intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu rối loạn một số chỉ tiêu huyết học, sinh hóa trên bệnh nhân nhồi máu não điều trị tại Bệnh viện 103

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

67
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định sự xuất hiện biến đổi một số chỉ tiêu huyết học, sinh hóa ở bệnh nhân nhồi máu não. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu rối loạn một số chỉ tiêu huyết học, sinh hóa trên bệnh nhân nhồi máu não điều trị tại Bệnh viện 103

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013<br /> <br /> NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC,<br /> SINH HÓA TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO<br /> ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN 103<br /> Trần Nguyên Hồng* và CS<br /> TÓM TẮT<br /> Chúng tôi phân tích số liệu của 100 bệnh nhân (BN) nhồi máu não (NMN) (53 nam và 47 nữ; tuổi<br /> trung bình 67,21  10,50), điều trị tại Bệnh viện 103 từ tháng 12 - 2009 đến 07 - 2010 nhằm xác định<br /> một số rối loạn huyết học, sinh hóa ở BN NMN. Kết quả cho thÊy: 4% BN giảm số lượng hồng cầu,<br /> 33% giảm huyết sắc tố, 7,0% giảm số lượng tiểu cầu, 19% tăng số lượng bạch cầu. Tỷ lệ tăng hoạt<br /> độ AST/ALT là 16% và 11%. 29% BN có tăng đường máu, 22% BN tăng ure máu. Tỷ lệ tăng<br /> creatinin rất thấp (3%). 84% BN có rối loạn lipid máu, thường rối loạn nhiều thành phần (≥ 2 thành<br /> phần, 66%), hay gặp tăng LDL-C (64,0%) và tăng cholesterol (56,0%). 39% giảm natri máu,<br /> giảm kali máu 53%.<br /> * Từ khóa: Nhồi máu não; Chỉ tiêu sinh hóa, huyết học; Rối loạn.<br /> <br /> STUDYING SOME HAEMATOLOGICAL AND BIOLOGICAL<br /> DISORDERS IN PATIENTS WITH CEREBRAL INFARCTION<br /> TREATED at 103 HOSPITAL<br /> Summary<br /> Data of 100 cerebral infarction patients (53 men and 47 women; 67.21 ± 10.50 years) treated at<br /> the 103 Hospital from December, 2009 to July, 2010 was analyzed to identify some haematological<br /> and biological disorders. Results: 4% of patients had decreased numbers of erythrocytes, 33% had<br /> low concentration of hemoglobin, 7.0% had thrombocytopenia and leukocytosis rate was 19%. The<br /> rates of increased activity of AST/ALT were 16% and 11%, respectively. 29% of patients had high<br /> blood glucose and 22% of patients had increased blood urea. The rate of increased creatinine was<br /> very low (3%). 84% of patients had lipid disorders with 66% had more than one abnormal value. The<br /> most common disorders were increased LDL-C (64%) and total cholesterol (56%). The rates of<br /> hyponatremia and hypopotassemia were 39% and 53%, respectively.<br /> * Key words: Cerebral infarction; Haematological, biochemical parameters; Disorder.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Đột qụy não (ĐQN) là cấp cứu nội khoa<br /> thường gặp, trong đó, NMN chiếm khoảng<br /> <br /> 80 - 85%. Trong giai đoạn cấp tính của ĐQN,<br /> ngoài các biểu hiện thần kinh, tim mạch, hô<br /> hấp thường xuất hiện các rối loạn về huyết<br /> học, sinh hóa. Những rối loạn này có thể là<br /> <br /> * Bệnh viện 103<br /> Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Nguyễn Minh Hiện<br /> TS. Phạm Văn Trân<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013<br /> yếu tố nguy cơ hay là hậu quả của ĐQN, có<br /> thể liên quan tới mức độ nặng, tiến triển,<br /> tiên lượng của bệnh và cần được điều<br /> chỉnh kịp thời. Tìm hiểu đặc điểm rối loạn<br /> huyết học, sinh hóa ở BN NMN là hết sức<br /> cần thiết. Chúng tôi tiến hành đề tài này<br /> nhằm: Xác định sự xuất hiện biến đổi một<br /> số chỉ tiêu huyết học, sinh hóa ở BN NMN.