intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ma sát cặp thép - đồng khi sử dụng mỡ bôi trơn sản xuất từ dầu cá ba sa

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

46
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu ma sát cặp thép – đồng sử dụng chất bôi trơn là mỡ tự sản xuất từ dầu cá ba sa với chất làm đặc là 12 – StOLi đồng thời khảo nghiệm đối chứng với với mỡ bôi trơn thông dụng Castrol-Spheerol AP3 nhằm đánh giá khả năng bôi trơn của mỡ tự sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỡ bôi trơn tự sản xuất từ dầu cá basa với chất làm đặc là 12 – StOLi có các tính năng tương đương mỡ Castrol-Spheerol AP3.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ma sát cặp thép - đồng khi sử dụng mỡ bôi trơn sản xuất từ dầu cá ba sa

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2013<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> NGHIÊN CỨU MA SÁT CẶP THÉP – ĐỒNG KHI SỬ DỤNG<br /> MỠ BÔI TRƠN SẢN XUẤT TỪ DẦU CÁ BA SA<br /> A FRICTIONAL RESEARCH OF STEEL-COPPER CABLE USING OIL PRODUCTION<br /> FROM REFINED FAT FROM CATFISH<br /> Nguyễn Văn Tâm1, Quách Đình Liên2<br /> Ngày nhận bài: 03/4/2013; Ngày phản biện thông qua: 19/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu ma sát cặp thép – đồng sử dụng chất bôi trơn là mỡ tự sản xuất từ dầu cá ba sa với chất làm đặc là<br /> 12 – StOLi đồng thời khảo nghiệm đối chứng với với mỡ bôi trơn thông dụng Castrol-Spheerol AP3 nhằm đánh giá khả<br /> năng bôi trơn của mỡ tự sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỡ bôi trơn tự sản xuất từ dầu cá basa với chất làm đặc<br /> là 12 – StOLi có các tính năng tương đương mỡ Castrol-Spheerol AP3.<br /> Từ khóa: mỡ bôi trơn, dầu tinh chế mỡ cá basa, chất làm đặc<br /> <br /> ABSTRACT<br /> A frictional research of steel-copper cable, which used lubricating grease made up of the refined fat from catfish<br /> (catfish grease) and the solidifying substance being 12-StOLi, simultaneously test Castrol-Spheerol AP3 grease as control<br /> sample to assess the ability of this lubricating grease. The result shows that the lubrication of lubricating grease produced<br /> from refined fat from catfish solidifying substance 12 - StOLi could be similar to Castrol - Spheerol AP3grease.<br /> Keywords: Lubricating grease, refined fat from catfish,solidifying substance<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công<br /> nghiệp tiêu tốn một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch<br /> trong khi các nguồn nhiên liệu này đang ngày càng<br /> cạn kiệt. Để góp phần khắc phục thực trạng này,<br /> hiện nay các nhà khoa học đang tích cực nghiên<br /> cứu các nguồn nhiên liệu mới thay thế các nguồn<br /> nhiên liệu truyền thống. Trong đó, xu hướng thay<br /> thế dần các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ<br /> bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu động thực<br /> vật đang rất được quan tâm. Tại Việt Nam, đã có<br /> nhiều công trình nghiên cứu sử dụng dầu thực vật<br /> [2,3], mỡ động vật [1,5,6], để sản xuất mỡ bôi trơn<br /> dùng trong công nghiệp.