intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu sản xuất giống cá trê lai

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cá trê lai là loài cá có giá trị kinh tế cao, có tốc độ sinh trưởng nhanh, ít bị bệnh, ăn tạp, nuôi với mật độ dày và có thể nuôi trong bể xi măng hoặc trong ao. Với nhiều ưu điểm như vậy, nhưng ở khu vực Bắc miền Trung chưa có nghiên cứu nào về sản xuất giống đối tượng này để cung cấp cho nhu cầu nuôi của người dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy LRHa + Dom có hiệu quả kích thích cá trê vàng cái Việt Nam rụng trứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu sản xuất giống cá trê lai

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012<br /> <br /> NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRÊ LAI<br /> (♂Clarias gariepinus x ♀C. Macrocephalus)<br /> Lê Văn Dân<br /> Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br /> <br /> Tóm tắt. Cá trê lai là loài cá có giá trị kinh tế cao, có tốc độ sinh trưởng nhanh, ít<br /> bị bệnh, ăn tạp, nuôi với mật độ dày và có thể nuôi trong bể xi măng hoặc trong ao.<br /> Với nhiều ưu điểm như vậy, nhưng ở khu vực Bắc miền Trung chưa có nghiên cứu<br /> nào về sản xuất giống đối tượng này để cung cấp cho nhu cầu nuôi của người dân.<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy LRHa + Dom có hiệu quả kích thích cá trê vàng cái<br /> Việt Nam rụng trứng. Đối với cá trê phi đực không cần sử dụng chất kích thích.<br /> Các kết quả về tỷ lệ thành thục, tỷ lệ rụng trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, năng suất<br /> cá bột và tỷ lệ sống của cá bột lên cá hương đều đáp ứng yêu cầu của sản xuất.<br /> Từ khóa: Cá trê phi đực, cá trê vàng cái Việt Nam, LRHa , Dom, Moina.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Cá trê lai là một trong những loài có giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt thơm<br /> ngon và được thị trường trong nước chấp nhận. Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, ít bị<br /> bệnh, có thể chịu đựng tốt với các yếu tố bất lợi của môi trường, nuôi với mật độ dày, ăn<br /> tạp, có thể nuôi trong bể xi măng hoặc trong ao.<br /> Do có những ưu điểm vượt trội, cá trê lai dần trở thành đối tượng nuôi chủ yếu ở<br /> nước ta với sản lượng 80 – 100 tấn/ha/năm. Nhiều mô hình nuôi cá trê lai ở các tỉnh như<br /> Vĩnh Long, Kiên Giang, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình… đã<br /> đem lại lợi nhuận rất cao cho người nuôi, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Có<br /> thể nói nghề nuôi cá trê lai thực sự đã đem lại cuộc sống ấm no cho người dân, đưa họ<br /> từng bước thoát nghèo và có cuộc sống ổn định. Nghề nuôi cá trê lai ngày càng phát<br /> triển nhanh và mạnh nên con giống có vai trò quan trọng quyết định đến năng suất, sản<br /> lượng và sự thành công của vụ nuôi.