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 100 BN được chẩn đoán xác định NMN<br /> theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới<br /> (WHO) năm 1989.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ: BN suy gan, suy<br /> thận giai đoạn cuối, hôn mê do tăng áp lực<br /> thẩm thấu hoặc tăng ceton trong đái tháo<br /> đường, hôn mê do hạ đường máu, ngất,<br /> truỵ tim mạch…<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> <br /> aminotransferase/alanine aminotransferase<br /> (AST/ALT) tăng: > 40 UI/l, glucose tăng:<br /> > 7 mmo/l, ure tăng: > 7,5 mmol/l; creatinin<br /> tăng: > 110 mol/l, cholesterol toàn phần<br /> tăng: > 5,2 mmol/l (người < 30 tuổi), > 5,7<br /> mmol/l (người 30 - 40 tuổi), > 6,2 (người<br /> > 40 tuổi), triglycerid tăng: > 2,3 mmol/l,<br /> high-density lipoprotein cholesterol (HDL-C)<br /> giảm: < 0,9 mmol/l, low-density lipoprotein<br /> cholesterol (LDL-C) tăng: > 3,3 mmol/l, Na+<br /> máu giảm: < 135 mmol/l; K+ máu giảm:<br /> < 3,5 mmol/l.<br /> Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12 - 2009<br /> đến 07 - 2010.<br /> Xử l số liệu: theo phương pháp thống<br /> kê y sinh học bằng phần mềm SPSS for<br /> Window 15.5.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới của nhóm BN<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt<br /> ngang.<br /> BN được khám, làm bệnh án theo mẫu<br /> thống nhất. Xét nghiệm máu tại Khoa Sinh<br /> hóa, Huyết học, Bệnh viện 103. Lấy mẫu<br /> máu vào đầu buổi sáng sau khi ngừng<br /> truyền dịch từ 6 - 8 giờ, chống đông bằng<br /> heparin, sau đó gửi ngay xuống phòng xét<br /> nghiệm. Xét nghiệm hóa sinh: thực hiện<br /> trên máy Olympus Au640, kít, dịch chuẩn<br /> và huyết thanh kiểm tra của hãng Beckman<br /> Coulter. Xét nghiệm huyết học thực hiện<br /> theo nguyên l trở kháng kết hợp với laser<br /> trong không gian ba chiều trên máy LH 780<br /> (Beckman Coulter).<br /> Giá trị bất thường: hồng cầu giảm: < 3,5 T/l,<br /> hemoglobin giảm: < 100 G/l, bạch cầu tăng:<br /> > 9 G/l, tiểu cầu giảm: < 150 G/l. Aspartate<br /> <br /> TỔNG SỐ (n = 100)<br /> CHỈ SỐ<br /> Tuổi<br /> <br /> n<br /> <br /> (%)<br /> <br /> 43 - 49<br /> <br /> 9<br /> <br /> 9,0<br /> <br /> 50 - 59<br /> <br /> 17<br /> <br /> 17,0<br /> <br /> 60 - 69<br /> <br /> 34<br /> <br /> 34,0<br /> <br /> 70 - 79<br /> <br /> 30<br /> <br /> 30,0<br /> <br /> 80 - 86<br /> <br /> 10<br /> <br /> 10,0<br /> <br /> X  SD<br /> Giới<br /> <br /> 67,21  10,50<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 53<br /> <br /> 53,0<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 47<br /> <br /> 47,0<br /> <br /> Tuổi trung bình của BN NMN: 67,21 <br /> 10,50 tuổi (ít nhất 43 tuổi và nhiều nhất 86<br /> tuổi). Tỷ lệ nam/nữ: 1,1/1,0. Đặc điểm này<br /> phù hợp với đa số thông báo cho thấy NMN<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013<br /> chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, hay gặp ở<br /> nam giới.