intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu hệ cá vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang

Chia sẻ: NI NI | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

111
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá và xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ở vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản cùng với việc ổn định sinh kế, nâng cao đời sống của cộng đồng. Điều này còn giúp nâng cao vai trò và năng lực của cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững nghề cá thích ứng với sự biến đổi khí hậu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu hệ cá vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang

TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 21-29<br /> <br /> NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ CÁ<br /> Ở VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC BÚNG BÌNH THIÊN, TỈNH AN GIANG<br /> Thái Ngọc Trí*, Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Văn Sang<br /> Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)trifishecoitb@yahoo.com<br /> TÓM TẮT: Búng Bình Thiên là vùng đất ngập nước thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Kết quả nghiên<br /> cứu trong 3 năm (2008-2011), đã thu thập và xác định được 111 loài cá thuộc 27 họ, 10 bộ. Trong đó, bộ<br /> cá chép (Cypriniformes) có số lượng nhiều nhất với 44 loài, chiếm tỷ lệ 44,39%; bộ cá nheo<br /> (Siluriformes) với 29 loài, chiếm tỷ lệ 26,23%; bộ cá vược (Perciformes) với 19 loài, chiếm tỷ lệ 19,17%;<br /> bộ mang liền (Synbranchiformes) với 7 loài, chiếm tỷ lệ 7,6%; các bộ còn lại có số lượng ít từ 1 đến 3 loài<br /> với tỷ lệ 1,1-3,3%. Có 6 loài cá quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục đỏ của<br /> IUCN ở các cấp bị đe dọa khác nhau. Đã xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá cho vùng đất ngập nước<br /> Búng Bình Thiên nhằm quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi cá thích ứng với sự<br /> tác động của biến đổi khí hậu.<br /> Từ khóa: Đa dạng sinh học, đồng quản lý nghề cá, khu hệ cá, Búng Bình Thiên.<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> Búng Bình Thiên (BBT) là một vùng đất<br /> ngập nước, có diện tích khoảng hơn 200 ha vào<br /> mùa khô và được mở rộng lên đến 800 ha vào<br /> mùa lũ. Búng Bình Thiên là nơi cư trú thích hợp<br /> cho nhiều loài thủy sinh vật, trong đó có nhiều<br /> loài thủy sản đặc trưng của đồng bằng sông Cửu<br /> Long di cư vào sinh sống ở khu vực này. Tuy<br /> nhiên, trong những năm gần đây do sự liên hệ<br /> của BBT với sông ngày càng hạn chế: phần<br /> Búng ở phía sông Bình Di thu hẹp, cạn dần,<br /> giảm khả năng trao đổi nước giữa Búng với<br /> sông, chất thải sinh hoạt của dân cư, các hoạt<br /> động khai thác thủy sản chưa hợp lý cùng với sự<br /> tác động cực đoan của điều kiện khí hậu. Vì<br /> vậy, nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá và<br /> xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ở vùng<br /> đất ngập nước Búng Bình Thiên, nhằm bảo tồn<br /> tính đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản cùng<br /> với việc ổn định sinh kế, nâng cao đời sống<br /> của cộng đồng. Điều này còn giúp nâng cao vai<br /> trò và năng lực của cộng đồng trong việc tham<br /> gia bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền<br /> vững nghề cá thích ứng với sự biến đổi khí hậu.