intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu sản xuất cà phê Catimor theo hướng hữu cơ tại Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả một số biện pháp sản xuất theo hướng hữu cơ bao gồm bón phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm, phân chuồng hoai mục và vỏ cà phê đồng thời sử dụng chế phẩm Chaetomium trừ sâu bệnh trong 3 năm (2016 - 2018).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu sản xuất cà phê Catimor theo hướng hữu cơ tại Sơn La

  1. Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CÀ PHÊ CATIMOR THEO HƯỚNG HỮU CƠ TẠI SƠN LA Nguyễn Thị Vân1*, Lừ Thị Yến1, Nguyễn Thị Quỳnh Chang1, Bùi Thị Hà, Nguyễn Quang Trung2 1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông Lâm nghiệp Tây Bắc, 2 Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc Email: ntvan37@gmail.com Tóm tắt: Sơn La là vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp để phát triển cà phê chè. Với diện tích cà phê chè trên 17.200 ha (năm 2019) đây là vùng nguyên liệu khá tập trung và có chất lượng cao. Tuy nhiên, việc sản xuất cà phê chưa đúng kỹ thuật làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cà phê nơi đây. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả một số biện pháp sản xuất theo hướng hữu cơ bao gồm bón phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm, phân chuồng hoai mục và vỏ cà phê đồng thời sử dụng chế phẩm Chaetomium trừ sâu bệnh trong 3 năm (2016 - 2018). Kết quả cho thấy sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ góp phần cải tạo đất như tăng hàm lượng mùn trong đất từ 0,9 - 1,75 %; Giảm hàm lượng N, P, K trong đất và tăng nồng cation trao đổi (Mg, Ca, Al), không làm mất mát các cation kiềm thổ trong đất, hạn chế sự bí chặt, mất kết cấu của đất; Nâng cao chất lượng cà phê giúp cho sản phẩm cà phê có hương thơm hơn, ngon hơn, vị cà phê không bị chua gắt mà thanh dịu hơn. Mặt khác, sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ còn giúp vườn cà phê phát triển ổn định, bền vững. Từ khóa: Cà phê theo hướng hữu cơ, canh tác cà phê bền vững, VietGAP. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tây Bắc có độ cao bình quân từ 500 - 1.500 m so với mặt nước biển vĩ độ 21o - 22o33 độ vĩ Bắc, địa hình chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, có mùa khô hanh kéo dài từ tháng 10 năm trước cho tới tháng 4 năm sau, mùa nóng ẩm mưa nhiều kéo dài từ tháng 5 cho đến tháng 9 nhiệt độ bình quân 20 oC, cao nhất 30 oC, thấp nhất 10 - 12 oC, lượng mưa bình quân từ 1.500 - 2.000 mm tập trung vào các tháng 6, 7, 8, độ ẩm không khí đạt từ 80 - 85 %. Nhìn chung thời tiết khí hậu khá thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp trong đó cây cà phê chè đã được khẳng định qua nhiều năm, cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao tại các tiểu vùng khí hậu Tây Bắc. Sơn La là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc có diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.405.500 ha, trong đó đất đang sử dụng là 702.800 ha, chiếm 51 % diện tích đất tự nhiên. Với 98,5 % diện tích đất trồng cà phê tại Sơn La là đất đỏ vàng (Nguyễn Văn Bộ và cs., 2017) thích hợp cho việc trồng cà phê. Sơn La có trên 17.000 ha cà phê, đây được coi là vùng nguyên liệu cà phê chè tập trung, thuận lợi cho việc thu mua chế biến sau thu hoạch. Nhưng phần lớn diện tích cà phê này chưa được chú trọng thâm canh bền vững, dẫn đến cây cà phê thoái hóa, sinh trưởng kém, cho năng suất không ổn định, đặc biệt chất lượng thành phẩm chưa cao, tỷ lệ hạt lép nổi cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân hóa học chưa hợp lý, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng, có độ độc cao, thậm chí sử dụng thuốc ngoài danh mục cho phép sử dụng trong sản xuất cà phê còn phổ biến. Ngoài ra, các nghiên cứu trên cây cà phê chè tại vùng Tây Bắc chỉ tập trung nghiên cứu phân bón hóa học đa lượng, trung vi lượng mà chưa có nghiên cứu nào cho phân hữu cơ trên cây cà phê. Xuất phát từ thực tế chất lượng các phê chưa chưa ổn định do tập quán canh tác, trong khi yêu cầu chất lượng cà phê xuất khẩu ngày càng tăng. Việc đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất cà phê hữu cơ là nhu cầu cấp thiết cho tỉnh Sơn La nói riêng và toàn vùng nói chung. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng lý hóa nhân cà phê và đánh giá chất lượng hạt cà phê trước và sau thời gian áp dụng theo hướng hữu cơ tại Sơn La. Nhằm đánh giá hiệu quả và nhân rộng mô hình canh tác theo hướng hữu cơ cho sự phát triển bền vững và kịp theo hướng phát triển toàn cầu. 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Vườn cà phê chè giai đoạn kinh doanh 1 (10 tuổi), giống catimor trồng với mật độ 5.000 cây/ha.