<br /> Bảng 2: Một số chỉ tiêu huyết học ở BN<br /> NMN (n = 100).<br /> CHỈ SỐ<br /> Hồng cầu (T/l)<br /> <br /> n<br /> X  SD<br /> Giảm<br /> <br /> Hemoglobin (g/l)<br /> <br /> X  SD<br /> Giảm<br /> <br /> Bạch cầu (G/l)<br /> <br /> Tiểu cầu (G/l)<br /> <br /> 4,46  0,51<br /> 4<br /> <br /> X  SD<br /> Giảm<br /> <br /> 4,0<br /> <br /> 130,95  23,38<br /> 33<br /> <br /> X  SD<br /> Tăng<br /> <br /> TỶ LỆ (%)<br /> <br /> 33,0<br /> <br /> sau 48 - 72 giờ, được cho là đóng vai trò<br /> trong thực bào sản phẩm thoái hóa của tổ<br /> chức thần kinh, hồng cầu, khởi động quá<br /> trình liền sẹo (hồi phục) [0]. Nhiều nghiên<br /> cứu cũng cho thấy cùng với tăng tốc độ<br /> lắng máu, tăng b¹ch cÇu là một trong những<br /> yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến tiên<br /> lượng (tử vong) [2].<br /> Bảng 3: Một số chỉ số hóa sinh máu<br /> (n = 100).<br /> CHỈ SỐ<br /> <br /> 8,58  2,98<br /> 19<br /> <br /> 19,0<br /> <br /> X  SD<br /> <br /> 7,0<br /> <br /> Tăng<br /> <br /> 19,0% BN tăng bạch cầu. Trong NMN có<br /> phản ứng viêm, biểu hiện bằng tăng số<br /> lượng bạch cầu, tăng hàm lượng globulin<br /> và các chất trung gian hóa học trong dịch<br /> não tủy và huyết thanh [0]. Sự tích lũy bạch<br /> cầu thấy trong “vùng phản ứng”, là một<br /> vòng ở ngoại vi vùng nhồi máu xuất hiện<br /> <br /> 31,23  14,61<br /> <br /> X  SD<br /> <br /> 16<br /> <br /> 16,0<br /> <br /> 26,64  18,88<br /> <br /> Hoạt độ ALT (U/l)<br /> Tăng<br /> <br /> 4% BN giảm hồng cầu, giảm huyết sắc<br /> tố 33%, giảm tiểu cầu 7,0%. Phần lớn các<br /> tác giả cho rằng: rối loạn đông máu, huyết<br /> khối liên quan đến chức năng tế bào nội<br /> mô, tiểu cầu, những yếu tố đông máu hòa<br /> tan, còn hồng cầu được coi không liên<br /> quan, bị bẫy vào những khối máu đông khi<br /> chúng lưu thông qua. Tuy vậy, những bằng<br /> chứng cho thấy hồng cầu tham gia tích cực<br /> vào hình thành huyết khối, đặc biệt là thay<br /> đổi tính kết dính và khả năng biến dạng của<br /> hồng cầu [0, 0]. Một số nghiên cứu cho thấy<br /> huyết sắc tố và tiểu cầu ít liên quan đến tiến<br /> triển, tiên lượng của bệnh [2, 3].<br /> <br /> TỶ LỆ (%)<br /> <br /> Hoạt độ AST (U/l)<br /> <br /> 211,11  72,47<br /> 7<br /> <br /> n<br /> <br /> Nồng độ<br /> (mmol/l)<br /> <br /> glucose<br /> <br /> 11<br /> <br /> X  SD<br /> Tăng<br /> <br /> 11,0<br /> <br /> 7,37  2,58<br /> 29<br /> <br /> X  SD<br /> <br /> 29,0<br /> <br /> 6,05  2,85<br /> <br /> Nồng độ ure (mmol/l)<br /> Tăng<br /> Nồng độ creatinin<br /> máu (mol/l)<br /> <br /> X  SD<br /> Tăng<br /> <br /> 22<br /> <br /> 22,0<br /> <br /> 86,70  22,11<br /> 3<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 16,0% và 11,0% BN có tăng hoạt độ<br /> AST và ALT. Theo Parakh N, ở BN NMN,<br /> hoạt độ AST/ALT tăng cao cả trong huyết<br /> thanh và dịch não tủy [0]. Trong nghiên cứu<br /> của Bhatia RS và CS (2004), hoạt độ<br /> enzym AST và ALT tăng liên quan đến tử<br /> vong ở BN NMN [2].