intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến khởi phát bệnh trầm cảm

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

87
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá một số yếu tố liên quan đến khởi phát bệnh trầm cảm. Đối tượng nghiên cứu là 56 người bệnh trầm cảm được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần TW1 thời gian 2016 - 2017.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến khởi phát bệnh trầm cảm

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br /> <br /> NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN<br /> ĐẾN KHỞI PHÁT BỆNH TRẦM CẢM<br /> Tô Thanh Phương*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá một số yếu tố liên quan đến khởi phát bệnh trầm cảm. Đối tượng: 56<br /> người bệnh trầm cảm được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần TW1 thời gian 2016 - 2017. Phương<br /> pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: nhóm tuổi 26 - 35 chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> (33,93%). Nữ chiếm tỷ lệ cao (89,3%). 67,86% đã kết hôn. Nhân cách tiền bệnh lý là ưu tư<br /> chiếm tỷ lệ cao nhất (46,43%). Yếu tố kinh tế, xã hội không đóng vai trò đáng kể trong khởi phát<br /> trầm cảm. Khởi phát sau sinh gặp ở 17,85%.<br /> * Từ khóa: Trầm cảm; Yếu tố liên quan.<br /> <br /> Study of some Factors Related to the Onset of Depression<br /> Summary<br /> Objectives: To assess some factors related to the onset of depression. Subjects: 56<br /> depressed patients are treated at the Central Psychiatric Hospital in the period time of 2016 2017. Method: Cross-sectional, case by case study. Results and conclusion: The age group 26 35 accounted for the highest proportion (33.93%). Female accounted for 89.3%. 67.86% of the<br /> subjects were married. Personally close accounted for the highest rate of 46.43%. Social and<br /> economic factors do not play a significant role in the onset of depression. Onset of postpartum<br /> depression reached 17.85%.<br /> * Keywords: Depressive disorder; Relevant factors.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trầm cảm là rối loạn tâm thần rất phổ<br /> biến, chiếm 6% dân số, nữ nhiều gấp 2 3 lần so với nam. Triệu chứng của trầm<br /> cảm rất đa dạng, phong phú, như: khí sắc<br /> giảm, mất hứng thú và sở thích, mệt mỏi,<br /> mất năng lượng, rối loạn giấc ngủ, chán<br /> ăn, sút cân, ý định và hành vi tự sát…<br /> Bệnh gây mất khả năng lao động và ảnh<br /> hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người<br /> <br /> mắc trầm cảm dần trở thành gánh nặng<br /> cho gia đình và cho xã hội.<br /> Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khởi<br /> phát của trầm cảm như tuổi, giới, nghề<br /> nghiệp… Nghiên cứu các yếu tố đó giúp<br /> chúng ta hiểu thêm nguy cơ bị trầm cảm<br /> ở mỗi người, từ đó có thể đề ra các biện<br /> pháp đề phòng thích hợp. Do vậy, chúng<br /> tôi tiến hành nghiên cứu nhằm hiểu biết<br /> thêm về các nguy cơ khởi phát của rối<br /> loạn trầm cảm.<br /> <br /> * Bệnh viện Tâm thần TW1<br /> Người phản hồi (Corresponding): Tô Thanh Phương (tothanhphuong@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 05/06/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/09/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 18/09/2017<br /> <br /> 106<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 56 bệnh nhân (BN) trầm cảm đáp ứng<br /> các tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10<br /> mục F32 và F33. Các BN này được điều<br /> trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần TW1<br /> từ năm 2016 đến 2017.