intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tác động của chủ nghĩa cá nhân đối với hành vi sử dụng chính phủ điện tử tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hành vi sử dụng chính phủ điện tử của người dân luôn được bao quanh bởi các khía cạnh văn hoá quốc gia. Do đó, hiểu rõ tác động của các yếu tố văn hoá quốc giá đến hành vi sử dụng là rất quan trọng để phổ biến rộng rãi chính phủ điện tử đến người dân. Bài viết tập trung nghiên cứu tác động của chủ nghĩa cá nhân đối với hành vi sử dụng chính phủ điện tử tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tác động của chủ nghĩa cá nhân đối với hành vi sử dụng chính phủ điện tử tại Việt Nam

  1. ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 819 NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÀNH VI SỬ DỤNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM Võ Thị Thanh Thảo Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Hành vi sử dụng chính phủ điện tử của người dân luôn được bao quanh bởi các khía cạnh văn hoá quốc gia. Do đó, hiểu rõ tác động của các yếu tố văn hoá quốc giá đến hành vi sử dụng là rất quan trọng để phổ biến rộng rãi chính phủ điện tử đến người dân. Dựa trên mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng chính phủ điện tử tại Việt Nam và xem xét tác động điều tiết của chủ nghĩa cá nhân – một trong những khía cạnh văn hoá quốc gia đối với mối quan hệ giữa các yếu tố đó. Nghiên cứu dựa trên 232 mẫu thu thập từ người dân đã từng sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử tại Việt Nam và được phân tích định lượng bằng mềm SPSS và AMOS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, và các điều kiện thuận lợi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý định hành vi và hành vi sử dụng của người dân đối với chính phủ điện tử. Bên cạnh đó, chủ nghĩa cá nhân được tìm thấy đóng vai trò điều tiết trong mối quan hệ giữa nỗ lực kỳ vọng và ý định hành vi trong việc sử dụng chính phủ điện tử. Từ khoá: Chính phủ điện tử, Hành vi sử dụng, Chủ nghĩa cá nhân, UTAUT. A STUDY ON THE IMPACT OF INDIVIDUALISM ON E-GOVERNMENT USAGE BEHAVIOR IN VIETNAM Abstract E-government usage behavior is always surrounded by national cultural aspects. Therefore, understanding the impact of national cultural factors on usage behavior is very important to disseminate e-government to the people widely. Based on the UTAUT model, this study analyzes the factors influencing E-government usage behavior in Vietnam and examines the impact of individualism – one of the national culture aspects to the relationship between those factors. Based on 232 samples collected from citizens who have used E-government services in Vietnam, this study conducted a quantitative analysis using SPSS and AMOS. Research outcomes indicate that performance expectancy, effort expectancy, social influence, and facilitating conditions play essential roles in shaping people's behavioral intention and usage behavior in e-government. Besides, individualism
  2. 820 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác was found to play a moderating role in the relationship between effort expectation and behavioral intention in using e-government. Keywords: E-government, Usage behavior, Individualism, UTAUT. 