<br /> Cùng với mục đích trên, năm 2010 chúng<br /> tôi đã tiến hành nghiên cứu sản xuất thử mỡ bôi<br /> trơn tinh chế từ mỡ cá basa với chất làm đặc là<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> 12 - StOLi. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: mỡ<br /> bôi trơn được sản xuất từ mỡ cá basa có những chỉ<br /> tiêu kỹ thuật cơ bản tương đương với mỡ bôi trơn<br /> đa dụng NLGI cấp 3 có nguồn gốc từ dầu khoáng<br /> và dầu thực vật đang được sử dụng để bôi trơn cho<br /> thiết bị tàu thủy 5.<br /> Với mong muốn đưa sản phẩm nghiên cứu vào<br /> ứng dụng thực tế, chúng tôi tiến hành khảo sát thử<br /> nghiệm khả năng bôi trơn của mỡ sản xuất được, và<br /> một số kết quả bước đầu được trình bày trong bài<br /> viết này.<br /> II. ĐỐI TƯỢNG, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng NC là cặp ma sát thép - đồng khi sử<br /> dụng mỡ bôi trơn tự sản xuất từ dầu tinh chế mỡ cá<br /> <br /> ThS. Nguyễn Văn Tâm: Khoa Đại học Tại chức - Trường Đại học Nha Trang<br /> PGS.TS. Quách Đình Liên: Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 33<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2013<br /> <br /> ba sa với chất làm đặt là 12 - StOLi [5] và mỡ bôi trơn đối chứng Castrol-Spheerol AP3.<br /> - Cặp mẫu ma sát đồng thau và thép các bon kết cấu C45 cường hóa, có kích thước trình bày trên hình 2,<br /> một số thông số cơ tính đặc trưng, trình bày trên bảng 1.<br /> Bảng 1. Thông số cơ tính của mẫu nghiên cứu<br /> σb<br /> <br /> Mẫu<br /> <br /> σch<br /> <br /> σ-1F<br /> <br /> τ-1<br /> <br /> dS, %<br /> <br /> N/mm2(MPa)<br /> <br /> Thép C45 cường hóa<br /> <br /> 640…760<br /> <br /> 360<br /> <br /> 270…350<br /> <br /> 160…210<br /> <br /> 17<br /> <br /> Đồng thau<br /> <br /> 303<br /> <br /> 72<br /> <br /> 724<br /> <br /> 0,52<br /> <br /> -<br /> <br /> - Mỡ bôi trơn tự sản xuất từ dầu tinh chế mỡ cá ba sa với chất làm đặt là 12 – StOLi có đặc điểm trình bày<br /> tại bảng 2.<br /> Bảng 2. Tính chất hóa lý của mỡ bôi trơn sản xuất từ dầu tinh chế mỡ cá ba sa<br /> STT<br /> <br /> Tên chỉ tiêu<br /> <br /> Phương pháp<br /> ASTM D<br /> <br /> Đơn vị tính<br /> <br /> Kết quả<br /> <br /> 10-1 mm<br /> <br /> 224<br /> <br /> C<br /> <br /> 180<br /> <br /> 1<br /> <br /> Độ xuyên kim<br /> <br /> 217-10<br /> <br /> 2<br /> <br /> Nhiệt độ nhỏ giọt<br /> <br /> 566-06<br /> <br /> 3<br /> <br /> Ăn mòn tấm đồng<br /> <br /> 130-04<br /> <br /> -<br /> <br /> 1a<br /> <br /> 4<br /> <br /> Hàm lượng nước<br /> <br /> 95 - 05<br /> <br /> %<br /> <br /> 0,4<br /> <br /> 5<br /> <br /> Độ rửa trôi<br /> <br /> 1264-00<br /> <br /> %<br /> <br /> 5,2<br /> <br /> 6<br /> <br /> Độ bền keo<br /> <br /> GOST 7142<br /> <br /> %<br /> <br /> 10,52<br /> <br /> 7<br /> <br /> Độ bền cơ học<br /> <br /> 8<br /> <br /> Hàm lượng kiềm<br /> <br /> 9<br /> <br /> Tải trọng hàn dính<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1831-99<br /> <br /> -<br /> <br /> 17<br /> <br /> GOST 6370<br /> <br /> %NaOH<br /> <br /> 0,15<br /> <br /> 2783-03<br /> <br /> N<br /> <br /> 1750<br /> <br /> - Mỡ Castrol-Spheerol AP3 có đặc điểm trình bày tại bảng 3.