<br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Khảo sát thực địa<br /> Thực hiện 8 đợt khảo sát nghiên cứu khu hệ<br /> cá và hoạt động nghề cá ở Búng Bình Thiên<br /> <br /> từ 2008-2011. Sử dụng GPS xác định tọa độ các<br /> vị trí được nghiên cứu, khảo sát.<br /> Sử dụng các loại ngư cụ khác nhau để<br /> nghiên cứu thu thập thành phần loài, như: lưới<br /> (gồm nhiều loại kích cỡ khác nhau), chài quăng,<br /> câu, đụm, đăng dớn, lợp.<br /> Kết hợp với ngư dân trong quá trình thu<br /> thập mẫu, khảo sát điểm bán cá tại chỗ trong<br /> khu vực của Búng (tại đầu Búng Bình Thiên<br /> gần cầu C3, cá đánh bắt được đưa lên bán từ 14<br /> giờ đến 15 giờ 30’ hàng ngày).<br /> Tất cả mẫu vật thu thập được chụp hình và<br /> xử lý, định hình bằng formalin 10%, đối với<br /> những cá thể có kích thước lớn được tiêm<br /> formalin 40% trực tiếp vào xoang bụng, đưa về<br /> phòng thí nghiệm phân tích, định loại và lưu giữ.<br /> Sử dụng phiếu điều tra, tổ chức các hội thảo,<br /> phỏng vấn các hộ ngư dân chuyên nghiệp<br /> và không chuyên nghiệp ở khu vực Búng Bình<br /> Thiên, thuộc ấp Sa Tô xã Khánh Bình, ấp<br /> Búng lớn xã Nhơn Hội, ấp Búng Bình Thiên, xã<br /> Quốc Thái.<br /> Tiếp xúc và thu thập thông tin từ cán bộ<br /> quản lý huyện An Phú, UBND các xã Nhơn<br /> Hội, Khánh Bình, Quốc Thái, các cán bộ<br /> Trưởng, Phó ấp ở trong khu vực Búng Bình<br /> Thiên. Tất cả dữ liệu sơ cấp thu thập ngoài thực<br /> địa được ghi chép vào sổ nhật ký thực địa.<br /> <br /> 21<br /> <br /> Thai Ngoc Tri , Hoang Duc Dat, Nguyen Van Sang<br /> <br /> Hình 1. Búng Bình Thiên và các khu vực thu mẫu ()<br /> Bảng 1. Ký hiệu và tọa độ các điểm khảo sát<br /> STT<br /> <br /> Ký hiệu điểm khảo sát và thu mẫu<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> BT1<br /> BT2<br /> BT3<br /> BT4<br /> BT5<br /> BT6<br /> <br /> Xử lý và phân tích mẫu trong phòng<br /> thí nghiệm<br /> Tất cả mẫu vật thu thập được xử lý, phân<br /> tích xác định tên khoa học và sắp xếp các bậc<br /> phân loại bộ, họ, giống, loài theo hệ thống phân<br /> loại của Eschmeyer (1998) [4]. Tham khảo các<br /> tài liệu chính về các khu hệ cá vùng lân cận:<br /> Rainboth (1996) [100]; Smith (1945) [101];<br /> Kawamoto et al. (1972) [9]; Mai Đình Yên và<br /> nnk. (1992) [13]; Trương Thủ Khoa và nnk.<br /> (1993) [8]; Nguyễn Tấn Trịnh (1996) [2];<br /> Nguyễn Văn Hảo & Ngô Sỹ Vân [7]; Sách Đỏ<br /> Việt Nam (2007) [1]; Fishbase (2012) [5].<br /> Sử dụng phần mềm EXCEL, SPSS và<br /> EVIEWS để cập nhật và phân tích dữ liệu từ<br /> phiếu điều tra. Các phương pháp thống kê mô tả<br /> và các kỹ thuật phân tích định tính khác được áp<br /> dụng để phân tích dữ liệu. Chỉ số định lượng,<br /> thang điểm được áp dụng phân tích nhận thức<br /> của người dân về quản lý tài nguyên và những<br /> vấn đề liên quan.