intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh nhân vô sinh do hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

81
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh nhân (BN) vô sinh do hội chứng buồng trứng đa nang (BTĐN) tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Đối tượng và phương pháp: 100 BN vô sinh do hội chứng BTĐN thỏa mãn tiêu chuẩn Rotterdam. Số liệu được tính toán bằng chương trình SPSS 13.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh nhân vô sinh do hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN VÔ SINH<br /> DO HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG<br /> TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÕNG<br /> Vũ Văn Tâm*; Trịnh Thế Sơn**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh nhân (BN) vô sinh do hội chứng buồng<br /> trứng đa nang (BTĐN) tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Đối tượng và phương pháp: 100 BN<br /> vô sinh do hội chứng BTĐN thỏa mãn tiêu chuẩn Rotterdam. Số liệu được tính toán bằng<br /> chương trình SPSS 13.0. Kết quả: 88% BN thưa kinh, 12% BN vô kinh. BN vô sinh do hội<br /> chứng BTĐN ở Việt Nam ít khi béo phì (30 BN thừa cân, 61 BN có chỉ số BMI bình thường,<br /> 9 BN gày). Hầu hết BN có biểu hiện nam tính hóa. Kết luận: nam tính hóa, rối loạn kinh nguyệt,<br /> chỉ số BMI trung bình tăng và vô sinh là những đặc điểm thường thấy ở BN do hội chứng BTĐN.<br /> * Từ khóa: Hội chứng buồng trứng đa nang; Vô sinh nữ.<br /> <br /> Study on Characteristics of Infertile Women with Polycystic Ovary<br /> Syndrome at Haiphong Gynecology and Obstetrics Hospital<br /> Summary<br /> Objectives: To study the characteristics of infertile women with polycystic ovary syndrome at<br /> Haiphong Gynecology and Obstetrics Hospital. Subjects and methods: 100 infertite patients with<br /> criteria of the Rotterdam ESHRE/ASRM meeting for polycystic ovary syndrome (PCOS) were<br /> studied. Data were analyzed by SPSS 13.0 software. Results: 88% oligomenorrheic patients,<br /> 12% amenorrheic patients. Vietnamese women were less obese (30 women were overweight,<br /> 61 women had normal BMI and 9 women were thin). All patients had hirsutism. Conclusion:<br /> Hirsutism, menstrual disorders, increasing BMI index and infertility were the popular characteristics<br /> of patients with polycystic ovary syndrome.<br /> * Key words: Polycystic ovary syndrome; Infertile women.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Năm 1935, Stain IF và Leventhal ML<br /> lần đầu tiên mô tả một hội chứng phức<br /> tạp có liên quan đến rối loạn phóng noãn.<br /> Hai tác giả này mô tả 7 BN, trong đó<br /> <br /> 4 người béo phì với các triệu chứng rối<br /> loạn kinh nguyệt, nam tính hóa, buồng<br /> trứng to, đa nang và đưa ra quan điểm<br /> điều trị là phẫu thuật cắt góc buồng trứng<br /> với lý do buồng trứng to và vỏ dày dẫn<br /> đến không phóng noãn.<br /> <br /> * Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng<br /> ** Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Trịnh Thế Sơn (trinhtheson@vmmu.edu.vn)<br /> Ngày nhận bài: 11/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/02/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 01/03/2016<br /> <br /> 133<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> Ngày nay, hội chứng BTĐN được biết<br /> đến là một bệnh lý rối loạn phóng noãn<br /> thường gặp nhất trong lứa tuổi sinh sản.