  2. Nghiên cứu sản xuất cà phê Catimor theo hướng hữu cơ tại Sơn La 325 - Phân bón hữu cơ: Phân chuồng hoai mục, vỏ cà phê hoai mục, phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Áp dụng các biện pháp cah tác theo VietGap cho cà phê (Ban hành kèm theo Quyết định số 2999/QĐ-BNN- TT ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), kết hợp không sử dụng phân bón hóa học, thay thế phân hóa học bằng các loại phân hữu cơ khác nhau, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trên cây cà phê 10 năm tuổi tại Bản Áng, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn và Bản Hùn, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. - Áp dụng bón 2,5 tấn/ha/năm phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01 cùng với phân chuồng hoai mục và vỏ cà phê bón cho cây 10 m3/ha/năm kết hợp chế phẩm AT giai đoạn bón phân cho vườn cà phê. Sử dụng chế phẩm sinh học Chaetomium trừ sâu bệnh, biện pháp IPM để phòng trừ sâu bệnh. - Mô hình đối chứng: Mô hình sản xuất cà phê theo phương pháp truyền thống của người dân: cây cà phê chè 10 năm tuổi, trồng với mật độ 5.000 cây/ha, sử dụng phân NPK (16.16.8) 5 - 6 tạ/ha bón 2 đợt vào tháng 4 - 5 và tháng 6 - 7, không bón phân hữu cơ. Làm cỏ 2 lần/năm, để 2 - 3 thân/cây, tỉa cành chồi 2 lần/năm. 2.3. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp bón phân: Cách bón phân hữu cơ đào hố sát mép tán lá cây cà phê, cho các loại vật liệu bón xuống hố và lấp đất kỹ. Bón 3 năm/lần vào tháng 4 - 5 hàng năm. Bón 2,5 kg/cây. Phân hữu cơ vi sinh đào hố sát mép tán lá cây cà phê, cho các loại vật liệu bón xuống hố và lấp đất kỹ. Bón 1 năm/lần vào tháng 6 - 8 hàng năm. Bón 0,5 kg/cây. + Các chỉ tiêu theo dõi: - Về chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà phê chè ngoài đồng ruộng: Số cặp cành (cặp cành); Số cặp cành mang quả (cặp); Số đốt trên cành (đốt). - Về chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất: Năng suất quả tươi, tỷ lệ tươi/nhân, khối lượng nhân 100 (g), kích thước nhân (tỷ lệ nhân/sàng 18,16), tỷ lệ hạt tròn, năng suất (tấn nhân/ha). - Phân tích mẫu hạt phê sau khi thực hiện mô hình để có kết quả so sánh chất lượng cà phê sau quá trình canh tác theo hướng hữu cơ: Phân tích các chỉ tiêu hàm lượng tinh dầu, hàm lượng acid béo, thành phần acid amin, N tổng số, P tổng số, K tổng số, Ca tổng số, nitơ - protein thô, protein tinh, chất xơ, tinh bột, đường tổng số, acid hòa tan, chất béo, vitamin B1. - Phân tích mẫu đất tại 02 mô hình khi chuẩn bị triển khai nghiên cứu và sau khi xây dựng mô hình. Từ đó, đánh chất lượng đất trồng cà phê sản xuất theo hướng hữu cơ. + Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, IRRI START 5.0. 2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.4.1. Địa điểm nghiên cứu Huyện Mai Sơn và Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. 2.4.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 8/2016 đến tháng 12/2018. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ tới đặc điểm dinh dưỡng, lý hóa tính của đất Theo nghiên kết quả nghiên cứu của Lương Đức Toàn, 2015: Đất tại mô hình Chiềng Ban và Chiềng Cọ rất chua (pHKCL từ 3 - 4), sau khi áp dụng canh tác theo hướng hữu cơ pH và hàm lượng mùn trong đất được cải thiện đáng kể, hàm lượng hữu cơ trong đất từ khá đến giàu (3,15 - 5,61 %). Như vậy, canh tác cà phê theo hướng hữu cơ giúp cải thiện hàm lượng hữu cơ trong đất, nâng cao hàm lượng đạm tổng số trong đất và tăng hàm lượng cation trao đổi trong đất, giúp đất tơi xốp hơn.
