intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

177
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhân giống cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare ) bằng phương pháp nuôi cây mô tế bào được tiến hành với các nội dung: (i) khử trùng bằng HgCl2 0,1% tạo vật liệu cho nuôi cấy mô; (ii) nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến nhân nhanh chồi; (iii) nghiên cứu ảnh hưởng của Auxin (IBA, NAA) đến ra rễ cho chồi để tạo cây hoàn chỉnhNghiên cứu nhân giống cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare ) bằng phương pháp nuôi cây mô tế bào được tiến hành với các nội dung: (i) khử trùng bằng HgCl2 0,1% tạo vật liệu cho nuôi cấy mô; (ii) nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến nhân nhanh chồi; (iii) nghiên cứu ảnh hưởng của Auxin (IBA, NAA) đến ra rễ cho chồi để tạo cây hoàn chỉnhNghiên cứu nhân giống cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare ) bằng phương pháp nuôi cây mô tế bào được tiến hành với các nội dung: (i) khử trùng bằng HgCl2 0,1% tạo vật liệu cho nuôi cấy mô; (ii) nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến nhân nhanh chồi; (iii) nghiên cứu ảnh hưởng của Auxin (IBA, NAA) đến ra rễ cho chồi để tạo cây hoàn chỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật

Nguyễn Văn Hồng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 108(08): 105 - 112<br /> <br /> NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY SA NHÂN TÍM (AMOMUM<br /> LONGILIGULARE) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT<br /> Nguyễn Văn Hồng, Trần Thị Tý*<br /> Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu nhân giống cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare ) bằng phương pháp nuôi cây mô<br /> tế bào được tiến hành với các nội dung: (i) khử trùng bằng HgCl2 0,1% tạo vật liệu cho nuôi cấy<br /> mô; (ii) nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến nhân nhanh chồi; (iii) nghiên cứu<br /> ảnh hưởng của Auxin (IBA, NAA) đến ra rễ cho chồi để tạo cây hoàn chỉnh. Kết quả nghiên cứu<br /> cho thấy: khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong thời gian 15 phút cho tỷ lệ mẫu sạch cao nhất đạt<br /> 60,33%; môi trường phù hợp cho quá trình nhân nhanh chồi là môi trường nền (MS + Đường 30g/l<br /> + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l) bổ sung BAP ở nồng độ 4mg/l kết hợp với IAA ở nồng độ<br /> 0,1mg/l cho hệ số nhân chồi đạt 3,87 lần, chất lượng chồi tốt; môi trường phù hợp cho quá trình ra<br /> rễ là môi trường nền (MS + Đường 30g/l + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l) bổ sung 0.1mg IBA/l<br /> cho số rễ trung bình 3,67 rễ/chồi, chất lượng rễ tốt.