intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh sán dải bò (taenia saginata) tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Hạnh Lệ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

44
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thói quen ăn phở bò tái ngày càng nhiều là nguy cơ dễ mắc bệnh sán dải bò của người dân. Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả biểu hiện lâm sàng, liều điều trị đặc hiệu và theo dõi đáp ứng với điều trị đối với bệnh nhiễm sán dải bò.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh sán dải bò (taenia saginata) tại Thành phố Hồ Chí Minh

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH SÁN DẢI BÒ<br /> (TAENIA SAGINATA) TẠI TP. HỒ CHÍ MINH<br /> Trần Phủ Mạnh Siêu*, Lê Thị Cẩm Ly**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Thói quen ăn phở bò tái ngày càng nhiều là nguy cơ dễ mắc bệnh sán dải bò của người dân.<br /> Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả biểu hiện lâm sàng, liều điều trị đặc hiệu và theo dõi đáp ứng với điều trị<br /> đối với bệnh nhiễm sán dải bò.<br /> Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện từ tháng 06/2010 đến 08/2011 tại Bệnh<br /> viện Bệnh Nhiệt Đới Thành Phố Hồ Chí Minh.<br /> Kết quả: 41 trường hợp nhiễm sán dải bò Taenia saginata có 66% là nam, 34% là nữ. Số bệnh nhân trong<br /> độ tuổi lao động từ 18 đến 60 tuổi chiếm 78%, ở thành thị chiếm 68%. Bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng<br /> chiếm 73%, rối loạn tiêu hóa chiếm 22%, đau bụng 5%. Số lượng bạch cầu ái toan trung bình là 606,58 tế bào/ml<br /> (6%).<br /> Kết luận: Bệnh tập trung nhiều trong độ tuổi lao động và sống ở thành thị. Bệnh không có biểu hiện lâm<br /> sàng rõ ràng, bạch cầu ái toan tăng nhẹ. Bệnh đáp ứng hiệu quả với Praziquantel 10mg/kg liều duy nhất.<br /> Từ khóa: sán dải bò, TP. HCM.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> STUDY OF SOME CHARACTERISTICS OF TAENIASIS (TAENIA SAGINATA)<br /> IN HO CHI MINH CITY<br /> Tran Phu Manh Sieu, Le Thi Cam Ly<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 126 - 129<br /> Introduction: Eating undercook beef noodle is a risk factor of taeniasis. This study was performed to describe<br /> the clinical symptoms, dose of specific treatment and monitoring response of treatment for patients who suffered<br /> taeniasis.<br /> Method: A cross-sectional study was conducted with convenient sample from 06/2011 to 08/2011 in the<br /> Hospital of Tropical Diseases, Ho Chi Minh City.<br /> Results: Among 41 cases of taeniasis, the percentage of positive cases of men was higher than women. The<br /> prevalence of working-aged patients from 18 to 60 years old constituted 78%; 68% patients living in urban areas.<br /> Patients without clinical symptoms were 73%, followed by gastrointestinal disorder (22%) and abdominal pain<br /> (5%). An average number of eosinophil is 606.58 cells/ml (6%)<br /> Conclusion: Taeniasis is popular in working-aged people and urban population. Clinical symptoms are not<br /> specific. The presence of proglottis is exact diagnosis. Using only a praziquentel dose of 10 mg/kg was effective.<br /> Key words: Taeniasis, HCM City.