intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số tác động tới môi trường của dự án xây dựng khu du lịch tại xã Hoàng Đồng – TP Lạng Sơn

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

73
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để góp phần vào việc đánh giá một cách tổng thể về vấn đề môi trường trong hoạt động xây dựng khu du lịch, bài báo nghiên cứu một số nội dung sau: Xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, tải lượng ô nhiễm, phạm vi tác động; dự báo những tác động chủ yếu trong quá trình thi công; đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong thời kì xây dựng khu du lịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số tác động tới môi trường của dự án xây dựng khu du lịch tại xã Hoàng Đồng – TP Lạng Sơn

Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br /> <br /> Khoa học Xã hội Nhân<br /> <br /> NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƢỜNG CỦA DỰ ÁN<br /> XÂY DỰNG KHU DU LỊCH TẠI XÃ HOÀNG ĐỒNG – THÀNH PHỐ LẠNG SƠN<br /> Phí Hùng Cường - Nông Thị Thu Hường (Khoa Khoa học TN&XH - ĐH Thái Nguyên)<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Lạng Sơn là một tỉnh biên giới phía Bắc, với nhiều điều kiện thuận lợi như hệ thống<br /> đường sắt, đường bộ quốc tế, cửa khẩu quốc gia, chợ biên giới, các danh lam thắng cảnh nổi<br /> tiếng như Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh, thành nhà Mạc, khu danh thắng Mẫu Sơn...<br /> Hiện nay, với cơ cấu kinh tế thành phố là thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 70% [2], Công ty<br /> Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn đã quyết định đầu tư xây dựng khu du lịch, vui chơi giải trí cao<br /> cấp tại xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn. Dự án sẽ góp phần thu hút một lượng khách du lịch<br /> đông đảo từ Trung Quốc và trong cả nước đến với Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung.<br /> Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh chóng của du lịch thường gây ra những tác động<br /> không nhỏ tới môi trường. Nhiều vùng đất thiên nhiên hoang dã, không khí trong lành, cảnh<br /> quan kì thú nhưng do bị khai thác để phát triển du lịch đã bị biến đổi nhanh chóng: ô nhiễm<br /> không khí, ô nhiễm do các loại chất thải, diện tích có cảnh quan tự nhiên thu hẹp, cảnh quan biến<br /> đổi, các loài động thực vật suy giảm, tệ nạn xã hội gia tăng... Do đó, cần có những biện pháp<br /> quản lí, bảo vệ môi trường để giảm thiểu một cách tối đa những tác động tiêu cực. Để góp phần<br /> vào việc đánh giá một cách tổng thể về vấn đề môi trường trong hoạt động xây dựng khu du lịch,<br /> bài báo nghiên cứu một số nội dung sau: Xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí,<br /> nước, tải lượng ô nhiễm, phạm vi tác động; dự báo những tác động chủ yếu trong quá trình thi<br /> công; đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong thời kì xây dựng khu du lịch.<br /> 1.1. Điều kiện tự nhiên<br /> 1.1.1. Vị trí địa lí<br /> Khu du lịch nằm hoàn toàn trong ranh giới hành chính của xã Hoàng Đồng, thành phố<br /> Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn và được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp đường vào hồ Nà Tâm; phía<br /> Nam giáp đất ruộng, cách đường Phai Trần 58,5m; phía Đông giáp đất đồi, ruộng; phía Tây giáp<br /> hành lang quốc lộ 1A. Diện tích khu du lịch là 186,4426 ha, cách thành phố Lạng Sơn 6 km, cách<br /> cửa khẩu Hữu Nghị 11 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía Nam [1].