu đã đề ra cũng như những kế hoạch đã được thiết lập. Thứ ba, xác định các vấn đề trọng yếu mà đơn vị có thể gặp phải cũng như có tác động đến quá trình lập báo cáo của đơn vị. Thứ tư, lựa chọn các chỉ số, các thông tin và dữ liệu cần công bố và tuân thủ theo yêu cầu, quy định, điều lệ về bảo về và phát triển bền vững. Thứ năm, phân tích dữ liệu và phối hợp với các bộ phận, các phòng ban trong đơn vị cũng như kết nối với các đơn vị trong cùng ngành để có sự so sánh và đồng thuận. Thứ sáu, đơn vị cung cấp và cho thấy những sự đảm bảo về các thông tin công bố về tình hình tài chính và tình hình thực hiện các cam kết cho mục đích bền vững. Nếu các đơn vị thực hiện được tổng thể các nội dung trên thì báo cáo của đơn vị được các bên có liên quan dựa vào đó để đánh giá về phương diện lợi ích đạt được, các nhu cầu, truyền thông các tham chiếu và xem xét mức độ hiệu quả đối với quy trình hoạt động trong một kỳ. Sau khi áp dụng thống nhất các vấn đề nêu ra trên thì đơn vị có cơ hội hướng đến đạt được danh hiệu là một ‘đơn vị bền vững’ với các thành phần cấu thành có quan hệ với kế toán công. 5. Kết luận Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Sau hơn 25 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu tích cực trong phát triển kinh tế-xã @ Trường Đại học Đà Lạt
  10. 646 hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong những năm qua, phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Quá trình phát triển của Việt Nam như vậy đang phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ phát triển không bền vững như biến đổi khí hậu, môi trường ô nhiễm, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên... Do đó, các đơn vị Việt Nam cần nhận thức rằng phát triển kinh tế luôn gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Ba yếu tố này đóng vai trò nền tảng cho thành công lâu dài cho các đơn vị. Đơn vị cần có sự hợp tác với các tổ chức và người dân địa phương để đóng góp tích cực cho sự phát triển của thế hệ tương lai bằng cách tạo ra giá trị cho các bên có liên quan. Từ đó, quá trình hoạt động tổng thể của các đơn vị sẽ đặt phát triển bền vững làm yếu tố trọng tâm trong chiến lược hoạt động đúng nhiệm vụ bởi vì điều đó sẽ đóng góp cho việc làm tăng thêm giá trị và đảm bảo cho những sứ mệnh tiếp theo, hướng đến một yếu tố quan trọng trong kế toán công, chính là trách nhiệm giải trình đối với toàn bộ hoạt động mà đơn vị đã thực hiện trong năm tài chính. Tài liệu tham khảo 1. Boysen, M. C. 1997. An Assessment of Environmental Indicator Data Quality in GRI Sustainability Reporting. Master of Arts in Environment and Management, Dr. Anne Miller, PhD, Principal Environmental Consultant, UK. 2. Chính phủ. 2012. Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Quyết định 432/QĐ-TTg ngày 12.04.2012. 3. Daub, C. H. 2007. Assessing the quality of sustainability reporting: an alternative methodological approach. Journal of Cleaner Production, 15 (1), p75-85. 4. Deloitte. 2002. Deloitte Sustainability Reporting Scorecard [Publication online.]. Deloitte & Touche Global Environmental Services. Accessed 19 December, 2002. 5. Đinh, T. H. 2013. Phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam: Nâng cao kiến thức cho lao động biển. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, xem tại http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/ Ngày 19.12.2013. 6. Đinh, X. B. 2011. WB hiến khuyến nghị Việt Nam phát triển bền vững. Báo nhân dân dạng điện tử, xem tại http://www.nhandan.com.vn/kinhte/nhan-dinh/item/13722602-.html ngày 19.12.2013. 7. GRI (Global Reporting Initiative). 2000. Sustainability reporting guidelines. www.globalreporting.org. 8. GRI (Global Reporting Initiative). 2006. Sustainability reporting guidelines. www.globalreporting.org. 9. GRI (Global Reporting Initiative). 2013. Sustainability reporting guidelines. www.globalreporting.org. 10. GRI (Global Reporting Initiative). 2016. Sustainability reporting guidelines. www.globalreporting.org. 11. John, W. V. & Gwendolen, B. W. 2004. Sustainability Reporting In The Accounting Curriculum. Journal of Business & Economics Research’, 2 (12), pp, pp.17-30. @ Trường Đại học Đà Lạt
  11. 647 12. Moneva, JM, Archel, P., Correa, C. 2006. GRI and the Camouflaging of Corporate Unsustainability. Accounting Forum, 30(2),121-137. 13. UNEP & KPMG. 2006. Carrots and Sticks for Starters: Current Trends and Approaches in Voluntary and Mandatory. Standards forSustainability Reporting. 14. Vũ Minh Giang. 2013. Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững. Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ IV (ICVNS 2012). 15. Westrik, S. 2007. Sustainability Reporting in France. The Institutionalization and Impact of Sustainability Reporting and GRI in the French Transport Sector. Masters Thesis, Delft University of Technology, Delft, the Netherlands. @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2