  3. 326 Nguyễn Thị Vân, Lừ Thị Yến, Nguyễn Thị Quỳnh Chang, Bùi Thị Hà, Nguyễn Quang Trung Bảng 1. Kết quả phân tích mẫu đất tại mô hình áp dụng trước và sau khi thực hiện mô hình Chỉ tiêu Chiềng Cọ Chiềng Ban 2016 2018 2016 2018 pH KCL 3,89 3,92 3,61 3,71 OM (%) 1,40 3,15 5,52 5,61 N (%) 0,14 0,19 0,14 0,14 P2O5 (%) 0,24 0,05 0,39 0,21 K2O (%) 0,60 0,50 0,64 0,30 CEC (Cmol/kg) 19,03 4,72 18,90 10,40 Ca (meq/100 g đất) 2+ 2,00 1,75 2,01 3,65 Mg (meq/100 g đất) 2+ 0,13 5,16 0,14 3,66 Fe (%) 1,67 4,17 1,50 2,50 3+ Al (Cmol/kg) 1,22 3,00 1,13 2,10 (Theo kết quả phân tích của Phòng phân tích đất và chất lượng nông sản – Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc). 3.2. Ảnh hưởng của sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ tới các yếu tố cấu thành chất lượng hạt cà phê Chất lượng cà phê có ý nghĩa là những thông số lý hóa tính, ngoại quan của cà phê đáp ứng được mức chỉ tiêu kỹ thuật đề ra cho sản phẩm. Thành phần hóa học trong nhân cà phê biến đổi phụ thuộc vào chủng loại, độ chín, điều kiện canh tác, phương pháp chế biến và bảo quản. Lipid: Hàm lượng lipid chiếm khá lớn 10 - 13 % tạo nên hương thơm của cà phê. Hàm lượng chất béo trong hạt cà phê có xu hướng tăng sau khi canh tác cà phê theo hướng hữu cơ, từ 9,33 - 9,35 % (năm 2016) tăng lên 9,89 - 10,33 % (năm 2018). Chất khoáng: Hàm lượng chất khoáng trong hạt cà phê khoảng 3 - 5 % chủ yếu là kali, nitơ, magie, photpho, clo. Chất lượng cà phê càng cao, khoáng chất càng thấp và ngược lại. Hàm lượng Ca trong hạt cà phê sau khi thực hiện mô hình sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ. Tuy nhiên hàm lượng K, N lại tăng lên. Hàm lượng protein không cao nhưng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hương vị của sản phẩm và là một trong các nhân tố tạo nên vị ngọt cà phê. Sau quá trình canh tác cà phê theo hướng hữu cơ, hàm lượng protein trong hạt cà phê tăng lên đáng kể, tạo nên vị ngon hơn cho sản phẩm. Đường: Hàm lượng đường tổng số trong cà phê có xu hướng giảm sau khi thực hiện canh tác cà phê theo hướng hữu cơ. Như vậy cũng có thể tăng thời gian bảo quản hạt cà phê, giảm sâu mọt trong quá trình bảo quản. Hàm lượng axit hòa tan trong hạt cà phê canh tác theo hướng hữu cơ giảm nhiều so với canh tác thông thường. Hàm lượng axit hòa tan trong hạt cà phê sau 2 năm thực hiện giảm còn 2,3 %. Như vậy giảm độ chua trong sản phẩm. Bảng 2. Kết quả phân tích hạt cà phê trước và sau khi thực hiện mô hình Chỉ tiêu Chiềng Ban Chiềng Cọ 2016 2018 2016 2018 Tinh dầu (mg/100 g) 16,25 14,15 16,20 15,34 Chất béo (%) 9,35 9,89 9,33 10,33 Độ Axit béo (mgNaOH 0,05 M/ 100 g khô) 49,4 46,8 49,42 48,3 N (%) 1,93 2,19 1,93 2,22
