intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu suy chức năng đường thông tĩnh mạch ở bệnh nhân suy thận mạn tính chạy thận nhân tạo chu kỳ

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

58
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát đặc điểm suy chức năng đường thông ĐTM và mối liên quan của nó với thời gian lọc máu, nồng độ albumin máu, tình trạng thiếu máu, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu ở BN STMT thận nhân tạo chu kỳ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu suy chức năng đường thông tĩnh mạch ở bệnh nhân suy thận mạn tính chạy thận nhân tạo chu kỳ

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br /> <br /> NGHIÊN CỨU SUY CHỨC NĂNG ĐƢỜNG THÔNG<br /> TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH<br /> CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ<br /> Nguyễn Hồng Quân*; Phạm Ngọc Huy Tuấn**; Lê Việt Thắng***<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu suy chức năng đường thông động tĩnh mạch (ĐTM) ë 62 bệnh nhân (BN) suy thận mạn<br /> tính (STMT) do viêm cầu thận mạn tính và viêm thận bể thận mạn tính được điều trị bằng chạy thận nhân<br /> tạo chu kỳ. Kết quả cho thấy: 16,1% suy chức năng đường thông. Thời gian lọc máu ≥ 5 năm, nồng độ<br /> albumin máu dưới mức bình thường, thiếu máu, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu liên quan có ý nghĩa<br /> thống kê với tăng tỷ lệ suy chức năng đường thông ở BN STMT thận nhân tạo chu kỳ, p < 0,05.<br /> * Từ khóa: Suy thận mạn tính; Suy chức năng đường thông; Lọc máu chu kỳ.<br /> <br /> Study of arteriovenous fistula dysfunction in<br /> chronic renal failure patients treating<br /> with maintenance hemodialysis<br /> SUMMARY<br /> Studying arteriovenous fistula dysfunction was done in 62 chronic renal failure patients due to<br /> chronic glomerulonephritis and pyelo-nephritis treating with maintenance hemodialysis. The result<br /> showed that ratio of fistula dysfunction was 16.1%. Duration of hemodialysis ≥ 5 years, serum albumin<br /> lower than normal, anemia, hypertension, serum lipid disorder were significantly related to increase of<br /> fistula dysfunction rate of chronic renal failure patients treating with maintenance hemodialysis, p < 0.05.<br /> * Key words: Chronic renal failure; Fistula dysfunction; Maintenance hemodialysis.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Thận nhân tạo là một phương pháp điều<br /> trị thay thế thận suy phổ biến trên thế giới<br /> và Việt Nam. Đảm bảo tốc độ lọc, thời gian<br /> lọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có<br /> chức năng đường thông ĐTM. Suy chức<br /> năng đường thông ĐTM là tình trạng hay<br /> gặp trên lâm sàng, liên quan trực tiếp đến<br /> chất lượng cuộc lọc máu. Trên thế giới, có<br /> nhiều nghiên cứu về tình trạng suy chức<br /> năng đường thông và mối liên quan của suy<br /> chức năng đường thông với đặc điểm BN<br /> STMT thận nhân tạo chu kỳ. Các nghiên<br /> <br /> cứu đều khẳng định, suy chức năng đường<br /> thông thường liên quan đến thời gian lọc<br /> máu, tình trạng thiếu máu, tình trạng dinh<br /> dưỡng và tình trạng viêm...<br /> Việt Nam,<br /> chưa có nghiên cứu nào công bố về tình<br /> trạng suy chức năng đường thông ĐTM và<br /> mối liên quan của nó với đặc điểm BN. Xuất<br /> phát từ thực tế lâm sàng, chúng tôi thực<br /> hiện đề tài này nhằm mục tiêu:<br /> <br /> * Cục Quân y<br /> ** Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương TP. HCM<br /> Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Hoàng Trung Vinh<br /> PGS. TS. Hà Hoàng Kiệm<br /> <br /> 135<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br /> <br /> Khảo sát đặc điểm suy chức năng đường<br /> thông ĐTM và mối liên quan của nó với thời<br /> gian lọc máu, nồng độ albumin máu, tình<br /> trạng thiếu máu, tăng huyết áp và rối loạn<br /> lipid máu ở BN STMT thận nhân tạo chu kỳ.