<br /> Theo nghiên cứu của Franks (1995), hội<br /> chứng BTĐN chiếm 5 - 10% BN vô sinh<br /> và > 70% trường hợp vô sinh do không<br /> phóng noãn [4]. Đặc biệt, hội chứng<br /> BTĐN được cho là một bệnh lý vượt quá<br /> giới hạn của sức khỏe sinh sản vì nó<br /> không chỉ gây vô sinh mà còn liên quan<br /> đến bệnh đái tháo đường týp 2, bệnh tim<br /> mạch [2].<br /> Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài<br /> nghiên cứu nhằm: Nghiên cứu một số đặc<br /> điểm của BN vô sinh do hội chứng BTĐN<br /> tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> BN đến khám và điều trị vô sinh tại<br /> Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng có chẩn<br /> đoán hội chứng BTĐN theo tiêu chuẩn<br /> của hội thảo ESHRE/ASRM tại Rotterdam<br /> (2003). Chẩn đoán hội chứng BTĐN khi<br /> có 2/3 tiêu chuẩn:<br /> - Tiêu chuẩn 1: kinh thưa hoặc không<br /> phóng noãn.<br /> - Tiêu chuẩn 2: cường androgen.<br /> - Tiêu chuẩn 3: hình ảnh BTĐN trên siêu<br /> âm: ít nhất 12 nang kích thước 2 - 9 mm<br /> mỗi buồng trứng hoặc thể tích buồng<br /> trứng > 10 cm.<br /> * Tiêu chuẩn chọn BN:<br /> - Tuổi: 20 - 35.<br /> - Nồng độ insulin máu lúc đói ≥ 10 µUI/ml.<br /> - LH/FSH > 1,5.<br /> 134<br /> <br /> - Chụp X quang tử cung/vòi trứng: hai vòi<br /> trứng thông tốt, buồng tử cung bình thường.<br /> - Tinh dịch của người chồng trong giới<br /> hạn bình thường.<br /> - Tình nguyện tham gia nghiên cứu.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: BN có bệnh lý<br /> tuyến giáp, bệnh lý vô kinh tiết sữa, bệnh<br /> lý tuyến thượng thận, bệnh lý về gan,<br /> thận, có tiền sử phẫu thuật vùng chậu,<br /> cắt góc buồng trứng, đốt điểm buồng trứng.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Đánh giá các tiêu chí nghiên cứu lâm<br /> sàng:<br /> - Tiền sử kinh nguyệt.<br /> - Tiền sử bệnh phụ khoa, sản khoa.<br /> - Tiền sử nội ngoại khoa và bệnh lý<br /> khác.<br /> - Đo chiều cao cân nặng để tính chỉ số<br /> khối cơ thể (BMI).<br /> - Khám phụ khoa.<br /> * Tiêu chuẩn đánh giá dấu hiệu nam hóa:<br /> - Lông chân kiểu nam: lông mọc nhiều<br /> và dài ở cẳng chân, có thể mọc cả ở đùi.<br /> - Lông mu kiểu nam: lông mọc nhiều<br /> và lan lên trên bụng theo đường trắng<br /> giữa, mặt trong của đùi, thậm chí cả xung<br /> quanh hậu môn.<br /> - Râu và ria mép + lông mu kiểu nam +<br /> lông chân kiểu nam.<br /> * Tiêu chuẩn đánh giá kinh nguyệt:<br /> - Kinh thưa: vòng kinh > 35 ngày.<br /> - Vô kinh: vòng kinh quá 6 tháng không<br /> thấy có kinh.<br /> - Rong kinh: thời gian có kinh nguyệt<br /> > 7 ngày.<br /> * Xử lý số liệu: bằng phần mền SPSS<br /> 13.0.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Trong thời gian nghiên cứu, 100 BN<br /> hội chứng BTĐN thỏa mãn tiêu chuẩn lựa<br /> chọn đưa vào diện nghiên cứu.<br /> 1. Đặc điểm chung của đối tƣợng<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> Số BN có thời gian vô sinh < 3 năm<br /> chiếm chủ yếu là do hội chứng BTĐN.