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả<br /> từng trường hợp.<br /> Xử lý số liệu theo chương trình<br /> Epi.info 6.0.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> * Tuổi khởi phát:<br /> 16 - 25 tuổi: 13 BN (23,20%); 26 - 35<br /> tuổi: 19 BN (33,93%); 36 - 45 tuổi: 10 BN<br /> (17,86%); 46 - 50: 10 BN (17,86%); > 50<br /> tuổi: 4 BN (7,14%).<br /> BN lứa tuổi từ 26 - 35 chiếm tỷ lệ cao<br /> nhất, thấp nhất nhóm > 50 tuổi. Như vậy,<br /> trầm cảm có thể khởi phát ở bất kỳ lứa<br /> tuổi nào. Kết quả này phù hợp với nghiên<br /> cứu của Bùi Quang Huy (2016) [1].<br /> <br /> * Giới tính:<br /> Nữ có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 2 - 3 lần<br /> nam. Theo Kaplan H.I (1994) [4], giai<br /> đoạn trầm cảm điển hình ở nữ là 9%,<br /> nam 3%. Trong nghiên cứu của chúng tôi,<br /> BN nữ chiếm tuyệt đại đa số với 89,3%<br /> (50 BN), chỉ có 10,7% BN (6 BN) trầm<br /> cảm là nam. Kết quả này tương đối cao,<br /> có thể do nhóm nghiên cứu của chúng tôi<br /> còn nhỏ nên số liệu này chưa phản ánh<br /> đúng tỷ lệ giới tính của BN trầm cảm<br /> trong thực tế.<br /> * Tình trạng hôn nhân (n = 56):<br /> Chưa kết hôn: 17 BN (30,36%); đã kết<br /> hôn: 38 BN (67,86%); ly dị: 1 BN (1,78%).<br /> BN đã kết hôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết<br /> quả này khác với nghiên cứu của Rouillon<br /> F (2003) [5]: người đã kết hôn ít có nguy<br /> cơ bị trầm cảm hơn người chưa kết hôn,<br /> tỷ lệ thấp nhất gặp ở những người chưa<br /> kết hôn bao giờ, nhưng gặp tỷ lệ cao ở<br /> người li dị, goá bụa, ly thân. Điều này có<br /> thể do nền văn hóa khác nhau nên biểu<br /> hiện trầm cảm trong vấn đề hôn nhân<br /> cũng khác nhau.<br /> <br /> Bảng 1: Kiểu nhân cách.<br /> BN<br /> <br /> Số lượng<br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> %<br /> <br /> Nóng nảy<br /> <br /> 14<br /> <br /> 25,00<br /> <br /> Hăng hái sôi nổi<br /> <br /> 10<br /> <br /> 17,86<br /> <br /> Bình thản<br /> <br /> 6<br /> <br /> 10,72<br /> <br /> Ưu tư<br /> <br /> 26<br /> <br /> 46,43<br /> <br /> 56<br /> <br /> 100,00<br /> <br /> Loại nhân cách<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> BN có biểu hiện nhân cách ưu tư chiếm tỷ lệ cao nhất (46,43%). Phần lớn BN ở<br /> dạng này ít biểu lộ suy nghĩ của mình cho người khác, tất cả mọi niềm vui, nỗi buồn<br /> đều được dấu kín trong lòng, họ âm thầm chịu đựng tất cả các sang chấn trong cuộc<br /> sống.<br /> 107<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br /> Theo Guelfi J.D (2001) [2], trẻ em mất cha mẹ trước 12 tuổi dễ mắc trầm cảm ở tuổi<br /> trưởng thành. Nguy cơ trầm cảm liên quan với quá trình quan tâm của cha mẹ với con<br /> khi còn nhỏ, nhất là những đứa trẻ bị bỏ rơi, bị hắt hủi, bị đầy đọa thường có mặc cảm<br /> tội lỗi, thất vọng hoặc những đứa trẻ được nuông chiều, thiếu giáo dục đúng đắn... là<br /> những yếu tố dễ xuất hiện trầm cảm về sau.<br /> Bảng 2: Các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội.<br /> BN<br /> <br /> Số lượng<br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> %<br /> <br /> Các vấn đề kinh tế<br /> <br /> 5<br /> <br /> 8,92<br /> <br /> Học hành, thi cử<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,57<br /> <br /> Việc làm khó khăn<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,78<br /> <br /> Gia đình bất hòa<br /> <br /> 3<br /> <br /> 5,35<br /> <br /> Thời gian làm việc trên 10 giờ/ngày<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,78<br /> <br /> Nghiện rượu, ma túy<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,57<br /> <br /> Tình yêu tan vỡ<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,57<br /> <br /> Không có yếu tố kinh tế, xã hội<br /> <br /> 40<br /> <br /> 71,42<br /> <br /> Yếu tố ảnh hưởng<br /> <br /> Hầu hết BN không có yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội trong khởi phát bệnh. Chỉ có<br /> 8,92% số BN mắc bệnh trầm cảm có liên quan đến kinh tế. Các yếu tố trên đóng một<br /> vai trò rất nhỏ trong khởi phát trầm cảm. Tuy nhiên, các sự kiện của đời sống ảnh<br /> hưởng rất lớn đến phát sinh bệnh trầm cảm. Theo Hardy P (2003) [3], các sự kiện đời<br /> sống gặp đầu tiên có thể phát sinh trầm cảm là thay đổi mạnh cuộc sống của bản thân<br /> và gia đình, thường gặp nhất là những biến động có tính chất tiêu cực trong cuộc sống<br /> như mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh mạn tính, người thân tử vong, thất nghiệp, bị thải hồi.<br /> Bảng 3: Các bệnh cơ thể phối hợp.<br /> BN<br /> <br /> Số lượng<br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> %<br /> <br /> Sau mổ tuyến giáp<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,78<br /> <br /> Tai biến mạch não<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,57<br /> <br /> Tiểu đường<br /> <br /> 3<br /> <br /> 5,35<br /> <br /> Dạ dày<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,57<br /> <br /> Sau đẻ<br /> <br /> 10<br /> <br /> 17,85<br /> <br /> Không có bệnh phối hợp<br /> <br /> 38<br /> <br /> 67,85<br /> <br /> Yếu tố sinh học<br /> <br /> Theo Sadock B.J (2015) [6], các bệnh cơ thể có thể là một trong những yếu tố khởi<br /> phát của trầm cảm. Tác giả cho rằng sinh đẻ là một nguy cơ gây ra khởi phát trầm cảm<br /> do biến đổi nồng độ hormon estrogen. Nghiên cứu của chúng tôi có 17,85% BN khởi<br /> phát trầm cảm sau khi sinh con. Bệnh cơ thể phối hợp không đóng vai trò quan trọng<br /> trong khởi phát trầm cảm vì có đến 67,85% không có yếu tố này.<br /> 108<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> 2. Guelfi J.D. Dépression et troubles de la<br /> <br /> Các yếu tố ảnh hưởng đến khởi phát<br /> của trầm cảm bao gồm:<br /> <br /> personnalité. Dépressions et comorbidités<br /> <br /> - Nhóm tuổi 26 - 35 chiếm tỷ lệ cao<br /> nhất (33,93%).<br /> <br /> 3. Hardy P, Gorwood P, Dupon C.<br /> <br /> - Nữ chiếm tỷ lệ cao (89,3%).<br /> - 67,86% đã kết hôn.<br /> - Nhân cách tiền bệnh lý dạng ưu tư<br /> chiếm tỷ lệ cao nhất (46,43%).<br /> - Yếu tố kinh tế, xã hội không đóng vai<br /> trò đáng kể trong khởi phát trầm cảm.<br /> - Khởi phát sau sinh gặp ở 17,85%.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Bùi Quang Huy, Đinh Việt Hùng, Đỗ<br /> Xuân Tĩnh. Rối loạn trầm cảm. Nhà xuất bản<br /> Y học. Hà Nội. 2016, tr.9-12.<br /> <br /> psychiatriques. Masson. 2001, p.55.<br /> Événements<br /> <br /> de<br /> <br /> la<br /> <br /> vie.<br /> <br /> Les<br /> <br /> maladies<br /> <br /> depressives, Médecine-Sciences-Flâmmrion.<br /> 2003, pp.434-1441.<br /> 4. Kaplan H.I, Sadock B.J, Grebb J.A.<br /> Synopsis of Psychiatry, 7th edition. William<br /> and Wilkins. 1997, pp.642-647.<br /> 5. Rouillon F, Niro V. Épidémiologie. Les<br /> maladies depressives, Médecine-SciencesFlammarion. 2003, pp.434-1441.<br /> 6. Sadock B.J, Sadock V.A. Kaplan and<br /> Sadock: Synopsis of psychiatry. 10th edition.<br /> Williams and Wilkins. 2007, pp.527-542.<br /> <br /> 109<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2