intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khung năng lực giáo viên mầm non các nước ASEAN và định hướng phát triển giáo viên mầm non ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khung năng lực giáo viên mầm non ASEAN được nghiên cứu bao gồm 4 nhóm năng lực quan trọng về: 1) Nội dung kiến thức, thực hành sư phạm và hoạt động đánh giá; 2) Môi trường học tập; 3) Đồng hành và hợp tác; 4) Phát triển nghề nghiệp (bồi dưỡng thường xuyên).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khung năng lực giáo viên mầm non các nước ASEAN và định hướng phát triển giáo viên mầm non ở Việt Nam

  1. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NGHIÊN CỨU KHUNG NĂNG LỰC GIÁO VIÊN MẦM NON CÁC NƯỚC ASEAN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thu Hiền Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế nguyenhien210476@gmail.com Hoàng Anh Tuấn Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế hoanganhtuan@dhsphue.edu.vn Tóm tắt: Khung năng lực giáo viên mầm non ASEAN được nghiên cứu bao gồm 4 nhóm năng lực quan trọng về: 1) Nội dung kiến thức, thực hành sư phạm và hoạt động đánh giá; 2) Môi trường học tập; 3) Đồng hành và hợp tác; 4) Phát triển nghề nghiệp (bồi dưỡng thường xuyên). Đi kèm với 4 nhóm năng lực này là một tập hợp gồm bảy năng lực quan trọng chung gắn liền với phạm vi trách nhiệm và năng lực hỗ trợ, hoặc các nhiệm vụ, kiến thức cụ thể của giáo viên, để họ có thể thực hiện hoặc chứng minh cho việc hỗ trợ mỗi năng lực chung. Từ đó, định hướng áp dụng khung năng lực ở Việt Nam tập trung vào phát triển chương trình đào tạo; nâng cao năng lực phát triển chương trình và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đào tạo giáo viên mầm non; và nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non ở Việt Nam. Từ khóa: Khung năng lực giáo viên mầm non, ASEAN, phát triển giáo viên mầm non. 1. MỞ ĐẦU Cộng đồng ASEAN về văn hóa xã hội (ASCC) là một trong 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN cùng với Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN. Theo kế hoạch 2025 của ASEAN, ASCC được cam kết để mở ra một thế giới của các cơ hội để cung cấp và tạo ra đầy đủ sự phát triển con người, phát triển bền vững qua sự hợp tác giữa các quốc gia ASEAN về một phạm vi rộng lớn các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục (Asean, n.d.). Chương trình chăm sóc và phát triển trẻ (ECCD) được xem như là một nhân tố để đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ về việc giảm nghèo đói của UNESCO và là chìa khóa để đạt được Mục tiêu 2 của Mục tiêu Thiên niên kỷ - đó là để đạt được việc phổ cập giáo dục tiểu học thông qua đảm bảo rằng tất cả trẻ em nam và nữ có thể hoàn thành toàn bộ khóa học cấp tiểu học trong năm 2015. Việc chứng nhận phát triển của giáo dục như là một điều luật cũng như sự nhận thức tăng dần về tầm quan trọng của Chương trình giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non (ECCE) đối với sự phát triển con người và nền kinh tế, cũng như những bộc phát cuối cùng trong các chương trình và dịch vụ ECCE ở nhiều khu vực, trong đó có Đông Nam Á, làm nền tảng cho nhiều cơ hội hơn cho trẻ phát triển đầy đủ tiềm năng của chúng (Seameo Innotech, 2013). Để làm đòn bẩy cho giá trị của giáo dục mầm non trong khu vực, Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) đã hỗ trợ tăng cường việc chăm sóc trẻ và các sáng kiến khác để đảm bảo cơ hội cho giáo dục chất lượng trong khu vực suốt Hội nghị thường niên lần thứ 45 được tổ chức ở Cebu, Philippines từ ngày 26-29/01/2010. Chương trình giáo dục ASEAN sau 2017 với “Bảy lĩnh vực ưu tiên”, trong đó có chương trình Chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Thực hiện phổ cập chương trình giáo dục mầm non đến năm 2030, với các mục tiêu cụ thể đối với các đối tượng trẻ em thiệt thòi, dễ bị tổn thương như trẻ em nghèo, trẻ em vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trẻ 64