<br /> Bảng 3. Tính chất hóa lý của mỡ bôi trơn Castrol-Spheerol AP3<br /> STT<br /> <br /> Castrol Spheerol AP3<br /> <br /> Trị số<br /> <br /> 1<br /> <br /> Phân loại NLGI<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2<br /> <br /> Độ xuyên kim<br /> <br /> 235x10-1 mm<br /> <br /> 3<br /> <br /> Điểm chảy giọt<br /> <br /> 180oC<br /> <br /> 4<br /> <br /> Tách dầu, 18h/40ºC<br /> <br /> 0,5%<br /> <br /> 5<br /> <br /> Áp lực thủy động tại 40ºC<br /> <br /> Max, 700 mbar<br /> <br /> 6<br /> <br /> Kháng nước, 3h/90ºC<br /> <br /> Max, Degree 1<br /> <br /> 7<br /> <br /> Tách dầu 7d/40ºC<br /> <br /> 8<br /> <br /> Độ ổn định oxy hóa,100h/100ºC<br /> <br /> Max 0,7 Kg/cm2<br /> <br /> 9<br /> <br /> Mất mát do bay hơi, 22h/100ºC<br /> <br /> Max 2%<br /> <br /> 10<br /> <br /> Nhiệt độ làm việc<br /> <br /> Max, 1,80%<br /> <br /> Từ 65 đến 130ºC<br /> <br /> 2. Thiết bị nghiên cứu<br /> Thiết bị phục vụ NC là máy ma sát MS-TS1.1 tại Phòng thực hành vật liệu, Khoa Kỹ thuật Giao thông,<br /> Trường Đại học Nha Trang. Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy MS-TS1.1 như sau:<br /> <br /> 34 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> - Đặc điểm cấu tạo<br /> <br /> Hình 1. Sơ đồ cấu tạo máy khảo nghiệm ma sát MS-TS1.1<br /> <br /> 1. Khung máy<br /> 2. Giá đỡ cảm biến<br /> 3,4. Cảm biến đo tải<br /> 5. Lò xo<br /> 6,7. Ổ và gối đỡ trục chính<br /> 8. Bộ chuyền động đai<br /> 9. Ống then hoa<br /> 10. Ổ đỡ và gối đỡ trục chính<br /> 11. Trục then hoa gắn mẫu thử<br /> 12. Đối mẫu thử (đĩa thép)<br /> 13. Mẫu thử (đồng thau)<br /> <br /> 14. Vít me điều chỉnh mẫu thử và gây tải<br /> 15. Tay quay<br /> 16. Trục gá cảm biến đo lực ma sát<br /> 17. Cảm biến đo lực ma sát<br /> 18. Gối đỡ, cần gá đối mẫu thử<br /> 19. Trục, gá đối mẫu thử<br /> 20. Vít me căng đai<br /> 21. Động cơ biến tần<br /> 22. Vít me điều chỉnh thanh gá cảm biến mòn<br /> 23. Thanh gá cảm biến mòn<br /> <br /> - Nguyên lý làm việc<br /> Khi động cơ biến tần (21) làm việc, thông qua<br /> bộ truyền đai (8) truyền mô men quay đến trục (11)<br /> có gắn đối mẫu thử (12) làm mẫu thử quay. Bộ<br /> truyền được căng đai nhờ vít me và đai ốc (20). Để<br /> thay đổi số vòng quay của đối mẫu thử (12) ta điều<br /> chỉnh tốc độ vô cấp nhờ động cơ DC servo (21).<br /> Muốn thay đổi tải tác dụng lên mẫu thử ta quay tay<br /> quay (15). Để xác định chính xác tải tác dụng dùng<br /> cảm biến (3) đo lực tác dụng.<br /> <br /> Số 4/2013<br /> Dùng vít me (14) để gây tải, gá lắp và điều chỉnh<br /> mẫu thử (13) và đối mẫu (12) tiếp xúc với nhau, lúc<br /> chưa chịu tác dụng do lực ma sát gây ra thì cần gá<br /> đối mẫu (18) đứng yên ở vị trí ban đầu, lúc này giá<br /> trị của cảm biến đo lực ma sát bằng 0. Khi chịu lực<br /> tác dụng của tải trọng, sẽ ép hai mẫu thử lại khi đó<br /> lực ma sát sinh ra giữa hai mẫu thử. Dùng cảm biến<br /> điện tử đo lực ma sát (17), kết quả đo báo về bộ vi<br /> xử lý đã được lập trình, lúc này hệ số ma sát được<br /> tính toán và thể hiện trên màn hình máy tính.