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Taenia saginata là loại một sán dải ký sinh ở<br /> người dưới dạng trưởng thành, còn gọi là sán<br /> dây, sán xơ mít. Người nhiễm sán do ăn thịt bò<br /> <br /> chứa nang ấu trùng chưa nấu chín(9,10) thói quen<br /> ăn phở bò tái là nguy cơ dễ mắc bệnh sán dải bò<br /> (Taenia saginata )(2). Bệnh sán dải bò vẫn tồn tại ở<br /> Châu Âu do việc kiểm soát thịt và quản lý nông<br /> <br /> * Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM, ** Trường Đại học Y Dược Cần Thơ<br /> Tác giả liên lạc: TS. Trần Phủ Mạnh Siêu, ĐT: 0933990369, Email: tranmsieu@yahoo.com<br /> <br /> 126<br /> <br /> Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> nghiệp không chặt chẽ(3). Theo tác giả Nguyễn<br /> Văn Chương tỷ lệ nhiễm sán dải bò ở 4 điểm<br /> thuộc 2 huyện của tỉnh Kon Tum là 4,7316,05%(7). Bệnh nhiễm sán dải bò là một bệnh lý<br /> phổ biến nhưng ít được quan tâm. Người bệnh<br /> chỉ đi khám bệnh khi thấy đốt sán xuất hiện<br /> nhiều lần, hay tự mua thuốc sổ giun thông<br /> thường (mebendazole) uống nhưng thấy không<br /> khỏi thì mới chịu đi khám bệnh. Nghiên cứu<br /> được tiến hành với mục tiêu:<br /> 1- Mô tả biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng.<br /> 2- Điều trị đặc hiệu và theo dõi đáp ứng với<br /> điều trị đặc hiệu.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Các bệnh nhân thấy đốt sán bò ra ngoài đến<br /> khám bệnh tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Thành<br /> Phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Mô tả hàng loạt ca<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> Tất cả các bệnh nhân có đốt sán chui ra<br /> ngoài và đem đốt sán đến định danh.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Các bệnh nhân thấy đốt sán chui ra ngoài<br /> nhưng không đem đốt sán đến định danh.<br /> <br /> Phương pháp chọn mẫu<br /> Chọn mẫu thuận tiện: tất cả những bệnh<br /> nhân thấy thấy đốt sán bò ra ngoài đến khám<br /> bệnh tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Thành Phố<br /> Hồ Chí Minh từ 06/2010 đến 08/2011.<br /> <br /> Các bước thu thập số liệu<br /> Bước 1: hỏi bệnh sử và các yếu tố nguy cơ<br /> Bước 2: làm xét nghiệm định danh đốt sán<br /> và công thức máu tìm số lượng bạch cầu ái toan<br /> Bước 3: ghi nhận kết quả điều trị sau 2 tuần<br /> và sau 4 tuần<br /> Bước 4: hoàn thành phiếu thu thập số liệu<br /> sau khi có đầy đủ các kết quả xét nghiệm và<br /> điều trị.<br /> <br /> Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Đặc điểm dân số xã hội và thói quen ăn<br /> uống của đối tượng nghiên cứu<br /> Trong tổng số 41 bệnh nhân có đem đốt sán<br /> đến khám tại bệnh viện<br /> Bảng 1. Đặc điểm dân số học của đối tượng (n = 41)<br /> Dưới 18 tuổi<br /> 18 – 60 tuổi<br /> Trên 60 tuổi<br /> Nam<br /> Giới<br /> tính<br /> Nữ<br /> Nghề Công nhân viên<br /> nghiệp<br /> Học sinh<br /> Buôn bán<br /> Nông dân<br /> Nội trợ<br /> Khác<br /> Nơi cư<br /> Thành thị<br /> ngụ<br /> Nông thôn<br /> Thời<br /> ≤ 6 tháng<br /> gian<br /> > 6 tháng<br /> phát hiện<br /> Không nhớ<br /> Ăn phở ≥ 3 lần/tuần<br /> bò tái<br /> < 3 lần/tuần<br /> Ăn rau ≥ 3 lần/tuần<br /> sống<br /> < 3 lần/tuần<br /> Tuổi<br /> <br /> Tần số<br /> 6<br /> 32<br /> 3<br /> 27<br /> 14<br /> 12<br /> 9<br /> 7<br /> 5<br /> 5<br /> 3<br /> 28<br /> 13<br /> 8<br /> 2<br /> 31<br /> 24<br /> 17<br /> 21<br /> 20<br /> <br /> %<br /> 14,63<br /> 78,00<br /> 7,31<br /> 65,85<br /> 34,15<br /> 29,26<br /> 21,95<br /> 17,07<br /> 12,19<br /> 12,19<br /> 7,34<br /> 68,00<br /> 32,00<br /> 19,52<br /> 4,87<br /> 75,61<br /> 58,53<br /> 41,47<br /> 51,22<br /> 48,78<br /> <br /> 41 bệnh nhân được khảo sát có 65,85% là<br /> nam, 34,15% là nữ. Số bệnh nhân trong độ<br /> tuổi lao động từ 18 đến 60 tuổi chiếm 78%. Về<br /> nghề nghiệp thì đối tượng là công nhân viên<br /> có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất. Các bệnh nhân<br /> ở thành thị chiếm 68%. Như vậy những bệnh<br /> nhân là nam có tỷ lệ nhiễm bệnh nhiều hơn<br /> nữ, những người trong độ tuổi lao động<br /> chiếm tỷ lệ bệnh cao hơn các đối tượng khác.