<br /> 22<br /> <br /> Vĩ độ Bắc (N)<br /> 10°55'22.08"<br /> 10°55'30.00"<br /> 10°55'9.48"<br /> 10°55'10.92"<br /> 10°55'13.44"<br /> 10°55'1.92"<br /> <br /> Tọa độ<br /> Kinh độ Đông (E)<br /> 105° 5'5.42"<br /> 105° 5'5.89"<br /> 105° 4'34.61"<br /> 105° 4'21.90"<br /> 105° 4'6.35"<br /> 105° 3'36.79"<br /> <br /> Mẫu vật sau khi phân tích, được bảo quản<br /> trong hóa chất formalin 10%. Các mẫu vật được<br /> lưu giữ tại phòng thí nghiệm Viện Sinh học<br /> nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ<br /> Việt Nam.<br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> Thành phần loài khu hệ cá ở vùng đất ngập<br /> nước Búng Bình Thiên<br /> Kết quả nghiên cứu từ năm 2008 đến 2011,<br /> đã thu thập và xác định được 111 loài cá thuộc<br /> 27 họ, 10 bộ. Trong đó, bộ cá Chép<br /> (Cypriniformes) có số lượng nhiều nhất, với 44<br /> loài, chiếm 44,39%; kế đến là bộ cá Nheo<br /> (Siluriformes) với 29 loài, chiếm 26,23%; bộ cá<br /> Vược (Perciformes) với 19 loài, chiếm 19,17%;<br /> bộ Mang liền (Synbranchiformes) với 7 loài,<br /> chiếm 7,6%; các bộ còn lại có số lượng ít từ 1<br /> đến 3 loài với tỷ lệ 1,1-3,3%.<br /> Kết quả khảo sát qua các năm cho thấy, bộ<br /> cá Chép (Cypriniformes) vẫn chiếm ưu thế về<br /> <br /> TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 21-29<br /> <br /> thành phần loài, năm 2008 có 37 loài, năm 2009<br /> có 43 loài và năm 2011 có 44 loài; bộ cá Nheo<br /> (Siluriformes) năm 2008 có 23 loài, năm 2009<br /> <br /> có 26 loài và năm 2011 có 29 loài. Các bộ còn<br /> lại có sự biến động về thành phần loài không<br /> đáng kể (hình 2).<br /> <br /> Hình 2. Biến động về thành phần loài qua các năm khảo sát (2008-2011)<br /> Kết quả của các đợt điều tra và giám sát khu<br /> hệ cá ở BBT từ năm 2008-2011 cũng cho thấy,<br /> khu hệ cá BBT chủ yếu các loài di cư từ sông<br /> vào và chiếm số lượng ưu thế và phụ thuộc vào<br /> mức độ lũ hàng năm. Số lượng loài cá thu thập<br /> <br /> được trong một đơn vị diện tích không lớn<br /> (khoảng 300 ha vào mùa khô và 800 ha vào<br /> mùa lũ) cho thấy, mức độ quan trọng đáng kể<br /> của BBT về mặt kinh tế cũng như khoa học.<br /> <br /> Bảng 2. Thành phần loài cá ở vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang<br /> STT<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> <br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> 10<br /> 11<br /> <br /> Tên khoa học<br /> <br /> Tên Việt Nam<br /> <br /> OSTEOGLOSSIFORMES<br /> <br /> BỘ CÁ THÁT LÁT<br /> <br /> Notopteridae<br /> Notopterus notopterus (Pallas, 1780)<br /> Chitala ornata (Gray, 1831)<br /> <br /> Họ cá Thát lát<br /> Cá thát lát<br /> Cá còm<br /> <br /> CLUPEIFORMES<br /> <br /> BỘ CÁ TRÍCH<br /> <br /> Clupeidae<br /> Corica sobona Hamilton, 1822<br /> Clupeoides borneensis Bleeker, 1851<br /> Engraulidae<br /> Coilia grayii Richardson, 1845<br /> <br /> Họ cá Cơm<br /> Cá cơm sông<br /> Cá cơm trích<br /> Họ cá trỏng<br /> Cá lành canh trắng<br /> <br /> CYPRINIFORMES<br /> <br /> BỘ CÁ CHÉP<br /> <br /> Cyprinidae<br /> Esomus danricus (Hamilton, 1822)<br /> Leptobarbus hoevennii (Bleeker, 1851)<br /> Luciosoma setigerum (Valenciennes, 1842)<br /> Luciosoma bleekeri Steindachner, 1879<br /> Rasbora borapetensis Smith, 1934<br /> Rasbora argyrotaenia (Bleeker, 1850)<br /> <br /> Họ cá Chép<br /> Cá lòng tong bay<br /> Cá chài<br /> Cá mương nam<br /> Cá lòng tong mương<br /> Cá đỏ đuôi<br /> Cá lòng tong