<br /> 1.1.2. Địa hình<br /> Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng. Mặt bằng chia làm 2 khu: Khu đất nông nghiệp<br /> có độ cao từ +275m đến +279m, chiếm gần 50% diện tích; khu đất lâm nghiệp và đồi trọc có độ<br /> cao từ +285m đến +385m và có độ dốc trung bình từ 6 - 8% theo hướng từ Đông sang Tây. Trong<br /> đó: Đất dân cư chiếm 1,3%; đất nông nghiệp chiếm 42,9%; đất lâm nghiệp chiếm 51,1%; đất giao<br /> thông chiếm 1,4%; còn lại là các loại đất khác: Đất chưa sử dụng, đất hồ, ao, mương máng [2,6].<br /> 1.1.3. Địa chất, thủy văn<br /> Hiện nay, chưa có số liệu khoan địa chất tổng thể, nhưng căn cứ vào các số liệu khoan địa<br /> chất các công trình đơn lẻ xung quanh khu vực thì dự án nằm trên thềm đá caxto, địa chất ổn định.<br /> Khu du lịch nằm ở thung lũng cánh đồng, xung quanh là đồi đất, hướng thoát nước chủ yếu là<br /> Đông Bắc xuống Đông Nam (từ hồ Nà Tâm cấp nước cho hồ Phai Loạn), các máng trũng theo địa<br /> hình. Khu vực này không bị úng lụt, mực nước ngầm ổn định ở độ sâu trung bình từ 5 - 8m.<br /> 1.1.4. Khí hậu<br /> <br /> 1<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br /> <br /> Khoa học Xã hội Nhân<br /> <br /> Theo số liệu niên giám thống kê 2006 của Cục thống kê Lạng Sơn cho thấy, khí hậu của<br /> khu vực dự án nói riêng và của Lạng Sơn nói chung mang đậm tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa.<br /> Mùa đông chủ yếu gió mùa Đông Bắc, mùa hè chủ yếu gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ không khí:<br /> Từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình là 25,40C. Từ tháng 11 đến tháng 3,<br /> khí hậu lạnh với nhiệt độ trung bình là 15,360C; độ ẩm trung bình trong năm: 86,8%, độ ẩm cao<br /> nhất: 90% vào tháng 8; chế độ nắng: vào các tháng 1, 2 và 3 số giờ nắng là ít nhất trong năm (33 42 giờ), sang tháng 4, trời ấm lên, số giờ nắng tăng lên 96 - 203 giờ. Số giờ nắng cả năm là 1.356<br /> giờ. Lượng mưa trung bình là 120 mm, tháng 10 có lượng mưa ít nhất (6,5 mm) [2].<br /> 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội<br /> 1.2.1. Dân số, lao động và việc làm<br /> Năm 2005, xã Hoàng Đồng có 9.506 người dân với 2.119 hộ gia đình, trong đó dân tộc<br /> Nùng chiếm 45%, Tày chiếm 45%, Kinh chiếm 10%. Dân số phân bố không đồng đều. Năm<br /> 2005, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,48%, giảm 0,1% so với năm 2004. Số sinh trong năm 2005 là<br /> 148 cháu, sinh con thứ 3 là 7 cháu, so với năm 2004 giảm 2 cháu, số người thực hiện các biện<br /> pháp kế hoạch hóa gia đình ngày càng tăng [1]. Cả xã có 1.367 hộ sản xuất nông nghiệp chiếm<br /> 64,51%. Còn lại là cán bộ công nhân viên chức nghỉ hưu và các hộ kinh doanh nhỏ.<br /> 1.2.2. Mạng lưới giao thông<br /> Hoàng Đồng có mạng lưới giao thông thuận tiện: Đường quốc lộ 1A (cũ) với chiều dài<br /> 4km, chiều rộng nền đường 8m, đã được bê tông hóa và đường quốc lộ 1A (mới), với chiều dài<br /> hơn 4km, chiều rộng nền đường là 34m đạt tiêu chuẩn quốc gia, có đường sắt nối liền cửa khẩu<br /> quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong quá trình<br /> phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội với các tỉnh bạn và các nước trong khu<br /> vực. Hệ thống giao thông liên thôn của xã tương đối phát triển nhưng phân bố không đều [2].