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật. Từ đó, các em sẽ thụ hưởng được những quyền lợi lớn nhất (Tuấn, 2017). Do đó, việc nghiên cứu khung năng lực giáo viên các nước ASEAN là hết sức cần thiết để đáp ứng với các mục tiêu ưu tiên của chương trình giáo dục ASEAN sau 2017 và thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay ở nước ta. 2. KHUNG NĂNG LỰC GIÁO VIÊN MẦM NON ASEAN 2.1. Độ tuổi đến trường và tỷ lệ giáo viên trên trẻ của các nước ASEAN Theo số liệu mới nhất về việc trẻ đăng ký học trường mầm non ở các nước Đông Nam Á, kết quả đạt được vẫn còn quá thấp so với mục tiêu 2030. Duy nhất, Việt Nam và Malaysia đạt được tỷ lệ tham gia mạng lưới ECCE ít nhất cũng đạt được 80% số lượng trẻ trong độ tuổi đến trường (Bảng 1). Bảng 1. Bảng các chỉ số về giáo dục mầm non ở Đông Nam Á Tuổi đến Tuổi đến Khoảng thời Số lượng trẻ Tỷ lệ tham Tổng tỷ trường trường gian học đến trường Quốc gia gia mạng lệ đến mầm non tiểu học trường mầm mầm non lưới (2015) trường (2015) (2015) non (2015) (2015) Bru-nây 3 6 3 13.301 65 N/A Cam-pu-chia 3 6 3 187.450 17 8 In-đô-nê-xia 5 7 2 5.349.040 39 18 Lào 3 6 3 175.492 33 N/A Ma-lai-xi-a 4 6 2 934.480 81 N/A Myanmar 3 5 2 453.480 24 N/A Phi-líp-pin 5 6 1 1.165.771 41 N/A Xing-ga-po 4 7 3 66.331 N/A N/A Thái Lan 3 6 3 1.636.244 58 70 Timor-Leste 3 6 3 18.983 16 N/A Việt Nam 3 6 3 3.754.975 78 21 (Nguồn: Viện thống kê UNESCO-UIS, UNESCO and SEAMEO, 2018) Bên cạnh đó, chuyên môn của giáo viên mầm non các nước Đông Nam Á cần được cải thiện nhiều hơn. Số liệu ở Biểu đồ 1 (UNESCO and SEAMEO, 2018) cho thấy, Bru-nây, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a và Việt Nam đã báo cáo về việc đào tạo chuyên môn cho tất cả hoặc hầu hết đội ngũ giáo viên các trường mầm non. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên mầm non có trình độ trên đầu học sinh vẫn còn ở mức thấp. Từ đó, các quốc gia Đông Nam Á cần có giải pháp để gia tăng số lượng đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non. Biểu đồ 1. Tỷ lệ học sinh/1 giáo viên mầm non Để khắc phục khoảng bất cập trong hệ thống giáo dục mầm non, nhiều sáng kiến khác nhau cấp khu vực đã được hình thành để hỗ trợ cho chương trình ECCE hiện có. Trong đó, Tổ chức 65
  3. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bộ trưởng các nước Đông Nam Á (SEAMEO) đã khẳng định chương trình ECCE là ưu tiên số một trong 7 lĩnh vực ưu tiên của Chương trình giáo dục ASEAN sau năm 2017 để được tăng cường phát triển từ năm 2015-2035. Ngoài ra, một trung tâm khu vực SEAMEO về chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ và hoạt động của phụ huynh học sinh cũng được thành lập vào năm 2017 tại Bandung, In-đô-nê-xi-a (SEAMEO-CECCEP) để đẩy mạnh chương trình ECCE ở các nước Đông Nam Á thông qua việc xây dựng khả năng, chủ trương chính sách nghiên cứu và các hoạt động phổ biến kiến thức. Việc kết nối khung năng lực với các tiêu chuẩn hiện có đóng vai trò rất quan trọng và đã được các nước quan tâm thực hiện. Điều này được minh chứng qua Hướng dẫn Đông Nam Á về chương trình phát triển giáo viên mầm mon được phê duyệt bởi các quốc gia thành viên SEAMEO để cung cấp các nguồn lực cho Bộ Giáo dục, các bộ ngành liên quan khác của các nước triển khai thực hiện chương trình ECCE, chuyên nghiệp hóa đội ngũ giáo viên mầm non và tăng cường các điều kiện làm việc cho đội ngũ nhân sự ECCE hướng tới phù hợp với Hướng dẫn chính sách toàn cầu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Theo UNESCO và SEAMEO (2018), các lĩnh vực quan trọng về quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non bao gồm: (1) Chuyên môn, nghiệp vụ, giấy chứng nhận và chứng chỉ hành nghề; (2) Tuyển dụng nghề nghiệp; (3) Đào tạo giáo viên tại chức; (4) Triển khai và duy trì thực hiện; (5) Bồi dưỡng thường xuyên; (6) Giám sát và đảm bảo chất lượng về hoạt động nhà trường; (7) Quy định tuyển dụng và môi trường làm việc; và (8) Hệ thống quản trị hiệu quả về chương trình ECCE. Ngoài ra, Hướng dẫn Đông Nam Á cũng đề nghị rằng “Các tiêu chuẩn năng lực nên dựa trên nền tảng tầm nhìn và các mục tiêu đặc trưng của hệ thống giáo dục mỗi nước” và nên bao gồm các năng lực về kiến thức môn học và nội dung chương trình, phương pháp sư phạm, đánh giá, ngôn ngữ và văn hóa, công nghệ thông tin và truyền thông, các mối quan hệ xã hội và quan hệ con người, khả năng giải quyết các tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, hành vi đạo đức nhà giáo đối với trẻ cũng được xem là quan trọng trong các năng lực của giáo viên. 2.2. Khung năng lực giáo viên các nước ASEAN Khung năng lực giáo