intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số yếu tố môi trường lao động của Bộ đội hải quan tàu hộ vệ tên lửa tại đơn vị X

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

67
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung nghiên cứu một số yếu tố môi trường lao động (MTLĐ) của bộ đội hải quân tàu hộ vệ tên lửa tại đơn vị X, kết quả cho thấy, MTLĐ của bộ đội hải quân trên các tàu hộ vệ tên lửa tương đối khắc nghiệt. Bộ đội hải quân thường xuyên chịu phơi nhiễm của gánh nặng nhiệt, rung, xóc và tiếng ồn có hại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số yếu tố môi trường lao động của Bộ đội hải quan tàu hộ vệ tên lửa tại đơn vị X

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br /> <br /> NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG LAO ĐỘNG CỦA<br /> BỘ ĐỘI HẢI QUAN TÀU HỘ VỆ TÊN LỬA TẠI ĐƠN VỊ X<br /> Nguyễn Văn Chuyên*; Nguyễn Minh Phương*; Nguyễn Tùng Linh*<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu một số yếu tố môi trường lao động (MTLĐ) của bộ đội hải quân tàu hộ vệ tên<br /> lửa tại đơn vị X, kết quả cho thấy, MTLĐ của bộ đội hải quân trên các tàu hộ vệ tên lửa tương<br /> đối khắc nghiệt. Bộ đội hải quân thường xuyên chịu phơi nhiễm của gánh nặng nhiệt, rung,<br /> xóc và tiếng ồn có hại. Mức độ phơi nhiễm cao hơn khi làm việc trong điều kiện tàu chạy<br /> huấn luyện. Trong điều kiện khi tàu vận hành, 35,2 - 80,3% mẫu nhiệt độ, 32,2 - 73,9% mẫu độ<br /> ẩm và 56,3% mẫu tiếng ồn vượt tiêu chuẩn vệ sinh (TCVS). Trong đó, khu vực hầm máy phơi<br /> nhiễm với tiếng ồn cao nhất và có thể tới 112,6 dBA. Ngoài ra, bộ đội làm việc trong điều kiện<br /> khi tàu vận hành còn phơi nhiễm với yếu tố rung. Khi tàu chạy, vận tốc rung ở các vị trí và ở<br /> giải tần khác nhau đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 - 4 lần.<br /> * Từ khóa: Môi trường lao động; Bộ đội hải quân; Tàu hậu vệ tên lửa.<br /> <br /> STUDY ON THE WORKING ENVIRONMENT REALITY OF NAVY<br /> SOLDIERS WORKING IN GEPARD CLASS FRIGATES<br /> Summary<br /> The study was carried out in Gepard class vessels guardian ships of X unit. The results<br /> showed that the working environment of soldiers in Gepard class vessels guardian ships was<br /> unfavourable with high temperature and humidity and high noise intnensity levels. The level of<br /> pollution was higher in operating condition.<br /> In the operating condition, there were 35.2 - 80.3% of temperature tests, 32.2 - 73.9% humidity<br /> tests and 56.3% noise tests that were higher than hygienic standard. The noise intensity level<br /> was the highest in machine hold of the ship and that was able to be 112,6 dBA. In addition, the<br /> soldiers also have to exposure of vibration. In the operating condition, the vibration speed in<br /> some places of the ship were higher than limited value of hygienic standard from 1.5 - 4 times.<br /> * Key words: Working environment; Navy soldiers; Gepard class frigates.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ngày nay, hải quân ngày càng phát<br /> triển theo hướng mở rộng tầm và phạm vi<br /> hoạt động, nhất là các khu vực đặc quyền<br /> kinh tế xa bờ. Trong đó, lực lượng tàu hải<br /> <br /> quân mặt nước là lực lượng đặc biệt tinh<br /> nhuệ, hoạt động chiến đấu có tính đặc<br /> thù, luôn phải sẵn sàng chiến đấu trong<br /> mọi điều kiện thời tiết, khí tượng và mọi<br /> địa hình lãnh hải. Trong MTLĐ quân sự<br /> <br /> * Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Phương (nguyenminhphuong@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 20/04/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 11/05/2014<br /> Ngày bài báo được đăng: 03/06/2014<br /> <br /> 37<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br /> <br /> của tàu hải quân mặt nước có nhiều yếu<br /> tố ảnh hưởng đến sức khỏe bộ đội. Bộ<br /> đội trên các tàu hải quân mặt nước phải<br /> làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của<br /> biển và điều kiện bất lợi trên tàu. Khí hậu<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn đến sức<br /> <br /> * Đối tượng nghiên cứu: một số yếu tố<br /> MTLĐ của cán bộ, chiến sĩ hải quân trên<br /> tàu hộ vệ tên lửa trong điều kiện huấn<br /> luyện và sẵn sàng chiến đấu.<br /> <br /> khỏe của bộ đội [6]. Thêm vào đó là điều<br /> <br /> * Địa điểm và thời gian nghiên cứu:<br /> <br /> kiện làm việc, sinh hoạt trên tàu như tiếng<br /> <br /> - Địa điểm nghiên cứu: Lữ tàu X, Quân<br /> chủng Hải quân.<br /> <br /> trên biển, nắng, gió biển, sóng biển, hiểm<br /> nguy luôn rình rập như bão biển là những<br /> <br /> ồn, rung lắc, không gian làm việc chật hẹp,<br /> thiếu vệ sinh, điều kiện dinh dưỡng và<br /> chăm sóc sức khỏe có hạn, ảnh hưởng của<br /> sóng điện trường… tạo ra MTLĐ có tính<br /> đặc thù riêng của bộ đội hải quân tàu mặt<br /> nước [1, 5, 7]. Cho đến nay, tại Việt Nam,<br /> rất ít nghiên cứu đánh giá đầy đủ về các<br /> yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến sức khỏe<br /> của bộ đội hải quân tàu mặt nước, đặc<br /> biệt là thế hệ tàu mới như tàu hộ vệ. Để<br /> góp phần bảo đảm sức khỏe và nâng cao<br /> sức chiến đấu cho bộ đội tàu hộ vệ, nhiệm<br /> vụ đặt ra cho Ngành Quân y là cần có<br /> những nghiên cứu khoa học chính xác,<br /> khách quan đặc điểm môi trường, điều<br /> kiện lao động, sinh hoạt của bộ đội làm<br /> việc trên tàu hải quân. Đánh giá những<br /> tác động của MTLĐ đến sức khỏe, bệnh<br /> tật của bộ đội cũng như xây dựng giải<br /> pháp nâng cao sức khỏe cho bộ đội tàu<br /> hải quân mặt nước là rất cần thiết. Xuất<br /> phát từ những vấn đề trên, nghiên cứu<br /> được triển khai nhằm mục tiêu: Đánh giá<br /> một số yếu tố MTLĐ của bộ đội hải quân<br /> tàu hộ vệ tại đơn vị X.<br /> <br /> - Thời gian nghiên cứu vào mùa hè:<br /> tháng 6 - 7 năm 2013.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu tiến hành theo phương pháp<br /> mô tả cắt ngang.<br /> * Nội dung nghiên cứu:<br /> Khảo sát một số yếu tố MTLĐ trên tàu<br /> hộ vệ tên lửa trong hoạt động huấn luyện<br /> và sẵn sàng chiến đấu: vi khí hậu, tiếng<br /> ồn, ánh sáng, rung xóc tại các vị trí làm<br /> việc của.<br /> * Các chỉ số nghiên cứu:<br /> - Vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ<br /> chuyển động không khí.<br /> - Yếu tố vật lý: mức ồn, rung.<br /> * Phương tiện và cách xác định chỉ số<br /> nghiên cứu:<br /> - Phương pháp xác định: xác định yếu<br /> tố MTLĐ theo thường qui kỹ thuật y học<br /> lao động - vệ sinh môi trường của Viện Y<br /> học Lao động và Vệ sinh môi trường (2002).<br /> Đánh giá kết quả theo TCVS 3733/2002/<br /> QĐ-BYT.<br /> 39<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br /> <br /> - Các yếu tố vi khí hậu:<br /> + Vị trí đo các yếu tố vi khí hậu: tại vị trí<br /> làm việc và nghỉ ngơi của thủy thủ đoàn.<br /> Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi khảo<br /> sát các yếu tố môi trường ở 4 khu vực,<br /> gồm: khu vực buồng lái, buồng sinh hoạt,<br /> hầm máy và boong tàu. Khảo sát từ 6 giờ<br /> đến 18 giờ, trung bình 30 phút khảo sát<br /> lại 1 lần. Khảo sát trong 5 ngày liên tục<br /> của tháng 6 và tháng 7 - 2013.