<br /> Mỡ bôi trơn được bôi lên bề mặt của đối mẫu<br /> 12 trong quá trình thực nghiệm bằng phương pháp<br /> bôi trơn cưỡng bức bằng vú mỡ.<br /> 3. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu thực nghiệm dựa trên việc khảo<br /> sát hệ số ma sát của cặp ma sát thép - đồng dùng<br /> mỡ tự SX bôi trơn. Đồng thời khảo sát đối chứng khi<br /> dùng mỡ bôi trơn Castrol-Spheerol AP3.<br /> - Chọn chế độ và điều kiện làm việc cho cặp ma<br /> sát trên cơ sở khảo sát chế độ làm việc thực tế của<br /> ổ đỡ trượt trong máy tời lưới kéo tàu thủy cụ thể:<br /> + Tải (áp lực): 10; 20; 30; 40; 50; 60 (N).<br /> + Tốc độ: 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5; 3 (m/s).<br /> + Môi trường: mỡ bôi trơn.<br /> - Mẫu khảo nghiệm ma sát:<br /> Mẫu được chế tạo bằng thép C45 và mẫu đồng<br /> thau (hình 2). Sau khi gia công mẫu hình trụ tròn<br /> như hình vẽ, tiến hành mài phẳng để lấy mặt phẳng<br /> của mẫu. Diện tích tiếp xúc danh nghĩa của mẫu<br /> S=7,06mm2 .<br /> <br /> A. Đối mẫu và mẫu khảo nghiệm<br /> <br /> B. Mẫu khảo nghiệm<br /> Hình 2. Mẫu khảo nghiệm hệ số ma sát<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 35<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2013<br /> <br /> - Sơ đồ khảo nghiệm ma sát cặp mẫu thử (hình 3)<br /> <br /> Hình 3. Sơ đồ khảo nghiệm ma sát cặp thép-đồng khi dùng mỡ bôi trơn<br /> <br /> - Tiến hành khảo nghiệm: cho máy chạy theo từng chế độ tải và tốc độ, ghi nhận số liệu từ phần mềm của<br /> máy tính.<br /> - Xử lý số liệu thực nghiệm: theo phương pháp so sánh giá trị trung bình ở mức ý nghĩa 5% [7].<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Kết quả khảo sát<br /> Hệ số ma sát của cặp thép - đồng khi bôi trơn bằng mỡ cá ba sa trình bày trên bảng 4.<br /> Bảng 4. Kết quả đo hệ số ma sát khi bôi trơn bằng mỡ cá ba sa<br /> Áp lực<br /> <br /> P=10N<br /> <br /> P=20N<br /> <br /> P=30N<br /> <br /> P=40N<br /> <br /> P=50N<br /> <br /> P=60N<br /> <br /> V=0,5m/s<br /> <br /> 0,0442<br /> <br /> 0,0535<br /> <br /> 0,0539<br /> <br /> 0,0735<br /> <br /> 0,1228<br /> <br /> 0,1518<br /> <br /> V=1,0m/s<br /> <br /> 0,0494<br /> <br /> 0,0568<br /> <br /> 0,0604<br /> <br /> 0,0805<br /> <br /> 0,1317<br /> <br /> 0,1786<br /> <br /> Vận tốc<br /> <br /> V=1,5m/s<br /> <br /> 0,0548<br /> <br /> 0,0575<br /> <br /> 0,0697<br /> <br /> 0,1023<br /> <br /> 0,1444<br /> <br /> 0,2044<br /> <br /> V=2,0m/s<br /> <br /> 0,0595<br /> <br /> 0,0699<br /> <br /> 0,0889<br /> <br /> 0,1299<br /> <br /> 0,1907<br /> <br /> 0,2601<br /> <br /> V=2,5 m/s<br /> <br /> 0,0611<br /> <br /> 0,0812<br /> <br /> 0,1030<br /> <br /> 0,1386<br /> <br /> 0,2003<br /> <br /> 0,2702<br /> <br /> V=3,0m/s<br /> <br /> 0,0739<br /> <br /> 0,0869<br /> <br /> 0,1142<br /> <br /> 0,1483<br /> <br /> 0,2236<br /> <br /> 0,2811<br /> <br /> - Sử dụng phần mềm Matlab 2011 vẽ được đồ<br /> thị biểu diễn mối quan hệ giữa hệ số ma sát với tải,<br /> tốc độ của cặp ma sát thép - đồng khi bôi trơn bằng<br /> mỡ cá ba sa (hình 4).