1. Giới thiệu Chính phủ điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào các hoạt động của Chính phủ, cung cấp các dịch vụ công cộng, thực hiện các hoạt động của chính phủ trên các nền tảng như website, nhằm cải thiện việc quản lý các hoạt động này (OECD (2014a)). Cụ thể hơn, Chính phủ điện tử được Ngân hàng Thế giới định nghĩa là việc các cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ thông tin (như mạng diện rộng, Internet, và điện toán di động) để có thể chuyển đổi quan hệ với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác của chính phủ. Những công nghệ này có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau như: cung cấp các dịch vụ của chính phủ đến người dân tốt hơn, cải thiện tương tác với doanh nghiệp và ngành, trao quyền cho công dân thông qua tiếp cận thông tin, và quản lý chính phủ hiệu quả hơn. Các lợi ích mà chính phủ mang lại có thể kể đến như hạn chế tham nhũng, tăng sự minh bạch, thuận tiện hơn, cải thiện doanh thu, và giảm chi phí (World Bank (2012)). Trong tình hình hiện nay, trước những ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã và đang phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế và những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Do vậy, việc triển khai chính phủ điện tử cũng như ban hành các chính sách, sáng kiến liên quan trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là với sự xuất hiện ngày nhiều doanh nghiệp và công dân làm việc trực tuyến (Nguyễn Quang Trung & Trần Phạm Khánh Toàn (2020)). Nhận thức được lợi ích của chính phủ điện tử, chính phủ Việt Nam đã có những chính sách phát triển chính phủ điện tử từ năm 2009, với sự nhấn mạnh rằng chính phủ điện tử là một mục tiêu quan trọng trong Dự án "Tăng tốc" và Chiến lược quốc gia về phát triển CNTT- TT (Vo & cộng sự (2016)). Theo báo cáo Khảo sát Chính phủ điện tử năm 2020 do Liên hợp quốc thực hiện, với chỉ số phát triển chính phủ điện tử là 0,66, Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia, tăng hai bậc so với năm 2018 (United Nations (2020)). Trong khu vực Đông Nam Á, chỉ số phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam năm 2020 xếp thứ 6 sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei và Philippines. Với một số thành tựu đáng kể, chính phủ điện tử Việt Nam được kỳ vọng sẽ nằm trong nhóm bốn nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á vào năm 2025 (United Nations (2020)). Các dịch vụ chính phủ điện tử tại Việt Nam được phân thành bốn cấp độ: § Mức 1: Cung cấp thông tin về các quy trình, tài liệu, và chi phí của các dịch vụ công; § Mức 2: Bao gồm mức 1 và cho phép công dân tải xuống và thông báo hoàn thành các hồ sơ; § Mức 3: Bao gồm mức 2 và cho phép công dân điền và nộp hồ sơ trực tuyến; § Mức 4: Bao gồm mức 3 và cho phép công dân thực hiện thanh toán trực tuyến.
  3. ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 821 Tính đến tháng 3 năm 2021, cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam đã cung cấp hơn 2.800 dịch vụ trong tổng số 6.800 dịch vụ công ở bốn cấp độ hành chính. Ngoài ra, cổng thông tin này đã nhận được hơn 116 triệu lượt truy cập, cùng với hơn 468.000 tài khoản đã đăng ký (VNS (2021)). Theo ước tính của OECD, hệ thống thông tin chính phủ điện tử Việt Nam đã kết nối với các hệ thống khác của 14 bộ, ngành và 37 địa phương, tiết kiệm khoảng 9,9 nghìn tỷ đồng mỗi năm (VNS (2021)). Có thể thấy rằng, sự tham gia của người dân là một trong những trụ cột quan trọng để phát triển bền vững chính phủ điện tử. Vì vậy, nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng chính phủ điện tử tại Việt Nam là cần thiết để giúp các nhà lãnh đạo có các chính sách phù hợp nhằm thu hút sự tham gia của người dân nói riêng và phát triển bền vững chính phủ điện tử tại Việt Nam nói chung. Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về hành vi sử dụng chính phủ điện tử tại Việt Nam; tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu về tác động của văn hóa quốc gia đối với hành vi sử dụng. Chính vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích khám phá tác động của chủ nghĩa cá nhân - một trong những khía cạnh văn hóa quốc gia đối với hành vi sử dụng chính phủ điện tử ở Việt Nam dựa trên mô hình lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT). Nghiên cứu này sẽ giải quyết hai câu hỏi: (1) Yếu tố quyết định hành vi sử dụng chính phủ điện tử của người dân ở Việt Nam là gì? (2) Chủ nghĩa cá nhân có vai trò như thế nào đối với hành vi sử dụng của người dân trong các dịch vụ của chính phủ điện tử ở Việt Nam? Một nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tại Việt Nam dựa trên hai câu hỏi nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta xác định được các yếu tố và tác động của chúng đến hành vi sử dụng chính phủ điện tử của Việt Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp cho chính phủ Việt Nam để khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. 2. Tổng quan về lý thuyết 2.1. Lý thuyết văn hoá dân tộc của Hofstede 2.1.1. Lý thuyết văn hoá dân tộc Văn hóa là một khái niệm không dễ để định nghĩa do nó có nhiều định nghĩa khác nhau (Vo (2017)). Theo Hofstede, văn hóa được định nghĩa là sự lập trình tổng hợp của tâm trí để phân biệt các thành viên của một nhóm này với thành viên của các nhóm khác (Hofstede & cộng sự (2005)). Javidan và House đã định nghĩa văn hóa như một tập hợp các niềm tin và giá trị được chia sẻ (Javidan & House (2012)). Có thể nói, việc định hình các giá trị, niềm tin, nhận thức, kỳ vọng, giả định, và hành vi của người dân để phân biệt công dân nước này với công dân nước khác là một bộ phận của văn hóa dân tộc (Vo (2017)). Trong các lý thuyết về văn hoá dân tộc, lý thuyết các chiều văn hoá của Hofstede là một trong những lý thuyết nổi tiếng vì tính bao quát và phổ cập của nó. Geert Hofstede, nhà khoa học xã hội người Hà Lan, là người đầu tiên phát triển mô hình lý thuyết thể hiện sự khác biệt giữa các nền văn hóa khác nhau thông qua chỉ số cụ thể. Lý thuyết này minh họa tác động của nền văn hóa của một xã hội đối với các giá trị của các thành viên và mối quan hệ giữa các giá trị và hành vi này bằng cách sử dụng một cấu trúc rút ra từ phân tích nhân tố (Hofstede (2001)). Lý thuyết các chiều văn hóa của Hofstede đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu hành vi
  4. 822 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác chấp nhận công nghệ để khám phá mối quan hệ giữa văn hóa quốc gia và việc áp dụng các công nghệ đó. Theo lý thuyết của Hofstede, một nền văn hoá dân tộc bao gồm các khía cạnh: khoảng cách quyền lực, chủ nghĩa cá nhân, mức độ né tránh rủi ro, định hướng công việc và định hướng cá nhân, định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn, tính thoả mãn và tính kiềm chế. Văn hóa dân tộc được biết đến như là một nguồn các tiêu chuẩn và hành vi chuẩn mực có thể ảnh hưởng đến sở thích, trải nghiệm, kỳ vọng trực tuyến và thái độ của mọi người đối với chính phủ điện tử (Zhao & cộng sự (2014)). 2.1.2. Lý thuyết về chủ nghĩa cá nhân Theo lý thuyết văn hoá của Hofstede, khía cạnh chủ nghĩa cá nhân được định nghĩa là mức độ mà một nền văn hoá đề cao vai trò của cá nhân (Hofstede (2005)). Hay nói các khác, khía cạnh chủ nghĩa cá nhân đề cập đến mức độ hòa nhập của cá nhân với tập thể và cộng đồng. Nghiên cứu của Suh và Kwon đã chỉ ra rằng, người tiêu dùng đến từ các nền văn hoá khác nhau có thái độ, sở thích khác nhau (Suh & Kwon (2002)). Sự khác biệt về các khía cạnh của nền văn hoá, điển hình ở đây là chủ nghĩa cá nhân, có thể ảnh hưởng đến hành vi của người dùng trong các tình huống thương mại điện tử, chấp nhận công nghệ mới. Ở nền văn hoá có tính chủ nghĩa cá nhân cao, lợi ích cá nhân sẽ được ưu hơn lợi ích nhóm (Sabri & cộng sự (2012)). Nền văn hoá này đề cao sự tự lập cũng như sự tự do của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, ở nền văn hoá theo chủ nghĩa cá nhân, sự kết nối về cảm xúc giữa các cá nhân khá lỏng lẻo, ngoại trừ gia đình và