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 62 BN STMT được thận nhân tạo chu kỳ<br /> tại Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện 103.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn BN:<br /> + BN STMT do nguyên nhân viêm cầu<br /> thận mạn tính, viêm thận bể thận mạn tính<br /> đang lọc máu chu kỳ.<br /> + Có thời gian lọc máu ≥ 3 tháng.<br /> + BN không có bệnh lý cấp tính toàn<br /> thân và tại chỗ đường thông động tĩnh mạch.<br /> + BN lọc máu sử dụng đường thông<br /> ĐTM ở một bên tay, vị trí lỗ thông ở cổ tay<br /> giữa động mạch quay và tĩnh mạch đầu.<br /> + BN đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> + BN suy thận không do nguyên nhân<br /> viêm cầu thận mạn và viêm thận bể thận<br /> mạn tính, như suy thận do tăng huyết áp,<br /> đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống.<br /> + BN đang có bệnh lý cấp tính toàn thân<br /> hoặc tại đường thông ĐTM, hoặc nghi ngờ<br /> mắc bệnh lý ngoại khoa.<br /> + BN đang sốt.<br /> + BN sử dụng đường thông ĐTM nhân<br /> tạo.<br /> + BN không hợp tác nghiên cứu.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Thiết kế nghiên cứu:<br /> Tiến cứu, mô tả cắt ngang nhóm nghiên<br /> cứu.<br /> <br /> * Nội dung và phương pháp nghiên cứu:<br /> + BN được khám xét lâm sàng và làm<br /> các xét nghiệm thường quy. Lấy máu làm<br /> xét nghiệm trước cuộc lọc máu.<br /> + Tiêu chuẩn chẩn đoán suy chức năng<br /> đường thông: đường thông không cung cấp<br /> đủ máu trong 6 cuộc lọc liên tiếp, phải garo<br /> bắp tay trong suốt cuộc lọc.<br /> + Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu theo<br /> WHO (1999).<br /> + Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp<br /> theo JNC7.<br /> + Các chỉ số sinh hóa dựa theo kết quả<br /> xét nghiệm.<br /> + Xử lý số liệu bằng phần mềm Epi.info<br /> 6.0 và SPSS với việc xác định: tỷ lệ phần<br /> trăm, tỷ suất chênh.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> Tuổi trung bình nhóm BN nghiên cứu<br /> 43,37 ± 12,34, tỷ lệ nam: nữ 2,65:1, thời gian<br /> thận nhân tạo trung bình 48,56 ± 28,23 tháng.<br /> * BN dùa vµo suy chức năng đường thông:<br /> Có suy chức năng: 10 BN (16,1%); bình<br /> thường: 52 BN (83,9%). Chúng tôi đã sử<br /> dụng tiêu chuẩn đánh giá suy chức năng<br /> đường thông ĐTM qua việc đạt hiệu quả<br /> cung cấp máu của 6 lần lọc liên tiếp. Kết<br /> quả này tương tự như nghiªn cøu của các<br /> tác giả nước ngoài. Chưa có một nghiên<br /> cứu nào trong nước công bố nên chúng tôi<br /> không có số liệu để so sánh. Suy chức<br /> năng đường thông ĐTM thường xảy ra ở<br /> BN có rối loạn huyết áp, rối loạn lipid máu,<br /> thiếu máu… Các yếu tố này làm cho đường<br /> thông không cung cấp đủ lượng máu trong<br /> cuộc lọc theo yêu cầu liều lọc về tốc độ<br /> <br /> 137<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br /> <br /> tối thiểu. Chính điều này làm chất lượng<br /> cuộc lọc của BN bị giảm, BN cần được<br /> khám và tạo đường thông mới. Để hạn chế<br /> tác động của đặc điểm BN STMT chạy thận<br /> nhân tạo chu kỳ lên tình trạng suy chức<br /> năng đường thông, chúng tôi nghiên cứu<br /> mối liên quan giữa một số chỉ số hình thái<br /> và huyết động đường thông với đặc điểm<br /> của BN như: thời gian lọc máu, nồng độ<br /> albumin máu, rối loạn lipid máu, tăng huyết<br /> áp và thiếu máu.