<br /> <br /> Hình 4. Mối quan hệ giữa hệ số ma sát cặp thép - đồng,<br /> ở tải (10-60) N, tốc độ (0,5-3,0)m/s khi bôi trơn bằng mỡ<br /> cá ba sa tự sản xuất<br /> <br /> 36 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> - Qua bảng 4 cho thấy: hệ số ma sát tỷ lệ thuận<br /> với vận tốc trượt và khả năng chịu tải. Cụ thể, ở<br /> mức tải 10N, khi vận tốc trượt tăng dần từ 0.5 đến<br /> 3m/s thì hệ số ma sát cũng tăng dần từ 0.0442 đến<br /> 0.0739. Hệ số ma sát cũng biến đổi như vậy ở các<br /> mức tải lớn hơn. Tương tự, ở dải tốc độ là 1m/s, khi<br /> tải trọng tăng dần từ 10 – 60 N, hệ số ma sát cũng<br /> tăng dần từ 0,0494 đến 0,1786. Hệ số ma sát vẫn<br /> tiếp tục tăng dần cùng sự tăng tải trọng ở các dải<br /> vận tốc khác.<br /> Khảo sát sự biến thiên của hệ số ma sát khi vận<br /> tốc trượt và tải trọng đồng thời thay đổi ta nhận thấy:<br /> Khi vận tốc trượt nhỏ (0,5 – 1)m/s và tải trọng<br /> (10 – 40)N hệ số ma sát thay đổi không đáng kể, khi<br /> tải trọng tăng lên (50 – 60)N hệ số ma sát bắt đầu<br /> tăng cao do màng bôi trơn bắt đầu mất ổn định.<br /> Khi vận tốc trượt tăng (1,5 – 2)m/s hệ số ma sát<br /> tăng. Lúc này mỡ bôi trơn chỉ có tác dụng bôi trơn<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2013<br /> <br /> tốt ở mức tải (10 – 30) N, tại giá trị 40N mỡ đã bắt<br /> đầu mất tác dụng làm cho hệ số ma sát tăng vượt<br /> quá giá trị 0.1.<br /> Khi vận tốc trượt lớn (2,5 – 3) m/s hệ số ma sát<br /> tăng cao nhất đồng thời khoảng tải trọng mà mỡ có tác<br /> dụng bôi trơn tốt cũng thu hẹp ở khoảng (10 – 20) N,<br /> <br /> giá trị tải trọng mà tại đó mỡ bắt đầu mất tác dụng<br /> giảm xuống còn khoảng 30N.<br /> 2. Kết quả khảo sát đối chứng<br /> Hệ số ma sát của cặp thép – đồng khi bôi trơn<br /> bằng mỡ Castrol – speerol AP3 (bảng 5).<br /> <br /> Bảng 5. Kết quả đo hệ số ma sát khi bôi trơn bằng mỡ Castrol-spheerol AP3<br /> Áp lực<br /> <br /> P=10N<br /> <br /> P=20N<br /> <br /> P=30N<br /> <br /> P=40N<br /> <br /> P=50N<br /> <br /> P=60N<br /> <br /> V=0,5m/s<br /> <br /> 0,0440<br /> <br /> 0,0521<br /> <br /> 0,0544<br /> <br /> 0 0636<br /> <br /> 0,0998<br /> <br /> 0,1323<br /> <br /> V=1,0m/s<br /> <br /> 0,0492<br /> <br /> 0,0563<br /> <br /> 0,0570<br /> <br /> 0,0813<br /> <br /> 0,1071<br /> <br /> 0,1486<br /> <br /> Vận tốc<br /> <br /> V=1,5m/s<br /> <br /> 0,0548<br /> <br /> 0,0575<br /> <br /> 0,0797<br /> <br /> 0,1123<br /> <br /> 0,1644<br /> <br /> 0,2244<br /> <br /> V=2,0m/s<br /> <br /> 0,0593<br /> <br /> 0,0704<br /> <br /> 0,0894<br /> <br /> 0,1303<br /> <br /> 0,1917<br /> <br /> 0,2619<br /> <br /> V=2,5 m/s<br /> <br /> 0,0661<br /> <br /> 0,0914<br /> <br /> 0,1128<br /> <br /> 0,1393<br /> <br /> 0,2303<br /> <br /> 0,2799<br /> <br /> V=3,0m/s<br /> <br /> 0,0839<br /> <br /> 0,0964<br /> <br /> 0,1242<br /> <br /> 0,1683<br /> <br /> 0,2436<br /> <br /> 0,3005<br /> <br /> - Sử dụng phần mềm Matlab 2011 vẽ được đồ<br /> thị biểu diễn mối quan hệ giữa hệ số ma sát với tải,<br /> tốc độ của cặp ma sát thép - động khi bôi trơn bằng<br /> mỡ Castrol-spheerol AP3 (hình 5).