<br /> 1.2.3. Thủy lợi và cấp, thoát nước<br /> Xã Hoàng Đồng cho đến nay đã xây dựng các công trình thủy lợi lớn, nhỏ phục vụ tưới<br /> tiêu cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: Hồ chứa nước Nà Tâm, Nà Kéo, Lục Khoang và Phai<br /> Trần cùng với việc sử dụng các khe suối để lấy nước, có diện tích nước mặt 26,35 ha ao, hồ nhỏ<br /> phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Về cấp nước sạch: Hệ thống cấp nước sinh hoạt đã<br /> cơ bản đáp ứng được nhu cầu dân cư. Tuy nhiên, chất lượng nước chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia<br /> do sự xuống cấp hệ thống dẫn cấp nước, do ô nhiễm nước thải của hệ thống tiêu nước, chất thải<br /> sinh hoạt của người và gia súc. Dân cư trong các thôn sử dụng chủ yếu là nguồn nước giếng khơi<br /> và bể nước chứa nước mưa. Một số hộ đã sử dụng nước giếng khoan, nhưng nhìn chung chất lượng<br /> nước chưa tốt, chứa nhiều đá vôi hoặc giếng nông lấy nước ngầm ở tầng mặt bị ô nhiễm chất hữu<br /> cơ và ô nhiễm bởi quá trình rửa trôi các chất dùng trong nông nghiệp, chất thải sinh hoạt.<br /> 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu<br /> - Đối tượng: Dự án xây dựng khu du lịch tại xã Hoàng Đồng, thành Phố Lạng Sơn.<br /> - Mục đích nghiên cứu: Xác định nguồn gây ô nhiễm, dự báo một số tác động đến môi<br /> trường của hoạt động xây dựng khu du lịch, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động<br /> xấu ảnh hưởng đến môi trường.<br /> - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi xã Hoàng Đồng, thành Phố Lạng Sơn,<br /> tỉnh Lạng Sơn, thời gian: từ tháng 11/2007 đến tháng 5/2008.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br /> <br /> Khoa học Xã hội Nhân<br /> <br /> - Phương pháp nghiên cứu: Thu thập tài liệu; điều tra thực địa; liệt kê số liệu về thông số<br /> môi trường; tổng hợp, so sánh; đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO; mô hình hóa;<br /> phỏng vấn bán cấu trúc.<br /> 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br /> 3.1. Mô tả tóm tắt dự án<br /> Dự án xây dựng khu du lịch và vui chơi giải trí tại xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn<br /> do Công ty Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn làm chủ đầu tư. Diện tích quy hoạch 186,4426 ha,<br /> gồm các thôn: Nà Tâm, Lục My, Nà Lượt, Đồng Én, Phai Trần và Nặm Thỏng. Trong đó, thôn<br /> Nà Lượt và Đồng Én được giữ lại nguyên vẹn để tổ chức thành 2 làng bảo tồn văn hóa dân tộc,<br /> khai thác dịch vụ du lịch, hoạt động một số ngành thủ công sản xuất hàng phục vụ khách du lịch.<br /> 3.2. Ô nhiễm môi trường không khí<br /> Các hoạt động trên với các phương tiện thi công đầm nén, trộn, bốc xúc, vận chuyển<br /> nguyên vật liệu... sẽ là nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn, rung... làm ảnh hưởng đến chất<br /> lượng môi trường không khí. Nguồn gốc, các chất chỉ thị ô nhiễm môi trường không khí và đặc<br /> trưng nguồn thải được thể hiện tại bảng 3.1.<br /> Bảng 3.1 Nguồn gốc và chất ô nhiễm chỉ thị và đặt trưng nguồn thải<br /> TT<br /> <br /> Nguồn gốc ô nhiễm<br /> <br /> 1<br /> <br /> San lấp mặt bằng<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thi công xây dựng đường giao thông,<br /> các công trình hạ tầng (vận chuyển<br /> nguyên vật liệu, máy đầm, nén, trộn,<br /> đóng cọc, máy lu, trạm trộn bê tông,<br /> lắp đặt thiết bị,..)