intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa

Chia sẻ: ViOrochimaru2711 ViOrochimaru2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

40
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc nghiên cứu nồng độ Lp-PLA2 ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa, xác định mối liên quan giữa Lp- PLA2 với các yếu tố nguy cơ khác như: Tuổi, giới, mức độ béo phì, Cholesteron, LDL-C, hs-CRP, độ tăng huyết áp, thang điểm Framingham,… và các thành tố của hội chứng chuyển hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa

  1. NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ Lp-PLA2 HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Huỳnh Văn Minh1; Đỗ Văn Hùng2; Lê Văn Tâm3 TÓM TẮT Lp-PLA2 (Lipoprotein – associated phospholipase A2) là một enzym do đại thực bào tiết ra. Nó tăng cao trong máu khi có mãng xơ vữa không ổn định. Tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa là các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch chuyển hóa. Định lượng Lp-PLA2 có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong dự báo nguy cơ bệnh mạch máu ở bệnh nhân tăng huyết áp đặc biệt là tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ Lp-PLA2 tăng ở bệnh nhân tăng huyết áp và tăng cao ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa. Nó liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ tim mạch và các thành tố của hội chứng chuyển hóa cũng như với thang điểm Framingham. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Nghiên cứu nồng độ Lp-PLA2 ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa. 2. Xác định mối liên quan giữa Lp- PLA2 với các yếu tố nguy cơ khác như: Tuổi, giới, mức độ béo phì, Cholesteron, LDL-C, hs-CRP, độ tăng huyết áp, thang điểm Framingham,… và các thành tố của hội chứng chuyển hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 80 bệnh nhân tăng huyết áp. Trong đó: - Nhóm bệnh: 50 bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa - Nhóm đối chứng: 30 bệnh nhân tăng huyết áp không có hội chứng chuyển hóa. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có đối chứng. Kết quả nghiên cứu: (1) Nồng độ Lp-PLA2 tăng ở bệnh nhân tăng huyết áp. Trong đó tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa tăng hơn nhiều so với tăng huyết áp đơn thuần (p
  2. + Glucose máu với r=0,34 (Tương quan yếu). + HDL-C với r=-0,76 (Tương quan mạnh). + Triglyceride với r=0,67 (Tương quan mạnh). + Béo phì với r=0,56 (Tương quan khá mạnh). - Độ nhạy độ đặc hiệu của Lp-PLA2 trong chẩn đoán hội chứng chuyển hóa là khá cao với diện tích dưới đường cong ROC là: 0,886 và CI: 0,788- 0,924). - Tương quan của Lp-PLA2 với Framingham và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác: Có mối tương quan khá chặt chẽ giữa Lp-PLA2 với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác + LDL-C với r= 0,58 (Tương quan khá mạnh). + Cholesterone toàn phần với r=0,72 (Tương quan mạnh). + Hs-CRP với r=0,64 (Tương quan khá mạnh). + Framingham với r=0,85 (Tương quan mạnh). Những bệnh nhân có nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh cao hơn 22,13IU/L (cao hơn điểm cắt ROC) thì nguy cơ bị bệnh lý tim mạch tăng lên nhiều so với những bệnh nhân có nồng độ Lp-PLA2 dưới 22,13IU/ml. Lp-PLA2 là yếu tố dự báo, vì vậy tăng huyết