intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu nhiễm Candida máu trẻ tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Candida spp là tác nhân thường gặp gây nhiễm khuẩn huyết bệnh viện, tỉ lệ tử vong hiện cao, nhóm C. non-albicans đang có xu hướng tăng, đặc biệt là sự đề kháng với nhóm azole. Bài viết trình bày khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh, tính kháng thuốc và kết quả điều trị trẻ nhiễm Candida spp máu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu nhiễm Candida máu trẻ tại Bệnh viện Nhi đồng 1

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học NGHIÊN CỨU NHIỄM CANDIDA MÁU TRẺ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Phan Hồng Thắng1, Lê Quốc Thịnh1, Phùng Nguyễn Thế Nguyên2 TÓM TẮT Mục tiêu: Candida spp là tác nhân thường gặp gây nhiễm khuẩn huyết bệnh viện, tỉ lệ tử vong hiện cao, nhóm C. non-albicans đang có xu hướng tăng, đặc biệt là sự đề kháng với nhóm azole. Chúng tôi khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh, tính kháng thuốc và kết quả điều trị trẻ nhiễm Candida spp máu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả 32 trường hợp trẻ > 1 tháng nhiễm Candida spp máu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2019. Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ là 1,4 với 58,1% trẻ nhũ nhi. Phân bố Candida spp tại các khoa lâm sàng: Hồi sức tích cực-Chống độc (25%), Hồi sức Ngoại (12,5%), Hồi sức sơ sinh (15,6%), Tiêu hóa (28,1%). Tỉ lệ dinh dưỡng tĩnh mạch, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm và phẫu thuật trước nhiễm nấm là 61,3%, 58,1%, 38,7%. Tại thời điểm nhiễm nấm, 40,6% trẻ thở máy, tỉ lệ sốc là 12,5%. Các biểu hiện cận lâm sàng thường gặp: thiếu máu (71,9%), giảm tiểu cầu (46,9%), tăng CRP (78,1%). Phân lập tác nhân: C. parapsilosis (37,5%), C. albicans (28,1%), C. tropicalis (21,8%), C. guilliermondii (6,3%), C. glabrata (3,1%) và C. intermedia (3,1%). Tỉ lệ tử vong là 43,8%. Kết luận: C. non-albicans là tác nhân chiếm ưu thế. Tỉ lệ tử vong cao nên cần xem xét điều trị kháng nấm khi có yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng nhiễm Candida spp máu. Từ khóa: thuốc kháng nấm ABSTRACT PEDIATRIC CANDIDEMIA AT CHILDREN’S HOSPITAL 1 Phan Hong Thang, Le Quoc Thinh, Phung Nguyen The Nguyen * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 2- 2021: 132 - 137 Objective: Candida spp is a common cause of nosocomial sepsis with high mortality rate. The prevalence of C. non-albicans tends to increase, especially the resistance to the azole group. We describes the epidermilogical, clinical manifestation, laboratory test, species distribution, antifungal-resistant and treatment outcome of pediatric candidemia at Children’s Hospital 1. Methods: A retrospective study of 32 candidemic childrens >1 months admitted to Children’s Hospital 1 from 01/2018 to 12/2019. Result: The male/female ratio is 1.4 with 58.1% of infants. Distribution of Candida spp isolates in clinical departments: Department of Gastroenterology (28.1%), Pediatric Intensive Care and Toxicology (25%) Neonatal Intensive Care Unit (15.6%), Surgical Intensive Care Unit (12.5%). The rate of parentenral nutrition, central venous catheter and surgery before fungal infection was 61.3%, 58.1% and 38.7% respectively. At the time of diagnosis, 40.6% of children were ventilated, the rate of shock was 12.5%. Common laboratory test finding: anemia (71.9%), thrombocytopenia (46.9%), elevated CRP (78.1%). Distribution of Candida species follow: C. parapsilosis (37.5%), C. albicans (28.1%), C. tropicalis (12.5%), C. guilliermondii (6.3%), C. glabrata (3.1%) and C. intermedia (3.1%). The mortality rate was 43.8%. 1Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Nhi Đồng 1 2Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS. Phùng Nguyễn Thế Nguyên ĐT: 0989 043 858 Email: nguyenphung@ump.edu.vn 132 Chuyên Đề Nhi Khoa