  4. Nghiên cứu sản xuất cà phê Catimor theo hướng hữu cơ tại Sơn La 327 K (%) 1,32 2,31 1,31 2,36 Ca (%) 0,13 0,08 0,13 0,08 Protein thô (%) 12,06 12,73 12,01 13,36 Protein tinh (%) 10,89 10,02 10,84 10,36 Xơ (%) 8,76 8,93 8,78 8,70 Tinh bột (%) 30,18 8,23 30,18 9,42 Đường TS (%) 6,69 4,32 6,65 4,51 Axit hòa tan (%) 5,43 2,16 5,45 2,45 B1 mg/100 g 3,26 3,15 3,21 3,22 (Theo kết quả phân tích của Phòng phân tích đất và chất lượng nông sản – Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc). Vậy canh tác cà phê theo hướng hữu cơ giúp cho sản phẩm cà phê có hương thơm hơn, ngon hơn, vị cà phê không bị chua gắt mà thanh dịu hơn. Ngoài ra cũng có thể tăng thời gian bảo quản hạt cà phê, giảm sâu mọt trong quá trình bảo quản. 3.3. Ảnh hưởng của sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển Bảng 3. So sánh một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà phê áp dụng theo hướng hữu cơ và đối chứng tại xã Chiềng Ban từ 2016 - 2018 Năm CT Cặp cành mang Cặp cành không mang Chiều dài cành Số đốt/cành quả (cặp cành) quả (cặp cành) (cm) (đốt) 2016 TN 34,28a 4,33b 70,13a 12,10a ĐC 33,41a 6,42a 66,63a 11,56a LSD0,05 3,39 1,36 4,3 2,6 CV% 2,9 7,7 1,8 6,4 2017 TN 34,67a 3,33a 77,83a 13,90a ĐC 32,71a 5,93a 71,33a 15,60a LSD0,05 11,19 3,53 7,65 2,76 CV% 9,6 22,0 3,0 5,4 2018 TN 22,00b 16,67a 45,17b 11,03a ĐC 25,33a 14,10a 73,87a 15,97a LSD0,05 2,0 3,8 1,4 5,4 CV% 1,23 1,47 2,93 2,45 Ghi chú: CT: Mô hình áp dụng; CV%: Sai số thí nghiệm; LSD0,05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất ở mức xác suất 95% đối với nhân tố công thức thử nghiệm. Kết quả phân tích số liệu các chỉ tiêu sinh trưởng của cà phê trong mô hình tại Chiềng Ban cho thấy:Sau 3 năm canh tác cà phê theo hướng hữu cơ, giữa mô hình áp dụng và đối chứng có sự khác nhau về chỉ tiêu số cặp cành mang quả và chiều dài cành cơ bản. Tóm lại, các chỉ tiêu sinh trưởng của mô hình thử nghiệm hai năm đầu thực hiện đều tăng cao hơn so với đối chứng. Sang năm thứ ba, các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển đều chậm hơn đối chứng. Mô hình thử nghiệm phải cắt tỉa cành khô nhiều, số lượng cặp cành mang quả giảm, số quả/đốt giảm đáng kể.