<br /> Bảng 1: Liên quan tình trạng suy chức<br /> năng đường thông ĐTM với thời gian lọc<br /> máu.<br /> SUY CHỨC<br /> NĂNG<br /> (n = 10)<br /> <br /> KHÔNG SUY<br /> CHỨC NĂNG<br /> (n = 52)<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> ≥ 5 năm<br /> (n = 29)<br /> <br /> 8<br /> <br /> 80,0<br /> <br /> 21<br /> <br /> 40,4<br /> <br /> < 5 năm<br /> (n = 33)<br /> <br /> 2<br /> <br /> 20,0<br /> <br /> 31<br /> <br /> 59,6<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 10<br /> <br /> 100<br /> <br /> 52<br /> <br /> 100<br /> <br /> Bảng 2: Liên quan tình trạng suy chức<br /> năng đường thông ĐTM với nồng độ<br /> albumin máu.<br /> SUY CHỨC KHÔNG SUY<br /> NĂNG<br /> CHỨC NĂNG<br /> (n = 10)<br /> (n = 52)<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Albumin<br /> máu<br /> < 38 g/l (n = 21)<br /> <br /> 7<br /> <br /> 42,2<br /> <br /> 14<br /> <br /> 11,8<br /> <br /> Albumin<br /> máu<br /> ≥ 38 g/l (n = 41)<br /> <br /> 3<br /> <br /> 57,8<br /> <br /> 38<br /> <br /> 88,2<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 10<br /> <br /> 100<br /> <br /> 52<br /> <br /> 100<br /> <br /> p<br /> <br /> < 0,05 6,33<br /> <br /> BN có nồng độ albumin máu thấp dưới<br /> mức bình thường có tỷ lệ suy chức năng<br /> đường thông cao hơn nhóm có nồng độ<br /> <br /> p<br /> <br /> <<br /> 0,05<br /> <br /> gây hẹp, xơ vữa và suy giảm chức năng<br /> đường thông.<br /> <br /> 5,9<br /> <br /> BN có thời gian lọc máu dài, tỷ lệ suy<br /> chức năng đường thông cao hơn nhóm thời<br /> gian lọc máu ngắn, tần suất xuất hiện suy<br /> chức năng đường thông ĐTM ở nhóm lọc<br /> máu ≥ 5 năm cao gấp 5,9 lần nhóm BN lọc<br /> máu < 5 năm, p < 0,05.<br /> Thời gian lọc máu ảnh hưởng đến biến<br /> đổi chức năng đường thông do thay đổi<br /> về bệnh lý ở BN STMT thận nhân tạo chu<br /> kỳ đều liên quan đến thời gian lọc máu.<br /> Koseoqlu K và CS (2004) [6] khẳng định có<br /> mối liên quan giữa biến đổi hình thái và<br /> chức năng đường thông với thời gian lọc<br /> máu. Tổn thương tĩnh mạch đầu trong quá<br /> trình lọc do chọc kim lớn, lấy máu lọc nhiều<br /> lần có thể dẫn đến xơ hóa đường thông,<br /> <br /> albumin máu bình thường, tần suất xuất<br /> hiện suy chức năng đường thông ĐTM ở<br /> nhóm albumin máu thấp cao gấp 6,33 lần<br /> nhóm BN có albumin máu bình thường,<br /> p < 0,05. Tình trạng suy chức năng đường<br /> thông cũng liên quan đến nồng độ albumin<br /> máu. Như vậy, nồng độ albumin máu liên<br /> quan đến cả tình trạng xơ v÷a mạch máu<br /> và suy chức năng đường thông. Gaqliardi<br /> GM và CS (2011) [2] khẳng định có mối liên<br /> quan giữa suy dinh dưỡng và giảm albumin<br /> với tình trạng suy chức năng đường thông<br /> và tình trạng vữa xơ mạch máu. Chúng tôi<br /> cho rằng nồng độ albumin máu giảm liên<br /> quan đến rối loạn lipid máu và tình trạng<br /> vữa xơ mạch máu. BN STMT thận nhân tạo<br /> chu kỳ thường giảm albumin máu do nhiều<br /> nguyên nhân khác nhau: kém dinh dưỡng,<br /> viêm nhiễm, tử vong trong quá trình lọc<br /> máu, chức năng tổng hợp của gan…<br /> <br /> 138<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br /> <br /> Bảng 3: Liên quan tình trạng suy chức<br /> năng đường thông ĐTM với tình trạng<br /> thiếu máu.