  2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Conclusion: C. non-albicans are predominant agents. Mortality is high, antifungal therapy should be considered when there are risk factor, signs and symtomps of candidemia. Keywords: antifungal medication ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chuẩn chọn mẫu Candida spp là tác nhân thường gặp gây - Tất cả bệnh nhi từ 1 tháng đến 16 tuổi nhiễm khuẩn huyết bệnh viện với tỉ lệ nhiễm có nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 trong thời gian xu hướng tăng ở trẻ em. Tại Hoa kỳ, Candida spp nghiên cứu từ tháng 01/2018 đến 12/2019 thỏa là nguyên nhân đứng hàng thứ 4 trong các tiêu chuẩn: trường hợp nhiễm khuẩn máu bệnh viện(1). - Ít nhất một kết quả cấy máu dương tính với Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy Candida spp máu, và đây là một bệnh lí có tỉ lệ tử vong cao từ 30- - Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân. 60%(2,3), tỉ lệ này có thể tăng hơn nữa tại các đơn Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân ở trẻ em vị hồi sức. bao gồm 2 trong số 4 các tiêu chuẩn sau đây (ít Những năm gần đây đánh dấu những thay nhất một tiêu chuẩn bất thường về thân nhiệt đổi về mặt dịch tễ học với sự gia tăng của hoặc bạch cầu)(5): nhóm C. non-albicans, nhiều báo cáo cho thấy - Thân nhiệt > 38,5ºC hoặc 10%. nghiên cứu thực hiện tại các đơn vị hồi sức nên Tiêu chuẩn loại trừ chưa thể hiện rõ phổ nhiễm nấm trên toàn bệnh Các trường hợp ngoại nhiễm. viện(3,4). Qua thực hành lâm sàng, đứng trước ca Phƣơng pháp nghiên cứu bệnh, chúng tôi nhận thấy các bác sĩ thường gặp khó khăn trong việc chẩn đoán và chọn lựa Thiết kế nghiên cứu thuốc kháng nấm. Việc trì hoãn điều trị có thể Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. dẫn đến những kết cục xấu, nhiều trường hợp tử Cỡ mẫu vong trước khi có kết quả cấy máu. Do đó, Lấy trọn mẫu. chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn Các bước tiến hành góp phần nghiên cứu về nhiễm nấm máu nhằm Liên hệ khoa Vi sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, cung cấp các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lập danh sách các bệnh nhi với kết quả cấy máu lâm sàng, chủng Candida spp, tính kháng thuốc dương tính với Candida spp. và kết quả điều trị, qua đó có thể giúp bác sĩ lâm Hồi cứu hồ sơ bệnh án, các bệnh nhi thỏa sàng trong việc chẩn đoán sớm và điều trị đạt tiêu chuẩn nhận vào và không thỏa tiêu chuẩn nhiều kết quả tốt hơn. loại trừ sẽ được đưa vào lô nghiên cứu. ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU Thu thập và xử lý số liệu Đối tƣợng nghiên cứu Tổng kết, phân tích và xử lí số liệu theo phần Trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi được chẩn đoán mềm SPSS 26.0. Biến định tính được trình bày nhiễm Candida spp máu tại bệnh viện Nhi Đồng bằng tỷ lệ. Biến định lượng được trình bày dưới 1 từ tháng 01/2018 đến 12/2019. dạng trung bình và độ lệch chuẩn (SD) nếu tuân Chuyên Đề Nhi Khoa 133
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học theo phân phối chuẩn hoặc dưới dạng trung vị trước khi nhiễm nấm, 61,3% dinh dưỡng đường và khoảng tứ phân vị (IQR) nếu phân bố không tĩnh mạch, 58,1% có đặt catheter trung tâm, tuân theo phân phối chuẩn. So sánh các biến 35,5% thở máy và 12,5% dùng steroid (Bảng 1). định tính giữa các nhóm bằng cách sử dụng Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng chính phép kiểm Chi bình phường (Chi-Square) hoặc được nêu trong Bảng 1. phép kiểm Fisher. So sánh 2 giá trị trung bình Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng (n = 32) bằng phép kiểm T-test nếu số liệu của 2 nhóm Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) độc lập có định lượng tuân theo phân phối Yếu tố nguy cơ chuẩn. Phép kiểm phi tham số (Mann-Whitney) KS trước nhiễm nấm 32 100 để so sánh trung vị hai nhóm độc lập nếu số liệu Dinh dưỡng tĩnh mạch 19 61,3 Catheter tĩnh mạch trung tâm 18 58,1 không tuân theo phân phối chuẩn. Sự khác biệt Thở máy trước nhiễm nấm 11 35,5 được coi là có ý nghĩa khi p 20 mg/L) 25 78,1 trung tâm >30C. Rối loạn chức năng gan 2 6,3 Rối loạn chức năng thận 3 6,3 Y đức Toan chuyển hóa 12 37,5 Nghiên cứu được thông qua bởi hội đồng Y Đặc điểm vi sinh và tính kháng thuốc Đức của bệnh viện Nhi đồng 1 số 611/QĐ- BVNĐ1 ngày 19/3/2020. Nhiễm C. albicans chiếm 28,1% và non- C. albicans chiếm 71,9% (Bảng 2). KẾT QUẢ Bảng 2: Đặc điểm vi sinh (n = 32) Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong thời gian 2 Tác nhân Tần số Tỉ lệ (%) năm từ 01/2018-12/2019, chúng tôi ghi nhận 32 Phân lập Candida spp máu trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu với các C. parapsilosis 12 37,5 đặc điểm như sau: C. albicans 9 28,1 C. tropicalis 7 21,8 Đặc điểm dân số nghiên cứu C. guilliermondii 2 6,3 Trẻ nam chiếm 58,1%, tỉ lệ nam/nữ là 1,4. C. glabrata 1 3,1 58,1% trẻ nhũ nhi, 41,9% trẻ 1 tuổi. C. intermedia 1 3,1 Phân bố Candida spp tại các khoa lâm sàng: Đồng nhiễm vi khuẩn 8 25 Tiêu hóa (28,1%), Hồi sức tích cực-Chống độc Bảng 3: Tính kháng thuốc (25%), Hồi sức Ngoại (12,5%), Sơ sinh (15,6%), C.albicans C.parapsilosis C.tropicalis Thuốc Hồi sức sơ sinh (12,5%), khoa lâm sàng khác (n = 9) (%) (n = 12) (%) (n = 7) (%) AmB 0 8,3 0 (6,3%). Flucytosine 11,1 0 0 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Fluconazole 22,2 0 0 Các yếu tố nguy cơ nhiễm nấm ghi nhận Voriconazole 0 0 0 trong nghiên cứu là 100% trẻ dùng kháng sinh 134 Chuyên Đề Nhi Khoa
  4. Ghi nhận kháng amphotericin B của hồi sức. Tuy nhiên, việc đặt catheter làm gia tăng C. parapsilosis là 2 8,3%; kháng fluconazole của nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện bao gồm tác C. albicans là 22,2% (Bảng 3). nhân nấm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, Đặc điểm điều trị 63,8% trẻ được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm Tỉ lệ điều trị kháng nấm là 81,3%, trong đó trước thời điểm nhiễm nấm, đa phần với mục điều trị amphotericin B (53,1%), fluconazole đích nuôi ăn tĩnh mạch, có 2 trường hợp được (43,8%) và chỉ 1 trường hợp dùng Caspofungin. đặt catheter lọc máu. Kết quả này thấp hơn so với các nghiên cứu của tác giả Lê Văn Mạnh(7) Tỉ lệ tử vong là 43,8%. (94,6%), Chakrabarti C(8) (100%). Sự khác biệt này BÀN LUẬN là do các tác giả trên thực hiện nghiên cứu tại các Đặc điểm dịch tễ học và yếu tố nguy cơ đơn vị hồi sức ngoại, hồi sức tim, do đó catheter Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trẻ nhũ tĩnh mạch trung tâm hầu như thực hiện trên mỗi nhi nhiễm Candida spp chiếm ưu thế với 58,1%. bệnh nhân. Kết quả này tương tự với nghiên cứu Hegazi Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng M(2) tại Ai Cập với tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi chiếm Sốt là triệu chứng thường gặp (68,8%). Kết 62,1%. Tác giả Nguyễn Thị Diệu Huyền(3) tại quả này tương tự với nghiên cứu của tác giả bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng ghi nhận tỉ lệ nhiễm Nguyễn Thị Diệu Huyền(3) (59%). Đây là biểu Candida spp máu cao nhất ở trẻ dưới 3 tháng tuổi hiện không đặc hiệu, cần nghĩ đến nhiễm (79,6%). Tuổi càng nhỏ với hệ miễn dịch phát Candida spp máu trên một trường hợp sốt kéo dài triển chưa hoàn chỉnh, thiếu hụt về cả miễn dịch hoặc kém đáp ứng với kháng sinh phổ rộng. Hạ dịch thể lẫn tế bào, cơ địa sức đề kháng kém lại thân nhiệt là triệu chứng ít gặp (3,1%), tuy nhiên trong môi trường bệnh viện, lâu ngày với nhiều đây có thể là triệu chứng báo hiệu tình trạng thủ thuật xâm lấn tạo điều kiện để vi nấm có thể nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt ở nhóm trẻ sơ sinh. xâm lấn và gây bệnh. Nhiễm Candida spp máu với biểu hiện sốc Phân bố Candida spp tại các khoa lâm sàng chiếm 12,5%. Kết quả này thấp hơn so với các ưu thế tại các đơn vị hồi sức, nơi tập trung nhiều nghiên cứu của Guzman JA(9) (30%), Dương thủ thuật xâm lấn. Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận Thiện Trang Thi(4) (31%), có lẽ các tác giả trên tỉ lệ cao các trường hợp nhiễm nấm máu được nghiên cứu nhiễm nấm trên các đơn vị hồi sức phân lập tại khoa Tiêu hóa (28,1%), thường đi nên tỉ lệ rối loạn huyết động xu hướng cao hơn. kèm trẻ bệnh lý dị tật bẩm sinh cần phẫu thuật Tại thời điểm nhiễm nấm, 40,6% suy hô hấp cần đường tiêu hóa, đặt catheter tĩnh mạch trung thông khí cơ học, tỉ lệ này tương tự với các tâm và dinh dưỡng tĩnh mạch dài ngày, vốn là nghiên cứu của Hegazi M(2) (43%), Dương Tấn những yếu tố nguy cơ chính của nhiễm Candida Hải(10) (59,1%), suy hô hấp là một biểu hiện spp máu. thường gặp trong nhiễm nấm. Ngoài ra, nhiễm Dinh dưỡng tĩnh mạch là yếu tố nguy cơ Candida spp còn làm kéo dài thời gian hỗ trợ hô thường gặp của nhiễm Candida spp máu(2). hấp, tăng thời gian nằm viện. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 61,3% trẻ Các biểu hiện cận lâm sàng thường gặp: dinh dưỡng đường tĩnh mạch trước nhiễm nấm thiếu máu (71,9%), giảm tiểu cầu (46,9%), tăng với thời gian trung vị là 20 ngày. Các nghiên cứu CRP (78,1%). Đây là những biểu hiện không đặc trong và ngoài nước đều cho thấy kết quả không hiệu của nhiễm nấm máu. Giảm tiểu cầu cũng khác biệt nhiều với tỉ lệ này dao động từ 60- thường gặp trong nghiên cứu của tác giả 90%(3,4,6). Nguyễn Thị Diệu Huyền(3) (56,4%). Nghiên cứu Catheter tĩnh mạch trung tâm ngày càng của Tsai CC(11) còn cho thấy giảm tiểu cầu là một được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong các đơn vị yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm Chuyên Đề Nhi Khoa 135
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học Candida spp máu. Tăng CRP là biểu hiện thường nhóm tuổi sơ sinh, liên quan mật thiết với gặp trong nhiễm Candida spp máu, nghiên cứu catheter tĩnh mạch trung tâm và dinh dưỡng của Dương Thiện Trang Thi(4) ghi nhận tỉ lệ này tĩnh mạch. Ngoài ra chúng tôi còn ghi nhận 1 là 73,8%, tác giả còn ghi nhận giá trị CRP ở nhóm trường hợp nhiễm C. intermedia, đây là tác nhân tử vong cao hơn so với nhóm sống (p 12 giờ B là nhóm thuốc được dùng nhiều nhất (53,1%), là một yếu tố độc lập tiên lượng tử vong, qua kế đến là fluconazole (43,8%), chỉ một trường đó cho thấy tầm quan trọng của việc tiếp cận, hợp sử dụng caspofungin, đây là thuốc có giá chẩn đoán và khởi động điều trị kháng nấm thành cao nên chưa được sử dụng rộng rãi. theo kinh nghiệm sớm, giúp cải thiện tử vong. Tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu là 43,8%. KẾT LUẬN Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy Chẩn đoán nhiễm Candida spp máu hiện nay tỉ lệ tử vong nhiễm Candida spp máu từ 40- vẫn còn khó khăn và thường trễ. Tỉ lệ nhiễm C. 60%(4,6,7,14). Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, thuốc non-albicans đang gia tăng, nên cần có các biện 136 Chuyên Đề Nhi Khoa
