intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu những yếu tố tiền đề cho việc phát triển du lịch xanh ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, khi nhắc đến phát triển du lịch bền vững, chúng ta thấy xuất hiện một khái niệm mới là “phát triển du lịch xanh”, tuy nhiên, để phát triển du lịch xanh chúng ta cần xác định cụ thể các điều kiện triển khai là gì. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố cụ thể cần tập trung cho việc xây dựng, triển khai, quản lý hoạt động du lịch xanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu những yếu tố tiền đề cho việc phát triển du lịch xanh ở Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH Ở VIỆT NAM Đinh Hoàng Anh Tuấn Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh / dha.tuan@hutech.edu.vn Lưu Thắng Lợi Tạ Hoàng Giang Võ Khắc Trường Thanh Trường Đại học Phan Thiết Tóm tắt: Hiện nay, khi nhắc đến phát triển du lịch bền vững, chúng ta thấy xuất hiện một khái niệm mới là “phát triển du lịch xanh”, tuy nhiên, để phát triển du lịch xanh chúng ta cần xác định cụ thể các điều kiện triển khai là gì. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố cụ thể cần tập trung cho việc xây dựng, triển khai, quản lý hoạt động du lịch xanh. Từ khóa: du lịch xanh, phát triển, yếu tố tiền đề, hoạt động du lịch xanh 1. Giới thiệu Cũng như những quốc gia khác trên thế giới trong việc xác định mức độ quan trọng của môi trường trong phát triển kinh tế, đời sống xã hội, Việt Nam cũng đang có những hành động mang tính vĩ mô khi đưa ra các chính sách phát triển gắn với gìn giữ, bảo vệ và phục hồi môi trường. Ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế có những đóng góp đáng kể cho GDP quốc gia và có sức lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường. Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị khóa XII cũng đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, với rất nhiều các quan điểm phát triển trong đó có “bảo vệ môi trường và thiên nhiên”. Từ đó, Quyết định số 147/QĐ-TTg, ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đưa ra định hướng: “Phát triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Nhiều địa phương trong cả nước, như: một số tỉnh Tây Bắc, Quảng Bình, Quảng Nam… hay các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn đã thực hiện các chủ trương phát triển du lịch theo hướng xanh, hướng tới chứng chỉ xanh… Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa có lý thuyết, căn cứ cụ thể, hay khung pháp lý để thực hiện đúng hoạt động phát triển du lịch xanh trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy, cần nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố cần có để phát triển du lịch xanh đúng nghĩa và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch xanh ở Việt Nam. 2. Phát triển du lịch xanh ở một số quốc gia trên thế giới 2.1 Khái niệm du lịch xanh Để phát triển được ngành du lịch theo định hướng du lịch xanh, thì cần hiểu Economy and Forecast Review 297
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP được du lịch xanh là gì? Chính vì lý do đó, vấn đề đặt ra là ngành du lịch Việt Nam cần đưa ra một khái niệm cụ thể về “Du lịch xanh”. Ngày nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới hướng đến phát triển kinh tế xanh, trong đó có du lịch xanh và cũng có nhiều cách hiểu về du lịch xanh được đưa ra. Theo Wight (1994), du lịch xanh hay một thuật ngữ khác liên quan đến vấn đề môi trường chủ yếu được sử dụng để gắn nhãn các kỳ nghỉ thiên nhiên cho các điểm đến kỳ lạ. Theo một hướng khác, các tuyên bố về du lịch xanh có thể được sử dụng để báo hiệu rằng, các hoạt động du lịch diễn ra trong khu vực đó không gây hại cho môi trường (Font và Tribe, 2001). Bên cạnh đó, du lịch xanh còn được hiểu là hoạt động du lịch đến các điểm đến nơi có hệ thực vật, động vật và di sản văn hóa là những điểm thu hút chính, bao gồm du lịch bền vững với môi trường và các tác động khí hậu được giảm thiểu với mục đích tôn