<br /> + Đo nhiệt độ không khí bằng máy đo<br /> dã ngoại (Hãng Quest, Mỹ), đơn vị đo 0C.<br /> + Độ ẩm tương đối của không khí: xác<br /> định bằng máy THERMOHYGROMETER<br /> hiện số (Mỹ), đơn vị đo %.<br /> + Tốc độ chuyển động của không khí:<br /> xác định bằng máy đo phong tốc kế cánh<br /> quạt CASELLA (Anh), đơn vị đo m/s.<br /> - Cường độ tiếng ồn: đo bằng máy đo<br /> tiếng ồn có phân tích dải tần hiện số<br /> RION NL-04 (Nhật Bản). Khi đo, micro<br /> của máy đặt ngang tầm tai, cách người<br /> đo 0,5 m, đo ít nhất 3 lần, lấy giá trị trung<br /> <br /> bình. Đơn vị đo dBA.<br /> - Đo rung: đo vận tốc rung đứng và<br /> rung ngang ở các dải tần số khác nhau<br /> bằng máy đo rung RION (Nhật Bản).<br /> Đơn vị đo trong khảo sát rung: biên độ<br /> (a) đơn vị mm; vận tốc (v) đơn vị cm/s;<br /> gia tốc (g) đơn vị m/s2.<br /> Tần số chính của rung: tần số nào có<br /> biên độ và vận tốc lớn hơn cả so với các<br /> tần số khác thì đó là tần số chính và coi<br /> như rung có tần số đó.<br /> Giá trị hiệu đính: vận tốc hoặc gia tốc<br /> hiệu đính chung. Mức rung chung cần<br /> đánh giá theo gia tốc và vận tốc hiệu đính<br /> là các giá trị tổng lực đã hiệu đính theo<br /> tần số.<br /> * Xử lý số liệu: theo phương pháp y sinh học trên máy tính theo chương trình<br /> SPSS for Window 17.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm vi khí hậu khi tàu neo đậu tại cảng.<br /> Bảng 1: Điều kiện vi khí hậu.<br /> NHIỆT ĐỘ (oC)<br /> VỊ TRÍ ĐO<br /> <br /> ĐỘ ẨM (%)<br /> <br /> TỐC ĐỘ GIÓ (m/s)<br /> <br /> X  SD<br /> <br /> Tỷ lệ % không<br /> đạt TCVS<br /> <br /> X  SD<br /> <br /> Tỷ lệ % không<br /> đạt TCVS<br /> <br /> X  SD<br /> <br /> Tỷ lệ % không<br /> đạt TCVS<br /> <br /> Buồng lái<br /> <br /> 28,8 ± 4,4<br /> <br /> 24,8<br /> <br /> 79,5  4,5<br /> <br /> 40,7<br /> <br /> 1,0  0,3<br /> <br /> 86,7<br /> <br /> Buồng sinh hoạt<br /> <br /> 28,7 ± 3,3<br /> <br /> 28,2<br /> <br /> 79,6  5,8<br /> <br /> 40,0<br /> <br /> 1,1  0,3<br /> <br /> 87,0<br /> <br /> Hầm máy<br /> <br /> 31,5 ± 3,3<br /> <br /> 52,2<br /> <br /> 81,4  4,6<br /> <br /> 46,5<br /> <br /> 0,5  0,1<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> Boong tàu<br /> <br /> 33,3  2,2<br /> <br /> 79,8<br /> <br /> 82,6  5,7<br /> <br /> 73,9<br /> <br /> 1,9  0,4<br /> <br /> 0,0<br /> <br /> TCVS cho phép (3733/<br /> 2002/QĐ- BYT) mùa hè<br /> <br /> ≤ 32<br /> <br /> ≤ 85%<br /> <br /> > 1,5<br /> <br /> Kết quả khảo sát điều kiện vi khí hậu tại các tàu hộ vệ tên lửa khi tàu đỗ tại cảng<br /> cho thấy, 28,2 - 79,8% số mẫu nhiệt độ, 40,0 - 73,9% mẫu đo độ ẩm và 86,7 - 100%<br /> <br /> 40<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br /> <br /> mẫu đo lưu chuyển không khí cao hơn TCVS cho phép. Trong đó, tỷ lệ mẫu đo không<br /> đạt tiêu chuẩn cao hơn ở hầm máy và buồng lái.<br /> Đặc điểm sinh hoạt của thủy thủ tàu mặt nước là sống và làm việc trên tàu (cả khi<br /> tàu neo đậu tại cảng). Do vậy, với điều kiện vi khí hậu như trên, thủy thủ đoàn phải<br /> chịu phơi nhiễm với gánh nặng nhiệt thường xuyên và kéo dài.<br /> Bảng 2: Cường độ tiếng ồn tại các vị trí lao động.