<br /> Đây là nguyên nhân gây vô sinh nguyên<br /> phát. Vì vậy, BN đến khám ngay từ những<br /> năm đầu sau xây dựng gia đình.<br /> * Phân bố BN theo loại vô sinh (n = 100):<br /> <br /> * Phân bố đối tượng nghiên cứu theo<br /> địa dư (n = 100):<br /> <br /> Vô sinh 1: 89 BN (89,0%); vô sinh 2:<br /> 11 BN (11,0%).<br /> <br /> Thành thị: 49 BN (49,0 %); nông thôn:<br /> 51 BN (51,0%).<br /> <br /> Giống như thời gian vô sinh, hội chứng<br /> BTĐN là nguyên nhân gây vô sinh nguyên<br /> phát, vì thế BN thường đến khám và điều<br /> trị trong những năm đầu sau xây dựng<br /> gia đình.<br /> <br /> Phân bố BN hội chứng BTĐN ở nông<br /> thôn và thành thị tương đương nhau.<br /> * Phân bố đối tượng nghiên cứu theo<br /> tuổi (n = 100):<br /> < 25 tuổi: 27 BN (27,0%); 25 < 30 tuổi:<br /> 61 BN (61,0%); 30 - 35 tuổi: 12 BN (12,0%).<br /> Số BN ở lứa tuổi 25 - 30 nhiều nhất.<br /> Điều này phù hợp với thực tế, vì ở lứa<br /> tuổi này phụ nữ quan tâm nhiều đến vấn<br /> đề sinh sản hơn.<br /> Bảng 1: Nghề nghiệp của đối tượng<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> Kinh thưa: 90 BN (90,0%); vô kinh:<br /> 10 BN (10,0%).<br /> Bệnh lý hội chứng BTĐN thường gây<br /> rối loạn kinh nguyệt do rối loạn phóng<br /> noãn và chủ yếu là gây kinh thưa.<br /> Bảng 3: Đặc điểm nam tính hoá.<br /> Dấu hiệu nam tính<br /> <br /> %<br /> <br /> Ria mép - râu<br /> <br /> 11<br /> <br /> 11,0<br /> <br /> 20,0<br /> <br /> Lông chân kiểu nam<br /> <br /> 35<br /> <br /> 35,0<br /> <br /> 26<br /> <br /> 26,0<br /> <br /> Lông mu kiểu nam<br /> <br /> 40<br /> <br /> 40,0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> Cả 3 dấu hiệu<br /> <br /> 14<br /> <br /> 14,0<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Công nhân viên chức<br /> <br /> 54<br /> <br /> 54,0<br /> <br /> Làm ruộng<br /> <br /> 20<br /> <br /> Nội trợ<br /> Tổng số<br /> <br /> Số BN hội chứng BTĐN tập trung ở<br /> nhóm công nhân viên chức nhiều nhất,<br /> phù hợp với đặc tính nghề phải ăn nhanh,<br /> ít lao động chân tay.<br /> Bảng 2: Phân bố đối tượng nghiên cứu<br /> theo thời gian vô sinh.<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> < 3 năm<br /> <br /> 68<br /> <br /> 68,.0<br /> <br /> 3 - 5 năm<br /> <br /> 26<br /> <br /> 26,0<br /> <br /> > 5 năm<br /> <br /> 6<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> * Đặc điểm kinh nguyệt (n = 100):<br /> <br /> n<br /> <br /> Nghề nghiệp<br /> <br /> Thời gian vô sinh<br /> <br /> 2. Đặc điểm lâm sàng của BN BTĐN.<br /> <br /> Hầu hết BN hội chứng BTĐN ít nhiều<br /> có biểu hiện nam tính hóa trên lâm sàng.<br /> Biểu hiện hay gặp nhất là lông mu kiểu<br /> nam và lông chân kiểu nam. Chỉ có 11<br /> trường hợp có râu - ria mép.<br /> * Chỉ số BMI (n = 100):<br /> Gày: 9 BN (9,0%); trung bình: 61 BN<br /> (61,0%); thừa cân: 30 BN (30,0%).<br /> Hầu hết BN hội chứng BTĐN trong<br /> nghiên cứu không có biểu hiện béo phì.