<br /> Để giải quyết vấn đề cung cấp giống cá trê lai cho nhu cầu của người nuôi, các<br /> Viện và Trung tâm nghiên cứu Thủy sản trong cả nước đã tiến hành sử dụng cá trê phi<br /> cho lai với cá trê vàng hoặc cá trê đen để tạo con lai F1 được người tiêu dùng ưa chuộng.<br /> Nhu cầu về giống cá trê lai đặc biệt ở khu vực Bắc Trung Bộ là rất lớn. Mặc dù<br /> 65<br /> <br /> vậy, nhưng hầu hết các Trung tâm sản xuất giống cá nước ngọt đều chưa quen với việc<br /> sản xuất đối tượng này. Cho đến hiện nay, nguồn giống cá trê lai chủ yếu cung cấp cho<br /> người nuôi được các tư nhân hoặc các Trung tâm giống lấy chủ yếu ở các tỉnh miền<br /> Nam. Việc vận chuyển cá da trơn đường xa, thường bị xay xát, mất nhớt, ảnh hưởng rất<br /> lớn đến hiệu quả của người nuôi.<br /> Chính vì vậy việc nghiên cứu sản xuất giống cá trê lai ở Bắc miền Trung cụ thể<br /> là ở Thừa Thiên Huế để chủ động sản xuất giống tại chỗ đáp ứng cho nhu cầu phát triển<br /> nuôi loài cá này nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, phục vụ cho phát triển kinh tế và xóa<br /> đói giảm nghèo tại Bắc miền Trung có một ý nghĩa thiết thực và quan trọng.<br /> 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br /> Các nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 8/2011 tại Trung tâm giống<br /> cá nước ngọt Cấp I – Cư Chánh, Thừa Thiên Huế. Cá trê vàng cái được di nhập từ miền<br /> Nam, có trọng lượng hơn 150g, hơn 10 tháng tuổi, cá cái nuôi vỗ trong ao có diện tích<br /> 300m2, độ sâu 1,2m. Cá cái được nuôi vỗ bằng thức ăn công nghiệp CP có mã số 9950-S<br /> (độ đạm: 35%, béo: 5%, xơ: 6%, độ ẩm tối đa 11%), cho ăn 3 - 4% trọng lượng thân/<br /> ngày. Trong quá trình nuôi vỗ điều khiển các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích<br /> hợp. Cá trê phi đực lớn hơn 8 tháng tuổi có trọng lượng lớn hơn 400g được mua tại<br /> Thừa Thiên Huế, lựa chọn cá khỏe mạnh mập có nhiều mỡ, cá được thả nuôi trong bể<br /> chỉ kích thích nước không cho ăn khoảng 2 - 3 tháng.<br /> Chọn cá trê vàng cái có bụng to, mềm, lỗ sinh dục sưng, có màu hồng, trứng cá<br /> có hiện tượng lệch cực. Cá đực có gai sinh dục dài phớt hồng hoặc tím [1]. Chất kích<br /> thích sinh sản được thực hiện với LRHa + Dom, sử dụng với 3 liều khác nhau. Mỗi liều<br /> được lặp lại 3 lần. Cá cái chỉ tiêm 1 lần, cá đực không tiêm. Cá cái sau khi tiêm khoảng<br /> 8 đến 9 giờ vuốt trứng vào thau, đồng thời mổ lấy tinh cá đực để tiến hành thụ tinh nhân<br /> tạo. Tỷ lệ đực cái là 1:4 (cá đực và cái có trọng lượng tương đương).<br /> Thời gian hiệu ứng là khoảng thời gian từ khi tiêm đến khi cá rụng trứng đồng<br /> loạt. Các chỉ tiêu khác như tỷ lệ thành thục, tổng nhiệt hiệu ứng, tỷ lệ rụng trứng, tỷ lệ<br /> thụ tinh, tỷ lệ nở, năng suất cá bột, được tính toán theo Nguyễn Tường Anh (2008) và<br /> Fravdin (1969). Các yếu tố môi trường đo bằng các thuốc thử do Thái Lan sản xuất.<br /> Số liệu được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai ANOVA qua mô hình<br /> GLM trên phần mềm Minitab Version 15.