<br /> Những bệnh nhân ở thành thị nhiễm bệnh cao<br /> hơn ở nông thôn. 75,61% bệnh nhân không<br /> nhớ thời gian đốt sán xuất hiện.<br /> <br /> Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối<br /> tượng nghiên cứu<br /> Bảng 2. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng (n = 41)<br /> Đặc điểm<br /> Lâm sàng<br /> Đau bụng<br /> Rối loạn đi tiêu<br /> <br /> Tần số<br /> <br /> Tỉ lệ%<br /> <br /> 2<br /> 9<br /> <br /> 4,87<br /> 21,96<br /> <br /> 127<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Đặc điểm<br /> Không có biểu hiện<br /> Định danh đốt sán (Taenia<br /> saginata trưởng thành)<br /> Công thức máu (TB±ĐLC)<br /> Bạch cầu ái toan (tế bào/ml)<br /> <br /> Tần số<br /> 30<br /> 41<br /> <br /> Tỉ lệ%<br /> 73,17<br /> 100<br /> <br /> 606,58 ± 52,03<br /> <br /> Khi định danh đốt sán, 41 trường hợp đều<br /> nhiễm sán dải bò Taenia saginata. 73% bệnh nhân<br /> không có biểu hiện bệnh, rối loạn tiêu hóa chiếm<br /> 22%, đau bụng có 5%. Số lượng bạch cầu ái toan<br /> trung bình là 606,58 tế bào/ml máu.<br /> <br /> Đáp ứng điều trị của đối tượng<br /> Bảng 3. Đáp ứng điều trị của đối tượng (n = 41)<br /> Điều trị đặc hiệu bằng Praziquantel 10mg/kg<br /> liều duy nhất.<br /> Đặc điểm<br /> Lâm sàng (%), n = 11<br /> Đau bụng<br /> Rối loạn đi tiêu<br /> Thời gian đốt sán không còn<br /> xuất hiện (ngày)<br /> <br /> Sau tái khám Sau tái khám 4<br /> 2 tuần<br /> tuần<br /> 18,20<br /> 63,64<br /> 10± 4.2<br /> <br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> Sau 2 tuần tái khám triệu chứng đau bụng<br /> còn 18,20%, rối loạn đi tiêu 63,64%. Sau 4 tuần<br /> thì không còn xuất hiện triệu chứng. Thời gian<br /> trung bình các bệnh nhân không thấy đốt sán<br /> xuất hiện nữa là 10 ngày.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Đặc điểm dân số xã hội và thói quen ăn<br /> uống của đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi lao<br /> động chiếm 78%. Bệnh nhân nam nhiều hơn<br /> bệnh nhân nữ (65,85% và 34,15%). Điều này phù<br /> hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương tỷ<br /> lệ nhiễm chung ở nam cao hơn ở nữ, nhưng<br /> nhóm tuổi nhiễm sán cao nhất là trên 60 tuổi(7).<br /> Đối tượng là công nhân viên có tỷ lệ nhiễm<br /> bệnh cao nhất (29,26%). Những bệnh nhân ở<br /> thành thị nhiễm bệnh cao hơn ở nông thôn (68%<br /> và 32%). 75,61% bệnh nhân không nhớ thời gian<br /> đốt sán xuất hiện. Bệnh nhân không nhớ thời<br /> gian nhiễm bệnh do đặc tính của bệnh ký sinh<br /> trùng là âm thầm và mạn tính(9,10).<br /> <br /> 128<br /> <br /> Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của<br /> đối tượng nghiên cứu<br /> 41 trường hợp định danh đốt sán đều là<br /> sán dải bò Taenia saginata. Có 31 trường hợp<br /> bệnh nhân không nhớ rõ thời điểm thấy đốt<br /> sán xuất hiện lần đầu tiên, cho thấy sự thiếu<br /> quan tâm của người bệnh. Điều may mắn mà<br /> y văn đã ghi nhận là đốt sán dải bò trưởng<br /> thành có đặc tính tự chui ra ngoài nên không<br /> xuất hiện bệnh nhiễm ấu trùng sán dải bò ở<br /> người như bệnh gây ra do sán dải heo(9). 41<br /> bệnh nhân có số lượng bạch cầu ái toan trung<br /> bình là 606,58 tế bào/ml máu. Nghiên cứu này<br /> có 73% bệnh nhân không có biểu hiện bệnh,<br /> rối loạn tiêu hóa chiếm 22%, đau bụng có 5%.