<br /> Từ khóa: Nhân giống, Sa nhân tím, in vitro, khử trùng, nhân nhanh, ra rễ<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Cây Sa nhân tím tên khoa học là Amomum<br /> longiligulare, thuộc họ gừng Zingiberacea<br /> [1]. Đây là loài cây thân thảo, sống lâu năm<br /> dưới tán rừng. có giá trị dược liệu và giá trị<br /> kinh tế cao, đã được con người biết đến từ rất<br /> lâu. Trong Y học cổ truyền, quả Sa nhân được<br /> sử dụng làm thuốc, nhằm kích thích tiêu hoá;<br /> chữa ăn uống không tiêu, bị nôn mửa, đau dạ<br /> dày, đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ, sẩy thai, bệnh<br /> cao huyết áp, cao cholesterol máu [3],[1].<br /> Sa nhân được trồng phổ biến ở các tỉnh miền<br /> núi phía Bắc từ những năm 1992. Cây được<br /> trồng chủ yếu dưới tán rừng tự nhiên bằng hạt<br /> hoặc chồi. Kể từ đó đến nay, diện tích và sản<br /> lượng Sa nhân ngày càng tăng, cây Sa nhân<br /> cũng ngày càng được quan tâm và phát triển<br /> hơn nhằm nâng cao đời sống của người dân,<br /> góp phần bảo vệ rừng tự nhiên tại các khu<br /> rừng phòng hộ [1].<br /> Hiện nay Sa nhân được coi là cây xoá đói<br /> giảm nghèo của đồng bào dân tộc ít người ở<br /> các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Hoà<br /> Bình, Yên Bái, Hà Giang…[1]. Hàng năm, từ<br /> nguồn Sa nhân mọc tự nhiên ở Việt Nam đã<br /> *<br /> <br /> Tel: 0986932522; Email: tran.ty.2009@gmail.com<br /> <br /> khai thác thu mua được tới vài trăm tấn (quả<br /> khô). Trong đó tới trên 50% khối lượng<br /> thường xuyên được xuất khẩu. Trong những<br /> năm gần đây Sa nhân đã được xuất khẩu ra<br /> nước ngoài với sản lượng 1.000 tấn/năm, với<br /> giá trị xuất khẩu khoảng 10 triệu USD/năm<br /> (niên giám thống kê 2009). Vì vậy, nhu cầu<br /> về cây Sa nhân trên thị trường dược liệu là rất<br /> lớn, giá bán từ 30.000 - 40.000 đ/kg quả khô<br /> (cả vỏ quả). Hàng năm, 1 ha trồng Sa nhân sẽ<br /> mang lại từ 13.650.000 – 21.100.000 đồng<br /> cho người dân [1].<br /> Trong thực tế, người dân trồng Sa nhân vẫn<br /> tiến hành tách nhánh ra để trồng. Tuy nhiên<br /> phương pháp này chỉ áp dụng trên quy mô<br /> nhỏ, với nhu cầu giống thấp và thường có<br /> hiện tượng lây lan nguồn bệnh từ cây mẹ sang<br /> cây con. Vì vậy, hiện nay có một câu hỏi lớn<br /> được đặt ra là phương pháp nhân giống Sa<br /> nhân như thế nào để tạo được nguồn giống<br /> đảm bảo cả về chất lượng và số lượng cho<br /> việc gây trồng dưới tán rừng, đồng thời không<br /> ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng.<br /> Kỹ thuật nhân giống cây trồng bằng phương<br /> pháp nuôi cây mô tế bào có thể cung cấp một<br /> lượng lớn cây giống có chất lượng cao, đồng<br /> đều, sạch bệnh…. [4],[5],[6]. Kỹ thuật này đã<br /> 105<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Văn Hồng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> được sử dụng trên nhiều đối tượng cây trồng<br /> như: Ba Kích, Chuối, hoa Lan, Lan Kim<br /> Tuyến,… và thu được thành công lớn trong<br /> thực tiễn sản xuất.<br /> Xuất phát từ cơ sở trên, việc tiến hành đề tài:<br /> “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Sa<br /> nhân tím (Amomum longiligulare) bằng<br /> phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật”<br /> là cần thiết và có tính khả thi cao.