  5. 328 Nguyễn Thị Vân, Lừ Thị Yến, Nguyễn Thị Quỳnh Chang, Bùi Thị Hà, Nguyễn Quang Trung Bảng 4. So sánh một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà phê áp dụng theo hướng hữu cơ và đối chứng tại Chiềng Cọ Năm CT Mang quả Không mang quả Chiều dài cành Số đốt/cành (cặp cành) (cặp cành) (cm) (đốt) 2016 TN 33,60a 4,97a 69,50a 13,27a ĐC 33,96a 4,93a 65,10b 12,40a LSD0,05 4,8 22,1 2,3 9,0 CV% 5,60 3,79 5,30 3,99 2017 TN 34,73a 4,60a 73,40a 15,47a ĐC 34,50a 5,50a 66,15b 14,13a LSD0,05 4,0 28,1 1,2 12,0 CV% 4,82 4,92 2,97 6,16 2018 TN 24,53a 14,77a 76,07a 15,27a ĐC 28,17a 11,93a 69,77b 12,40a LSD0,05 6,7 22,5 3 4,1 CV% 7,5 12,8 9,1 2,4 Ghi chú: CT: Mô hình áp dụng; CV%: Sai số thí nghiệm; LSD0,05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất ở mức xác suất 95% đối với nhân tố công thức thử nghiệm. Qua 3 năm áp dụng canh tác theo hướng hữu cơ trên mô hình cho kết quả, chỉ tiêu chiều dài cành cơ bản của cà phê canh tác theo hướng hữu cơ có tốc độ tăng trưởng giữa các năm cao hơn đối chứng có ý nghĩa thông kê. Còn các chỉ tiêu sinh trưởng khác của mô hình và đối chứng không có sự khác biệt rỗ rệt. Như vậy, canh tác cà phê theo hướng hữu cơ và canh tác cà phê truyền thống không ảnh hưởng khác nhau tới sinh trưởng phát triển của cây cà phê, canh tác cà phê theo hướng hữu cơ giúp cây cà phê sinh trưởng và phát triển ổn định và bền vững. 3.4. Ảnh hưởng của sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ tới một số chỉ tiêu năng suất, phẩm cấp hạt cà phê Bảng 5. So sánh một số chỉ tiêu cấu thành năng suất, phẩm cấp hạt cà phê áp dụng theo hướng hữu cơ và đối chứng tại Chiềng Ban Năm CT NSQ T/N P100 Sàng 16 Sàng 18 Tròn NST 2016 TN 5,00a 5,37a 15,20a 62,20a 51,93a 9,90a 0,93a ĐC 5,67a 5,40a 14,90a 58,67b 48,83a 12,33a 1,05a LSD0,05 1,0 2,0 3,8 1,4 5,4 13,1 1,0 CV% 0,14 1,23 1,47 2,93 2,45 1,76 0,14 2017 TN 21,33a 5,37a 15,60a 58,80a 48,43a 10,20a 3,99a ĐC 13,50a 5,13a 15,40a 56,33a 47,90a 11,00a 2,64a LSD0,05 13,8 6,8 3,6 3,1 15,5 30,1 16,9 CV% 8,34 1,23 1,91 6,22 25,79 11,06 1,95 2018 TN 5,67a 5,41a 14,20a 57,13a 44,10a 11,43a 1,05a