<br /> 3. Kết quả và thảo luận<br /> 3.1. Các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ<br /> Các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ là những yếu tố cực kỳ quan trọng,<br /> nó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian và tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ nên cần theo<br /> 66<br /> <br /> dõi thường xuyên. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong thời gian nuôi vỗ<br /> được tổng hợp qua bảng 3.1.<br /> Bảng 3.1. Sự biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ<br /> <br /> Nhiệt độ (oC)<br /> <br /> Các chỉ<br /> tiêu<br /> theo dõi<br /> <br /> Dao động<br /> <br /> pH (mg/l)<br /> <br /> DO (mg/l)<br /> <br /> Trung<br /> bình<br /> <br /> Dao<br /> động<br /> <br /> Trung<br /> bình<br /> <br /> Dao<br /> động<br /> <br /> Trung<br /> bình<br /> <br /> NH4+<br /> (mg/l)<br /> <br /> Tháng<br /> 7/2011<br /> <br /> 27,0 – 33,5<br /> <br /> 30,2<br /> <br /> 6,5-7,0<br /> <br /> 7,3<br /> <br /> 3,0-4,0<br /> <br /> 4,1<br /> <br /> 0,100,15<br /> <br /> Tháng<br /> 8/2011<br /> <br /> 28,0 – 33,0<br /> <br /> 30,9<br /> <br /> 6,6-7,5<br /> <br /> 7,1<br /> <br /> 3,5-4,0<br /> <br /> 4,2<br /> <br /> 0,100,15<br /> <br /> Nhìn chung các yếu tố môi trường: pH, oxy hoà tan và NH4+ đều nằm trong<br /> khoảng thích hợp cho sự thành thục của cá trê. Vào tháng 8 do nhiệt khá cao nên tảo<br /> phát triển mạnh, màu nước xanh đậm có hiện tượng tảo tàn, để giải quyết điều này<br /> chúng tôi thường xuyên thêm nước vào ao nuôi.<br /> 3.2. Tuổi, trọng lượng và kích thước thành thục lần đầu<br /> Tuỳ thuộc vào từng loài cá trê mà có độ tuổi, trọng lượng và kích thước thành<br /> thục khác nhau. Xác định trọng lượng và kích thước thành thục lần đầu của cá có ý<br /> nghĩa quan trọng trong quá trình nuôi vỗ.<br /> Chúng tôi tiến hành cân trọng lượng và đo chiều dài cá bố mẹ. Kết quả cụ thể<br /> thu được như sau:<br /> Bảng 3.2. Tuổi, trọng lượng và kích thước thành thục lần đầu<br /> <br /> Trọng lượng (g)<br /> <br /> Chiều dài (cm)<br /> <br /> Giới<br /> tính<br /> <br /> Số<br /> con<br /> <br /> Tuổi<br /> (tháng)<br /> <br /> Min<br /> <br /> Max<br /> <br /> TB<br /> <br /> Min<br /> <br /> Max<br /> <br /> TB<br /> <br /> ♂<br /> <br /> 30<br /> <br /> 10<br /> <br /> 310<br /> <br /> 550<br /> <br /> 404,8 ± 63,40<br /> <br /> 22,0<br /> <br /> 35<br /> <br /> 26,9 ± 2,69<br /> <br /> ♀<br /> <br /> 30<br /> <br /> 12<br /> <br /> 200<br /> <br /> 420<br /> <br /> 277,7 ± 50,50<br /> <br /> 13,5<br /> <br /> 32<br /> <br /> 23,1 ± 5,56<br /> <br /> Qua bảng 3.2 cho thấy, trọng lượng thành thục lần đầu nhỏ nhất của cá cái là<br /> 200g, lớn nhất là 420g, trung bình 277,7 ± 50,50g; trọng lượng của cá đực nhỏ nhất là<br /> 310 g và lớn nhất là 550 g, trung bình 404,8 ± 63,40g. Chiều dài cá cái thành thục từ<br /> 13,5 – 32,0 cm, trung bình 23,1 ± 5,56 cm; cá đực có chiều dài lớn hơn cá cái, từ 