áp có hội chứng chuyểnhóa có nồng độ Lp-PLA2 cao nguy cơ bị bệnh lý tim mạch chuyển hóa rất cao. Kết luận: - Nồng độ Lp-PLA2 tăng ở bệnh nhân tăng huyết áp, đặc biệt tăng cao nhiều lần ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa. - Nồng độ Lp-PLA2 tăng liên quan chặt chẻ đến các yếu tố nguy cơ tim mạch: Rối loạn chuyển hóa Lipide, Hs-CRP, Framingham và các thành tố của hội chứng chuyển hóa. Từ khóa: Tăng huyết áp, Lp-PLA2, hội chứng chuyển hóa. ABSTRACT PLASMA LIPOPROTEIN-ASSOCIATED PHOSPHOLIPASE A2 (Lp - PLA2) IN HYPERTENSIVE PATIENS WITH METABOLIC SYNDROME Huynh Van Minh1, Do Van Hung2, Le Van Tam3 Background: Lp - PLA2 (Lipoprotein - Associated phospholipase A2) is an enzyme secreted by macrophages. It's in the blood when there is no stable plaque Hypertension, metabolic syndrome are risk factors of metabolic cardiovascular disease.quantitative Lp-PLA2 has extremely important implications for risk prediction in patients with vascular disease, especially hypertension and hypertensive patients with metabolic syndrome. 1 3 , Hue University of Medicine and Pharmacy 2 Quảng Trị Health Care Unit for Cadre TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 363
  3. The results of research show that increased levels of Lp-PLA2 in patients with high blood pressure and increased blood pressure in patients with metabolic syndrome.It is closely associated with cardiovascular risk factors and components of the metabolic syndrome as well as the Framingham scale. Method: We conducted a study on 80 patients with hypertension, Among them: - Groups of patients: 50 hypertensive patients with metabolic syndrome - Control group: 30 patients with hypertension do not have metabolic syndrome. Research Methods: Cross-sectional descriptive method controlled Results: (1) Plasma Lipoprotein- Associated PhospholipaseA2 (Lp-PLA2) increased in patients with hypertension.In that,Plasma Lipoprotein- Associated PhospholipaseA2 (Lp-PLA2) more increated than hypertension alone (p < 0.05). - The concentration of Lp - PLA2 in hypertensive patients with metabolic syndrome is: 46.92 ± 8.06 IU / ml. - The concentration of Lp - PLA2 in patients with hypertension alone: 14.04 ± 1.1 IU / ml. - The concentration of Lp - PLA2 in normal human is: 3.49 -17.40 IU / ml. (2) The correlation between Lp-PLA2 levels with cardiovascular risk factors and components of the metabolic syndrome: - Correlation between Lp - PLA2 with components of metabolic syndrome: There is a tight correlation with the components of the metabolic syndrome: + Hypertension with r = 0.46 (average correlation). + Blood Glucose with r = 0.34 (weak correlation). + HDL - C with r = -0.76 (strong correlation). + Triglyceride with r = 0.67 (strong correlation). + Obesity with r = 0.56 (average correlation). - Sensitivity, specificity of Lp - PLA2 in the diagnosis of metabolic syndrome is quite high with an area under the ROC curve: 0.886 and CI: 0.788 to 0.924 - Correlation of Lp - PLA2 with Framingham risk factors and other cardiovascular: There are rather tight correlation between Lp - PLA2 with cardiovascular risk factors other + LDL - C with r = 0.58 (average correlation). + Cholesterone full with r = 0.72 (strong correlation). + Hs - CRP with r = 0.64 (average correlation). Framingham with r = 0.85 + (strong correlation). Patients with Lp - PLA2 levels in serum higher than 22.13 IU / L (ROC cut points higher), the risk of cardiovascular disease increases than patients with lower levels of Lp - PLA2 22, 13IU/ml. Lp - PLA2 is a predictor, so hypertension metabolic syndrome have high levels of Lp - PLA2 risk of cardiovascular disease is very high metabolism. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 364