trọng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Thực tế cho thấy, một khái niệm chung mang tính quốc tế về du lịch xanh vẫn chưa được đưa ra, mà các quốc gia mới chỉ có những cách hiểu gần giống nhau đó là hướng tới bảo vệ môi trường hay các di sản văn hóa. Như vậy, trong giai đoạn đầu của việc hình thành và phát triển du lịch xanh ở nước ta, điều đầu tiên cần xác định đó là đưa ra một khái niệm chung nhất, để mọi người nhận thức và thống nhất cách hiểu về du lịch xanh, làm cơ sở tiền đề cho việc triển khai thực hiện. 2.2 Xây dựng bộ tiêu chí và cấp chứng nhận về du lịch xanh Để đáp ứng được việc đánh giá hoạt động du lịch có đảm bảo đang diễn ra theo đúng định hướng “Du lịch xanh” hay không, chúng ta cần xây dựng được một bộ tiêu chí cụ thể để đối chiếu và chứng nhận chứng chỉ và bộ tiêu chí này cần mở rộng hơn nữa sang các lĩnh vực khác ngoài lưu trú, như: lữ hành, ẩm thực, tham quan... Chứng nhận được là một thủ tục nhằm đánh giá, kiểm tra và đưa ra đảm bảo bằng văn bản rằng, một cơ sở, sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và có thể bán được trên thị trường cho phân khúc khách hàng có nhu cầu mua những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng hoặc vượt quá các tiêu chuẩn cơ sở. Mục đích của chứng nhận là để đạt được các tiêu chuẩn về hoạt động đáp ứng hoặc vượt quá các tiêu chuẩn cơ sở hoặc luật pháp. Để thực hiện cần có một cơ quan đặt ra các tiêu chuẩn chứng nhận đáng tin cậy. Tổ chức chứng nhận phải không có xung đột lợi ích và các chỉ số để đáp ứng các tiêu chuẩn được công nhận. Sau đó, người nộp đơn hoặc doanh nghiệp được đánh giá theo các chỉ số và nếu thành công, sẽ nhận được sự công nhận, thường ở dạng biểu trưng, ​​ thông báo cho người tiêu dùng rằng, doanh nghiệp đã đáp ứng các tiêu chí tối thiểu (Honey và Rome, 2000). Theo Sasidharan và cộng sự (2002), việc sử dụng chứng chỉ du lịch xanh do cơ quan có uy tín cấp thường nhằm mục đích: (i) Kiểm soát các tác động tiêu cực đến môi trường của du lịch đối với cơ sở tài nguyên thiên nhiên của các khu vực điểm đến bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đạt được các tiêu chuẩn môi trường cao; (ii) Giáo dục khách du lịch về tác động của các hành 298 Kinh tế và Dự báo
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP động và quyết định của họ; (iii) Xây dựng các tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ du lịch thân thiện với môi trường. Các nghiên cứu trước cũng cho rằng, nên cân nhắc và tham khảo để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá bao quát được các đánh giá về tác động của du lịch đối với môi trường; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội); cũng như những tiêu chí cụ thể cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Từ bộ tiêu chí du lịch xanh đã xây dựng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đăng ký nhãn hiệu “Du lịch xanh” sẽ được thẩm định và cấp chứng nhận “Du lịch xanh” khi đạt các yêu cầu trong bộ tiêu chí. Việc đạt được chứng nhận này sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra các lợi thế cạnh tranh nhất định, còn đối với môi trường và xã hội sẽ nhận được những lợi ích bảo tồn và phát triển bền vững. 2.3 Xây dựng khung pháp lý đối với hoạt động du lịch xanh Như đã biết, pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước, thể hiện ý chí của giai cấp lãnh đạo và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp. Trong xây dựng và phát triển hoạt động du lịch xanh, cần có một hệ thống luật pháp để giám sát và điều chỉnh. Trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta, bao gồm cả hoạt động kinh doanh du lịch, đang được điều chỉnh các hành vi tác động đến môi trường chủ yếu bởi Luật Bảo vệ môi trường, còn Luật Du lịch vẫn chưa thể hiện được đầy đủ các quy định trong hoạt động khai thác gắn liền với môi trường, đặc biệt là gắn với “Du lịch xanh”. Điều này cũng tương đối dễ hiểu, vì thực ra hoạt động du lịch xanh trong giai đoạn vừa qua mới chỉ là các định hướng, chưa thực sự xây dựng một bộ tiêu chí nào cụ thể để đánh giá, nên việc áp dụng một quy chuẩn pháp luật là chưa thể thực hiện ngay được. Tuy nhiên, với quyết tâm xây dựng “Du lịch xanh” trong ngành du lịch, các quy định mang tính pháp quy cần phải có, để yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp, du khách… thực hiện hoạt động du lịch của mình phải có nghĩa vụ đối với môi trường. 