viên các nước ASEAN được xây dựng trên nền tảng Khung phát triển con người của Bronfenbrenner. Theo Khung Bronfenbrender, sự tác động của các nhân tố hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ và sự phát triển của trẻ không xuất hiện một cách trống rỗng và trở nên hiệu quả hơn khi sự tương tác xuất hiện trên nền tảng chuẩn và mở rộng. Do đó, sự tương tác giữa trẻ và giáo viên trong trường mầm non và các môi trường học tập khác là hết sực quan trọng. Vai trò quan trọng của giáo viên về kết quả đạt được của trẻ tạo động lực nhiều hơn cho việc cải thiện năng lực giáo viên mầm non. Khung Bronfenbrenner xác định các năng lực như là sự kết nối kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi quan sát được và đo lường được, các thuộc tính cá nhân hỗ trợ để tăng khả năng thành công trong các lĩnh vực công việc cụ thể. Từ đó, Khung năng lực giáo viên ECCE được xem như là các năng lực quan trọng để đạt được kết quả mong đợi về hoạt động học tập và sự phát triển toàn diện của trẻ. Khung năng lực ECCE đặt vị trí giáo viên ở vị trí trung tâm hoạt động của nhà trường và đề nghị giáo vên có thể chứng minh năng lực của mình qua 4 nhóm sau: 1) Nội dung kiến thức, thực hành sư phạm và hoạt động đánh giá; 2) Môi trường học tập; 3) Đồng hành và hợp tác; 4) Phát triển nghề nghiệp (bồi dưỡng thường xuyên). Đi kèm với 4 nhóm năng lực này là một tập hợp gồm bảy năng lực quan trọng chung gắn liền với phạm vi trách nhiệm và năng lực hỗ trợ, hoặc các nhiệm vụ, kiến thức cụ thể của giáo viên ECCE để họ có thể thực hiện hoặc chứng minh cho việc hỗ trợ mỗi năng lực chung. 66
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 Cũng theo UNESCO và SEAMEO (2018), bối cảnh nổi bật hình thành khung năng lực giáo viên ECCE bao gồm: Một là, môi trường quốc gia. Sự tác động trực tiếp nhất lên chính sách giáo dục xuất phát từ các chính sách của chỉnh phủ. Đó là nguồn phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm về giáo dục và sự phân cấp cụ thể đối với chương trình ECCE nói riêng. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về văn hóa, hệ thống niềm tin đang thịnh hành cũng tác động lớn để việc triển khai chương trình ECCE. Hai là, chính sách quốc gia về giáo dục. Việc thực thi các chính sách và phát triển cơ cấu hệ thống sẽ định hướng và quy định các hoạt động của cá nhân và tổ chức. Chính sách quốc gia định hướng chú ý trực tiếp đối với chương trình ECCE trong lĩnh vực giáo dục. Chính sách về tiêu chuẩn đạo đức, tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc gia và hướng dẫn yêu cầu chuyên chuyên đối với hoạt động tuyển dụng, chuẩn bị, thời gian và sự hỗ trợ của chính phủ về tiêu chuẩn nghề nghiệp và sự kỳ vọng vào tiêu chuẩn thực hành nghề nghiệp của giáo viên. Ba là, các nguồn lực hỗ trợ. Đây là một phần trong ngân sách hàng năm phân bổ cho giáo dục. Các nguồn lực này bao gồm, quyền sử dụng đất, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng cũng tác động trực tiếp đến các nguồn lực hiện có của các trung tâm ECCE. Đối với các trường tư thục, các nguồn lực được hỗ trợ đầy tiền năng từ các công ty, sáng kiến trách nhiệm xã hội hoặc từ các dự án hỗ trợ cộng đồng. Bối cảnh ECCE: Môi trường/Bối cảnh quốc gia (Bối cảnh kinh tế – xã hội, chính trị, văn hóa, tinh thần) 1. Hiểu được hoạt 2. Hỗ trợ hoạt động động học tập và phát học tập và phát triển triển toàn diện của trẻ của trẻ Nội dung kiến thức, 3. Thiết thực hành sư phạm, lập môi Bối cảnh ECCE: và đánh giá trường 7. Đảm bảo Quản trị chính nuôi sách quốc gia sự phát dưỡng, (Luật, khung/tiêu triển cá Phát triển Năng lực Môi toàn diện chuẩn giảng dạy, nhân và nghề GV trường học và an toàn tiêu chuẩn đạo đức phát triển nghề nghiệp ECCE tập nghề nghiệp) nghiệp 4. Tăng thường cường sức xuyên khỏe, nuôi Đồng hành và dưỡng, an hợp tác toàn và bảo vệ 6. Thiết lập mạng lưới 5. Đồng hành với phụ Bối cảnh ECCE: và hợp tác với các bên huynh, gia đình và Nguồn lực hỗ trợ liên quan phù hợp người chăm sóc trẻ như (Quỹ công, tư về chương trình, là đối tác về ECCE hoạt động, cơ sở hạ tầng ECCE) Hình 1. Mô tả khung năng lực giáo viên mầm non ASEAN Theo ASEAN, đặc điểm của khung năng lực giáo viên ECCE được bao quát qua bốn nhóm sau: Một là, nội dung kiến thức, thực hành sư phạm và năng lực đánh giá. Đây là nhóm năng lực đầu tiên và được xem là quan trọng nhất đối với giáo viên ECCE. Nhóm năng lực này bao quát 1 trong 2 năng lực quan trọng, đó là “hiểu được hoạt động học tập và phát triển toàn diện của trẻ và tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động học tập và phát triển của trẻ”. Nhóm năng 67