22 –<br /> 35 cm, trung bình 26,9 ± 2,69 cm. Cá trê phi đực 10 tháng tuổi có trọng lượng nhỏ hơn<br /> nhiều so với cá nuôi trong thực tế, vì khi nuôi vỗ cá trê phi đực để cho tuyến sinh dục<br /> phát triển tốt, khoảng 2 -3 tháng trước khi tham gia sinh sản không cho cá ăn mà chỉ<br /> 67<br /> <br /> kích thích nước. Cá trê vàng cái Việt Nam có tuổi thành thục lần đầu là 12 tháng, cá trê<br /> phi đực có tuổi thành thục lúc 10 tháng tuổi.<br /> 3.3. Tỷ lệ thành thục (TLTT)<br /> Trước khi cho cá đẻ chúng tôi tiến hành kiểm tra tỷ lệ thành thục của cá nuôi vỗ.<br /> Kết quả tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ được thể hiện qua bảng 3.3.<br /> Nuôi vỗ cá cái bằng thức ăn CP mã số 9950-S (do Thái Lan sản xuất), cá trê cái<br /> vàng Việt Nam có tỷ lệ thành thục dao động từ 70 – 82%, điều này có thể kết luận môi<br /> trường ở Thừa Thiên Huế và thức ăn CP là khá thích hợp cho sự phát triển tuyến sinh<br /> dục của cá trê vàng. Kết quả nuôi vỗ tái phát cho thấy, sau 24 ngày nuôi có 50% cá cái<br /> thành thục, sau 30 ngày nuôi tái phát có 85% cá cái thành thục. Kết quả thành thục của<br /> cá trê cái nuôi chính vụ và tái phát khá cao, điều này khẳng định nguồn cá trê vàng cái<br /> nuôi vỗ ở Thừa Thiên Huế có thể hoàn toàn chủ động để sản xuất giống nhân tạo. Tỷ lệ<br /> thành thục của cá trê phi đực rất cao, dao động 80 -100%.<br /> Bảng 3.3. Tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ<br /> <br /> Ngày kiểm<br /> tra<br /> <br /> Cái<br /> <br /> Đực<br /> Số con<br /> kiểm tra<br /> <br /> TLTT(%)<br /> <br /> Số con<br /> kiểm tra<br /> <br /> TLTT(%)<br /> <br /> 9/7<br /> <br /> 10<br /> <br /> 100<br /> <br /> 20<br /> <br /> 70<br /> <br /> 14/7<br /> <br /> 5<br /> <br /> 100<br /> <br /> 42<br /> <br /> 75<br /> <br /> 19/7<br /> <br /> 6<br /> <br /> 80<br /> <br /> 6<br /> <br /> 80<br /> <br /> 4/8<br /> <br /> 6<br /> <br /> 100<br /> <br /> 6<br /> <br /> 82<br /> <br /> 3/8*<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> 20<br /> <br /> 50<br /> <br /> 14/8*<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> 40<br /> <br /> 85<br /> <br /> Ghi chú: * (cá nuôi vỗ tái phát)<br /> <br /> 3.4. Kết quả sinh sản cá trê lai<br /> Kết quả nghiên cứu về tổng nhiệt hiệu ứng của cá trê vàng cái được thể hiện ở<br /> bảng 3.4.<br /> Bảng 3.4. Thời gian và tổng nhiệt hiệu ứng của cá trê vàng cái<br /> <br /> Liều thuốc/kg cá<br /> <br /> Thời gian hiệu ứng (h)<br /> <br /> Tổng nhiệt hiệu ứng (0 h)<br /> <br /> 40µg LRHa + 2mg Dom<br /> <br /> 8 h50 /<br /> <br /> 150<br /> <br /> 50µg LRHa + 2mg Dom<br /> <br /> 8h20 /<br /> <br /> 142<br /> <br /> 60µg LRHa + 2mg Dom<br /> <br /> 8h<br /> <br /> 136<br /> <br /> 68<br /> <br /> Nhiệt độ giữ cá mẹ sau khi tiêm: 320C<br /> Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, khi sử dụng các liều (40µg LRHa + 2mg<br /> Dom)/kg; (50µg LRHa + 2mg Dom)/kg; (60µg LRHa + 2mg Dom)/kg để kích thích<br /> sinh sản cá trê vàng cái cho kết quả khác nhau về thời gian hiệu ứng và tổng nhiệt<br /> hiệu ứng. Dựa vào kết quả này, chúng ta có thể tính được thời gian hiệu ứng khi sử<br /> dụng tổ hợp các chất kích thích (LRHa phối hợp với Dom) với các liều trên để kích<br /> thích sinh sản cá trê vàng cái.