2.4 Phát triển du lịch xanh ở một số quốc gia trên thế giới Trên thế giới đã có rất nhiều nước xây dựng và phát triển du lịch xanh. Tại nước Anh, kinh doanh du lịch xanh được xác định từ năm 1997. Đây là chương trình lớn mục đích chính là đảm bảo đất nước vẫn dẫn đầu về du lịch bền vững trong tương lai. Bằng cách sử dụng các cơ sở kinh doanh được công nhận bởi đề án Kinh doanh Du lịch Xanh cho kỳ nghỉ hoặc lưu trú qua đêm, du khách có thể yên tâm rằng, cơ sở lưu trú mà họ lựa chọn đã đáp ứng một số tiêu chí về môi trường. Các cơ sở sẽ được đánh giá 2 năm một lần dựa trên các tiêu chí khắt khe, bao gồm các lĩnh vực, như: hiệu quả năng lượng, giảm thiểu và tái chế chất thải, sử dụng sản phẩm địa phương và hỗ trợ giao thông công cộng. Các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn bắt buộc sẽ nhận được giải Đồng, Bạc hoặc Vàng, dựa trên mức độ thành tích của họ. Cải thiện tính bền vững trong khi vẫn cung cấp dịch vụ chất lượng cao là điều bắt buộc tại nước Anh và tất Economy and Forecast Review 299
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP cả các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú phải đạt được xếp hạng sao trước khi họ có thể đạt được xếp hạng xanh. Khái niệm du lịch xanh ở các nước phát triển như ở Nhật Bản tương tự như khái niệm du lịch nông thôn, nơi nó được tiến hành trong môi trường tự nhiên và mang lại cho khách du lịch cơ hội trải nghiệm văn hóa địa phương và lối sống nông thôn (Arahi, 1998). Cư dân nông thôn tham gia vào ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý môi trường. Du lịch xanh ở Nhật Bản tập trung nhiều hơn vào môi trường của các khu vực nông thôn và do người dân quản lý, mặc dù nguồn vốn cần thiết cho các doanh nghiệp được chia sẻ bởi chính quyền trung ương và địa phương cũng như cư dân nông thôn. Trong khi việc bán các sản phẩm nông thôn là quan trọng, thì việc tương tác giữa con người với người dân được chú trọng nhiều hơn. Về mặt này, các chương trình cung cấp cho người dân thành thị cơ hội thưởng thức các món ăn độc đáo của cộng đồng chủ nhà và tận hưởng trải nghiệm nông nghiệp của điểm đến là những điểm thu hút quan trọng và là công cụ hữu ích để thúc đẩy giao lưu giữa người dân nông thôn và thành thị. Du lịch xanh ở Nhật Bản là loại hình du lịch nông thôn sử dụng cả văn hóa nông thôn vốn được nuôi trồng theo truyền thống nông nghiệp và lâm nghiệp lâu đời, cũng như bản chất của các vùng nông thôn, chẳng hạn như rừng và thiên nhiên thứ sinh dưới dạng đất nông nghiệp, như là điểm tham quan (Knight, 1996; Arahi, 1998). Ở Malaysia, việc thực hiện du lịch xanh còn khá mới mẻ và chỉ giới hạn ở việc khuyến khích sử dụng các sản phẩm xanh, cung cấp các chương trình đào tạo về quản lý môi trường và giới thiệu các kỹ thuật quản lý chất thải như tái chế đặc biệt bởi các khu nghỉ dưỡng tham gia (The Star, 2010). Các khu nghỉ dưỡng tham gia vào lĩnh vực du lịch xanh đã đào tạo và giáo dục nhân viên của họ về cách sống thân thiện với môi trường mặc dù tính toàn diện của chương trình đào tạo không nhất quán giữa các khu nghỉ dưỡng (Abdul Khalid và cộng sự 2010). Mục đích chính là tiết kiệm nước, năng lượng và giảm thiểu chất thải và các khu nghỉ dưỡng tích cực giám sát hoạt động này đã quản lý để cắt giảm đáng kể chi phí hoạt động của họ. Người dân được khuyến khích chuyển sang các thiết bị tiết kiệm năng lượng, sử dụng thẻ khóa, xây dựng nhà máy xử lý nước, tách chất thải rắn và lỏng, và tái chế. Khách nghỉ dưỡng cũng được khuyến khích sử dụng lại khăn tắm và khăn trải giường của họ với thông báo trong phòng để tiết kiệm tài nguyên như nước và bột giặt. Một số khu nghỉ dưỡng cũng sử dụng vật liệu xây dựng bền vững và vật liệu địa phương trong thiết kế kiến ​​ trúc và xây dựng. 3. Phát triển du lịch xanh ở Việt Nam Tại Việt Nam, việc phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh đã được quan tâm và định hướng trong những năm gần đây. Tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra định hướng: “Phát triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường”.  300 Kinh tế và Dự báo