  5. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA lực này được hỗ trợ bởi 21 năng lực hỗ trợ để cho phép giáo viên ECCE chứng minh được năng lực về nội dung kiến thức, thực hành sự phạm và hoạt động đánh giá. Bảng 2. Nhóm năng lực giáo viên ECCE về nội dung kiến thức, thực hành sư phạm và hoạt động đánh giá Năng lực quan trọng Năng lực hỗ trợ 1. Hiểu được hoạt 1. Chứng minh được sự hiểu biết các điều luật về trẻ em. động học tập và phát 2. Thể hiện sự tôn trọng đối với cá nhân người học, và đặt trẻ vào vị trí triển toàn diện của trẻ.trung tâm của các hoạt động dạy và học. Những năng lực này 3. Cung cấp cho bản thân kiến thức về hoạt động học tập và phát triển toàn gắn liền với kiến thức diện của trẻ, bao gồm cả lý thuyết về phát triển trẻ mầm non. lý thuyết và thực hành 4. Cung cấp cho bản thân kiến thức về luật pháp, chính sách, các tiêu và sự hiểu biết về hoạt chuẩn phù hợp về chăm sóc và giáo dục trẻ. động học tập và phát 5. Giải thích kiến thức phù hợp về hoạt động học tập và phát triển của trẻ triển của trẻ đển đồng nghiệp, phụ huynh, và các bên liên quan đến ECCE khác . 6. Nhận ra được trẻ phát triển ở các giai đoạn khác nhau và có sự đa dạng về nhu cầu, mối quan tâm và tiềm năng. 7. Có thể quan sát, mô tả phạm vi đặc điểm phát triển của trẻ (trí tuệ, ngôn ngữ, thể chất, xã hội, cảm xúc, và tinh thần). 8. Xác địch được trẻ có dấu hiệu rủi ro hoặc/và có nhu cầu đặc biệt (khuyết tật). 9. Hiểu được sự phát triển của trẻ trong bối cảnh gia đình và cộng đồng xung quanh trẻ. 2. Tạo điều kiện hỗ trợ 1. Thiết kế và thực hiện hoạt động thực hành phù hợp về phát triển, có tính hoạt động học tập và ngôn ngữ học, phù hợp về mặt văn hóa, nhạy cảm về giới tính trong hoạt phát triển của trẻ động quản lý lớp học, dựa trên nền tảng hướng dẫn hoặc khung thực hiện chương trình quốc gia đã được phê duyệt. 2. Sử dụng kiến thức về hoạt động học tập và phát triển trẻ để lên kế hoạch, thiết kế và thưc hiện các chương trình ECCE. 3. Tăng cường và cung cấp các cơ hội vui chơi để hỗ trợ hoạt động học tập và phát triển của trẻ. 4. Tăng cường và thực hiện các hoạt động, chiến lược và thực hành quản lý lớp học phù hợp với sự phát triển đối với từng hồ sơ người học khác nhau. 5. Sử dụng các hoạt động vui chơi khác nhau, chiến lược dạy và học khuyến khích tư duy phản biện, sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, và giúp trẻ trở thành những người học năng động. 6. Sử dụng các công cụ, chiến lược, công nghệ phù hợp bao gồm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), để tạo điều kiện hỗ trợ sự phát triển và thực hiện các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ. 7. Chuẩn bị, kết hợp, và áp dụng việc sử dụng kiến thức văn hóa, các tài liệu học tập về địa phương/bản địa đề thiết kế bài học và hoạt động nhằm tăng cường sự trải nghiệm học tập ở trong và ngoài trường. 8. Giao tiếp phù hợp và khả thi ở nơi sử dụng ngôn ngữ thứ nhất/tiếng mẹ đẻ của trẻ vào các hoạt động dạy và học. 9. Giám sát, lưu trữ và phản hồi về quá trình phát triển và tiến bộ của trẻ theo các tiêu chuẩn phát triển học tập của trẻ đã được phê duyệt. 10. Sử dụng kết quả đánh giá để thông báo việc thiết kế các hoạt động trong tương lai. 11. Sử dụng kết quả đánh giá đối với việc giới thiệu trẻ có rủi ro và trẻ có biểu hiện phát triển chậm trễ khá lớn hoặc có các nhu cầu đặc biệt khác nhằm hỗ trợ cho sự can thiệp, hỗ trợ và chẩn đoán xa hơn. 12. Sử dụng kết quả đánh giá để đánh giá và xác định được sự can thiệp sớm đối với sự chuyển đổi và sẵn sàng của trẻ để bước vào lớp 1. 68