<br /> VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG<br /> PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Thí nghiệm thực hiện tại Trung tâm Nghiên<br /> cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc, Trường<br /> Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.<br /> <br /> Vật liệu nghiên cứu<br /> Nghiên cứu được tiến hành trên giống cây Sa<br /> nhân tím, là giống có dược tính cao được thị<br /> trường ưa chuộng.<br /> Vật liệu nghiên cứu là những chồi cây Sa<br /> nhân tím được thu thập từ vườn cây đầu dòng<br /> của Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp vùng<br /> núi phía Bắc.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng thời gian<br /> khử trùng bằng HgCl2 0,1% đến hiệu quả khử<br /> trùng chồi Sa nhân tím.<br /> Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng<br /> độ một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả<br /> năng nhân nhanh chồi Sa nhân tím<br /> Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng<br /> độ một số loại Auxin (NAA, IBA) đến khả<br /> năng ra rễ cho chồi Sa nhân tím.<br /> <br /> 108(08): 105 - 112<br /> <br /> Các thí nghiệm tiến hành<br /> Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng thời<br /> gian khử trùng bằng HgCl2 0,1% đến hiệu<br /> quả khử trùng chồi cây Sa nhân tím<br /> Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của<br /> thời gian khử trùng bằng HgCl2 0,1% đến khả<br /> năng vô trùng chồi Sa nhân tím.<br /> Thí nghiệm bố trí với 6 công thức (CT), CT1<br /> làm đối chứng (ĐC) chỉ lắc 5 phút với nước<br /> cất vô trùng không dùng hóa chất , các công<br /> thức từ CT2 – CT6 khử trùng mẫu bằng<br /> HgCl2 0,1% với thời gian dao động từ 5, 10,<br /> 15, 20 và 25 phút.<br /> Mẫu sau khi khử trùng xong, cấy vào môi<br /> trường khởi động để đánh giá hiệu quả khử<br /> trùng. Các chỉ tiêu theo dõi là: tỷ lệ mẫu sạch<br /> (%), tỷ lệ mẫu nhiễm (%), tỷ lệ mẫu chết (%).<br /> <br /> Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của<br /> nồng độ một số chất điều tiết sinh trưởng<br /> đến khả năng nhân nhanh chồi Sa nhân tím.<br /> Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của<br /> nồng độ Kinetin đến nhân nhanh chồi cây Sa<br /> nhân tím: Thí nghiệm bố trí với 7 công thức<br /> (CT), nồng độ Kinetin được bổ sung từ CT1<br /> đến CT7 là: 0,0 mg/l, 1,0 mg/l; 2,0 mg/l; 3,0<br /> mg/l; 4,0 mg/l; 5,0 mg/l; 6,0 mg/l.<br /> Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của<br /> nồng độ BAP đến nhân nhanh chồi cây Sa<br /> nhân tím: Thí nghiệm bố trí với 7 công thức<br /> (CT), nồng độ Kinetin được bổ sung từ CT1<br /> đến CT7 là: 0,0 mg/l, 1,0 mg/l; 2,0 mg/l; 3,0<br /> mg/l; 4,0 mg/l; 5,0 mg/l; 6,0 mg/l.<br /> <br /> Các giai đoạn của quá trình nuôi cấy, được<br /> duy trì ở các điều kiện nuôi cấy như sau: Ánh<br /> sáng: 2000- 2500 lux; thời gian chiếu sáng: 810h/ngày; nhiệt độ 250C; và độ ẩm 60- 70%;<br /> <br /> Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng kết<br /> hợp của BAP và IAA đến nhân nhanh chồi<br /> cây Sa nhân tím: Thí nghiệm bố trí với 6 công<br /> thức (CT), nồng độ BAP phù hợp nhất ở thí<br /> nghiệm 4 được kết hợp IAA với liều lượng<br /> cho các công thức (từ CT1 đến CT7) lần lượt<br /> là: 0,0 mg/l, 0,1 mg/l, 0,2 mg/l, 0,3 mg/l, 0,4<br /> mg/l và 0,5 mg/l, 1,0 mg/l.