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Ngày 12/4/2012, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1355/QĐ-BVHTTDL về Bộ tiêu chí Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh áp dụng đối với các cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam. Bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo tiêu chí nhãn xanh ở các nước châu Âu, châu Á và tiêu chí nhãn xanh toàn cầu. Nội dung tiêu chí gồm: quản lý bền vững, tối đa hóa lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, giảm tác động tiêu cực tới môi trường. Với Bộ tiêu chí này cơ sở lưu trú nào được gắn biểu tượng “Bông sen xanh” là đã được công nhận đạt chuẩn về bảo vệ môi trường để giới thiệu, quảng bá và khẳng định chất lượng du lịch Việt Nam trên trường quốc tế. Tiếp đó, tại Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cũng đã khẳng định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Thực tế cho thấy, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch xanh, cụ thể là có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa - nhân văn rất phong phú, đa dạng. Mặt khác, Việt Nam cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do vậy, càng cần phải phát triển du lịch xanh, góp phần phát triển một nền kinh tế xanh bền vững. Thời gian qua, một số địa phương, công ty lữ hành, khách sạn đã có sự chú phát triển du lịch xanh, như: một số tỉnh Tây Bắc, Quảng Bình, Nghệ An… phát triển du lịch cộng đồng; Huế phát triển du lịch nhà vườn; NhaTrang phát triển du lịch biển đảo; một số tỉnh Nam Bộ phát triển du lịch miệt vườn. Nhiều công ty lữ hành xây dựng các tour du lịch xanh; khách sạn đạt chứng chỉ xanh… Tuy nhiên, hoạt động du lịch còn tồn tại một số vấn đề khiến cho du lịch xanh chưa được phát triển, như: phát triển du lịch chưa gắn với khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, hiệu suất sử dụng tài nguyên thấp; phát triển du lịch chưa gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường; phát triển du lịch chưa tính đến biến đổi khí hậu… Việc phát triển quá nhanh đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường du lịch. Tại nhiều khu, điểm du lịch xuất hiện các chất thải rắn, rác thải, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để, việc phát triển du lịch làm gia tăng mức độ tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, thay đổi cảnh quan thiên nhiên và thay đổi quân bình môi sinh đối với môi trường sống của sinh vật. Ngày càng có nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các đảo không theo quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ biển, làm suy thoái hệ sinh thái biển đảo. Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xả trực tiếp vào môi trường, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven bờ. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích; những tệ nạn xã hội, văn hóa ngoại lai Economy and Forecast Review 301
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP và những hạn chế trong nhận thức về bảo vệ môi trường đã làm giảm hiệu quả kinh tế do du lịch mang lại, làm môi trường xuống cấp, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức chưa đầy đủ về phát triển du lịch xanh của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp cũng như của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; ngành du lịch chưa xây dựng, ban hành các hướng dẫn đầy đủ về tiêu chí, điều kiện, đánh giá tác động môi trường và hệ thống kiểm soát, quản lý các vấn đề về môi trường liên quan đến các hoạt động du lịch, nhất là