<br /> 29,0% BN tăng glucose máu. Đái tháo<br /> đường làm tăng nguy cơ của đột quỵ NMN<br /> từ 1,5 - 2 lần, kiểm soát tăng đường huyết<br /> tốt có thể làm giảm nhẹ các tổn thương<br /> não trong giai đoạn cấp của ĐQN [7]. Trong<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013<br /> nghiên cứu của Castillo J và CS (1994),<br /> nồng độ glucose ở BN NMN sống sót là<br /> 112,7 ± 37, ở BN tử vong là 193,3 ± 104,8<br /> mg/dl (p < 0,001) [3].<br /> 22,0% BN có tăng ure máu và 3,0% BN<br /> tăng creatinin máu. Creatinin tăng là một<br /> yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến tử<br /> vong ở BN NMN (p = 0,0001) [0]. Theo<br /> Bhatia RS, cả ure và creatinin đều liên quan<br /> đến tiên lượng tử vong trong vòng 30 ngày<br /> ở BN NMN [2].<br /> Bảng 4: Kết quả xét nghiệm lipid máu<br /> (n = 100).<br /> CHỈ SỐ<br /> Cholesterol toàn<br /> phần (mmol/l)<br /> <br /> n<br /> X  SD<br /> Tăng<br /> <br /> Triglycerid (mmol/l)<br /> <br /> X  SD<br /> Tăng<br /> <br /> HDL-C (mmol/l)<br /> <br /> X  SD<br /> Giảm<br /> <br /> LDL-C (mmol/l)<br /> <br /> Rối loạn lipid máu<br /> <br /> X  SD<br /> <br /> tễ học cho kết quả không thống nhất, nhìn<br /> chung, tăng LDL-C, giảm HDL-C liên quan<br /> tới NMN, còn tăng triglycerid ít liên quan [0].<br /> Trong nghiên cứu của Bhatia RS và CS<br /> (2004): nồng độ cholesterol ở nhóm tử vong<br /> và không tử vong sau 30 ngày tương đương<br /> nhau [2].<br /> Bảng 5: Kết quả xét nghiệm natri, kali máu.<br /> <br /> +<br /> <br /> Na (mmol/l)<br /> <br /> 56<br /> <br /> 56,0<br /> <br /> 1,99  0,82<br /> 36<br /> <br /> 36,0<br /> <br /> 1,16  0,31<br /> 27<br /> <br /> 27,0<br /> <br /> 3,53  0,98<br /> <br /> Tăng<br /> <br /> 64<br /> <br /> 64,0<br /> <br /> Không<br /> <br /> 16<br /> <br /> 16,0<br /> <br /> 1 thành phần<br /> <br /> 18<br /> <br /> 18,0<br /> <br /> 2 thành phần<br /> <br /> 39<br /> <br /> 39,0<br /> <br /> 3 thành phần<br /> <br /> 21<br /> <br /> 21,0<br /> <br /> 4 thành phần<br /> <br /> 6<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> Rối loạn lipid máu hay gặp là tăng LDLC (64,0%) và tăng cholesterol (56,0%).<br /> Tỷ lệ có rối loạn lipid máu rất cao (84%),<br /> rối loạn nhiều thành phần (≥ 2 thành phần,<br /> 66 BN = 66%).<br /> Theo nhiều tác giả, tăng lipid máu làm<br /> tăng tỷ lệ vữa xơ động mạch dẫn đến tăng<br /> nguy cơ ĐQN. Tuy nhiên, nghiên cứu dịch<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Bình thường<br /> <br /> 61<br /> <br /> 61,0<br /> <br /> Giảm<br /> <br /> 39<br /> <br /> 39,0<br /> <br /> X  SD<br /> <br /> TỶ LỆ (%)<br /> 5,18 1,22<br /> <br /> TỔNG SỐ (n = 100)<br /> <br /> CHỈ SỐ<br /> <br /> K+ (mmol/l)<br /> <br /> 135,20  4,89<br /> <br /> Bình thường<br /> <br /> 57<br /> <br /> 57,0<br /> <br /> Giảm<br /> <br /> 43<br /> <br /> 43,0<br /> <br /> X  SD<br /> <br /> 3,56  0,50<br /> <br /> 39,0% BN giảm Na+ máu. Tỷ lệ giảm<br /> Na+ của BN ë nghiên cứu này tương đương<br /> với Nguyễn Đức Công, Bùi Thuỳ Dương và<br /> CS (2007) (52,38%) [1]. Theo một số tác<br /> giả, giảm Na+ máu là rối loạn hay gặp ở<br /> những BN tổn thương thần kinh thứ phát<br /> sau tổn thương não do mất muối, mất nước.<br /> Theo Cerda-Esteve M và CS, giảm Na+ máu<br /> là rối loạn điện giải thường gặp ở BN có tổn<br /> thương hệ thần kinh điều trị tại bệnh viện,<br /> nguyên nhân do điều chỉnh dịch truyền<br /> không phù hợp, sử dụng thuốc hạ huyết áp,<br /> hội chứng bài tiết ADH không tương xứng,<br /> hội chứng mất muối não, rối loạn tiêu hóa...