<br /> <br /> lực lớn (v= 0,5 -1m/s, p= 50N) hệ số ma sát của<br /> cặp ma sát thép đồng được bôi trơn bằng MBTBS<br /> lớn hơn so với cặp ma sát thép đồng được bôi trơn<br /> bằng MBT Castrol-Spheerol AP 3, còn ở vận tốc<br /> trượt lớn thì ngược lại hệ số ma sát của cặp ma sát<br /> thép đồng được bôi trơn bằng MBTBS lại nhỏ hơn<br /> so với cặp ma sát thép đồng được bôi trơn bằng<br /> MBT Castrol-Spheerol AP3. Tuy nhiên sự khác biệt<br /> này lại không có ý nghĩa thống kê.<br /> Qua đồ thị, ta thấy sự biến thiên hệ số ma sát<br /> của cặp ma sát thép – đồng khi được bôi trơn bằng<br /> MBTBS và mỡ Castrol – speerol AP3, trong vùng<br /> vận tốc từ 0.5 đến 3 m/s và tải trọng từ 10 đến 60 N<br /> là tương tự như nhau.<br /> IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> <br /> Hình 5. Mối quan hệ giữa hệ số ma sát với tải tải (10-60) N,<br /> tốc độ (0,5-3,0)m/s của cặp ma sát thép –đồng được bôi trơn<br /> bằng Castrol-spheerol AP3<br /> <br /> Qua bảng 5 cho thấy: khi được bôi trơn bằng<br /> mỡ Castrol – spheerol AP3 hệ số ma sát tỷ lệ thuận<br /> với vận tốc và tải trọng. Ngoài ra, khi vận tốc trượt<br /> tăng, khoảng tải trọng mà ở đó mỡ còn tác dụng bôi<br /> trơn tốt cũng giảm dần, giá trị tải trọng và tại đó mỡ<br /> bắt đầu mất tính ổn định cũng giảm dần. Cụ thể, khi<br /> vận tốc trượt khoảng (0,5 – 1) m/s thì mỡ bắt đầu<br /> mất mất tác dụng tại áp lực 50N, khi vận tốc trượt<br /> tăng khoảng (1,5 – 2) m/s và (2,5 – 3) m/s giá trị<br /> này giảm xuống lần lượt ở các mức 40N và 30N.<br /> Như vậy, các thông số này tương tự khi bôi trơn<br /> bằng MBTBS.<br /> Ngoài ra, cần phải nói thêm, mặc dù giá trị thực<br /> tế từ bảng 4 và 5 cho thấy rằng: ở vận tốc nhỏ, áp<br /> <br /> 1. Kết luận<br /> Qua khảo sát hệ số ma sát cặp thép – đồng<br /> trên máy khảo nghiệm ma sát MS-TS1.1 cho thấy<br /> hệ số ma sát của cặp ma sát trục thép – bạc đồng<br /> được bôi trơn bằng MBTBS có hệ số ma sát tương<br /> đương so với hệ số ma sát của cặp ma sát được<br /> bôi trơn bằng MBT Castrol-Spheerol AP 3 đang sử<br /> dụng cho các cặp ma sát trục thép bạc đồng trên<br /> thiết bị tàu thủy. Kết quả này cho thấy: trong điều<br /> kiện thí nghiệm mỡ bôi trơn sản xuất từ dầu cá basa<br /> với chất lảm đặc là 12 – StOLi có thể bôi trơn trên<br /> cặp ma sát thép đồng với những tính năng không<br /> thua kém mỡ Castrol-Spheerol AP3.<br /> 2. Kiến nghị<br /> - Đưa vào thử nghiệm thực tế, bôi trơn cho một<br /> số thiết bị tàu thủy như: cặp trục bạc máy tời lưới<br /> kéo hoặc tời neo, thiết bị nâng.<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 37<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2