với các cơ sở kinh doanh du lịch, gây lúng túng khi áp dụng trong thực tiễn; chưa có nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện và hệ thống về môi trường du lịch Việt Nam làm căn cứ đề ra các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên, đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch bền vững. Đây là nguyên nhân cơ bản của tình trạng cho đến nay du lịch Việt Nam còn thiếu những sản phẩm du lịch xanh đặc thù ở các cấp độ đặc biệt ở cấp quốc gia, để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Bên cạnh đó, vì mục đích kinh tế, với mục tiêu kinh doanh ngắn hạn là nhằm giảm chi phí và tăng thu, tăng lợi nhuận, nhiều công ty du lịch thay vì phải tiến hành điều tra khảo sát xây dựng chương trình tour, đánh giá cung - cầu... để xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với xu thế hướng tới du lịch xanh đã tiến hành việc “sao chép” sản phẩm du lịch của các công ty khác mà chưa thực sự chú ý đến bảo vệ môi trường và sự phát triển lâu dài, bền vững. Đây là tình trạng khá phổ biến hiện nay ở Việt Nam trong phát triển sản phẩm du lịch. 4. Một số kiến nghị để phát triển du lịch xanh ở Việt Nam Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế và phát triển du lịch xanh, Việt Nam cần phải thực hiện một số giải pháp như sau: Thứ nhất, cần xây dựng và ban hành “bộ tiêu chí du lịch xanh”. Trên cơ sở đó các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp du lịch vận dụng trong quá trình đầu tư, quy hoạch và kinh doanh. Đồng thời đó cũng là căn cứ để công nhận sản phẩm du lịch xanh như “tour xanh”, “khách sạn xanh”, “nhà hàng xanh”, “khu nghỉ dưỡng xanh”… Thứ hai, cần tiếp tục mở rộng, phát triển các ý tưởng và tham gia tích cực vào các hoạt động của Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế xanh. Phối hợp với UNESCO để làm tốt hơn công tác bảo tồn, phát huy, quảng bá nền văn hóa Việt Nam ra thế giới. Tiếp cận nhanh những kiến thức xanh và công nghệ sạch của cộng đồng khoa học thế giới, của các nước có nền du lịch xanh phát triển, từ đó vận dụng vào phát triển du lịch xanh Việt Nam. Ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào việc quản lý phát triển du lịch xanh, chú ý đến quản lý sức chứa của các điểm, khu du lịch; lựa chọn các nguồn khách có chất lượng và khả năng thanh toán cao để giảm quá tải, ô nhiễm cho những vùng nhất định. Có kế hoạch đào tạo ở nước ngoài đối với các cán bộ chuyên môn và cán bộ quản lý để quản lý du lịch xanh, tăng trưởng xanh và kinh tế xanh. 302 Kinh tế và Dự báo
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Thứ ba, Nhà nước cũng như doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa và đầu tư xứng đáng cho quảng bá, xúc tiến mạnh hơn về du lịch xanh trong phạm vi toàn xã hội, cho khách du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau, phương tiện khác nhau nhằm xây dựng một hình ảnh du lịch xanh Việt Nam, một điểm đến thân thiện thu hút đối với du khách. Mặc dù có tiềm năng phát triển, song du lịch xanh ở Việt Nam mới ở giai đoạn khởi đầu. Đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, du lịch xanh còn là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch. Thứ tư, nâng cao nhận thức, có chiến lược, có giải pháp đúng đắn để phát triển du lịch xanh là điều có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng. Do đó, cần nâng cao nhận thức và đào tạo về du lịch xanh, trước hết là đối với các nhà quản lý các cấp từ quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp của ngành Du lịch và các ngành có liên quan đến du lịch về nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch xanh. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức, giáo dục, đào tạo cho cộng đồng về phát triển du lịch xanh, nhất là ở các vùng, các điểm, khu du lịch. Nhà nước cần có kế hoạch đào tạo ở nước ngoài đối với các cán bộ chuyên môn và cán bộ quản lý để quản lý du lịch xanh, tăng trưởng xanh và kinh tế xanh. Thứ năm, nhận thức trên cần được biến thành hành động cụ thể trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, trong thẩm định và thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch ở các cấp từ trung ương đến địa phương trên phạm vi toàn quốc. Những chương trình này cần được xây dựng trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản có định hướng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đặc thù, đặc biệt chú trọng đến việc khai thác giá trị di sản thế giới gắn với các văn hóa bản địa; các giá trị văn hóa truyền thống của các vùng, miền, các làng quê Việt Nam và gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, nhà nước cần có chính sách khuyến khích tăng cường tính “xanh” trong phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, trong các dịch vụ du lịch với những điều kiện cụ thể ở mỗi nơi như ứng dụng năng lượng gió, mặt trời, sử dụng vật liệu tái chế, vật liệu tự nhiên, chế biến rác thải, xử lý nước thải, giảm thiểu tiêu hao xăng, dầu trong giao thông, trong tiêu dùng, an toàn vệ sinh thực phẩm… hoặc khuyến khích các chương trình bảo tồn và truyền bá văn hóa dân gian, dân tộc trong phát triển du lịch. Cần kết hợp chặt chẽ giữa quá trình xây dựng nông thôn mới với phát triển du lịch xanh. 5. Kết luận Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung tìm hiểu các nghiên cứu, cũng như hoạt động xây dựng và phát triển du lịch xanh tại một số nơi trên thế giới. Từ đó, liên hệ với thực tiễn phát triển du lịch xanh ở Việt Nam. Đồng thời, trong nghiên cứu, một vấn đề được đặt ra là ít người tiêu dùng hiểu các chứng nhận về môi trường trong du lịch và nhiều chứng nhận không được biết đến. Do vậy, ngoài việc xây dựng hệ thống khái niệm đối với “Du lịch xanh”, hệ thống các Economy and Forecast Review 303
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP tiêu chí đánh giá, chứng nhận, hay hệ thống pháp lý, thì một vấn đề cần được đẩy mạnh đó là tuyên truyền cho người tiêu dùng (khách du lịch) hiểu được tầm quan trọng của hoạt động du lịch này.■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdul Khalid, S. N., Mahadi, R., Abdul Wahid, N., Amran, A., Abustan, I. and George, R. A. (2010). A field survey on the green performance of selected Resorts in Malaysia, Proceedings of the International Graduate Tourism Research Conference, Kuala Lumpur, April 16-17 2. Arahi, Y. (1998). Rural tourism in Japan: the regeneration of rural communities, Retrieved February 25 3. Font, X. and Tribe, J. (2001). Promoting Green Tourism: the Future of Environmental Awards, International Journal of Tourism Research, (3), 9-21 4. Giang, P. T. T. (2021). Building a legal framework for green tourism development in Vietnam, Financial Publisher 5. Honey, M. and Rome, A. (2000). Ecotourism and Sustainable Tourism Certification, New York: Mohonk Mountain House 6. Knight, J. (1996). Competing hospitalities in Japanese rural tourism, Annals of Tourism Research, 23(1), 165-180 7. Lockhart, D. G. (1997). Islands and tourism: An overview. In D. G. Lockhart, and D. Drakakis-Smith (Eds.), Island tourism: Trends and prospects, 3-20 8. NCC (1996). Green Claims: a Consumer Investigation into Marketing Claims about the Environment, National Consumer Council: London 9. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 147/QĐ-TTg, ngày 22/01/2020 phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 10. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2012). Quyết định số 1355/QĐ- BVHTTDL ngày 12/4/2012 đã ban hành Bộ tiêu chí Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh áp dụng đối với các cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam 11. Sasidharan, V., Sirakayab, E. and Kerstettera, D. (2002). Developing countries and tourism ecolabels, Tourism Management, 23, 161-174 12. Wight, P. (1994). Environmentally responsible marketing of tourism, In Ecotourism: a Sustainable Option, Cater, E., and Lowman, G. (ed.). Wiley: Chichester , 39-53 304 Kinh tế và Dự báo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2