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 Hai là, năng lực về môi trường học tập. Việc xây dựng được một môi trường học tập để đáp ứng được các nhu cầu phát triển của trẻ được xem là rất quan trọng ở các nước ASEAN. Môi trường học tập được quản lý, hỗ trợ bởi cộng đồng, tư nhân hoặc chính phủ, là một không gian học tập đáng tin cậy, an toàn, sạch sẽ, và thuận lợi cho hoạt động học tập và phát triển của trẻ được đảm bảo thông qua đội ngũ giáo viên ECCE. Ngoài việc đảm bảo một môi trường vật chất đầy đủ, giáo viên ECCE còn có thể đảm bảo một môi trường học tập lành mạnh, an toàn, bảo vệ cho trẻ và niềm vui, hạnh phúc đầy đủ của trẻ cũng được đảm bảo. Do đó, khung năng lực xác định có 2 năng lực quan trọng về nhóm môi trường học tập, bao gồm: 1) Năng lực thiết lập môi trường nuôi dưỡng, toàn diện và an toàn; 2) Năng lực tăng cường sức khỏe, nuôi dưỡng, an toàn và bảo vệ trẻ. Những năng lực được hỗ trợ bởi một tập hợp gồm 25 năng lực chi tiết cho phép giáo viên ECCE chứng tỏ năng lực về môi trường học tập của trẻ (theo Bảng 3). Bảng 3. Nhóm năng lực giáo viên ECCE về môi trường học tập Năng lực quan trọng Năng lực hỗ trợ 3. Thiết lập môi trường 1. Cung cấp môi trường học tập an toàn, thuận lợi để cho phép trẻ cảm nuôi dưỡng, toàn diện nhận được sự nuôi dưỡng, an toàn và được bảo vệ. và an toàn. 2. Thiết kế môi trường thân thiện, an toàn và thuận lợi đối với với trẻ mà Đây là những năng lực có quan tâm đến các nhu cầu về thể chất, cảm xúc xã hội đối với tất cả gắn liện với việc làm trẻ. thế nào giáo viên tạo ra 3. Cung cấp môi trường nhạy cảm về ngôn ngữ, văn hóa, giới tính mà nó được môi trường thuận khuyến khích được sự gắn kết của tất cả trẻ, đặc biệt là đối với trẻ có nhu lợi cho trẻ cầu đặc biệt (trẻ khuyết tật). 4. Cung cấp một môi trường để hỗ trợ sự tích hợp của yếu tố sức khỏe, nuôi dưỡng, học tập sớm và được bảo vệ. 5. Chuẩn bị một môi trường để bồi dưỡng tư duy phản biện, tính sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sự tò mò, đồng cảm, khám phá, giải quyết vấn đề và ra quyết định. 6. Đảm bảo rằng tất cả các nguồn lực, công nghệ, tài liệu học tập trong các lớp học là an toàn, sạch sẽ, đầy đủ và phù hợp. 7. Cung cấp tài liệu học tập khuyến khích được trẻ khám phá và sáng tạo. 8. Thiết lập hoạt động học tập hàng ngày phù hợp sự phát triển để bồi dưỡng cảm giác an toàn và phát triển các thói quen lành mạnh cho trẻ. 9. Bồi dưỡng sự tương tác tích cực, bao gồm các mối quan hệ giữa người lớn với giáo viên, giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ và trẻ với người lớn. 10. Tương tác với tất cả trẻ một cách yêu thương và quan tâm. 11. Chủ động lắng nghe trẻ và có trách nhiệm với các nhu cầu của trẻ. 12. Thể hiện các hình mẫu tích cực một cách phù hợp để chứng minh hành vi được mong đợi của trẻ. 13. Chứng minh việc sử dụng hoạt động thực hành toàn diện đối với trẻ xuất thân ở mọi nền tảng hoàn cảnh, có bất cứ phẩm chất và khả năng nào. 14. Cung cấp một phạm vi chiến lược để hỗ trợ tính kỷ luật tích cực và khuyến khích hành vi tích cực của trẻ. Ba là, năng lực về sự đồng hành và hợp tác. Theo Khung Bronfenbrender, tầm quan trọng của sự tương tác giữa các hệ thống khác nhau và mối quan hệ giữa các đối tượng trong mỗi hệ thống cũng được xem xét trong nhóm năng lực về sự đồng hành và hợp tác. Những giáo viên ECCE có năng lực có thể tham gia, đồng hành với các bên liên quan trong việc phát triển trẻ với nhiều lý do khác nhau. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể hợp tác với đồng nghiệp - các giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học khác để chia sẻ kiến thức phù hợp về sự phát triển của trẻ, 69
  7. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA cũng như đảm bảo tính liên tục về kết quả học tập khi trẻ bước vào trường tiểu học. Bảng 4. Nhóm năng lực giáo viên về sự đồng hành và hợp tác Năng lực quan trọng Năng lực hỗ trợ 5. Đồng hành với phụ 1. Thiết lập giao tiếp mở với phụ huynh và gia đình trẻ, sử dụng các chiến huynh và gia đình như lược và công nghệ (như internet, trang thông tin trực tuyến…) phù hợp. là các đối tác của 2. Xây dựng và duy trì niềm tin và hợp tác qua lại với phụ huynh và gia ECCE đình trẻ. Những năng lực này 3. Giải thích các chương trình ECCE và hợp tác với phụ huynh, gia đình và gắn liền với sự cộng người giữ trẻ để mở rộng và tăng cường các trải nghiệp học tập tích cực ở nhà. tác với gia đình trẻ và 4. Lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động, chương trình cho phụ huynh, người chăm sóc trẻ gia đình và người giữ trẻ để hỗ trợ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ. như là các đối tác của 5. Khuyến