đá<br /> <br /> 23<br /> <br /> Thai Ngoc Tri , Hoang Duc Dat, Nguyen Van Sang<br /> <br /> 12<br /> 13<br /> 14<br /> 15<br /> 16<br /> 17<br /> 18<br /> 19<br /> 20<br /> 21<br /> 22<br /> 23<br /> 24<br /> 25<br /> 26<br /> 27<br /> 28<br /> 29<br /> 30<br /> 31<br /> 32<br /> 33<br /> 34<br /> 35<br /> 36<br /> 37<br /> 38<br /> 39<br /> 40<br /> 41<br /> 42<br /> 43<br /> 44<br /> 45<br /> 46<br /> 47<br /> 48<br /> 49<br /> <br /> 50<br /> 51<br /> 52<br /> 53<br /> 54<br /> 55<br /> <br /> 24<br /> <br /> Rasbora sumatrana (Bleeker, 1852)<br /> Parachela oxygastroides (Bleeker, 1852)<br /> Macrochirichthys macrochirus (Valenciennes, 1844)<br /> Paralaubuca riveroi (Fowler, 1935)<br /> Paralaubuca typus Bleeker, 1865<br /> Hampala macrolepidota (Valenciennes, 1842)<br /> Hampala dispa Smith, 1934<br /> Catlocarpio siamensis Boulenger, 1890<br /> Cyclocheilichthys apogon (Valenciennes, 1842)<br /> Cyclocheilichthys repasson (Bleeker, 1853)<br /> Cyclocheilichthys furcatus Sontirat, 1989<br /> Puntius brevis (Bleeker, 1860)<br /> Puntius orphoides (Valenciennes, 1842)<br /> Barbonymus schwanefeldi (Bleeker, 1853)<br /> Barbonymus altus (Günther, 1868)<br /> Barbonymus gonionotus (Bleeker, 1850)<br /> Thynnichthys thynnoides (Bleeker, 1852)<br /> Cosmochilus harmandi Sauvage, 1878<br /> Labiobarbus siamensis (Sauvage, 1881)<br /> Labiobarbus lineatus (Sauvage, 1878)<br /> Crossocheilus reticulatus (Fowler, 1934)<br /> Labeo chrysophekadion (Bleeker, 1850)<br /> Henicorhynchus siamensis (Sauvager, 1881)<br /> Cirrhinus molitorella (Valenciennes, 1844)<br /> Cirrhinus microlepis Sauvager, 1878<br /> Osteochilus hasselti (Valenciennes, 1842)<br /> Osteochilus microcephalus (Valenciennes, 1842)<br /> Osteochilus melanopleurus (Bleeker, 1852)<br /> Osteochilus schlegeli (Bleeker, 1851)<br /> Puntioplites falcifer Smith, 1929<br /> Puntioplites proctozysron (Bleeker, 1865)<br /> Cobitidae<br /> Botia beauforti H. M. Smith<br /> Yasuhikotakia horae Smith, 1931<br /> Yasuhikotakia helodes Sauvage, 1876<br /> Yasuhikotakia modesta (Bleeker, 1864)<br /> Acanthopsis sp 1 Rainboth, 1996<br /> Acantopsis choirorhynchos (Bleeker, 1854)<br /> Acantopsis octoactinotos Siebert, 1991<br /> <br /> Cá lòng tong vạch<br /> Cá lá tre<br /> Cá rựa sông<br /> Cá thiểu nam<br /> Cá thiểu mẩu<br /> Cá ngựa nam<br /> Cá ngựa chấm<br /> Cá hô<br /> Cá cóc đậm<br /> Cá ba kỳ<br /> Cá cóc<br /> Cá dầm<br /> Cá đỏ mang<br /> Cá he vàng<br /> Cá he đỏ<br /> Cá mè vinh<br /> Cá linh bản (cám)<br /> Cá duồng bay<br /> Cá linh rìa<br /> Cá linh rìa sọc<br /> Cá chuồn nút<br /> Cá ét mọi<br /> Cá linh ống<br /> Cá trôi<br /> Cá duồng<br /> Cá mè lúi<br /> Cá lúi sọc<br /> Cá mè hôi<br /> Cá mè hương<br /> Cá dảnh điện biên<br /> Cá dảnh Nam Bộ<br /> Họ cá Chạch<br /> Cá heo chấm<br /> Cá heo rê<br /> Cá heo rừng<br /> Cá heo vạch<br /> Cá Khoai<br /> Cá khoai<br /> Cá khoai<br /> <br /> SILURIFORMES<br /> <br /> BỘ CÁ NHEO<br /> <br /> Bagridae<br /> Leiocassis siamensis Regan, 1913<br /> Mystus atrifasciatus Fowler, 1937<br /> Mystus bocourti Bleeker, 1864<br /> Mystus misticetus Roberts, 1992<br /> Mystus rhegma Fowler, 1935<br /> Mystus vittatus (Bloch, 1794)<br /> <br /> Họ cá Lăng<br /> Cá