<br /> THAM SỐ<br /> X  SD (dBA)<br /> <br /> Min - Max (dBA)<br /> <br /> VỊ TRÍ LAO ĐỘNG<br /> <br /> KHÔNG ĐẠT TCVS<br /> <br /> TỔNG SỐ<br /> MẪU<br /> <br /> Mẫu không đạt<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> p<br /> <br /> Buồng lái<br /> <br /> 83,3  6,9<br /> <br /> 66,0 - 108,5<br /> <br /> 256<br /> <br /> 78<br /> <br /> 30,4<br /> <br /> Buồng sinh hoạt<br /> <br /> 76,2  5,5<br /> <br /> 65,8 - 83,7<br /> <br /> 25<br /> <br /> 0,0<br /> <br /> 0,0<br /> <br /> Hầm máy<br /> <br /> 87,4  7,0<br /> <br /> 70 - 105,5<br /> <br /> 110<br /> <br /> 73<br /> <br /> 66,4<br /> <br /> Boong tàu<br /> <br /> 76,2  5,5<br /> <br /> 65,8 - 83,7<br /> <br /> 25<br /> <br /> 00<br /> <br /> 0,0<br /> <br /> 416<br /> <br /> 151<br /> <br /> 36,3<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Cộng<br /> Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT<br /> <br /> ≤ 85 dBA<br /> <br /> 36,3% mẫu tiếng ồn tại tất cả các vị trí lao động và sinh hoạt không đạt TCVS<br /> cho phép. Trong đó, khu vực hầm máy có số mẫu đo không đạt tiêu chuẩn cao nhất<br /> (66,4%), tiếp đến là khu vực buồng lái (30,6%). Khu vực nghỉ ngơi của thủy thủ đoàn,<br /> tất cả các mẫu đo mức ồn đều đạt TCVS. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.<br /> Bảng 3: Kết quả đo vận tốc rung trên tàu khi neo đậu tại cảng.<br /> VỊ TRÍ ĐO<br /> <br /> Buồng lái<br /> <br /> Buồng sinh<br /> hoạt<br /> <br /> Hầm tầu<br /> <br /> Boong tầu<br /> <br /> V RUNG ĐỨNG (cm/s)<br /> <br /> V RUNG NGANG (cm/s)<br /> <br /> GIẢI TẦN<br /> (Hz)<br /> <br /> X  SD<br /> <br /> % vượt TCCP<br /> <br /> X  SD<br /> <br /> % vượt TCCP<br /> <br /> 16<br /> <br /> 2,8  0,3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3,2  0,3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 4,0<br /> <br /> 32<br /> <br /> 1,8  0,3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1,8  0,4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,8<br /> <br /> TCCP*<br /> <br /> 63<br /> <br /> 1,6  0,4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1,6  0,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,0<br /> <br /> 125<br /> <br /> 1,2  0,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1,1  0,3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1,4<br /> <br /> 16<br /> <br /> 3,0  0,4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3,0  0,5<br /> <br /> 0<br /> <br /> 4,0<br /> <br /> 32<br /> <br /> 1,8  0,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,2  0,4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,8<br /> <br /> 63<br /> <br /> 1,8  0,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,0  0,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,0<br /> <br /> 125<br /> <br /> 0,8  0,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1,0  0,3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1,4<br /> <br /> 16<br /> <br /> 2,8  0,3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3,1  0,4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 4,0<br /> <br /> 32<br /> <br /> 1,9  0,4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,0  0,3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,8<br /> <br /> 63<br /> <br /> 1,8 0,4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1,9  0,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,0<br /> <br /> 125<br /> <br /> 1,0  0,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1,0  0,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1,4<br /> <br /> 16<br /> <br /> 3,2  0,5<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3,0  0,5<br /> <br /> 0<br /> <br /> 4,0<br /> <br /> 32<br /> <br /> 1,8  0,3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1,8  0,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,8<br /> <br /> 63<br /> <br /> 1,7  