intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu trường Tiểu học Đống Đa, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: ViHercules2711 ViHercules2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

92
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong thể dục thể thao, đề tài đã lựa chọn được 14 test đánh giá có đủ độ tin cậy và 23 bài tập đã qua thực nghiệm được chứng minh có tính hiệu quả tốt nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu trường tiểu học Đống Đa, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu trường Tiểu học Đống Đa, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> <br /> JOURNAL OF SCIENCE<br /> <br /> KHOA HỌC GIÁO DỤC<br /> EDUCATION SCIENCE<br /> ISSN:<br /> 1859-3100 Tập 16, Số 1 (2019): 129-140<br /> Vol. 16, No. 1 (2019): 129-140<br /> Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn<br /> <br /> NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN<br /> THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI TUYỂN NỮ THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU<br /> TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐNG ĐA, QUẬN BÌNH THẠNH,<br /> THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> Đinh Sang Giàu1, Trần Minh Tuấn2<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> Trường Tiểu học Đống Đa – quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh<br /> Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh & Giáo dục Thể chất, Trường Đại học Sài Gòn<br /> Tác giả liên hệ: Email: dinhsanggiau@gmail.com<br /> Ngày nhận bài: 05-9-2018; ngày nhận bài sửa: 14-9-2018; ngày duyệt đăng: 17-01-2019<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bằng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong thể dục thể thao, đề tài đã lựa chọn<br /> được 14 test đánh giá có đủ độ tin cậy và 23 bài tập đã qua thực nghiệm được chứng minh có tính<br /> hiệu quả tốt nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu trường tiểu<br /> học Đống Đa, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Từ khóa: thể dục nhịp điệu, đội tuyển nữ tiểu học, thể lực chuyên môn, các bài tập.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Đặt vấn đề<br /> Thể dục nhịp điệu (TDND) là một môn thể thao có sự phối hợp uyển chuyển của<br /> nhiều phức hợp động tác từ các bài tập thể dục (các bước vũ đạo) cùng với sự kết hợp lôi<br /> cuốn từ âm nhạc sôi động (Аrtemieva & Lysenko, 2015) được thực hiện trên mặt sàn và cả<br /> trên không trung (Gymnastics Canada, 2008). Các phức hợp động tác này chính là sự phối<br /> hợp chuyển động liện hoàn của tay, chân, đầu cổ, thân người (Miakinchenko &<br /> Shestakova, 2002). Ngoài ra, vận động viên (VĐV) trong môn TDND còn cần phải cần<br /> phải có các tố chất thể lực chuyên môn như sức mạnh kết hợp với tốc độ, độ bền cơ bắp<br /> (Jemni & Cook, 2006), đặc biệt là tố chất mềm dẻo và phối hợp vận động (Daxioroxki,<br /> 1978). Các tố chất thể lực chuyên môn này chính là chìa khóa dẫn đến thành công trong<br /> việc đạt thành tích cao trong thi đấu (Boliak & Boliak, 2009). Do đó, việc nâng cao các tố<br /> chất thể lực chuyên môn trong quá trình huấn luyện ở môn TDND nói riêng và trong các<br /> môn thể thao nói chung đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết.<br /> Lứa tuổi học sinh tiểu học tương đối dài (từ 6 đến 11 tuổi) với đặc điểm tâm sinh lí<br /> có những biến đổi quan trọng về nhận thức, tình cảm, xúc cảm… đều có thay đổi hơn so<br /> với mầm non. Khả năng tự lập của trẻ đã tương đối tốt nên việc ăn, uống sẽ được đẩy<br /> xuống hàng “thứ yếu”, thay vào đó việc dạy dỗ trẻ học tập, rèn luyện các kĩ năng sống,<br /> cách thức tập luyện thể dục thể thao (TDTT) lại trở thành nhiêm vụ “trọng yếu”<br /> (Vương Nghệ Lâm, 2013). Nhưng dù có thay đổi đến thế nào thì chúng vẫn còn là “trẻ<br /> con”, do đó giảng dạy cần hiểu tâm sinh lí của trẻ, luôn là một người bạn tốt, biết động<br /> 129<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br /> <br /> Tập 16, Số 1 (2019): 129-140<br /> <br /> viên và khơi gợi tính hăng say, đam mê của trẻ và phát huy các khả năng mà trẻ có sẵn.<br /> Thói quen tập luyện và việc giáo dục đúng cách thật sự có thể cải thiện tố chất sức mạnh,<br /> sức bền cơ bắp ở tuyến VĐV trẻ (Sawczyn & Mishchenko, 2016) – đây là một trong những<br /> điều kiện để đạt thành tích cao trong thi đấu. Môn thể thao TDND còn là một trong những<br /> nội dung phát huy tính hăng say, sự sáng tạo và tham gia học hỏi của trẻ trong giờ thể dục<br /> chính khóa và các hoạt động TDTT ngoại khóa (Nguyễn Trung Kiên, 2009). Các học sinh<br /> tham gia tập luyện môn TDND rất đông và nhiệt tình, đặc biệt là các em học sinh nữ và<br /> hiện nay môn này đã trở thành một trong những môn phổ biến nhất ở Trường Tiểu học<br /> Đống Đa, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Môn TDND đưa vào tập luyện ở<br /> Trường Đống Đa đã nhiều năm, song kết quả đạt được vẫn chưa phát huy hết tiềm năng<br /> của môn thể thao này. Do đó, việc xây dựng hệ thống các bài tập phát triển thể lực chuyên<br /> môn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí ở lứa tuổi tiểu học nhưng phải đáp ứng điều kiện cơ<br /> sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị còn nghèo nàn là vấn đề cấp thiết nhằm góp phần nâng<br /> cao kĩ năng và thành tích của trẻ trong các hoạt động thi đấu. Mặc dù, đã có nhiều tài liệu<br /> và nghiên cứu trước đây về việc xây dựng các bài tập trong môn TDND nhưng tính ứng<br /> dụng ở từng trường lại khác nhau, đặc điểm và trình độ tập luyện của người tập cũng khác<br /> nhau, vì vậy đòi hỏi cần phải có nghiên cứu sâu ở từng đơn vị đặc thù để việc đánh giá<br /> được chính xác và phù hợp hơn.<br /> Để giải quyết mục đích của đề tài, chúng tôi thực hiện 3 nhiệm vụ sau: xác định các<br /> test đánh giá thể lực chuyên môn, lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn phù<br /> hợp lứa tuổi, đặc điểm cũng như điều kiện hiện có ở trường và ứng dụng các bài tập này<br /> cho đội tuyển nữ TDND tại Trường Tiểu học Đống Đa. Quá trình nghiên cứu chúng tôi đã<br /> sử dụng 5 phương pháp thường quy trong TDTT như: phương pháp tham khảo tài liệu,<br /> phỏng vấn chuyên gia, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm và thống kê toán học.