khích sự tham gia của phụ huynh và gia đình vào các hoạt động ECCE của lớp học. 6. Khuyến khích sự tham gia của các hình mẫu nam giới tích cực (ví như: các ông bố, ông nội, ông ngoại, anh trai…) trong chương trình ECCE. 7. Gắn phụ huynh/gia đình vào các hoạt động đánh giá trẻ và cung cấp thông tin phản hồi để cho phép họ hỗ trợ sự tiến bộ và phát triển của trẻ ở nhà. 8. Thông báo phụ huynh/gia đình về sự tham gia và khuyến khích họ tham gia vào các dịch vụ cộng đồng về sức khỏe, nuôi dưỡng, sự an toàn và bảo vệ trẻ. 6. Xây dựng mạng 1. Hợp tác với các giáo viên ECCE về việc chia sẽ kiến thức, học tập và hỗ lưới và hợp tác với các trợ từ đồng nghiệp. bên liên quan phù hợp 2. Hợp tác với đồng nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ, nhà giáo để tăng cường chương dục trường tiểu học để đảm bảo cho trẻ được cung cấp sự chuyển đổi mềm trình ECCE mại của sự hỗ trợ phù hợp một cách phát triển, qua các mức độ khác nhau. 3. Làm việc một cách hợp tác với giáo viên tiểu học, đặc biệt giáo viên đầu cấp tiểu học để hiểu được chương trình giáo dục mầm non và chương trình các lớp đầu cấp tiểu học và thông tin nền tảng phù hợp để đảm bảo một sự chuyển đổi mềm mại từ chương trình ECCE sang chương trình giáo dục tiểu học cho trẻ. 4. Làm việc một cách hợp tác với các chuyên gia và nhà chức trách phù hợp cho các hoạt động phù hợp để cải thiện sự gắn kết của trẻ với các nhu cầu đặc biệt (trẻ khuyết tật). 5. Thiết lập và duy trì các mối quan hệ hợp tác với các bên liên quan/các nhà cung cấp dịch vụ phù hợp (ví như: cộng đồng, chính phủ, lĩnh vực tư nhân, các đối tác phi chính phủ…) về các hoạt động hợp lý để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ sức khỏe, nuôi dưỡng, an toàn, bảo vệ và dịch vụ xã hội cho trẻ. 6. Gắn với các thành viên của cộng đồng để làm phong phú trải nghiệm học tập của trẻ và tăng cường hoạt động ECCE trong cộng đồng. 7. Xác định và đồng hành với các văn phòng/tổ chức địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế phù hợp cho việc triển khai áp dụng, phát triển và làm phong phú chương trình. 8. Phục vụ như là một kênh ủng hộ để khuyến khích các nhà lãnh đạo cộng đồng, các nhà lãnh đạo quản lý địa phương và các bên liên quan khác để tăng cường và hỗ trợ các mục tiêu của chương trình ECCE. 9. Huy động sự hỗ trợ từ các bên liên quan khác nhau của chương trình ECCE. Bốn là, năng lực phát triển nghề nghiệp. Thông qua hoạt động phát triển nghề nghiệp, giáo viên mầm non ECCE có thể chứng tỏ được sự cam kết của họ trong việc tự cải thiện và thực 70
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 hành nghề nghiệp như những người tham gia chương trình ECCE. Các hoạt động phát triển nghề nghiệp quan trọng thường dựa trên sự cam kết của giáo viên tham gia hoạt động học tập suốt đời (lifelong-learning) thường xuyên và tiên phong. Nhóm năng lực này bao gồm một phạm vi các năng lực đạt được nhằm minh chứng cho giá trị và cam kết của giáo viên về vai trò của họ như là những người giáo viên ECCE, gắn với các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, hành vi nghề nghiệp, việc lập kế hoạch thường xuyên, tham gia và phản hồi về các cách mà họ có thể cải thiện việc thực hành chương trình giáo dục và chăm sóc trẻ. Trong môi trường ngày càng năng động, giáo viên mầm non ECCE được mong đợi tham gia mạng lưới và đồng hành trong các cộng đồng thực hành nghề nghiệp. Từ đó, họ sẽ được thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm và học tập từ những thành viên khác. Nhóm năng lực này cũng sẽ giúp giáo viên có cơ hội chia sẻ cách sử dụng Khung năng lực giáo viên và cách cải thiện việc áp dụng trong tương lai thông qua những thực hành phát triển của họ (Bảng 5). Bảng 5. Nhóm năng lực giáo viên mầm non ASEAN về phát triển nghề nghiệp Năng lực quan trọng Năng lực hỗ trợ 7. Đảm bảo việc phát 1. Chứng minh giá trị và cam kết đối với các vai trò như một giáo viên triển cá nhân và phát mầm non. triển nghề nghiệp 2. Có hành vi chuyên nghiệp và đạo đức, bao gồm tôn trọng sự đa dạng thường xuyên trong cách nhìn và văn hóa, duy trì đạo đức và giá trị, và hợp tác với đồng Những năng lực này nghiệp, cũng như thống nhất trong các chính sách, pháp luật quốc gia, các chứng minh sự cam tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp phù hợp khác liên quan đến thời kỳ trẻ kết của giáo viên nhỏ. ECCE để tự cải thiện 3. Nhất quán, lập kế hoạch và tham gia vào các chương trình/hoạt động và thực hành nghề phát triển nghề nghiệp để tăng cường sự cải tiến thường xuyên như một nghiệp như là những người giáo viên mầm non. người tham gia 4. Phát triển các kỹ năng quan hệ giữa người với người của giáo viên. chương trình ECCE 5. Phát triển các kỹ năng và sự thành thạo về công nghệ của giáo viên để hỗ trợ việc thi hành các chương trình ECCE. 6. Phản hồi thường xuyên qua nhiều kênh để cải thiện hoạt động thực hành của chương trình ECCE bằng việc áp dụng kiến thức, hoạt động học tập mới và những điểm nổi bật từ các hoạt động/chương trình phát triển nghề nghiệp trong hoạt động thực hành chương trình ECCE. 7. Chứng minh năng lực lãnh đạo trong hoạt động thực hành của giáo dục mầm non. 8. Chia sẻ và phổ biến kiến thức và các kỹ năng mới đạt được từ các hoạt động phát triển nghề nghiệp với các bên liên quan ECCE khác thông qua các buổi gặp phù hợp (ví như: buổi họp, xêmina,…). 9. Đồng hành trong các hoạt động nghiên cứu để cải thiện hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Bốn nhóm năng lực này là các yếu tố quan trọng của khung năng lực cho giáo viên mầm non ở các nước Đông Nam Á, các yếu tố này không độc lập lẫn nhau mà là sự tổng hòa và tương tác bên trong mỗi nhóm các năng lực. Các năng lực này chứng tỏ được các đối tượng khác nhau liên quan đến chương trình ECCE có mối quan hệ tương tác lẫn nhau (ví dụ như mối hệ giữa phụ huynh và giáo viên, giáo viên và giáo viên, giáo viên - các bên liên quan khác). Ngoài ra, các nhóm năng lực này cũng có sự tương tác với các yếu tố lớn hơn về bối cảnh chương trình ECCE và không nên tách rời độc lập với bối cảnh đó. 2.3. Định hướng phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Khung năng lực ASEAN ở Việt Nam Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng chương trình khung chương trình đào tạo giáo viên mầm non 71
  9. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA theo Khung năng lực giáo viên mầm non ASEAN để phát triển các chương trình đào tạo mới, hoặc các khóa học ngắn hạn về chăm sóc và giáo dục trẻ đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện tại của giáo dục mầm non trong khu vực các nước ASEAN. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên mầm non cũng có thể xây dựng thêm một số module tích hợp với chương trình đào tạo đang có theo một số năng lực của khung năng lực ASEAN phù hợp với thực tiễn của địa phương và đáp ứng được yêu cầu từng bước hội nhập Cộng đồng ASEAN. Thứ hai, nâng cao năng lực phát triển chương trình đào tạo, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo giáo viên mầm non theo định hướng phát triển năng lực, phát triển nghề nghiệp và các chủ đề khác về Khung năng lực giáo viên ASEAN. Giảng viên giảng dạy chương trình, khóa học về chăm sóc và giáo dục trẻ có thể sử dụng khung tham khảo như là hướng dẫn để phát triển các khóa học mới hoặc cải tiến các khóa học đang có về chương trình ECCE. Ngoài ra, giảng viên có thể kết nối các khóa học phù hợp và các khóa học không phù hợp khác lại với nhau và tạo ra các chọn lựa nghề nghiệp để trở thành giáo viên mầm non có năng lực đạt chuẩn ASEAN. Bên cạnh đó, giảng viên cũng có thể thực hiện các nghiên cứu khoa học theo các định hướng xung quanh Khung năng lực giáo viên ASEAN và các chủ đề chăm sóc và giáo dục trẻ liên quan. Giảng viên cũng có thể sử dụng Khung năng lực giáo viên ASEAN để phân tích, đánh giá và áp dụng (benchmark) các nội dung phù hợp để đánh giá chính năng lực của bản thân họ gắn liền với chương trình ECCE. Thứ ba, nâng cao chất lượng bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên (BDGV) ở các cơ sở giáo dục mầm non theo định hướng phát triển năng lực của Khung năng lực giáo viên mầm non ASEAN, trong đó: 1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết của công tác bồi dưỡng đội ngũ theo Khung năng lực giáo viên ASEAN. 2) Xây dựng kế hoạch quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Khung năng lực giáo viên ASEAN. 3) Đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Khung năng lực giáo viên ASEAN. 