<br /> 135<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Dấu hiệu về kinh nguyệt là một biểu<br /> hiện rất sớm ở hội chứng BTĐN, thường<br /> gặp nhất là kinh thưa không đều, chu kỳ<br /> 35 - 50 ngày, thậm chí 2 - 4 tháng mới có<br /> kinh một lần. Điều này có thể dẫn tới vô<br /> kinh thứ phát do rối loạn hoàn toàn trục<br /> nội tiết sinh sản. Do vậy, cần phân biệt<br /> với bệnh lý vô kinh tiết sữa, dính buồng<br /> tử cung sau nạo hút thai hoặc bệnh lý suy<br /> buồng trứng sớm và suy tuyến yên. Theo<br /> Nguyễn Thị Mai Anh [1], BN kinh thưa<br /> 70,8%, vô kinh 10%. Kinh thưa và vô kinh<br /> là một trong những dấu hiệu hướng tới<br /> chẩn đoán hội chứng BTĐN, dấu hiệu này<br /> có ở 100% BN của chúng tôi.<br /> Vô sinh vừa là triệu chứng lâm sàng<br /> vừa là lý do khiến BN đến khám tại các<br /> phòng khám vô sinh. Nguyên nhân dẫn<br /> đến vô sinh trong hội chứng BTĐN là do<br /> rối loạn phóng noãn hoặc không phóng<br /> noãn kéo dài. BN sau khi xây dựng gia<br /> đình 1 năm không thấy có thai thường<br /> đến khám và tư vấn. Phần lớn BN hội<br /> chứng BTĐN là dạng vô sinh nguyên<br /> phát, do hội chứng BTĐN thường xuất<br /> hiện rất sớm. Theo Nguyễn Thị Mai Anh [1],<br /> 8,3% BN hội chứng BTĐN ở tuổi < 20,<br /> 25% BN chưa có gia đình đã phát hiện bị<br /> hội chứng BTĐN, vô sinh nguyên phát<br /> chiếm 45,9%. Trong nghiên cứu của<br /> chúng tôi, dấu hiệu vô sinh là lý do khiến<br /> BN đến khám và điều trị, 89% BN vô sinh<br /> nguyên phát, trong khi chỉ có 11% vô sinh<br /> thứ phát.<br /> Nam tính hóa là một trong những dấu<br /> hiệu quan trọng ở BN hội chứng BTĐN,<br /> đặc biệt BN có nồng độ LH tăng cao.<br /> Theo Carmina và CS [3], tỷ lệ nam tính<br /> 136<br /> <br /> hóa lâm sàng của BN hội chứng BTĐN là<br /> 95%, Nguyễn Thị Mai Anh gặp 89,9% BN<br /> hội chứng BTĐN có biểu hiện này [1].<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100%<br /> BN có nam tính hóa. Kết quả này là do<br /> đối tượng nghiên cứu có nồng độ LH và<br /> insulin máu tăng cao. Như vậy, dấu hiệu<br /> nam tính hóa là một triệu chứng gợi ý cho<br /> bác sỹ nghĩ đến hội chứng BTĐN và phù<br /> hợp theo tiêu chuẩn Rotterdam 2003 [5].<br /> KẾT LUẬN<br /> Qua nghiên cứu 100 BN vô sinh do hội<br /> chứng BTĐN với độ tuổi từ 20 - 35, chúng<br /> tôi nhận thấy: đa số BN (89,0%) vô sinh<br /> nguyên phát. Hầu hết BN không có biểu<br /> hiện béo phì, 30 BN quá cân. Phần lớn có<br /> biểu hiện nam tính hóa trên lâm sàng.<br /> Bệnh lý hội chứng BTĐN thường gây rối<br /> loạn kinh nguyệt do rối loạn phóng noãn<br /> và chủ yếu gây kinh thưa.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Thị Mai Anh. Nghiên cứu một<br /> số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của<br /> hội chứng BTĐN. Luận văn Thạc sỹ Y khoa.<br /> Trường Đại học Y Hà Nội. 2001.<br /> 2. Adams J, Polson DW, Frank S.<br /> Prevalence of polycystic ovaries in women<br /> with anovulation and idiopathic hirutism.<br /> Br Med J. 1986, 293, pp.355-359.<br /> 3. Carmina E, Koyama T, Chang L. Does<br /> ethnicity influence the prevalence of adrenal<br /> hyperandrogenism in insulin resistance in the<br /> polycystic ovary syndrome?. Am J Obstet<br /> Gynecol. 1992, 167, pp.1807-1812.<br /> 4. Franks S. Polycystic ovary syndrome.<br /> New Engl J Med. 1995, pp.333-853.<br /> 5. The Rotterdam ESHRE/ASRM 2003sponsored PCOS consensus workshop group.<br /> Revised consensus on diagnostic criteria.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2