<br /> Khách thể phỏng vấn là 20 người bao gồm các chuyên gia, giáo viên, huấn luyện viên lâu<br /> năm trong môn TDND. Khách thể nghiên cứu là 20 nữ học sinh đội tuyển TDND Trường<br /> Tiểu học Đống Đa, quận Bình, được chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên (10 học sinh nhóm<br /> thực nghiệm và 10 học sinh nhóm đối chứng).<br /> 2.<br /> Kết quả nghiên cứu và bàn luận<br /> 2.1. Xác định các test nhằm đánh giá thể lực chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục<br /> nhịp điệu Trường Tiểu học Đống Đa, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh<br /> Chúng tôi đã tiến hành theo 3 bước sau:<br /> + Bước 1. Tổng hợp các test đánh giá thể lực chuyên môn trong môn TDND đã được<br /> công bố từ các tài liệu và công trình nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước như: Lê<br /> Văn Lẫm (2008), Nguyễn Kim Lan (2005), Nguyễn Trung Kiên (2007), Phan Thanh Chiến<br /> (2015), Hare (1996), Davydov & Karasnov (2000), Sleeper & Casey (2012), Artemyeva &<br /> Moshenska (2017), Gymnastics Canada (2008), Trajković & Živčić-Marković (2016)…<br /> Kết quả, chúng tôi đã tổng hợp được 55 test đánh giá thể lực chuyên môn trong môn<br /> 130<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br /> <br /> Đinh Sang Giàu và tgk<br /> <br /> TDND. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc thù cơ sở vật chất, trang thiết bị ở trường, đặc điểm môn<br /> TDND và sự phù hợp của các test đến nhóm khách thể nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn<br /> 23 test đánh giá chia đều trong 5 tố chất vận động: sức bền, sức nhanh, sức mạnh, mềm<br /> dẻo và khéo léo (khả năng phối hợp vận động), kết quả được mô tả trong Bảng 1.<br /> Bảng 1. Kết quả phỏng vấn nhằm lựa chọn các test đánh giá thể lực chuyên môn<br /> cho đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu trường tiểu học Đống Đa<br /> <br /> Khéo léo<br /> <br /> Sức nhanh<br /> <br /> Mềm dẻo<br /> <br /> Sức bền<br /> <br /> Sức mạnh<br /> <br /> Test đánh giá thể lực chuyên môn TDND<br /> 1. Bật xa tại chỗ (cm)<br /> 2. Bật cao tại chỗ (cm)<br /> 3. Lực bóp tay (kg)<br /> 4. Ke dạng chân (s)<br /> 5. Ke khép chân (s)<br /> 6. Gập bụng (lần/30s)<br /> 7. Nằm sấp nâng thân và chân (lần)<br /> 8. Chạy tùy sức 5 phút (m)<br /> 9. Chuối tay (s)<br /> 10. Đứng tấn (s)<br /> 11. Uốn cầu (cm)<br /> 12. Dẻo vai (cm)<br /> 13. Xoạc dọc ngang (điểm)<br /> 14. Xoạc dọc trái (điểm)<br /> 15. Xoạc dọc phải (điểm)<br /> 16. Nhảy dây (lần/15s)<br /> 17. Đá chân (lần/15s)<br /> 18. Chạy 30m XPC (s)<br /> 19. Chạy 20m XPC (s)<br /> 20. Bật dạng (lần/15s)<br /> 21. Nhảy chữ thập (lần/30s)<br /> 22. Đứng-ngồi-chống sấp-ngồi-bật (lần/30s)<br /> 23. Nhảy lục giác (lần/30s)<br /> <br /> Mức độ sử dụng (n=20)<br /> Đồng<br /> Không<br /> %<br /> %<br /> ý<br /> đồng ý<br /> 18<br /> 90%<br /> 2<br /> 10%<br /> 17<br /> 85%<br /> 3<br /> 15%<br /> 11<br /> 55%<br /> 9<br /> 45%<br /> 10<br /> 50%<br /> 10<br /> 50%<br /> 13<br /> 65%<br /> 7<br /> 35%<br /> 19<br /> 95%<br /> 1<br /> 5%<br /> 18<br /> 90%<br /> 2<br /> 10%<br /> 16<br /> 80%<br /> 4<br /> 20%<br /> 12<br /> 60%<br /> 8<br /> 40%<br /> 9<br /> 45%<br /> 11<br /> 55%<br /> 18<br /> 90%<br /> 2<br /> 10%<br /> 18<br /> 90%<br /> 12<br /> 10%<br /> 16<br /> 80%<br /> 4<br /> 20%<br /> 19<br /> 95%<br /> 1<br /> 5%<br /> 18<br /> 90%<br /> 2<br /> 10%<br /> 