4) Đề cao vai trò tự học, tự bồi dưỡng theo Khung năng lực giáo viên ASEAN của giáo viên; 5) Tăng cường các nguồn lực cần thiết cho công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Khung năng lực giáo viên ASEAN. 6) Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng khuyến khích đội ngũ giáo viên trong công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn năng lực theo Khung năng lực giáo viên ASEAN. 7) Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong quản lý để thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Khung năng lực giáo viên ASEAN. 3. KẾT LUẬN Công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo Khung năng lực giáo viên ASEAN là một vấn đề rất quan trọng trong giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục hiện nay. Ngoài ra, công tác quản lý giáo dục cũng cần có những biện pháp thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả để vừa đánh giá đội ngũ gáo viên theo Khung năng lực giáo viên ASEAN vừa đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp (CNN) hiện có. Với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, nghiên cứu đã phân tích và đánh giá Khung năng lực giáo viên ASEAN bao gồm 4 nhóm năng lực 72
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 quan trọng. Từ đó, định hướng áp dụng khung năng lực ở Việt Nam tập trung vào phát triển chương trình đào tạo; nâng cao năng lực phát triển chương trình và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đào tạo giáo viên mầm non; và nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non ở Việt Nam. Căn cứ vào chất lượng theo chuẩn của đội ngũ giáo viên vẫn còn thấp, không đồng đều, chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao, công tác BDGV vẫn còn bất cập, tồn tại hạn chế. Từ sự phân tích, đánh giá thực trạng công tác BDGV và quản lý công tác BDGV theo CNN, nghiên cứu này sẽ mở ra hướng xây dựng những biện pháp quản lý công tác BDGV nói chung và BDGV theo CNN nói riêng, tích hợp với Khung năng lực giáo viên ASEAN nhằm nâng cao hiệu lực quản lý công tác BDGV hướng đến nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non vừa đáp ứng CNN vừa có khả năng hội nhập thị trường việc làm của các nước trong Cộng đồng ASEAN. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS (ASEAN). (n.d.). ASEAN Social - Cultural Community. Retrieved from https://asean.org/asean-socio-cultural/. [2] SEAMEO INNOTECH (2013). Quality Assurance in Early Childhood Care and Development (ECCD) in Southeast Asia, Philippines. [3] Hoàng Anh Tuấn (2017). Mô hình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu hội nhập Cộng đồng ASEAN. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. NXB Thông tin và Truyền thông. [4] UNESCO and SEAMEO (2018). Pursuing Quality in Early Learning Vol. 1 - Early Childhood Care and Education (ECCE) - Teacher Competency Framework for Southeast Asia (SEA).Retrieved from http://www.unesco.org/open-access/terms-use-ccbysa-en. Title: A STUDY OF ASEAN EARLY CHILDHOOD EDUCATION TEACHER COMPETENCY FRAMEWORK AND ORIENTATION OF EARLY CHILDHOOD EDUCATION TEACHER DEVELOPMENT IN VIETNAM Nguyen Thi Thu Hien Thua Thien Hue Teacher Training College nguyenhien210476@gmail.com Hoang Anh Tuan University of Education, Hue University hoanganhtuan@dhsphue.edu.vn Abstract: ASEAN early childhood education teacher competency framework includes four core domains: 1) Content knowledge, pedagogical practice and evaluation; 2) Learning environment; 3) Engagement and collaboration; 4) Professional development. Embracing these four competency domains is the a set of seven general competencies related to a range of ECCE teacher’s responsibility and supportive competency or specific duties and knowledge in order to help them implement or demonstrate each general competency. Thus, the research orients how to apply the competency framework in the context of Vietnam focuses on developing curriculums and doing research for lecturers of higher education institutes training early childhood education teachers; and improve the quality of professional development for early childhood education teachers in Vietnam. Keywords: Early childhood education teacher competency framework, ASEAN, developing early childhood education teacher. 73
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2