<br /> Bảng 3.5. Kết quả kích thích cá trê sinh sản bằng LRHa + Dom<br /> <br /> Lô<br /> <br /> Số cá<br /> cái<br /> (con)<br /> <br /> Tổng<br /> trọng<br /> lượng<br /> (kg)<br /> <br /> Liều tiêm<br /> (μgLRHa+<br /> mgDom)<br /> /kg<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> rụng<br /> trứng<br /> (%)<br /> <br /> Thời<br /> gian<br /> hiệu<br /> ứng<br /> (h)<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> thụ<br /> tinh<br /> (%)<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> nở<br /> (%)<br /> <br /> Năng<br /> suất cá<br /> bột<br /> (vạn/kg)<br /> <br /> 1A<br /> <br /> 9<br /> <br /> 3,34<br /> <br /> 40+2<br /> <br /> 88,8<br /> <br /> 8h45'<br /> <br /> 56,8 ±<br /> 3,1 a<br /> <br /> 72,7 ±<br /> 1,1 a<br /> <br /> 0,95<br /> <br /> 2A<br /> <br /> 9<br /> <br /> 3,42<br /> <br /> 50+2<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 8h25'<br /> <br /> 72,1 ±<br /> 1,8b<br /> <br /> 83,6 ±<br /> 1,6b<br /> <br /> 1,36<br /> <br /> 3A<br /> <br /> 9<br /> <br /> 3,31<br /> <br /> 60+2<br /> <br /> 88,8<br /> <br /> 8h10'<br /> <br /> 62,7 ±<br /> 3,7 a<br /> <br /> 74,7 ±<br /> 2,3 a<br /> <br /> 1,10<br /> <br /> Ghi chú: - Ký hiệu a, b, c trong cùng cột thể hiện sự sai khác với P < 0,05.<br /> <br /> - Nhiệt độ nước lúc cá đẻ và ấp là: 31-32 0C. Tỉ lệ đực : cái là 1:4.<br /> - Cá đực không tiêm<br /> Qua bảng 3.5 cho thấy, khi sử dụng LRHa + Dom làm chất kích thích cho tỷ lệ rụng<br /> trứng cao, dao động từ 88,8 – 100%. Kết quả thu được cho thấy, khi kích thích sinh sản cá<br /> trê vàng cái ở các liều lượng khác nhau trong cùng điều kiện nhiệt độ thì thời gian hiệu ứng,<br /> sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, thời gian nở, tỷ lệ nở và năng suất cá bột là khác nhau.<br /> Thời gian hiệu ứng ở các lô thí nghiệm nhanh nhất ở liều (60μg LRHa+2mg<br /> Dom)/kg và chậm nhất ở liều (40μg LRHa+2mg Dom)/kg. Điều này chứng tỏ liều lượng<br /> thuốc càng cao thì thời gian hiệu ứng càng nhanh. Mặc dù vậy, ta thấy tỷ lệ thụ tinh và<br /> tỷ lệ nở ở liều (60μg LRHa+2mg Dom)/kg không đạt tỷ lệ cao nhất. Điều này xảy ra có<br /> khả năng do liều lượng thuốc cao làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm sinh dục.<br /> Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao nhất ở liều (50μg LRHa+2mg Dom)/kg lần lượt là 72,1%<br /> và 83,6% đều cao hơn so với 2 liều còn lại và sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê<br /> (P < 0,05). Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở thấp nhất ở liều (40μg LRHa+2mg Dom)/kg (56,8%<br /> 69<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2