<br /> <br /> Kỹ thuật nuôi cấy được sử dụng theo phương<br /> pháp của Kanwar và cộng sự năm 2006 [2].<br /> <br /> Các chi tiêu theo dõi là: Hệ số nhân chồi<br /> (lần), chất lượng chồi.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Điều kiện nuôi cấy<br /> <br /> 106<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Văn Hồng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của<br /> nồng độ một số loại Auxin (NAA,IBA) đến<br /> khả năng ra rễ chồi Sa nhân tím.<br /> Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của<br /> nồng độ IBA đến khả năng ra rễ chồi Sa nhân<br /> tím: Thí nghiệm bố trí với 6 công thức (CT),<br /> nồng độ IBA được bổ sung từ CT1 đến CT6<br /> lần lượt là: 0,0 mg/l, 0,1 mg/l, 0,2 mg/l, 0,3<br /> mg/l, 0,4 mg/l và 0,5 mg/l.<br /> Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của<br /> nồng độ NAA đến khả năng ra rễ chồi Sa<br /> nhân tím: Thí nghiệm bố trí với 6 công thức<br /> (CT), nồng độ NAA được bổ sung từ CT1 đến<br /> CT6 lần lượt là: 0,0 mg/l, 0,1 mg/l, 0,2 mg/l,<br /> 0,3 mg/l, 0,4 mg/l và 0,5 mg/l.<br /> Các chỉ tiêu theo dõi: Số rễ trung bình<br /> (rễ/chồi), chất lượng rễ.<br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời<br /> gian khử trùng bằng HgCl2 0,1% đến hiệu<br /> quả khử trùng chồi cây Sa nhân tím:<br /> Với các nghiên cứu tiền đề trước, tác giả đã<br /> tìm ra nồng độ khử trùng chồi Sa nhân tím<br /> bằng HgCl2 thích hợp nhất là 0,1%. Để nâng<br /> <br /> 108(08): 105 - 112<br /> <br /> cao hiệu quả khử trùng bằng HgCl2 0,1%,<br /> chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm với<br /> các ngưỡng thời gian khác nhau. Kết quả thu<br /> được ở bảng 1.<br /> <br /> Ở công thức 1 (đc) không dùng hóa chất khử<br /> trùng tỷ lệ mẫu sạch là 0%. Khi tiến hành<br /> dùng HgCl2 0,1% khử trùng mẫu với thời gian<br /> tăng dần từ 5 – 15 phút thì tỷ lệ mẫu sạch<br /> cũng tăng tương ứng từ 28,67% đến 60,33%,<br /> tiến hành tăng thời gian khử trùng lên 20 và<br /> 25 phút thì tỷ lệ mẫu sạch lại giảm tương ứng<br /> lần lượt là 45% và 36,67%. Mặt khác, khi<br /> tăng thời gian khử trùng từ 5 – 25 phút thì tỷ<br /> lệ mẫu chết tăng từ 5% - 46,67%, bắt đầu tăng<br /> mạnh từ 9,33% ở công thức 4 lên đến 23,33%<br /> ở công thức 5. Điều này chứng tỏ, mẫu tiếp<br /> xúc với HgCl2 0,1% với thời gian thích hợp sẽ<br /> cho tỷ lệ mẫu sạch cao và thời gian tiếp xúc<br /> với hóa chất khử trùng càng lâu thì tỷ lệ mẫu<br /> chết càng cao.<br /> Công thức 4 với thời gian khử trùng là 15 phút<br /> cho tỷ lệ mẫu sạch cao nhất đạt 60,33%, sai<br /> khác có ý nghĩa với đối chứng và tỷ lệ mẫu<br /> chết do hóa chất không quá cao đạt 9,33%.