một vài người bạn thân. Ngược lại, ở nền văn hoá có tính chủ nghĩa cá nhân thấp, sự thành công của một tập thể bảo chứng cho sự thành công của mỗi cá nhân; do đó một người có trách nhiệm rất lớn đối với tập thể của mình (McCoy & cộng sự (2007)). Nền văn hoá có tính chủ nghĩa cá nhân thấp đề cao sự hòa thuận và lòng trung thành của mỗi cá nhân; và có sự phân định rạch ròi giữa “người trong nhóm” với “người ngoài nhóm”. Nghiên cứu này xem xét vai trò điều tiết của chủ nghĩa cá nhân từ lý thuyết của Hofstede đối với các yếu tố quyết định hành vi sử dụng chính phủ điện tử ở Việt Nam. 2.2. Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự là một trong những mô hình được phát triển gần đây nhất trong các lý thuyết chấp nhận công nghệ nói chung (Vo (2017)). Bằng cách xem xét kỹ lưỡng và hợp nhất các cấu trúc từ 8 mô hình nổi tiếng trong các lý thuyết chấp nhận công nghệ (lý thuyết về hành động có lý do (TRA), mô hình động lực của việc sử dụng máy tính (MM), lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng (TAM2), lý thuyết về nhận thức xã hội (SCT), mô hình sử dụng máy tính (MPCU), và lý thuyết khuếch tán đổi mới (DOI)), UTAUT lần đầu tiên được tổng hợp và phát triển vào năm 2003 nhằm giải thích ý định sử dụng và hành vi sử dụng một hệ thống của người dùng dựa trên bốn cấu trúc cơ bản: hiệu quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, và các điều kiện thuận lợi. Trong đó hiệu quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội là những yếu tố quyết định trực tiếp đến ý định hành vi của người dùng, từ đó hình thành hành vi sử dụng; trong khi đó, các điều kiện thuận lợi là yếu tố quyết định trực tiếp đến hành vi sử dụng. Hơn nữa,
  5. ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 823 tác động của bốn cấu trúc chính đối với ý định hành vi và hành vi sử dụng chịu sự điều tiết của các yếu tố như giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm và tính tự nguyện sử dụng (Venkatesh & cộng sự (2003)). Vì vậy, nghiên cứu này sử dụng UTAUT làm mô hình cơ sở vì tính bao quát của nó. Hình 1. Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) Nguồn: Venkatesh & cộng sự (2003) 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết Dựa vào những nghiên cứu trước đây, tác gỉả đã đề xuất mô hình nghiên cứu ở Hình 2. Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên nền tảng mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) với tác động điều tiết của chủ nghĩa cá nhân. Hình 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3.1. Hiệu quả kỳ vọng Hiệu quả kỳ vọng được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ có thể đạt được lợi nhuận trong hiệu suất công việc” (Venkatesh & cộng sự (2003)). Trong chính phủ điện tử, hiệu quả kỳ vọng được đo lường bằng nhận thức của người dân về lợi ích khi sử dụng các dịch vụ của chính phủ điện tử, bao gồm sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, nâng cao chất lượng dịch vụ, v.v. (AlAwadhi & Morris (2008)). Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra được tác động tích cực của hiệu quả kỳ vọng đối với ý
  6. 824 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác định sử dụng chính phủ điện tử (Venkatesh & cộng sự (2003); AlAwadhi & Morris (2008)). Do đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết sau: H1. Hiệu quả kỳ vọng có tác động tích cực đến ý định sử dụng chính phủ điện tử. 3.2. Nỗ lực kỳ vọng Nỗ lực kỳ vọng đề cập đến “mức độ dễ dàng kết hợp với việc sử dụng các hệ thống” (Venkatesh & cộng sự (2003)). Theo AIAwadhi và Morris, nỗ lực kỳ vọng trong chính phủ điện tử được đo lường bằng nhận thức của người dân về mức độ dễ dàng khi sử dụng các dịch vụ của chính phủ điện tử (AlAwadhi & Morris (2008)). Người dùng sẽ có ý định sử dụng