<br /> Theo y văn, khi người ăn thịt bò nấu không<br /> chín, vào ruột ấu trùng được phóng thích nhô<br /> đầu ra bám vào thành ruột (Ba tháng sau<br /> trưởng thành và bắt đầu sản xuất đốt). Giai<br /> đoạn này bạch cầu ái toan tăng cao đến khi<br /> sán trưởng thành thì giảm xuống 5-10%. Các<br /> nghiên cứu trên thế giới có xu hướng xác định<br /> nhiễm sán dải bò ở giai đoạn sớm (khi sán còn<br /> non chưa xuất hiện đốt trưởng thành) bằng<br /> phương pháp sinh học phân tử(4,7,9). Ở người<br /> sán sống khoảng 25 năm. Bệnh thường gặp ở<br /> các nước thuộc Châu Âu như Bỉ tỉ lệ nhiễm từ<br /> 0,4 - 9%. Ý từ 1,3 - 1,7%(10). Tại Ấn Độ đã ghi<br /> nhận bệnh nhiễm Taenia saginata gây biến<br /> chứng viêm túi mật cấp(6).<br /> <br /> Đáp ứng điều trị của đối tượng<br /> Thuốc điều trị sán dải bò Taenia saginata như<br /> niclosamid, hạt bí rợ tươi có nhược điểm là phải<br /> dùng nhiều lần, thời gian theo dõi điều trị dài(10).<br /> Điểm thuận lợi của praziquantel là dùng liều<br /> duy nhất. 41 bệnh nhân đáp ứng hiệu quả với<br /> liều điều trị praziquantel 10mg/kg. Sau khi điều<br /> trị được 2 tuần bệnh nhân tái khám, số bệnh<br /> nhân còn đau bụng là 18,20%, rối loạn đi tiêu là<br /> 63,64%. Sau 4 tuần thì không còn xuất hiện triệu<br /> chứng. Thời gian trung bình các bệnh nhân<br /> không còn thấy đốt sán xuất hiện nữa là 10<br /> ngày. Bithionol liều 50mg/kg cũng được dùng<br /> điều trị bệnh sán dải bò Taenia saginata cũng đạt<br /> <br /> Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> hiệu quả tốt, ít tác dụng phụ trên dạ dày(8).<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Bệnh tập trung nhiều ở độ tuổi lao động và<br /> sống ở thành thị. Bệnh có bạch cầu ái toan tăng<br /> nhẹ. Bệnh đáp ứng hiệu quả với praziquantel<br /> 10mg/kg liều duy nhất. Việc tuyên truyền giáo<br /> dục sức khỏe trong cộng đồng là cần thiết để<br /> người mắc bệnh được điều trị sớm và hiệu quả.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> 3.<br /> 4.<br /> <br /> Ai L, Xu MJ, Chen MX, Zhang YN, Chen SH, Guo J, Cai YC,<br /> Zhou XN, Zhu XQ, Chen JX.(2011). “Characterization of<br /> microRNAs in Taenia saginata of zoonotic significance by Solexa deep<br /> sequencing and bioinformatics analysis” Parasitol Res.<br /> Bordon LM. (1992) “Intestinal obstruction due to Taenia saginata<br /> infection: a case report.” J Trop Med Hyg. Vol.95: PP.352–353<br /> Dorny P, Praet N (2007).”Taenia saginata in Europe”. Vet.<br /> Parasitol. Vol.149(1-2), PP. 22-4<br /> Eom KS, Chai JY, Yong TS, Min DY, Rim HJ, Kihamia C, Jeon<br /> <br /> Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> 9.<br /> 10.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> HK. (2011). “Morphologic and Genetic Identification of Taenia<br /> tapeworms in Tanzania and DNA Genotyping of Taenia solium.”<br /> Korean J Parasitol. Vol.49(4), PP. 399-403<br /> Maipanich W, Sato M, Pubampen S, Sanguankiat S, Kusolsuk T,<br /> Thaenkham U, Waikagul J. (2011). “Abnormal Taenia saginata<br /> tapeworms in Thailand” Southeast Asian J Trop Med Public<br /> Health. Vol.42(5), PP.1065-1071.<br /> Malik AA, Wani RA, Bari S.(2008) “Acute acalculous cholecystitis<br /> due to Taenia saginata.”Ann Saudi Med.Vol.28(5), PP.388-9<br /> Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Khá, Nguyễn<br /> Hải Khánh (2010). “Điều tra tỷ lệ và yếu tố nguy cơ nhiễm sán<br /> dây bò tại một số điểm của tỉnh Kon Tum”. Tạp chí y dược học<br /> quân sự số 4 Tr 127<br /> Seo BS, Choi JH, Yoon JS (1964). “Treatment Of Taeniasis With<br /> Bithionol” Kisaengchunghak Chapchi. Vol.2(1), PP.87-90.<br /> Trần Vinh Hiển, Trần Phủ Mạnh Siêu (2012). Ký Sinh Học. Nhà<br /> Xuất Bản Y Học Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh.<br /> Trần Xuân Mai, Trần Thị Kim Dung, Lê Thị Xuân, Phan Anh<br /> Tuấn (2010). Ký Sinh Trùng Y Học. Nhà Xuất Bản Y Học Chi<br /> Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> 129<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1