  4. Conclusions: - Plasma Lipoprotein – Associated Phospholipase A2(Lp - PLA2) increased in patients with hypertension, particularly many times higher in hypertensive patients with metabolic syndrome. - Plasma Lipoprotein – Associated Phospholipase A2(Lp - PLA2) increase is closely related to cardiovascular risk factors: Hyperlipidemia Metabolic disorders, Hs - CRP, Framingham and components of the metabolic syndrome. Keywords: Hypertension, Lp-PLA2; metabolic syndrome. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lý tim mạch và hội chứng chuyển hóa là một chuổi bệnh lý phối hợp luôn đi kèm với nhau mà hiện nay đang là vấn đề thời sự của các nước đang phát triển. Đặc biệt tăng huyết áp là một bệnh lý liên quan trong các mắt xích của hội chứng chuyển hóa. Gần đây, các tác giả trong nước và nước ngoài đã chú ý đến một chỉ điểm sâu hơn dạng phân tử nhỏ hơn, chọn lọc hơn, then chốt quyết định trong các khâu của quá trình chuyển hóa gây xơ vữa mạch máu mà đặc biệt cần quan tâm là lipoprotein-associated phospholipase A2(Lp-PLA2). Lp-PLA2 là một enzym viêm đặc hiệu do đại thực bào tiết ra liên quan đến sự hình thành các mảng xơ vữa giòn, dễ vỡ. Hiện nay ở Việt Nam một số công trình nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ tim mạch đang nhắm vào các chất chỉ điểm sinh học về apolipid phân tử nhỏ như Lp-PLA2 nhưng phạm vi nghiên cứu còn hạn chế, để góp phần vào việc đành giá nguy cơ đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nồng độ lipoprotein-associated phospholipase A2(Lp-PLA2) máu ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa” nhằm 2 mục tiêu: 1. Khảo sát nồng độ Lipoprotein-associated phospholipase A2 (Lp-PLA2) ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa. 2. Xác định mối liên quan giữa Lp- PLA2 với các yếu tố nguy cơ khác như: Tuổi, giới, mức độ béo phì, Cholesteron, LDL-C, hs-CRP, độ tăng huyết áp, thang điểm Framingham,… và các thành tố của hội chứng chuyển hóa. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 80 bệnh nhân - Nhóm bệnh nhân được chọn là: 50 người tăng HA có hội chứng chuyển hóa. - Nhóm đối chứng: 30 người tăng HA không có hội chứng chuyển hóa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Dùng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng. 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Kết quả nghiên cứu được xử lý theo thuật toán thống kê y học dựa theo phần mềm SPSS 18.0 hoặc phần mềm Medcal 12.0 1.0. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 365