<br /> <br /> Chất ô nhiễm chỉ thị<br /> Bụi, ồn, rung, khí thải độc hại<br /> (SOx,CO, NOx,...)<br /> Bụi đất đá, tiếng ồn, khí thải<br /> độc hại (SOx,CO, NOx,...) từ<br /> các phương tiện vận chuyển<br /> bốc xúc, phương tiện máy<br /> móc thi công.<br /> <br /> Đặc trƣng nguồn thải<br /> Phân tán và không liên tục<br /> <br /> Phân tán và không liên tục<br /> <br /> 3.2.1. Tải lượng các chất ô nhiễm môi trường không khí<br /> Tải lượng các chất ô nhiễm được tính toán dựa trên cơ sở nhu cầu sử dụng nhiên liệu,<br /> khối lượng nhiên liệu vận chuyển và hệ số ô nhiễm tương ứng. Các tác động đến môi trường<br /> không khí do quá trình thi công gồm: Bụi sinh ra do san ủi đất đá, vận chuyển và bốc dỡ nguyên<br /> vật liệu (đá, cát, xi măng,...); bụi và các chất khí SO2, NO2, CO do khói thải của xe cơ giới vận<br /> chuyển nguyên vật liệu. Để ước tính lượng bụi sinh ra trong quá trình san lấp, dựa vào hệ số thải<br /> lượng bụi sinh ra trong các công đoạn theo tải lượng của WHO là: 0,17 kg bụi/tấn vật liệu trong<br /> các công đoạn bốc xúc, san gạt, vận chuyển. Tổng lượng đất đá bốc xúc san đắp vận chuyển<br /> trong toàn bộ dự án đã được nêu ở trên là 12.673.146,2 m3 đất [5]. Với tỉ trọng của đất đá trong<br /> vùng là 1,2 tấn/m3, ước tính lượng bụi sinh ra là: 0,17 x 12.673.146,2 x 1,2 = 2.585.321,8 kg bụi.<br /> Dự kiến việc san đắp mặt bằng là 2 năm, tải lượng bụi mỗi ngày là: 2.585.321,8 : 600 = 4.309<br /> (kg/ngày) = 538,6 (kg/h) (mỗi năm tính 300 ngày và mỗi ngày 8 giờ làm việc).<br /> Khối lượng vật liệu để xây dựng là 1.200.000 tấn (xi măng, cát, đá,...) [5]. Như vậy, nếu<br /> quy ước hệ số phát thải tối đa của bụi phát sinh từ nguyên vật liệu xây dựng trong quá trình vận<br /> chuyển, bốc dỡ và tập kết tương đương với hệ số phát thải bụi từ vật liệu san lấp (0,17 kg bụi/<br /> tấn) thì tổng lượng bụi phát sinh là: 1.200.000 x 0,17 = 204.000 kg bụi. Thời gian thi công của<br /> dự án là 2,5 năm, thì tải lượng bụi trung bình phát sinh từ vật liệu trong quá trình xây dựng là:<br /> 204.000 : 750 = 272 (kg/ngày) = 34 (kg/h). Ngoài ra, còn lượng bụi phát sinh do gió cuốn từ bụi<br /> đường. Việc xác định tải lượng bụi phát sinh từ mặt đường khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều<br /> <br /> 3<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br /> <br /> Khoa học Xã hội Nhân<br /> <br /> yếu tố: Độ bẩn của đường, tốc độ của luồng xe chạy, mật độ dòng xe, điều kiện thời tiết khí<br /> hậu,... Toàn bộ chiều dài mạng lưới giao thông trong quá trình thi công xây dựng là 18.597,17 m.<br /> Như vậy, tải lượng bụi ước tính sẽ là: Trong giai đoạn san lấp mặt bằng, bụi từ đất đá rơi vãi là:<br /> 8,045 mg/m.s; Trong giai đoạn thi công, bụi từ nguyên vật liệu vận chuyển là: 0,51 mg/m.s.