intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số thông số công nghệ trong sản xuất bột chùm ngây

Chia sẻ: ViZeus ViZeus | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

110
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này là tạo ra sản phẩm bột từ lá chùm ngây dễ dàng cho bảo quản, pha thành thức uống hay thêm vào công thức chế biến một số sản phẩm thực phẩm. Chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của phương pháp sấy, nhiệt độ sấy và thời gian sấy đến chất lượng bột chùm ngây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số thông số công nghệ trong sản xuất bột chùm ngây

Tạp chí Khoa học – Đại học Huế<br /> ISSN 1859-1388<br /> Tập 121, Số 7, 2016, Tr. 111-120<br /> <br /> NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ TRONG<br /> SẢN XUẤT BỘT CHÙM NGÂY<br /> Nguyễn Thị Thùy Minh, Nguyễn Văn Huế, Hồ Sỹ Vương, Nguyễn Đức Chung*<br /> Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Chùm ngây là loại cây đang được trồng khá phổ biến ở Nam Á và nhất là ở các nước đang phát<br /> triển vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới do khả năng thích nghi tốt với thời tiết nóng và tiềm năng hạn chế<br /> tình trạng suy dinh dưỡng trên thế giới. Mục tiêu của nghiên cứu này là tạo ra sản phẩm bột từ lá chùm<br /> ngây dễ dàng cho bảo quản, pha thành thức uống hay thêm vào công thức chế biến một số sản phẩm thực<br /> phẩm. Chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của phương pháp sấy, nhiệt độ sấy và thời gian sấy đến chất lượng<br /> bột chùm ngây. Các chỉ tiêu được sử dụng làm cơ sở lựa chọn phương pháp và điều kiện sấy là độ ẩm, độ<br /> Hue, tỷ lệ vitamin C mất đi sau quá trình sấy. Kết quả nghiên cứu đưa ra các thông số kỹ thuật chính thích<br /> hợp cho quá trình sấy bao gồm phương pháp sấy chân không, nhiệt độ sấy là 50O C , và thời gian sấy là 180<br /> phút. Một số thành phần hóa học cơ bản của bột đã được phân tích với hàm lượng protein chiếm 29,86%,<br /> lipid chiếm 2,15% và hàm lượng vitamin C còn lại là 0,0267%.<br /> Từ khóa: Chùm ngây, điều kiện sấy, độ Hue, phương pháp sấy chân không<br /> <br /> 1<br /> <br /> Đặt vấn đề<br /> <br /> Chùm ngây có danh pháp khoa học là Moringa oleifera L. thuộc họ chùm ngây (Moringaceae),<br /> là loài thực vật thân gỗ được trồng phổ biến ở khu vực Nam Á. Ngày nay, chùm ngây được<br /> trồng, khai thác và sử dụng nhiều nơi trên thế giới do nó mang lại giá trị dinh dưỡng và giá trị<br /> kinh tế cao.<br /> Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong rau chùm ngây cao hơn rất nhiều so với các loại<br /> rau khác. Đặc biệt nó có chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu cho cơ thể mà không phải loại rau<br /> nào cũng cung cấp đủ. Ngoài ra nó còn chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng và những chất chống<br /> oxy hóa, chất kháng ung thư mà các loại rau khác không có được [1]. Vì vậy, chùm ngây đang<br /> dần trở thành món ăn hàng ngày trong mỗi gia đình. Bên cạnh việc sử dụng lá chùm ngây để<br /> nấu canh, trộn hay xào chung với các loại thực phẩm khác, chùm ngây cũng được sử dụng phổ<br /> biến ở dạng trà hoặc dạng bột để phối trộn nhằm tạo ra các sản phẩm thực phẩm bổ sung dinh<br /> dưỡng cho người sử dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn<br /> chưa có một công bố khoa học nào nghiên cứu về các quá trình chế biến sản phẩm từ chùm<br /> ngây ở Việt Nam. Nhằm khảo sát và đưa ra được các thông số công nghệ thích hợp cho quy<br /> trình chế biến bột từ lá chùm ngây, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của phương pháp<br /> và chế độ sấy đến một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm bột chùm ngây. Từ đó đề xuất quy<br /> trình công nghệ sản xuất giúp duy trì được màu sắc tự nhiên và hàm lượng dinh dưỡng có<br /> trong chùm ngây.<br /> <br /> *Liên hệ: nguyenducchung@huaf.edu.vn<br /> Nhận bài: 10-4-2016; Hoàn thành phản biện: 22-4-2016; Ngày nhận đăng: 25-4-2016.<br /> <br /> Nguyễn Thị Thùy Minh và CS.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> 2.1<br /> <br /> Đối tượng<br /> <br /> Tập 121, Số 7, 2016<br /> <br /> Lá chùm ngây tươi sử dụng trong nghiên cứu này được thu mua tại một số vườn trồng ở<br /> Thừa Thiên Huế. Lá được lựa chọn có màu xanh đậm, không vàng, không quá già hoặc quá non<br /> và không bị bệnh đốm lá. Lá sau khi thu mua được rửa sạch, để ráo trước khi tiến hành nghiên<br /> cứu.