<br /> [2]. Giảm natri máu làm tình trạng của BN<br /> xấu đi, tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu<br /> của Bhatia RS (2004): giảm natri máu<br /> không liên quan tới tử vong 30 ngày sau<br /> NMN [2].<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013<br /> 53,0% BN giảm kali máu, tỷ lệ giảm này<br /> tương đương với kết quả nghiên cứu của<br /> Nguyễn Đức Công, Bùi Thuỳ Dương và CS<br /> (2007) trên BN NMN (52,38%) [1]. Giảm kali<br /> máu cũng không liên quan tới tử vong 30<br /> ngày sau NMN [2].<br /> KẾT LUẬN<br /> Qua nghiên cứu một số đặc điểm cận<br /> lâm sàng của 100 BN NMN (53 nam và 47<br /> nữ; 67,21  10,50 tuổi), chúng tôi rút ra một<br /> số kết luận:<br /> - 4% BN giảm số lượng hồng cầu, giảm<br /> huyết sắc tố 33%, giảm số lượng tiểu cầu<br /> 7,0%, tỷ lệ tăng số lượng bạch cầu 19%.<br /> - 16% và 11% tăng hoạt độ AST/ALT.<br /> 29% BN có tăng đường máu, 22% BN tăng<br /> ure máu. Tỷ lệ tăng creatinin rất thấp (3%).<br /> - 84% BN có rối loạn lipid máu, thường<br /> rối loạn nhiều thành phần (≥ 2 thành phần).<br /> Hay gặp tăng LDL-C (64,0%) và tăng cholesterol<br /> (56,0%).<br /> <br /> 3. Castillo J, Martinez F, Leira R, Prieto JMM,<br /> Lema M, Noya M. Mortality and morbidity of<br /> acute cerebral infarction related to temperature<br /> and basal analytic parameters. Cerebrovasc Dis.<br /> 1994, Vol 4, No 2, pp.66-71.<br /> 4. Cerda-Esteve M, Ruiz-González A, Gudelis M,<br /> et al. Incidence of hyponatremia and its causes in<br /> neurological patients. Endocrinol Nutr. 2010, 57 (5),<br /> pp.182-186.<br /> 5. riedman PJ. Serum creatinine: an independent<br /> predictor of survival after stroke. J Intern Med.<br /> 1991, Feb, 229 (2), pp.175-179.<br /> 6. Parakh N, Gupta HL, Jain A. Evaluation of<br /> enzymes in serum and cerebrospinal fluid in<br /> cases of stroke. Neurol India. 2002, Dec, 50 (4),<br /> pp.518-519.<br /> 7. PM Kochanek, JM Hallenbeck.<br /> Polymorphonuclear leukocytes and monocytes/<br /> macrophages in the pathogenesis of cerebral<br /> ischemia and stroke. Stroke. Am Heart Assoc.<br /> 1992, pp.1367-1379.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 8. Tikhomirova IA, Oslyakova AO, Mikhailova<br /> SG. Microcirculation and blood rheology in patients<br /> with cerebrovascular disorders. Clin Hemorheol<br /> Microcirc. 2011, 49 (1-4), pp.295-305.<br /> <br /> 1. Nguyễn Đức Công, Bùi Thùy Dương.<br /> Nghiên cứu biến đổi natri và kali máu ở BN ĐQN<br /> giai đoạn cấp. Tạp chí Y dược lâm sàng 108.<br /> 2007, tr.69-71.<br /> <br /> 9. Tziomalos K, Athyros VG, Karagiannis A,<br /> Mikhailidis DP. Dyslipidemia as a risk factor for<br /> ischemic stroke. Curr Top Med Chem. 2009, 9 (14),<br /> pp.1291-1297.<br /> <br /> - 39% giảm natri máu, giảm kali máu 53%.<br /> <br /> 2. Bhatia RS, Garg RK, Gaur SPS, Kar AM,<br /> Shukla R, Agarwal A, Verma R. Predictive value<br /> of routine hematological and biochemical<br /> parameters on 30-day fatality in acute stroke.<br /> Neurol India. 2004, Jun, 52 (2), pp.220-223,<br /> <br /> Ngày nhận bài: 26/12/2012<br /> Ngày giao phản biện: 10/1/2013<br /> Ngày giao bản thảo in: 6/2/2013<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2