  5. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh trong 2 nhóm nghiên cứu Bảng 1. Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh theo nhóm tuổi Nhóm Nhóm bệnh Nhóm chứng P Tuổi 51-55(n=12) 51,12±4,26 IU/ml 20,15±8,73 IU/ml 56-60 (n=22) 50,32±5,67IU/ml 19,79± 8,47IU/ml 61-65(n=8) 44,72± 5,01 IU/ml 17,93±4,26 IU/ml P65 (n=8) 40,13±5,81 IU/ml 13,16±5,28 IU/ml X ±SD 46,92±8,06 IU/ml 14,04±1,1 IU/ml Nhận xét: - Nồng độ Lp-PLA2 trung bình ở nhóm THA có HCCH: 46,92 ±8,06 IU/ml cao hơn nhiều so với nồng độ Lp-PLA2 ở nhóm THA không có HCCH là:14,04 ± 1,1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 20 14 44,94 ± 1,23 7 23,54 ± 4,17 Nhận xét: - Không có sự khác biệt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng ở đối tượng có nguy cơ theo thang điểm Framingham từ 0,05). - Đối với nhóm có nguy cơ theo thang điểm Framingham từ 10-20% và trên 20% thì nồng độ Lp-PLA2 nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng rất nhiều, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
  6. 3.3. Tương quan giữa nồng độ Lp-PLA2 với các yếu tố nguy cơ và các thành tố của HCCH: Bảng 3. Tương quan giữa Lp-PLA2 và các yếu tố nguy cơ Lp-PLA2 Yếu tố nguy cơ p Y = F(X) r Huyết áp tâm thu Y=0,56X+ 101,25 0.4608 0,004 BMI Y= 3,56X + 20,31 0,561 0,012 Cholesterol (mmol/l) Y=0,23X + 4,56 0,762 0,007 Triglycerid (mmol/l) Y= 0,47 X +1,36 0,67 0,041 LDL-C (mmol/l) Y= 0,57X +1,86 0,58 0,023 HDL-C (mmol/l) Y=0,78 X + 0,94 -0,76 0,041 Đường máu Y=2,83 X + 6,54 0,34 0,056 Hs-CRP Log(Y) =0,3685X+ 1,1607 0,64 0,044 Tuổi (năm) Log(Y) = 0,5701 Log X +1,7129 0,628 0,002 Dấu chuyển hóa Y= 1,57 X + 2,86 0,68 0,023 Frammingham Y=7,65 X+ 13,47 0,85 0,016 Nhận xét: - Có sự tương quan nghịch giữa nồng độ Lp-PLA2 với HDL-C với r=0,76 (tương quan khá mạnh). - Có sự tương quan thuận giữa Lp-PLA2 với các yếu tố nguy cơ hội chứng chuyển hóa và tim mạch như THA (r=0,46- Tương quan trung bình), BMI(r=0,56=tương quan trung bình), triglyxerid (r=0,67-tương quan tương đối mạnh). - Tương quan yếu giữa nồng độ Lp-PLA2 và Glucose máu (r=0,34) - Có sự tương quan thuận giữa nồng độ Lp-PLA2 và nồng độ hs-CRP (r=0,64, p=0,044). - Tương quan mạnh giữa Lp-PLA2 với thang điểm Framingham với r=0,85. 3.4. Tương quan giữa Lp-PLA2 với HCCH 1.00 0.75 Sensitivity 0.50 0.25 0.00 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 1-Specificity LpPLA2 ROC area: 0.8502 Frammingham ROC area: 0.9015 Reference Biểu đồ 1. Đường cong ROC của Lp-PLA2 huyết thanh tronghội chứng chuyển hóa TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 367
  7. Nhận xét: - Độ nhạy, độ đặc hiệu của Lp-PLA2 trong chẩn đoán hội chứng chuyển hóa với diện tích dưới đường cong (AUC) là 0,866 (CI: 0,788 - 0,924).Đây là chỉ điểm tốt trong chẩn đoán HCCH. 3.5. So sánh diện tích dưới đường cong ROC, điểm cắt, độ nhạy độ đặc hiệu của Lp-PLA2, Hs-CRP, Framingham Bảng 4. Điểm cắt giới hạn, điện tích dưới đường cong Điểm cắt Độ nhạy Độ Diện tích dưới Chỉ số giới hạn (%) đặc hiệu (%) đường cong ROC Hs-CRP > 1,8 81,03% 59,18% 0,659 Lp-PLA2 > 22,13 97,56% 76,92% 0,85 Framingham >5 81,63% 90,0% 0,864 + 1SD > 15,14 83,67% 91,84% 0,920 + 2SD > 16,25 81,93% 93,75% 0,931 Bách phân vị thứ 50 của > 15,36 83,17% 90,87% 0,926 nhóm chứng Nhận xét: - Bảng 3 cho thấy diện tích dưới đường cong ROC của chỉ số Frammingham là lớn nhất (AUC: 0,92), thấp nhất là diện tích dưới đường cong ROC của CRP (AUC: 0,659). Diện tích dưới đường cong ROC của Lp-PLA2 cũng rất cao với AUC: 0,85. Vì vậy việc sử dụng Lp-PLA2 trong chẩn đoán phát hiện hội chứng chuyển hóa là rất có ý nghĩa. - Điểm cắt của Lp-PLA2 là 22,13UI/l. Bảng 5. Phân