<br /> 2.2<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> Phương pháp bố trí thí nghiệm<br /> Bột Chùm ngây được sản xuất theo quy trình dự kiến như sau:<br /> Lá chùm ngây  Rửa sạch, để ráo  Sấy  Để nguội  Xay  Rây  Bột thành phẩm.<br /> - Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp sấy đến chất lượng lá nguyên<br /> liệu. Mẫu lá chùm ngây sau khi thu hoạch được rửa sạch, để ráo. Sau đó tiến hành khảo sát ảnh<br /> hưởng của hai phương pháp sấy là sấy tiếp xúc và sấy chân không đến khi độ ẩm vật liệu sấy<br /> đạt dưới 7,5% thì dừng lại. Theo nghiên cứu về hàm lượng dinh dưỡng trong bột chùm ngây<br /> được công bố năm 2015 bởi Zaku và cộng sự, đây là độ ẩm thích hợp để bảo quản và đóng gói<br /> được thuận lợi [8].<br /> Việc lựa chọn phương pháp sấy dựa vào sự biến đổi độ ầm theo thời gian và màu sắc của<br /> sản phẩm.<br /> - Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng bột thành phẩm.<br /> Lá nguyên liệu được sấy ở các mức nhiệt độ: 45O C, 50O C, 55O C, 60O C bằng phương pháp sấy<br /> thích hợp đã chọn được ở thí nghiệm 1. Nhiệt độ và thời gian sấy được xác định dựa vào sự<br /> biến đổi độ ầm theo thời gian, màu sắc lá và tỷ lệ vitamin C mất đi sau khi sấy.<br /> Bột thành phẩm sấy bằng phương pháp và chế độ sấy đã lựa chọn được phân tích một số chỉ<br /> tiêu chất lượng như độ màu, hàm lượng vitamin C, hàm lượng protein, lipid...<br /> Phương pháp phân tích<br /> - Độ ẩm: là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá chất lượng cảm quan và khả năng bảo<br /> quản của sản phẩm bột chùm ngây [5]. Độ ẩm của sản phẩm sẽ được khảo sát bằng cách cân<br /> trọng lượng nguyên liệu trước và sau khi sấy khô ở 105O C đến khối lượng không đổi, từ đó tính<br /> ra phần trăm nước có trong nguyên liệu [3]. Khảo sát độ ẩm trước và sau khi sấy giúp xác định<br /> được thời gian thích hợp để ngừng quá trình sấy.<br /> - Độ màu: là một trong những chỉ tiêu phản ánh giá trị cảm quan của sản phẩm bột chùm<br /> ngây. Độ màu được xác định bằng máy đo quang phổ NF333 do hãng Nippon Densoku, Nhật<br /> Bản sản xuất.<br /> - Vitamin C: lượng vitamin C có trong thực phẩm được thực hiện bằng phương pháp<br /> chuẩn độ, dựa vào hàm lượng Iod bị khử để xác định hàm lượng vitamin C. Mẫu lá chùm ngây<br /> có khối lượng m(g) được nghiền nhỏ trong cối sứ với 5ml HCl 5%, nghiền kĩ, cho vào bình định<br /> 112<br /> <br /> Jos.hueuni.edu.vn<br /> <br /> Tập 121, Số 7, 2016<br /> <br /> mức dẫn đến vạch 50 ml bằng nước cất (V1). Tiến hành khuấy đều, lấy 20 ml dịch nghiền (V2)<br /> cho vào bình nón dung tích 100 ml, chuẩn độ bằng dung dịch iod 0,01N (V) có tinh bột làm chỉ<br /> thị màu đến màu xanh [2].<br /> Hàm lượng vitamin C (%) được tính theo công thức:<br /> <br /> X (%) <br /> <br /> V *V1 * 0,00088 *100<br /> V2 * m<br /> <br /> - Phương pháp sấy: Sau khi rửa lá nguyên liệu và làm ráo sơ bộ, lá chùm ngây được sấy<br /> bằng 2 phương pháp sấy là sấy tiếp xúc và sấy chân không ở cùng nhiệt độ là 50O C. Việc lựa<br /> chọn phương pháp sấy dựa vào độ ẩm và màu sắc của lá sau khi sấy. Chúng tôi tiếp tục khảo<br /> sát với các mốc nhiệt độ 45 – 60O C (bước nhảy 5OC) sau khi đã chọn ra được phương pháp sấy.<br /> - Protein: Hàm lượng protein được xác định bằng phương pháp Kjeldahl.<br /> - Lipid: lipid tổng số được xác định bằng phương pháp Soxhlet.<br /> - Tỷ lệ chất hòa tan là một trong những chỉ số quan trọng nhất đối với chất lượng bột<br /> thành phẩm. Tỷ lệ này được xác định bằng phương pháp chưng cất theo TCVN 5252:1990. Mẫu<br /> lá Chùm ngây có khối lượng m(g) cho vào cốc thủy tinh có dung tích 300ml. Đổ 100ml nước cất<br /> đun sôi vào bình. Tiếp tục đun trong 5 phút. Cho dung dịch vừa đun vào bình định mức có<br /> dung tích 200ml (B). Dùng nước cất rửa sạch cốc và cho nốt vào bình đong. Làm nguội đến 20O<br /> C dưới vòi nước. Cho thêm nước cất vào đến vạch định mức. Lắc đều. Để lắng. Lọc bằng giấy<br /> lọc qua một bình khác. Dùng pipet 25ml hút nước trích ly (G) đã lọc vào chén sứ đã biết khối<br /> lượng, làm bay hơi trên bình cách thủy đến khô. Mang sấy chén sứ có chất tan trong tủ sấy ở<br /> nhiệt độ 90 - 95O C trong 2 giờ 30 phút. Làm nguội trong bình hút ẩm và cân để tính được khối<br /> lượng chất tan (A).<br /> Tỷ lệ chất hòa tan trong nước (%) được tính theo công thức:<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2