<br /> SUY CHỨC<br /> NĂNG<br /> (n = 10)<br /> <br /> KHÔNG SUY<br /> CHỨC NĂNG<br /> (n = 52)<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Có thiếu máu<br /> (n = 47)<br /> <br /> 9<br /> <br /> 90,0<br /> <br /> 38<br /> <br /> 73,1<br /> <br /> Không thiếu<br /> máu (n = 15)<br /> <br /> 1<br /> <br /> 10,0<br /> <br /> 14<br /> <br /> 26,9<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 10<br /> <br /> 100<br /> <br /> 52<br /> <br /> 100<br /> <br /> p<br /> <br /> <<br /> 0,05<br /> <br /> 3,32<br /> <br /> BN thiếu máu có tỷ lệ suy chức năng<br /> đường thông ĐTM cao hơn nhóm không<br /> thiếu máu, tần suất suy chức năng đường<br /> thông ở nhóm có thiếu máu cao gấp 3,32 lần<br /> nhóm BN không thiếu máu, p < 0,05. Thiếu<br /> máu cũng là một trong những nguyên nhân<br /> ảnh hưởng đến dinh dưỡng và chức năng<br /> đường thông ĐTM của BN STMT thận nhân<br /> tạo chu kỳ. Chúng tôi cho rằng, thiếu máu<br /> ảnh hưởng đến rất nhiều biến đổi chức năng<br /> các cơ quan. Thiếu máu và suy dinh dưỡng<br /> là hai yếu tố liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau<br /> vµ có quan hệ hai chiều, BN thiếu máu làm<br /> quá trình hấp thu chất dinh dưỡng giảm đi,<br /> đặc biệt đối với BN thiếu máu mạn tính.<br /> Khavanin Zadeh M và CS (2008) [5] kh¼ng ®ịnh<br /> nồng độ hemoglobin liên quan đến khả năng<br /> sống của đường thông ĐTM. Kết quả nghiên<br /> cứu này ®· góp phần kh¼ng ®Þnh ảnh hưởng<br /> của thiếu máu lên chức năng đường thông<br /> §TM ở BN STMT chạy thận nhân tạo chu kỳ.<br /> Bảng 4: Liên quan tình trạng suy chức năng<br /> đường thông ĐTM với tình trạng huyết áp.<br /> SUY CHỨC<br /> NĂNG<br /> (n = 10)<br /> <br /> KHÔNG SUY<br /> CHỨC NĂNG<br /> (n = 52)<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Tăng huyÕt ¸p<br /> (n = 46)<br /> <br /> 9<br /> <br /> 90,0<br /> <br /> 37<br /> <br /> 71,2<br /> <br /> Không tăng huyÕt<br /> ¸p (n = 16)<br /> <br /> 1<br /> <br /> 10,0<br /> <br /> 15<br /> <br /> 28,8<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 10<br /> <br /> 100<br /> <br /> 52<br /> <br /> 100<br /> <br /> p<br /> <br /> < 0,05 3,65<br /> <br /> BN tăng huyết áp có tỷ lệ suy chức năng<br /> đường thông ĐTM cao hơn nhóm không<br /> <br /> tăng huyết áp, tần suất suy chức năng<br /> đường thông ở nhóm tăng huyết áp cao<br /> gấp 3,65 lần nhóm BN không tăng huyết áp,<br /> p < 0,05. Tăng huyết áp ở BN STMT thận<br /> nhân tạo chu kỳ do nhiều yếu tố ảnh<br /> hưởng. Kết quả này phù hợp với nghiên<br /> cứu của các tác giả khác. Rất khó để đánh<br /> giá liên quan giữa tăng huyết áp và rối loạn<br /> lipid máu ở BN này, vì BN này có quá nhiều<br /> yếu tố ảnh hưởng. Vai trò của tăng lipid<br /> máu trong xơ vữa mạch máu và tăng huyết<br /> áp được nhắc tới trong nhiều nghiên cứu.<br /> Các tác giả khẳng định mối liên quan của<br /> rối loạn lipid máu, vữa xơ mạch máu, tăng<br /> huyết áp và suy chức năng đường thông<br /> §TM. Nhiều nghiên cứu cho rằng rối loạn<br /> lipid máu là nguyên nhân gây vữa xơ mạch<br /> máu ở cả BN có và không đái tháo đường.<br /> Bảng 5: Liên quan tình trạng suy chức<br /> năng đường thông ĐTM với tình trạng rối<br /> loạn lipid máu.<br /> SUY CHỨC<br /> NĂNG<br /> (n = 10)<br /> <br /> Có rối loạn lipid<br /> máu (n = 32)<br /> Không rối loạn<br /> lipid<br /> máu<br /> (n = 30)<br /> Tổng<br /> <br /> KHÔNG SUY<br /> CHỨC NĂNG<br /> (n = 52)<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 8<br /> <br /> 80,0<br /> <br /> 24<br /> <br /> 46,2<br /> <br /> p<br /> <br /> < 0,05 4,67<br /> 2<br /> <br /> 20,0<br /> <br /> 28<br /> <br /> 53,8<br /> <br /> 10<br /> <br /> 100<br /> <br /> 52<br /> <br /> 100<br /> <br /> BN có rối loạn lipid máu có tỷ lệ suy<br /> chức năng đường thông ĐTM cao hơn<br /> nhóm không rối loạn lipid máu, tần suất suy<br /> chức năng đường thông ở nhóm có rối loạn<br /> lipid máu cao gấp 4,67 lần nhóm BN không<br /> rối loạn lipid máu, p < 0,05. Serati AR và CS<br /> (2007) [9] nghiên cứu và khẳng định mối<br /> liên quan giữa rối loạn lipid máu và chức<br /> năng đường thông ĐTM ở BN STMT thận<br /> nhân tạo chu kỳ. Kết quả khẳng định các<br /> <br /> 139<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br /> <br /> thành phần lipid máu, đặc biệt nồng độ LDL<br /> huyết thanh là yếu tố dự báo độc lập cho<br /> tình trạng vữa xơ và suy chức năng đường<br /> thông ĐTM.<br /> KẾT LUẬN<br /> Nghiên cứu suy chức năng đường thông<br /> ĐTM ở 62 BN STMT do viêm cầu thận mạn<br /> tính và viêm thận bể thận mạn tính được<br /> lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ, chúng<br /> tôi rút ra một số nhận xét sau:<br /> + Tỷ lệ suy chức năng đường thông<br /> ĐTM trong nghiên cứu 16,1%.<br /> + Suy chức năng đường thông ĐTM liên<br /> quan đến một số đặc điểm BN STMT chạy<br /> thận nhân tạo chu kỳ. Nhóm BN lọc máu ≥<br /> 5 năm có tỷ lệ suy chức năng đường thông<br /> cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BN lọc<br /> máu < 5 năm, p < 0,05, OR = 5,9.<br /> + Tỷ lệ suy chức năng đường thông ở<br /> nhóm BN có albumin máu dưới mức bình<br /> thường cao hơn nhóm có nồng độ albumin<br /> máu bình thường có ý nghĩa (p < 0,05,<br /> OR = 6,33).<br /> + Nhóm BN thiếu máu có tỷ lệ suy chức<br /> năng đường thông cao gấp 3,32 lần nhóm<br /> BN không thiếu máu.<br /> + Tỷ lệ suy chức năng đường thông nhóm<br /> BN tăng huyết áp cao gấp 3,65 lần nhóm<br /> BN không tăng huyết áp.<br /> + Rối loạn lipid máu làm tỷ lệ suy chức<br /> năng đường thông cao gấp 4,67 lần nhóm<br /> BN không rối loạn lipid máu.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 3. Ivan DM, et al. Outcomes of brachiocephalic<br /> fistulas, transposed brachio basilic fistulas, and<br /> upper arm grafts . Clin J Am Soc Nephrol. 2009, 4,<br /> pp.86-92.<br /> 4. Ivan DM, et al. Vascular access stenosis:<br /> comparison of arteriovenous grafts and fistulas.<br /> Am J Kidney Dis. 2004, 44, pp.859-865.<br /> 5. Khavanin Zadeh M, et al. The effect of<br /> hemoglobin level on arteriovenous fistula survival<br /> in Iranian hemodialysis patients. J Vasc Access.<br /> 2008, 9 (2), pp.133-136.<br /> 6. Koseoqlu K, et al. Resistive index measurement<br /> of native hemodialysis arteriovenous fistula feeding<br /> artery as a predictor for fistula dysfunction.<br /> ASAIO J. 2004, 50 (6), pp.577-580.<br /> 7. Liu BC, et al. Microinflammation is involved<br /> in the dysfunction of arteriovenous fistula in patients<br /> with maintenance hemodialysis. Chin Med J (Engl).<br /> 2008, Nov 5, 121 (21), pp.2157-2161.<br /> 8. Mima Akira. Hemodialysis vascular access<br /> dysfunction: molecular mechanisms and treatment.<br /> Ther Apher Dial. 2012, 16 (4), pp.321-327<br /> 9. Serati AR, Roozbeh J, Sagheb MM. Serum<br /> LDL levels are a major prognostic factor for<br /> arteriovenous fistula thrombosis (AVFT) in<br /> hemodialysis patients. J Vasc Access. 2007.<br /> Apr-Jun, 8 (2), pp.109-114.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 30/9/2012<br /> Ngày giao phản biện: 30/11/2012<br /> Ngày giao bản thảo in: 28/12/2012<br /> <br /> 1. Amerling R, et al. Arteriovenous fistula<br /> toxicity. Blood Purif. 2011, 31, pp.113-120.<br /> 2. Gaqliardi GM, et al. Malnutrition, infection<br /> and arteriovenous fistula failure: is there a link?<br /> J Vasc Access. 2011, 12 (1), pp.57-62.<br /> <br /> 140<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2