<br /> <br /> Bảng 1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng HgCl2 0,1% đến khả năng vô trùng<br /> mẫu chồi cây Sa nhân tím làm vật liệu nuôi cấy mô (sau 20 ngày nuôi cấy)<br /> CT<br /> 1(đc)<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> LSD0,5<br /> CV%<br /> <br /> Nồng độ<br /> HgCl2 (%)<br /> 0<br /> 0,1<br /> 0,1<br /> 0,1<br /> 0,1<br /> 0,1<br /> <br /> Thời gian khử<br /> trùng (phút)<br /> 5<br /> 5<br /> 10<br /> 15<br /> 20<br /> 25<br /> <br /> Tổng số mẫu<br /> ban đầu (chồi)<br /> 60<br /> 60<br /> 60<br /> 60<br /> 60<br /> 60<br /> <br /> Tỷ lệ mẫu<br /> sạch (%)<br /> 0,00<br /> 28,67*<br /> 45,00*<br /> 60,33*<br /> 45,00*<br /> 36,67*<br /> 4,70<br /> 7,40<br /> <br /> Tỷ lệ mẫu<br /> chết (%)<br /> 0,00<br /> 5,00<br /> 6,67<br /> 9,33<br /> 23,33<br /> 46,67<br /> <br /> Tỷ lệ mẫu<br /> nhiễm (%)<br /> 100<br /> 66,33<br /> 48,33<br /> 32,34<br /> 31,67<br /> 16,66<br /> <br /> Ghi chú: ns-not significant: sự sai khác không có ý nghĩa; *: sự sai khác có ý nghĩa<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng nhân<br /> nhanh chồi của mẫu nuôi cấy<br /> Trong nội dung này, tác giả đã lựa chọn những chồi Sa nhân khỏe mạnh, đồng đều để bố trí vào<br /> các công thức thí nghiệm nhân nhanh. Kết quả thu được ở các bảng 2, bảng 3, bảng 4.<br /> 107<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Văn Hồng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> K ết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng<br /> độ K inetin đến nhân nhanh chồi Sa nhân<br /> tím (bảng 2)<br /> Sau 28 ngày nuôi cấy dẫn liệu tại bảng 2 cho<br /> thấy, các công thức có bổ sung Kinetin cho hệ<br /> số nhân chồi cao hơn so với công thức đối<br /> chứng (công thức 1) không bổ sung Kinetin.<br /> Công thức 1 cho hệ số nhân chồi đạt 1,22 lần.<br /> Công thức thí nghiệm 2,3,4,5,6,7 cho hệ số<br /> nhân chồi đạt từ 1,53 lần đến 2,36 lần. Trong<br /> đó, công thức 7 với nông độ Kinetin bổ sung<br /> là 6mg/l cho hệ số nhân chồi cao nhất là 2,36<br /> lần. Các công thức thí nghiệm 2,,3,4,5,6 (nồng<br /> độ Kinetin 1mg/l, m2mg/l, 3mg/l, 4mg/l,<br /> 5mg/l) cho hệ số nhân chồi lần lượt là 1,53 lần,<br /> 1,60 lần, 1,91 lần, 2,11 lần và 2,27 lần.<br /> <br /> 108(08): 105 - 112<br /> <br /> Chất lượng chồi ở thí nghiệm được đánh giá từ<br /> mức trung bình (+) đến mức khá (++). Trong<br /> đó: công thức 2,3,4 (nồng độ Kinetin là 1mg/l,<br /> 2 mg/l, 3mg/l) có chất lượng chồi không khác<br /> biệt so với công thức đối chứng (không bổ<br /> sung Kinetin) và được xác định ở mức trung<br /> bình (+), công thức 5,6,7 cho chồi chất lượng<br /> cao hơn công thức đối chứng (Công thức 1) và<br /> được đánh giá ở mức khá (++).<br /> Kết quả thí nghiệm đi đến kết luận: Công<br /> thức 7 có bổ xung 6mg Kinetin/l vào môi<br /> trường nền MS + Đường 30g/l + Agar 5,2g/l<br /> + Inositol 100mg/l là thích hợp nhất trong thí<br /> nghiệm, cho hệ số nhân chồi đạt 2,36 lần, chất<br /> lượng chồi khá (++).<br /> <br /> Bảng 2. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ Kinetin tới khả năng nhân chồi của Sa nhân tím<br /> CTTN<br /> <br /> Nồng độ<br /> Kinetin (mg/l)<br /> <br /> Số chồi cấy<br /> ban đầu (chồi)<br /> <br /> Số chồi thu được<br /> (chồi)<br /> <br /> Hệ số<br /> nhân (lần)<br /> <br /> Chất<br /> lượng chồi<br /> <br /> 1(đ/c)<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> <br /> 0<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> 45<br /> 45<br /> 45<br /> 45<br /> 45<br /> 45<br /> 45<br /> <br /> 55<br /> 69<br /> 72<br /> 86<br /> 95<br /> 102<br /> 106<br /> <br /> 1,22<br /> 1,53<br /> 1,60<br /> 1,91<br /> 2,11<br /> 2,27<br /> 2,36<br /> 0,20<br /> 6,0<br /> <br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> ++<br /> ++<br /> ++<br /> <br /> LSD05<br /> CV%<br /> Ghi chú: Chồi tốt: +++, Chồi khá: ++,Chồi trung bình: +, Chồi kém: -<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP đến nhân nhanh chồi Sa nhân tím (bảng 3)<br /> Bảng 3. Kết quả ảnh hưởng của BAP tới khả năng nhân chồi của Sa nhân tím<br /> CTTN<br /> 1(đ/c)<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> <br /> Nồng độ BAP<br /> (mg/l)<br /> 0<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> LSD 05<br /> CV%<br /> <br /> Số chồi cấy ban<br /> đầu (chồi)<br /> 45<br /> 45<br /> 45<br /> 45<br /> 45<br /> 45<br /> 45<br /> <br /> Số chồi thu<br /> được (chồi)<br /> 57<br /> 90<br /> 95<br /> 101<br /> 143<br /> 144<br /> 131<br /> <br /> Hệ số<br /> nhân (lần)<br /> 1,27<br /> 2,00<br /> 2,11<br /> 2,24<br /> 3,18<br /> 3,20<br /> 2,91<br /> 0,19<br /> 4.5<br /> <br /> Chất<br /> lượng chồi<br /> +<br /> +<br /> ++<br /> ++<br /> ++<br /> +<br /> -<br /> <br /> Ghi chú: Chồi khá: ++, Chồi trung bình: +, Chồi kém: -<br /> <br /> 108<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Văn Hồng và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Kết quả bảng 3 cho thấy: Các công thức có<br /> bổ xung BAP cho hệ số nhân chồi cao hơn so<br /> với công thức đối chứng (công thức 1) không<br /> bổ xung BAP. Công thức 1 cho hệ số nhân<br /> chồi đạt 1,27 lần. Công thức thí nghiệm<br /> 2,3,4,5,6,7 cho hệ số nhân chồi đạt từ 2,0 lần<br /> đến 3,18 lần. Trong đó, công thức 5 với nông<br /> độ BAP bổ xung là 4mg/l cho hệ số nhân chồi<br /> cao nhất là 3,18 lần. Các công thức thí<br /> nghiệm 2,3,4,6 và 7 cho hệ số nhân chồi lần<br /> lượt là 2,0 lần, 2,11 lần, 2,24 lần, 3,2 lần và<br /> 2,91 lần. Khi nồng độ BAP qua ngưỡng tối<br /> thích ở công thức 5 thì hệ số nhân chồi có xu<br /> hướng giảm dần ở công thức 6 và 7.<br /> Chất lượng chồi ở thí nghiệm được đánh giá<br /> từ mức kém (-) đến mức khá (++). Trong đó:<br /> công thức 2,3,6 (nồng độ BAP là 1mg/l, 2<br /> mg/l, 5mg/l) có chất lượng chồi không khác<br /> biệt so với công thức 1 (công thức đối chứngkhông bổ xung BAP); công thức 3,4,5 cho<br /> chồi chất lượng cao hơn đối chứng và được<br /> đánh giá ở mức khá (++); công thức 7 khi<br /> nồng độ BAP ở mức cao là 6 mg/l cho chất<br /> lượng chồi kém (xuất hiện chồi dị dạng) hơn<br /> đối chứng và được đánh giá ở mức (-).