<br /> Trong giai đoạn san nền của khu vực dự án, tổng khối lượng san nền cả đào và đắp nền là<br /> 12.673.146,2 m3 đất. Với tỉ trọng của đất trong vùng là 1,2 tấn/ m3, lượng đất phải đào đắp là<br /> 15.207.775 tấn. Ước tính mỗi xe chở tối đa 16 tấn (sử dụng nhiên liệu Diezel) nên lượng xe ô tô<br /> cần thiết để vận chuyển khối lượng đất đào và đắp sẽ là 950.486 lượt xe/2 năm (thời gian san nền<br /> mặt bằng là 2 năm). Ta có thể dự báo được lưu lượng xe san lấp mặt bằng khu vực dự án như sau:<br /> Bảng 3.2. Lưu lượng xe san lấp mặt bằng dự án<br /> Diện tích san đắp (ha)<br /> 116.34<br /> <br /> Lƣu lƣợng (xe/năm)<br /> 253.463<br /> <br /> Lƣu lƣợng (xe/ngày)<br /> 1584<br /> <br /> Lƣu lƣợng (xe/h)<br /> 198<br /> <br /> Căn cứ vào tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với loại xe tải sử dụng dầu DO,<br /> Diezel có tải trọng 3,5 - 16 tấn, hệ số ô nhiễm bụi, CO, SO2, NO2 do các phương tiện thải ra<br /> được thể hiện trong bảng 3.3. Qua đó có thể tính toán được tải lượng của các chất trong môi<br /> trường không khí trong giai đoạn san lấp bởi công thức:<br /> Tải lƣợng<br /> (kg/1000 km.h)<br /> <br /> =<br /> <br /> Lƣu lƣợng xe<br /> (xe/h)<br /> <br /> x<br /> <br /> Hệ số ô nhiễm [10]<br /> (kg/1000km)<br /> <br /> Bảng 3.3. Hệ số và tải lượng của một số chất ô nhiễm môi trường không khí trong giai đoạn san đắp<br /> Chất ô nhiễm<br /> Bụi<br /> CO<br /> SO2<br /> NO2<br /> <br /> Hệ số ô nhiễm (Kg/1000km)(*) Tải lƣợng (kg/1000km.h)<br /> 0,9<br /> 178,2<br /> 2,9<br /> 574,2<br /> 4,15S<br /> 821,7S<br /> 1,44<br /> 285,12<br /> Nguồn: [7]<br /> <br /> Tải lƣợng (mg/m.s)<br /> 0,05<br /> 0,16<br /> 0,228S<br /> 0,08<br /> <br /> Bảng 3.4. Hệ số và tải lượng của một số chất ô nhiễm môi trường không khí trong khi thi công xây dựng<br /> Chất ô nhiễm<br /> Bụi<br /> CO<br /> SO2<br /> NO2<br /> <br /> Hệ số ô nhiễm (Kg/1000km)(*)<br /> Tải lƣợng (kg/1000km.h)<br /> 0,9<br /> 11,7<br /> 2,9<br /> 37,7<br /> 4,15S<br /> 53,9S<br /> 1,44<br /> 18,72<br /> Nguồn: [7]<br /> <br /> Tải lƣợng (mg/m.s)<br /> 0,0033<br /> 0,01<br /> 0,015S<br /> 0,0052<br /> <br /> Bảng 3.5: Tổng hợp tải lượng các chất ô nhiễm trong 2 giai đoạn<br /> Chất ô nhiễm<br /> Bụi (muội xe+ vật liệu)<br /> CO<br /> SO2<br /> NO2<br /> <br /> đơn vị<br /> mg/m.s<br /> mg/m.s<br /> mg/m.s<br /> mg/m.s<br /> <br /> Giai đoạn san đắp<br /> 8,095<br /> 0,16<br /> 0,114<br /> 0,08<br /> <br /> Giai đoạn thi công<br /> 0,5133<br /> 0,01<br /> 0,0075<br /> 0,0052<br /> <br /> Ước tính khối lượng vật tư thiết bị cần vận chuyển là 1.200.000 tấn, quy ra khoảng<br /> 75.000 lượt xe (tải trọng 3,5 - 16 tấn) tiêu chuẩn lưu thông ra - vào khu vực dự án, số phương<br /> tiện giao thông dịch vụ ra vào khu vực xây dựng là 3.750 xe (5% số xe tiêu chuẩn). Thời gian thi<br /> công của dự án kéo dài 2,5 năm, vậy dự báo lưu lượng xe hàng ngày ở khu vực dự án là 105 lượt<br /> xe/ngày hay 13 lượt xe/h. Như vậy, tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện vận tải thải ra<br /> trong ngày cao điểm tại khu vực dự án là (đối với xe chạy ngoài thành phố).<br /> 3.2.2. Nồng độ các chất ô nhiễm môi trường không khí<br /> <br /> 4<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br /> <br /> Khoa học Xã hội Nhân<br /> <br /> Khi xây dựng công trình, sẽ có nhiều phương tiện, máy móc tham gia thi công. Ngoài ra,<br /> số lượng xe chở nguyên vật liệu đến công trình sẽ làm tăng lưu lượng giao thông tại khu vực dự<br /> án. Các thiết bị này khi hoạt động trên công trường sẽ gây ra các tác động đến môi trường không<br /> khí: Ô nhiễm bụi do đất, đá, cát... Ô nhiễm nhiệt do quá trình thi công và các phương tiện giao<br /> thông. Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công... Bỏ qua sự ảnh<br /> hưởng của các nguồn ô nhiễm khác trong khu vực, các yếu tố ảnh hưởng của địa hình, coi nguồn<br /> đường chỉ là vận chuyển thi công xây dựng. Lượng thải tính trên đơn vị dài của nguồn đường<br /> trong đơn vị thời gian của chất ô nhiễm được thế hiện trong bảng 3.6.<br /> Bảng 3.6. Nồng độ các chất ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển trong khu vực thi công khi san đắp<br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> TCVN<br /> 5937-2005<br /> <br /> Khoảng cách x (m)<br /> 5<br /> 10<br /> 15<br /> 20<br /> 30<br /> 50<br /> Trung bình 1h<br /> Trung bình 24h<br /> <br /> Nồng độ bụi<br /> Nồng độ CO<br /> (mg/m3)<br /> (mg/m3)<br /> 0,46<br /> 0,0062<br /> 0,29<br /> 0,004<br /> 0,22<br /> 0,003<br /> 0,18<br /> 0,002<br /> 0,14<br /> 0,0018<br /> 0,09<br /> 0,0013<br /> 0,3<br /> 30<br /> 0,2<br /> Nguồn: Tác giả tổng hợp<br /> <br /> Nồng độ SO2<br /> (mg/m3)<br /> 0,0062<br /> 0,004<br /> 0,003<br /> 0,002<br /> 0,0018<br /> 0,0013<br /> 0,2<br /> -<br /> <br /> Nồng độ NO2<br /> (mg/m3)<br /> 0,04<br /> 0,026<br /> 0,02<br /> 0,016<br /> 0,012<br /> 0,0082<br /> 0,35<br /> 0,125<br /> <br /> Nhận xét: Qua tính toán một cách định lượng như trên, so sánh với TCVN 5937-2005<br /> nhận thấy rằng, các khí SO2, CO, NO2 đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, tại khoảng<br /> cách 5m tính từ tim đường, bụi có nồng độ gấp 1,53 lần (trung bình 1h) và gấp 2,3 lần (trung<br /> bình 24h). Nồng độ bụi trong bán kính 15m vẫn vượt so với tiêu chuẩn (trung bình trong 24h).<br /> Do đó, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân đang thi công trong phạm vi gần đường vận chuyển<br /> đất đá. Chủ dự án cần có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi cụ thể trong giai đoạn này. Áp<br /> dụng công thức tính toán trên, chúng ta có kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm do các<br /> phương tiện thi công trong giai đoạn xây dựng, được thể hiện trong bảng 3.7.<br /> Bảng 3.7: Nồng độ các chất ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển thi công trong giai đoạn xây dựng<br /> TT<br /> <br /> Khoảng cách x(m)<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> TCVN<br /> 5937-2005<br /> <br /> 5<br /> 10<br /> 15<br /> 20<br /> 30<br /> 50<br /> Trung bình 1h<br /> Trung bình 24h<br /> <br /> Nồng độ bụi<br /> (mg/m3)<br /> 0,029<br /> 0,019<br /> 0,014<br /> 0,011<br /> 0,0086<br /> 0,006<br /> 0,3<br /> 0,2<br /> <br /> Nồng độ CO<br /> (mg/m3)<br /> 0,00057<br /> 0,00036<br /> 0,00027<br /> 0,00022<br /> 0,00017<br /> 0,00012<br /> 30<br /> -<br /> <br /> Nồng độ NO2<br /> (mg/m3)<br /> 0,00043<br /> 0,00027<br /> 0,0002<br /> 0,00017<br /> 0,00013<br /> < 10-4<br /> 0,2<br /> -<br /> <br /> Nồng độ SO2<br /> (mg/m3)<br /> 0,0003<br /> 0,00019<br /> 0,00014<br /> 0,00012<br /> < 10-4<br /> < 10-4<br /> 0,35<br /> 0,125<br /> <br /> Nguồn: Tác giả tổng hợp<br /> <br /> Nhận xét: Trong giai đoạn vận chuyển VLXD, qua tính toán và so sánh với TCVN 5937 2005, nhận thấy nồng độ các chất ô nhiễm như bụi, SO2, CO, NO2 thấp hơn rất nhiều so với tiêu<br /> chuẩn cho phép; Việc định lượng ước tính tải lượng bụi phát sinh từ bụi do gió cuốn bụi đường là<br /> rất khó khăn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trên thực tế, mật độ giao thông tại khu vực thi công tăng<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2