  6. pháp phòng ngừa, chẩn đoán và hướng xử trí 9. Guzman JA, Tchokonte R, Sobel JD (2011). Septic shock due to candidemia: outcomes and predictors of shock development. kịp thời các tác nhân này. Ngoài ra, tỉ lệ tử vong Journal of Clinical Medicine and Research, 3(2):65-71. cao nên cần xem xét điều trị kháng nấm khi có 10. Dương Tấn Hải (2008). Đặc điểm điều trị nhiễm nấm Candida huyết ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 10-2004 yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng nhiễm đến tháng 8-2008. Luận văn Thạc sĩ Y học - chuyên ngành Nhi, Candida spp máu. Đai học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 11. Tsai CC, Lay CJ, Wang CL, Lin ML, et al (2011). Prognostic TÀI LIỆU THAM KHẢO factors of candidemia among nonneutropenic adults with total 1. Wisplinghoff H, Bischoff T, Tallent SM, Seifert H, et al, (2004). parenteral nutrition. Journal of Microbiology, Immunology and Nosocomial bloodstream infections in US hospitals: analysis of Infection, 44(6):461-466. 24,179 cases from a prospective nationwide surveillance study. 12. Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Hồng Nhung (2017). "Tình hình Clinical Infectious Diseases, 39(3):309-317. nhiễm nấm máu tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2016 đến 2. Hegazi M, Abdelkader A, Zaki M, El-Deek B (2014). tháng 10/2016". Nghiên cứu Y học, 107(2):1-6. Characteristics and risk factors of candidemia in pediatric 13. Trương Thiên Phú, Nguyễn Ngọc Trương (2018). Phân bố các intensive care unit of a tertiary care children's hospital in Egypt. tác nhân gây nhiễm nấm máu và tình hình kháng thuốc kháng Journal of Infection in Developing Countries, 8(5):624-634. nấm tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017. Y học Thành phố Hồ Chí 3. Nguyễn Thị Diệu Huyền (2003). Đặc điểm nhiễm nấm Candida Minh, 22(5):149-154. máu và kết quả điều trị bằng amphotericin B tại khoa Hồi sức 14. Pemán J, Cantón E, Linares-Sicilia MJ, Roselló EM, et al (2011). bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2000-2003. Luận văn Thạc sĩ Y học Epidemiology and an-tifungal susceptibility of bloodstream chuyên ngành Nhi, Đai học Y dược TP. Hồ Chí Minh. fungal isolates in pediatric patients: a Spanish multi-center 4. Dương Thiện Trang Thi (2014). Đặc điểm bệnh nhi nhiễm nấm prospective survey. Journal of Clinical Microbiology, 49(12):4158- tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 4163. 01/2009 - 12/2013. Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Đai học Y 15. Hasejima N, Kamei K, Matsubayashi M, Kawabe R, et al (2011). Dược TP. Hồ Chí Minh. The first case of blood-stream infection by Candida intermedia 5. Goldstein B, Giroir B, Randolph A (2005). International pediatric in Japan: the importance of molecular identifica-tion. Journal of sepsis consensus con-ference: definitions for sepsis and organ Infection and Chemotherapy, 17(4):555-558. dysfunction in pediatrics. Pediatric Critical Care Medicine, 6(1):2-8. 16. Morrell M, Fraser VJ, Kollef MH (2005). Delaying the empiric 6. Jordà-Marcos R, Alvarez-Lerma F, Jurado M, Palomar M, et al treatment of candida bloodstream infection until positive blood (2007). Risk factors for candidaemia in critically ill patients: a culture results are obtained: a potential risk fac-tor for hospital prospective surveillance study. Mycoses, 50(4):302-310. mortality. Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 49(9):3640- 7. Lê Văn Mạnh (2014). Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và kết 3645. quả điều trị nhiễm trùng huyết bệnh viện do nấm ở trẻ em có can thiệp phẫu thuật. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. Ngày nhận bài báo: 10/11/2020 8. Chakrabarti C, Sood SK, Parnell V, Rubin LG (2003). Prolonged candidemia in infants following surgery for congenital heart Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 disease. Infection Control and Hospital Epidemiology, 24(10):753- Ngày bài báo được đăng: 10/03/20201 757. Chuyên Đề Nhi Khoa 137
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2