chốt bông<br /> Cá chốt sọc át tri<br /> Cá chốt cờ<br /> Cá chốt sọc mít ti<br /> Cá chốt vạch<br /> Cá chốt sọc<br /> <br /> TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 21-29<br /> <br /> 56<br /> 57<br /> 58<br /> 59<br /> 60<br /> 61<br /> 62<br /> 63<br /> 64<br /> 65<br /> 66<br /> 67<br /> 68<br /> 69<br /> 70<br /> 71<br /> 72<br /> 73<br /> 74<br /> 75<br /> <br /> 76<br /> 77<br /> 78<br /> <br /> 79<br /> <br /> 80<br /> 81<br /> 82<br /> 83<br /> 84<br /> 85<br /> 86<br /> <br /> 87<br /> 88<br /> <br /> Mystus gulio (Hamilton, 1822)<br /> Mystus singaringan Bleeker, 1846<br /> Hemibagrus nemurus (Valenciennes, 1840)<br /> Hemibagrus filamentus (Fang & Chaux, 1949)<br /> Hemibagrus wyckii (Bleeker, 1858)<br /> Hemibagrus microphthalmus (Day, 1877)<br /> Siluridae<br /> Belodontichthys dinema (Bleeker, 1851)<br /> Wallago attu (Bloch & Schneider, 1801)<br /> Ompok bimaculatus (Bloch, 1797)<br /> Kryptopterus cheveyi Durand, 1940<br /> Kryptopterus moorei Smith, 1945<br /> Micronema bleekeri Gunther, 1864<br /> Pangasiidae<br /> Pseudolais micronemus (Bleeker, 1847)<br /> Pangasius macronema Bleeker, 1851<br /> Pangasius polyuranodon Bleeker, 1852<br /> Pangasius larnaudii Bocourt, 1866<br /> Pangasianodon gigas Chevey, 1930<br /> Sisoridae<br /> Bagarius yarrelli (Sykes, 1841)<br /> Clariidae<br /> Clarias batrachus (Linnaeus, 1758)<br /> Clarias macrocephalus Gunther, 1864<br /> <br /> Cá chốt<br /> Cá chốt giấy<br /> Cá lăng nha<br /> Cá lăng điện biện<br /> Cá lăng ki<br /> Cá lăng đỏ<br /> Họ cá Nheo<br /> Cá trèn răng<br /> Cá leo<br /> Cá trèn bầu<br /> Cá trèn lá<br /> Cá trèn mỡ<br /> Cá kết<br /> Họ cá Tra<br /> Cá tra nuôi<br /> Cá sát sọc<br /> Cá dứa<br /> Cá vồ đém<br /> Cá tra dầu<br /> Họ cá Chiên<br /> Cá chiên nam<br /> Họ cá Trê<br /> Cá trê trắng<br /> Cá trê vàng<br /> <br /> BELONIFORMES<br /> <br /> BỘ CÁ NHÁI<br /> <br /> Belonidae<br /> Xenentodon cancila (Hamilton, 1822)<br /> Hemiramphidae<br /> Zenarchopterus ectuntio (Hamilton)<br /> Hemirhamphus unifasciatus (Ranzani)<br /> <br /> Họ cá Nhái<br /> Cá nhái<br /> Họ cá Lim kìm<br /> Cá lìm kìm sông<br /> Cá kìm sông<br /> <br /> SYNGNATHIFORMES<br /> <br /> BỘ CÁ NGỰA XƯƠNG<br /> <br /> Syngnathidae<br /> Doryichthys boaja (Bleeker, 1851)<br /> <br /> Họ cá Ngựa xương<br /> Cá ngựa xương bô a<br /> <br /> SYNBRANCHIFORMES<br /> <br /> BỘ CÁ MANG LIỀN<br /> <br /> Synbranchidae<br /> Monopterus albus (Zuiew, 1793)<br /> Ophisternon bengalensis Mc Clelland, 1844<br /> Mastacembelidae<br /> Macrognathus sp.<br /> Macrognathus siamensis Gunther, 1861<br /> Macrognathus taeniagaster (Fowler, 1935)<br /> Mastacembelus armatus (Lacépède, 1800)<br /> Mastacembelus favus Hora, 1923<br /> <br /> Họ cá Lịch đồng<br /> Lươn đồng<br /> Cá lịch đồng<br /> Họ cá Chạch sông<br /> Cá chạch<br /> Cá chạch lá tre<br /> Cá chạch rằng<br /> Cá chạch sông<br /> Cá chạch bông lớn<br /> <br /> PERCIFORMES<br /> <br /> BỘ CÁ VƯỢC<br /> <br /> Ambassidae<br /> Parambassis ranga (Hamilton, 1822)<br /> Parambassis wolffi (Bleeker, 1851)<br /> To1otoidae<br /> <br /> Họ cá Sơn<br /> Cá sơn gián<br /> Cá sơn bầu<br /> Họ cá Mang rổ<br /> 25<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2