<br /> Kết quả thí nghiệm đi đến kết luận: Công<br /> thức 5 có bổ xung 4mg BAP/l vào môi trường<br /> nền MS + Đường 30g/l + Agar 5,2g/l +<br /> Inositol 100mg/l là thích hợp nhất trong thí<br /> nghiệm, cho hệ số nhân chồi đạt 3,18 lần, chất<br /> lượng chồi khá (++).<br /> <br /> 108(08): 105 - 112<br /> <br /> K ết quả nghiên cứu ảnh hưởng k ết hợp<br /> của BA P và IA A đến nhân nhanh chồi Sa<br /> nhân tím<br /> Kết quả thu được sau 28 ngày nuôi cấy ở<br /> bảng 4 cho thấy: Bổ xung IAA kết hợp với 4<br /> mg BAP/l vào môi trường nền cho hệ số nhân<br /> chồi có sự thay đổi. Cụ thể là: khi bổ sung<br /> IAA ở nồng độ là 0,1 mg/l (công thức 2) và<br /> 0,2 mg/l (công thức 3) cho hệ số nhân chồi<br /> lần lượt là 3,87 lần và 3,64 lần, cao hơn hẳn<br /> so với công thức đối chứng (không bổ sung<br /> IAA - công thức 1) chỉ đạt 3,16 lần. Nhưng<br /> nếu tiếp tục tăng nồng độ IAA lên đến 0,3<br /> mg/l, 0,4 mg/l, 0,5 mg/l, 1,0 mg/l ở các công<br /> thức 4,5,6,7 thì hệ số nhân chồi lại giảm dần<br /> và đạt giá trị lần lượt là 2,80 lần 2,62 lần, 2,09<br /> lần, 1,36 lần.<br /> Chất lượng chồi ở thí nghiệm được đánh giá<br /> từ mức kém (-) đến mức tốt (+++). Trong đó:<br /> Công thức 2 chất lượng chồi sau khi quan sát<br /> thấy chồi sinh trưởng và phát triển tốt (cao<br /> hơn và mập hơn) và được đánh giá ở mức<br /> (+++). Các công thức 2, 3 cho chất lượng chồi<br /> không sai khác so với công thức đối chứng và<br /> được đánh giá ở mức khá (++). Chất lượng<br /> chồi ở các công thức 5, 6, 7 giảm sút so với<br /> công thức đối chứng và được đánh giá từ mức<br /> trung bình (+) đến mức kém (-).<br /> Kết quả thí nghiệm đi đến kết luận: Công<br /> thức 2 có bổ xung 0.1mg IAA/l và 4 mg<br /> BAP/l vào môi trường nền MS + Đường 30g/l<br /> + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l là thích hợp<br /> nhất trong thí nghiệm, cho hệ số nhân chồi đạt<br /> 3,87 lần, chất lượng chồi tốt (+++).<br /> <br /> Bảng 4. Kết quả cứu ảnh hưởng kết hợp của BAP và IAA đến khả năng nhân chồi<br /> Sa nhân tím (sau 28 ngày nuôi cấy)<br /> Nồng độ<br /> BAP (mg/l)<br /> 1 (đ/c)<br /> 4<br /> 2<br /> 4<br /> 3<br /> 4<br /> 4<br /> 4<br /> 5<br /> 4<br /> 6<br /> 4<br /> 7<br /> 4<br /> LSD 05<br /> CV%<br /> <br /> CTTN<br /> <br /> Nồng độ<br /> IAA (mg/l)<br /> 0.0<br /> 0.1<br /> 0.2<br /> 0.3<br /> 0.4<br /> 0.5<br /> 1.0<br /> <br /> Số chồi cấy ban<br /> đầu (chồi)<br /> 45<br /> 45<br /> 45<br /> 45<br /> 45<br /> 45<br /> 45<br /> <br /> Số chồi thu<br /> được (chồi)<br /> 142<br /> 174<br /> 164<br /> 126<br /> 118<br /> 94<br /> 61<br /> <br /> Hệ số nhân<br /> (lần)<br /> 3.16<br /> 3.87<br /> 3.64<br /> 2.80<br /> 2.62<br /> 2.09<br /> 1.36<br /> 0.15<br /> 3.1<br /> <br /> Chất<br /> lượng chồi<br /> ++<br /> +++<br /> ++<br /> ++<br /> +<br /> +<br /> -<br /> <br /> Ghi chú: Chồi tốt: +++, Chồi khá: ++,Chồi trung bình: +, Chồi kém: -<br /> <br /> 109<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2