10<br /> 50%<br /> 10<br /> 50%<br /> 18<br /> 90%<br /> 2<br /> 10%<br /> 19<br /> 95%<br /> 1<br /> 5%<br /> 12<br /> 60%<br /> 8<br /> 40%<br /> 6<br /> 30%<br /> 14<br /> 70%<br /> 19<br /> 95%<br /> 1<br /> 5%<br /> 18<br /> 90%<br /> 2<br /> 10%<br /> 7<br /> 50%<br /> 13<br /> 50%<br /> <br /> + Bước 2. Phỏng vấn chuyên gia<br /> Từ 23 test đã được lựa chọn ở trên, chúng tôi xây dựng phiếu phỏng vấn cho các huấn<br /> luyện viên, chuyên gia, giảng viên giảng dạy môn TDND với 2 tiêu chí đánh giá “Đồng ý” và<br /> “Không đồng ý”. Chúng tôi phát ra 20 phiếu, thu về 20 phiếu hợp lệ, kết quả phỏng vấn được<br /> mô tả trong Bảng 1.<br /> <br /> 131<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br /> <br /> Tập 16, Số 1 (2019): 129-140<br /> <br /> Từ kết quả phỏng vấn trong Bảng 1, nhóm tác giả xác định được các test đánh giá thể lực<br /> chuyên môn cho đội tuyển nữ thể dục nhịp điệu Trường Tiểu học Đống Đa bằng cách lựa<br /> chọn các lựa chọn có đánh giá với tỉ lệ “Đồng ý” từ 80% trở lên. Các test đánh giá được liệt kê<br /> như sau: Về tố chất sức mạnh bao gồm bật xa tại chỗ (cm) và bật cao tại chỗ (cm); Về tố<br /> chất sức bền: gập bụng (lần/30s), nằm sấp nâng thân và chân (lần) và chạy tùy sức 5 phút<br /> (m); Về tố chất mềm dẻo: uốn cầu (cm), dẻo vai (cm), xoạc dọc ngang (điểm), xoạc dọc<br /> trái (điểm), xoạc dọc phải (điểm); Về tố chất sức nhanh: đá chân (lần/15s) và chạy 30m<br /> xuất phát cao (XPC) (s); Về tố chất khéo léo: nhảy chữ thập (lần/30s) và đứng-ngồi-chống<br /> sấp-ngồi-bật (lần/30s).<br /> + Bước 3. Kiểm tra độ tin cậy các test<br /> Việc kiểm nghiệm được tiến hành trên 10 học sinh nữ với hai lần kiểm tra cách nhau<br /> 7 ngày cùng các điều kiện và thứ tự quy trình kiểm tra là như nhau. Để đánh giá độ tin cậy<br /> của test, chúng tôi tiến hành tính hệ số tương quan (r) ở từng test giữa 2 lần kiểm tra, thu<br /> được kết quả được mô tả trong Bảng 2. Trong đó:<br /> - Nếu hệ số tương quan r ≥ 0,8 và p ≤ 0,05 thì test có đủ độ tin cậy;<br /> - Nếu hệ số tương quan r < 0,8 thì test không đủ độ tin cậy.<br /> Bảng 2. Hệ số tương quan của các test đánh giá<br /> <br /> Sức mạnh<br /> <br /> Sức bền<br /> <br /> Mềm dẻo<br /> <br /> Sức nhanh<br /> Khéo léo<br /> <br /> Test đánh giá (n=10)<br /> 1. Bật xa tại chỗ (cm)<br /> 2. Bật cao tại chỗ (cm)<br /> 3. Gập bụng (lần/30s)<br /> 4. Nằm sấp nâng thân và chân (lần)<br /> 5. Chạy tùy sức 5 phút (m)<br /> 6. Uốn cầu (cm)<br /> 7. Dẻo vai (cm)<br /> 8. Xoạc dọc ngang (điểm)<br /> 9. Xoạc dọc trái (điểm)<br /> 10. Xoạc dọc phải (điểm)<br /> 11. Đá chân (lần/15s)<br /> 12. Chạy 30m XPC (s)<br /> 13. Nhảy chữ thập (lần/30s)<br /> 14. Đứng-ngồi-chống sấp-ngồi-bật (lần/30s)<br /> <br /> r<br /> 0,97<br /> 0,82<br /> 0,85<br /> 0,84<br /> 0,93<br /> 0,82<br /> 0,87<br /> 0,90<br /> 0,83<br /> 0,82<br /> 0,83<br /> 0,91<br /> 0,88<br /> 0,88<br /> <br /> p<br /> < 0,05<br /> < 0,05<br /> < 0,05<br /> < 0,05<br /> < 0,05<br /> < 0,05<br /> < 0,05<br /> < 0,05<br /> < 0,05<br /> < 0,05<br /> < 0,05<br /> < 0,05<br /> < 0,05<br /> < 0,05<br /> <br /> Kết quả từ Bảng 2 cho thấy 10 test đánh giá đều có hệ số tương quan r>0,8 và<br /> p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2