tích tổng hợp về tỷ suất chênh OR các yếu tố nguy cơ đối với hội chứng chuyển hóa Yếu tố nguy cơ Nhóm bệnh Nhóm chứng OR 95% CI THA 35/50 6/30 13,708 4,984 - 37,707 ĐTĐ 26/50 2/30 22,862 5,057 - 103,362 RLLPM 43/50 9/30 17,519 6,701 - 45,801 Béo phì 47/50 17/30 12,441 4,832 - 32,036 Hs-CRP 42/50 8/30 18,173 6,848 - 48,227 Lp-PLA2 (ROC) 10/50 3/30 27,8 0,0118 - 0,0966 Tổng (fixed effects) 203/300 45/180 3,280 2,386 - 4,510 Tổng (random effects) 203/300 45/180 5,860 0,735 - 46,687 - Khi phân tích tỷ suất chênh giữa 2 nhóm có HCCH và nhóm không có HCCH ở các mức nguy cơ khác nhau của thì thấy tỷ suất chênh tăng dần theo các mức nguy cơ tương ứng OR là: THA (13,7); TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 368
  8. ĐTĐ (22,862); RLLP máu (17,519); Béo phì (12,441); Hs-CRP(18,173). Chứng tỏ rằng khả năng bị hội chứng chuyển hóa tăng dần theo nhóm nguy cơ. - Những bệnh nhân có nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh cao hơn điểm cắt ROC(22,13 UI/L) thì nguy cơ bị HCCH tăng lên nhiều so với những bệnh nhân có nồng độ Lp-PLA2 dưới điểm cắt ROC (OR = 0,0338). Khi phân tích tổng hợp đa biến cho thấy Lp-PLA2 là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc HCCH với Lp-PLA2 OR = 42,3. Bảng 6. Phân tích tổng hợp về tỷ suất chênh OR ảnh hưởng của sự thay đổi Lp-PLA2 theo các năm đối với hội chứng chuyển hóa Thời gian Nhóm bệnh Nhóm chứng OR 95% CI 15 13/50 11/30 1,182 0,476 - 2,935 Tổng (fixed effects) 60/200 40/120 1,617 1,025 - 2,551 Tổng (random effects) 60/200 40/120 1,610 1,018 - 2,547 Trong giai đoạn đầu của hội chứng chuyển hóa (< 5 năm) sự thay đổi nồng độ Lp-PLA2 có ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên càng về sau thì sự thay đổi này lại càng ít ảnh hưởng hơn. Đặc biệt sau 15 năm thì ảnh hưởng không đáng kể (OR: 1,182). Nguyên nhân là do sau 15 năm nồng độ Lp-PLA2 sẽ ít tác động đến các yếu tố nguy cơ khác. 4. KẾT LUẬN 4.1. Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh tăng ở người tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa: Nồng độ huyết thanh tăng cao ở nhóm tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa (46,92 ± 8,06 UI/ml). Cao hơn nhiều so với nồng độ Lp-PLA2 ở nhóm tăng huyết áp đơn thuần (14,04 ± 1,1 UI/ml). Bệnh nhân THA nồng độ LP-PLA2 cao hơn người bình thường: 3,49 ÷17,40 IU/ml Có sự khác biệt về nồng độ Lp-PLA2 giữa các nhóm tăng huyết áp có hội chứng chuyểnhóa theo thời gian có dấu chứng tim mạch chuyển hóa: < 5 năm5 - 10 năm và trên 10 năm với (p < 0,05). 4.2. Có mối tương quan chặt chẻ giữa nồng độ Lp-PLA2 và một số yếu tố nguy cơ tim mạch và các thành tố của hội chứng chuyển hóa 4.2.1. Tương quan giữa Lp-PLA2 với các thành tố của HCCH - Có sự tương quan chặt chẻ giữa tăng nồng độ Lp-PLA2 với các thành tố của hội chứng chuyển hóa (Tăng huyết áp, glucose máu; HDL-C; triglyceride; béo phì). - Độ nhạy độ đặc hiệu của Lp-PLA2 trong chẩn đoán hội chứng chuyển hóa là khá cao với diện tích dưới đường cong ROC là: 0,886 và CI: 0,788- 0,924). TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 369