  6. Nghiên cứu sản xuất cà phê Catimor theo hướng hữu cơ tại Sơn La 329 ĐC 5,50a 5,55a 13,83a 54,73b 43,43a 12,37a 0,99a LSD0,05 3,7 2,1 2,0 1,9 2,0 9,1 4,4 CV% 0,71 0,41 0,99 3,66 3,04 3,75 0,16 Ghi chú: CT: Mô hình áp dụng; NSQ: Năng suất quả (tấn); T/N: tỷ lệ tươi/nhân; NST: Năng suất hạt thóc (tấn); CV%: Sai số thí nghiệm; LSD0,05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất ở mức xác suất 95% giữa các công thức thử nghiệm. Mô hình sau 3 năm áp dụng canh tác theo hướng hữu cơ ở Chiềng Ban có tỷ lệ hạt trên sàng 18 cao hơn đối chứng có ý nghĩa thống kê. Còn các chỉ tiêu năng suất và phẩm cấp hạt khác không có sự khác nhau giữa mô hình áp dụng và đối chứng. Tổng năng suất cà phê trong 3 năm thực hiện mô hình canh tác cà phê theo hướng hữu cơ đạt 32 tấn/ha/3 năm. Trong khi canh tác theo phương thức truyền thống đạt 24,67 tấn/ha/3 năm. Bảng 6. So sánh một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và phẩm cấp hạt cà phê áp dụng theo hướng hữu cơ và đối chứng tại Chiềng Cọ Năm CT NSQ T/N P100 Sàng 16 Sàng 18 Tròn NST 2016 TN 7,27a 5,73a 14,87a 61,37a 55,90a 8,67a 1,28a ĐC 6,67a 5,80a 14,70a 60,63a 54,47a 9,60a 1,16a LSD0,05 2,8 0,6 0,5 10,5 8,3 2,8 0,39 CV% 12,3 3,1 1,0 5,0 4,3 8,9 9,3 2017 TN 19,43a 5,37a 14,83a 62,17a 56,10a 9,07a 3,62a ĐC 14,03b 5,53a 14,27b 60,93b 55,77a 10,07a 2,54a LSD0,05 4,3 0,5 2,6 4,2 1,4 1,2 0,7 CV% 7,3 2,7 5,2 2,0 0,7 3,7 6,6 2018 TN 7,67a 5,44a 14,67a 59,80a 49,53a 10,73a 1,41a ĐC 5,50b 5,55a 14,33b 56,07b 46,53b 12,10a 0,99a LSD0,05 0,7 0,59 1,1 5,6 8,0 1,0 0,6 CV% 3,1 3,1 2,2 2,8 4,8 2,5 1,5 Ghi chú: CT: Mô hình áp dụng; NSQ: Năng suất quả (tấn); T/N: tỷ lệ tươi/nhân; NST: Năng suất hạt thóc (tấn); CV%: Sai số thí nghiệm; LSD0,05: Là giá trị sai khác nhỏ nhất ở mức xác suất 95% giữa các công thức thử nghiệm. Mô hình áp dụng tại Chiềng Cọ qua các năm có các chỉ tiêu năng suất và phẩm cấp hạt cao hơn so với đối chứng, đặc biệt là chỉ tiêu năng suất quả tươi, khối lượng 100 nhân, tỷ lệ hạt trên sàng 18. Tổng năng suất cà phê trong 3 năm thực hiện mô hình canh tác cà phê theo hướng hữu cơ đạt 34,37 tấn/ha/3 năm. Trong khi canh tác theo phương thức truyền thống đạt 26,2 tấn/ha/3 năm.Vậy canh tác cà phê theo hướng hữu cơ đã giúp cây cà phê sinh trưởng phát triển bền vững, cho năng suất ổn định và nâng cao phẩm cấp của hạt cà phê. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận 1. Canh tác cà phê theo hướng hữu cơ giúp cải thiện hàm lượng hữu cơ trong đất, nâng cao hàm lượng đạm tổng số trong đất và tăng hàm lượng cation trao đổi trong đất, giúp đất tơi xốp hơn.