0,4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1,8  0,3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2,0<br /> <br /> 125<br /> <br /> 0,6  0,3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,7  0,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 41<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br /> <br /> (*TCVS cho phép (3733/2002/QĐ-BYT): áp dụng tiêu chuẩn rung ở các bộ phận<br /> điều khiển)<br /> Khi tàu đỗ tại cảng, động cơ chạy không tải, vận tốc rung ở các vị trí đo (buồng lái,<br /> buồng nghỉ, hầm máy và boong tàu) đều nằm trong TCVS cho phép.<br /> 2. Đặc điểm môi trƣờng khi tàu vận hành.<br /> Bảng 4: Điều kiện vi khí hậu khi tàu hoạt động theo hành trình.<br /> NHIỆT ĐỘ (oC)<br /> VỊ TRÍ ĐO<br /> <br /> ĐỘ ẨM (%)<br /> <br /> TỐC ĐỘ GIÓ (m/s)<br /> <br /> X  SD<br /> <br /> Tỷ lệ % không<br /> đạt TCVS<br /> <br /> X  SD<br /> <br /> Tỷ lệ % không<br /> đạt TCVS<br /> <br /> X  SD<br /> <br /> Tỷ lệ % không<br /> đạt TCVS<br /> <br /> Buồng lái<br /> <br /> 30,4 ± 4,5<br /> <br /> 39,5<br /> <br /> 72,6  4,2<br /> <br /> 32,2<br /> <br /> 1,5  0,4<br /> <br /> 36,4<br /> <br /> Buồng sinh hoạt<br /> <br /> 30,5 ± 3,8<br /> <br /> 35,2<br /> <br /> 73,8  5,2<br /> <br /> 36,0<br /> <br /> 1,2  0,3<br /> <br /> 85,4<br /> <br /> Hầm máy<br /> <br /> 35,6 ± 3,6<br /> <br /> 80,3<br /> <br /> 78,5  3,8<br /> <br /> 40,2<br /> <br /> 1,2  0,3<br /> <br /> 76,0<br /> <br /> Boong tàu<br /> <br /> 33,3  2,2<br /> <br /> 79,8<br /> <br /> 82,6  5,7<br /> <br /> 73,9<br /> <br /> 4,5  1,4<br /> <br /> 0,0<br /> <br /> Min - Max<br /> <br /> 24,7 - 35,5<br /> <br /> 50,0 - 89,2<br /> <br /> 0,9 - 5,9<br /> <br /> ≤ 32<br /> <br /> ≤ 85%<br /> <br /> > 1,5<br /> <br /> TCVS cho phép (3733/<br /> 2002/QĐ-BYT) mùa hè<br /> <br /> Kết quả đo điều kiện vi khí hậu khi tàu hoạt động theo hành trình cho thấy, 35,2 80,3% các mẫu đo nhiệt độ không đạt TCVS cho phép. Trong đó, nhân viên ngành cơ<br /> điện làm việc trong khu vực hầm máy chịu phơi nhiễm với gánh nặng nhiệt cao nhất.<br /> Tỷ lệ mẫu nhiệt độ không đạt TCVS cao hơn khi tàu neo đậu tại cảng tăng 14,7 - 28,1%.<br /> Kết quả này tương ứng với nghiên cứu của Lê Hồng Minh (2011): 80% mẫu nhiệt<br /> độ đo ở khu vực hầm máy khi tàu hoạt động không đạt TCVS cho phép [4].<br /> Bảng 5: Cường độ tiếng ồn tại các vị trí lao động khi tàu hoạt động theo hành trình.<br /> THAM SỐ<br /> X  SD (dBA)<br /> <br /> KHÔNG ĐẠT TCVS<br /> Min - Max (dBA)<br /> <br /> n<br /> <br /> VỊ TRÍ LAO ĐỘNG<br /> <br /> p<br /> Số mẫu<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Buồng lái<br /> <br /> 83,3  13,2<br /> <br /> 70,1 - 96,5<br /> <br /> 240<br /> <br /> 102<br /> <br /> 42,5<br /> <br /> Buồng sinh hoạt<br /> <br /> 86,2  15,5<br /> <br /> 70,7 - 101,7<br /> <br /> 25<br /> <br /> 15<br /> <br /> 60,0<br /> <br /> Hầm máy<br /> <br /> 94,4  18,2<br /> <br /> 76,2 - 112,6<br /> <br /> 110<br /> <br /> 100<br /> <br /> 90,9<br /> <br /> Boong tàu<br /> <br /> 86,2  12,5<br /> <br /> 73,7 - 98,7<br /> <br /> 25<br /> <br /> 8<br /> <br /> 32,0<br /> <br /> 400<br /> <br /> 225<br /> <br /> 56,3<br /> <br /> Cộng<br /> Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> ≤ 85 dBA<br /> <br /> Cường độ tiếng ồn trung bình cao nhất tại khu vực hầm máy (94,4 dBA) với 90,9%<br /> mẫu đo không đạt TCVS lao động, tiếp đến là khu vực sinh hoạt (60,0%) và buồng lái<br /> (42,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Mức ồn đo được tại các vị trí<br /> 42<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2