  9. 4.2.2. Tương quan của Lp-PLA2 với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác - Có mối tương quan khá chặt chẽ giữa tăng nồng độ Lp-PLA2 với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác: LDL-C; Cholesterone toàn phần; Hs-CRP; Framingham. - Những bệnh nhân có nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh cao hơn 22,13IU/L (cao hơn điểm cắt ROC) thì nguy cơ bị bệnh lý tim mạch tăng lên nhiều so với những bệnh nhân có nồng độ Lp-PLA2 dưới 22,13IU/ml. Lp-PLA2 là yếu tố dự báo, vì vậy tăng huyết áp có hội chứng chuyểnhóa có nồng độ Lp-PLA2 cao nguy cơ bị bệnh lý tim mạch chuyển hóa rất cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Đào Duy An (2005), “ Hội chứng chuyển hóa và các rối loạn liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp”, Tạp chí y học thực hành, 521/2005, tr. 286-293. 2. Nguyễn Dung, Huỳnh Văn Minh (2011), “Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến nguy cơ bệnh lý mạch vành trong 10 năm tới tại cộng đồng Tỉnh Thừa thiên –Huế”, Hội nghị tim mạch miền Trung mở rộng lần thứ V., tr.16- 25. 3. Châu Ngọc Hoa, Chuyển hóa Lipid và Lipoprotein trên bệnh nhân tăng huyết áp và người bình thường, Y học TP Hồ Chí Minh – Tập 9 –Phụ bản số 1 2005-tr 43-48. 4. Trần Văn Huy, Huỳnh Viết Khang (2007), “Nghiên cứu tần suất và ảnh hưởng của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Khánh Hòa”, Y học Việt Nam tháng 9/2007 – số 2/2007 tr. 34-41. 5. Nguyễn Hữu Trâm Em, “Chỉ điểm nguy cơ tim mạch mới: Những vấn đề lâm sàng”, Hội nghị tim mạch miền trung mở rộng lần thứ V, tr. 254-264. 6. Lê Văn Tâm, Hoàng Khánh và cộng sự (2012), “Khảo sát nồng độ Lipoprotein – Associated Phospholipase A2 (Lp-PLA2) ở bệnh nhân nhồi máu não cấp” Hội nghị tim mạch miền trung mở rộng lần thứ V –tr 213-218 7. Nguyễn Ngọc Phương Thư và cộng sự (2007),’Phân tầng nguy cơ mắc bệnh mạch vành 10 năm ở bệnh nhân tăng huyết áp theo thang đo Framingham ở Bệnh viện 115’- Y học TP Hồ Chí Minh số 14/2010, tr. 14-19. 8. Trang thông tin điện tử của Hội Tim Mạch Học Việt Nam ưwww.vnha.org.vn” Hướng dẫn sử dụng thang điểm Framingham trong đánh giá nguy cơ mạch vành 10 năm”. 9. Andrew Zalewski and Colin Macphee (2005), “Role of Lipoprotein-Associated Phospholipase A2 in Atherosclerosis Biology, Epidemiology, and Possible Therapeutic Target”, American Heart Association, pp 923-931. 10. American Medical Association (2012), “Measurement of Lipoprotein-Associated Phospholipase A2 (Lp-PLA2) in the Assessment of Cardiovascular Risk” Current Procedural Terminology American Medical Association, pp 1-11. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 370
  10. 11. Hui-ping Gong, Yi-meng Du, “Plasma Lipoprotein-associated phospholipase A2 in patien with Metabolic sydrome and Carrotid Atherosclerosis”, American Heart Association,pp 1-7. 12. Chris J. Packard, D.Sc., Denis S.J. O'Reilly (2000), “Lipoprotein-Associated Phospholipase A2 as an Independent Predictor of Coronary Heart Disease”, N Engl J Med,343, pp 1148-1155. 13. Peter P Toth, Peter A McCullough, “Lipoprotein- Associated phospholipase A2: role in atherosclerosis and utility as a cardiovascular biomarker”, American Heart Association,40, pp 425-437. 14. Hok-Hay S. Oei (2005), “Lipoprotein-Associated Phospholipase A2 Activity Is Associated With Risk of Coronary Heart Disease and Ischemic Stroke The Rotterdam Study”, 111, Circulation, pp 570-575. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 371
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2