  7. 330 Nguyễn Thị Vân, Lừ Thị Yến, Nguyễn Thị Quỳnh Chang, Bùi Thị Hà, Nguyễn Quang Trung 2. Canh tác cà phê theo hướng hữu cơ giúp cho sản phẩm cà phê có hương thơm hơn, ngon hơn, vị cà phê không bị chua gắt mà thanh dịu hơn. Ngoài ra cũng có thể tăng thời gian bảo quản hạt cà phê, giảm sâu mọt trong quá trình bảo quản. 3. Canh tác cà phê theo hướng hữu cơ và canh tác cà phê truyền thống không ảnh hưởng khác nhau tới sinh trưởng phát triển của cây cà phê, canh tác cà phê theo hướng hữu cơ giúp cây cà phê sinh trưởng và phát triển bền vững, cho năng suất ổn định và nâng cao phẩm cấp của hạt cà phê. 4.2. Kiến nghị Sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung, sản xuất cà phê hữu cơ là hướng sản xuất chính trong tương lai. Cần sản xuất trên quy mô lớn, tập trung, đồng đều về chất lượng, số lượng, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp tiêu thụ để nâng cao giá trị và chất lượng cà phê. Cần có nghiên cứu sâu hơn để xác định lượng phân bón hữu cơ thích hợp cho cây cà phê chè tại Sơn La. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bùi Văn Sỹ, 2006, Ảnh hưởng của N, P, K đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê chè Catimor trên đất đỏ bazan ở Hướng Hóa - Quảng Trị - Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. [2]. Đàm Quang Minh, 2012, Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh cà phê chè theo hướng phát triển bền vững cho các tiểu vùng Tây Bắc, Báo cáo kết quả đề tài độc lập cấp nhà nước, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc. [3]. Đoàn Triệu Nhạn, Phan Quốc Sủng và Hoàng Thanh Tiệm, 1999, Cây cà phê ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp. [4]. Hồ Thị Phước, 2001, Ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng và năng suất cà phê chè Catimor (Coffea Arabica L. var. Catimor) trong điều kiện Đắk Lắk. [5]. Nguyễn Sỹ Nghị (1982), Trồng cà phê, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. [6]. Nguyễn Võ Linh (2006), Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật phát triển cà phê chè đạt hiệu quả kinh tế cao, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài KC. 06.19 NN. [7]. Phan Quốc Sủng (1987), Kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cà phê - Xí nghiệp in tỉnh Đắk Lắk. 6. [8]. Phan Quốc Sủng (2011), Những nội dung khoa học kỹ thuật có quan hệ đến sản xuất cà phê đạt hiệu quả cao và bền vững, Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Đắk Lắk. [9]. Lương Đức Loan (1991), Vai trò của chất hữu cơ trong việc nâng cao độ phì nhiêu của đất trồng cà phê, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. [10]. Lương Đức Loan và ctv. (1997), Hiệu quả sử dụng nguồn tàn dư hữu cơ có sẵn trên lô bón cho cà phê kinh doanh, Kết quả nghiên cứu khoa học (1987 - 1997) Trạm nghiên cứu đất Tây Nguyên. [11]. Lương Đức Toàn, Trần Minh Tiến, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, 2015, Đặc điểm đất đai và yếu tố hạn chế trong đất nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam, Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ hai. [12]. Trương Hồng, 2015, Nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) áp dụng cho cây cà phê, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài KC.06.19/11-15, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. [13]. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Sản xuất cà phê VietGap, www.vaas.org.vn, truy cập ngày 2/4/2016.
  8. Nghiên cứu sản xuất cà phê Catimor theo hướng hữu cơ tại Sơn La 331 A STUDY ON ORGANIC PRODUCTION OF CATIMOR COFFEE IN SON LA Nguyen Thi Van1, Lu Thi Yen1, Nguyen Thi Quynh Chang1, Bui Thi Ha1, Nguyen Quang Trung2 1 Northwest Agricultural and Forestry Research and Development Center 2 Vietnam Agriculture and Forestry Science Institute in the Northern mountainous region Abstract: Sơn La has suitable capacity such as climatic and soil conditions for growing Arabica coffee. This area produces a large amount of high-quality raw material for processing with 17.200 ha of the coffee plantation (recorded in 2019). However, many areas are not strictly following the high-quality guideline for growing their coffee field which affects the quality of the green bean. This research aims to test the yield and quality and soil renovation capacity of growing coffee following organic method which is using Chaetominum for pest and disease management combine with using some organic material such as Que Lam organic fertilizer, compost, and coffee pulp in 3 years from 2016 to 2018. The results show that following organic method in growing coffee support in renovation of soil by increasing 0.7 to 1.75 % of organic material in soil, decrease the amount of N, P, K, and increase the concentration of cations (Mg, Ca, Al), without losing any Alkaline cations in soil, increase the quality of coffee bean which made coffee products have better flavor, and sour taste. Besides that, the following organic method in growing coffee can keep the coffee tree growing more sustainable. Keywords: Organic coffee, sustainable coffee, VietGAP.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2