một hệ thống khi hệ thống đó đòi hỏi ít công sức, nỗ lực khi thao tác. Mức độ nỗ lực càng lớn thì nhận thức về tính dễ sử dụng càng cao. Do đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết sau: H2. Nỗ lực kỳ vọng có tác động tích cực đến ý định sử dụng chính phủ điện tử. 3.3. Ảnh hưởng xã hội Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân cho rằng những người khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới” (Venkatesh & cộng sự (2003)). Điều đó có nghĩa là ý định hành vi của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi những người quan trọng hoặc gần gũi với họ. Tác động tích cực của ảnh hưởng xã hội đối với ý định ý định hành vi đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu (Vo (2017); Lu & cộng sự (2003)). Người dân sẽ có ý định sử dụng các dịch vụ của chính phủ điện tử nếu họ biết rằng gia đình, đồng nghiệp, bạn bè của họ đã, đang và sẽ sử dụng các dịch vụ này. Do đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết sau: H3. Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến ý định sử dụng chính phủ điện tử. 3.4. Các điều kiện thuận lợi Các điều kiện thuận lợi được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống của họ sẽ được hỗ trợ bởi các cơ quan và cơ sở hạ tầng kỹ thuật (Venkatesh & cộng sự (2003)). Trong chính phủ điện tử, các điều kiện thuận lợi có thể kể đến như các thông báo hướng dẫn sử dụng, các chương trình đào tạo, khuyến khích công dân và hỗ trợ họ khi gặp khó khăn trong lúc sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được sự ảnh hưởng tích cực của các điều kiện thuận lợi đến hành vi sử dụng dịch vụ của hính phủ điện tử (Vo (2017)). Do đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết sau: H4. Các điều kiện thuận lợi có tác động tích cực đến hành vi sử dụng chính phủ điện tử. 3.5. Ý định hành vi Ý định hành vi đề cập đến mức độ người sử dụng có ý định chấp nhận và sử dụng hệ thống và đây là nguyện vọng và mục tiêu cuối cùng (Venkatesh & cộng sự (2003)). Người ta đã phát hiện ra rằng ý định sử dụng chính phủ điện tử của một cá nhân có có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi sử dụng của họ (Vo (2017); AlAwadhi & Morris (2008)). Do đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết sau: H5. Ý định sử dụng có tác động tích cực đến hành vi sử dụng chính phủ điện tử.
  7. ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 825 3.6. Chủ nghĩa cá nhân Trong lĩnh vực chấp nhận công nghệ, các nền văn hóa có tính chủ nghĩa cá nhân thấp thích tương tác trực tiếp để duy trì các mối quan hệ và do đó, có ý kiến cho rằng họ có xu hướng áp dụng công nghệ thấp hơn những nền văn hoá có tính chủ nghĩa cá nhân cao (Bagchi & cộng sự (2004)). Ngược lại, những cá nhân thuộc nền văn hóa có tính chủ nghĩa cá nhân cao luôn sẵn sàng bày tỏ quan điểm riêng, hào hứng với những cải tiến đổi mới, và có xu hướng áp dụng những cải tiến này (Erumban & De Jong (2006)). Nền văn hoá có chủ nghĩa cá nhân cao tập trung vào khả năng thuyết phục, trong khi các nền văn hoá có chủ nghĩa cá nhân thấp tập trung vào việc tạo niềm tin (Hofstede (2010)). Nghiên cứu này đề xuất giả thuyết: H6. Chủ nghĩa cá nhân có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu. 4. Kết quả phân tích Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát thu thập dữ liệu để kiểm tra các giả thuyết trong nghiên cứu này. Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập dữ liệu bao gồm các câu hỏi liên quan đến thông tin về nhân khẩu học của người trả lời, và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử ở Việt Nam. Đối tượng tham gia bảng khảo sát là công dân Việt Nam đã và đang sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử Việt Nam. Trong bảng khảo sát, các đối tượng được yêu cầu đánh giá mức độ đồng ý với các phát biểu trên thang điểm bảy từ “hoàn toàn không đồng ý” (1) đến “hoàn toàn đồng ý” (7). Trong số 248 bảng khảo sát thu về, chỉ có 232 phiếu trả lời được coi là hợp lệ để tiến hành phân tích, chiếm tỷ lệ 93,5%. Tất cả các cấu trúc trong nghiên cứu này đã được kiểm tra về độ tin cậy, tính hợp lệ về giá trị hội tụ, giá trị biệt thức và tương tác giữa các biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc thông qua SPSS 22 và AMOS 21. Các cấu trúc được ký hiệu trong quá trình phân tích dữ liệu như sau: hiệu quả kỳ vọng (PE), nỗ lực kỳ vọng (EE), ảnh hưởng xã hội (SI), các điều kiện thuận lợi (FC), ý định hành vi (BI), hành vi sử dụng (UB), và chủ nghĩa cá nhân (IN). 4.1. Hệ số tin cậy Chỉ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để phân tích cũng như đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định Cronbach Alpha là để tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Như được mô tả trong bảng 1, giá trị Cronbach's alpha của các cấu trúc nằm trong khoảng từ 0,875 đến 0,945, do vậy tất cả các chỉ số Cronbach’s Alpha đều thoả mãn với điều kiện lớn hơn 0.6 (Straub (1989)). Bảng 1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha PE EE SI FC BI UB Cronbach’ Alpha .945 .937 .888 .875 .924 .906 4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là phương pháp được sử dụng để kiểm tra tính nhất quán giữa cấu trúc được đề xuất và dữ liệu thực tế. Phân tích EFA nhằm mục đích xác định
  8. 826 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác xem các thang đo của mỗi cấu trúc có được nhóm lại dưới cùng một cấu trúc hay không và giảm số lượng mục thành các tập hợp có ý nghĩa (Hair & cộng sự (2010)). EFA của mô hình nghiên cứu được thực hiện với sự chiết xuất của 6 cấu trúc như có thể thấy trong bảng 2. Theo Hair và cộng sự, hệ số tải của mỗi cấu trúc phải lớn hơn 0,5 để đảm bảo sự phù hợp (Hair & cộng sự (2010)). Do đó, trong kiểm tra EFA của mô hình nghiên cứu, mục SI3 bị xóa vì có giá trị < 0.5 và để thỏa mãn yêu cầu hội tụ EFA theo nhóm biến. Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 PE2 .825 PE4 .824 PE1 .814 PE3 .808 PE5 .757 BI3 .796 BI5 .793 BI4 .787 BI2 .767 BI1 .715 UB1 .841 UB3 .831 UB5 .827 UB2 .820 UB4 .790 EE3 .776 EE2 .769 EE1 .763 EE5 .689 EE4 .631 FC3 .874 FC4 .865 FC2 .825 FC1 .780 FC5 .643 SI4 .839 SI5 .807 SI2 .679 SI1 .506
  9. ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 827 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations. 4.3. Mức độ phù hợp của mô hình Bảng 3 trình bày mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, bao gồm các chỉ số phù hợp tiêu chuẩn (các giá trị được đề xuất) và kết quả kiểm tra độ phù hợp của mô hình đo lường. Kết quả cho thấy rằng tất cả các chỉ số phù hợp với mô hình đều thỏa mãn các tiêu chí chấp nhận tương ứng của chúng được chỉ ra trong các tài liệu trước đây (Hair & cộng sự (2010)). Vì vậy, chỉ số mô hình phù hợp để tiếp tục thực hiện các phương pháp phân tích số liệu khác. Bảng 3. Các chỉ số mức độ phù hợp của mô hình Các chỉ số Cmin/df CFI GFI AGFI RMSEA RMR TLI PCLOSE Giá trị kiến nghị .8 >.8 >.8 .05 Giá trị đạt được 1.649 .965 .888 .854 .054 .089 .958 .266 4.4. CR and AVE Bảng 4 trình bày kết quả kiểm định hội tụ và độ tin cậy của các cấu trúc. Kết quả cho thấy chỉ số CR của các hạng mục đều cao hơn 0.7, chỉ số AVE của các hạng mục đều cao hơn 0.5 và chỉ số CR luôn luôn cao hơn chỉ số AVE trên từng hạng mục. Vì vậy chỉ số CR và AVE thỏa mãn để tiếp tục chạy SEM kiểm định giả thuyết (Hair & cộng sự (2010)). Bảng 4. Chỉ số CR và AVE FC PE BI UB EE SI CR 0.863 0.934 0.891 0.874 0.917 0.880 AVE 0.566 0.780 0.732 0.635 0.736 0.710 4.5. Phân tích biệt số Ma trận tương quan được trình bày trong bảng 5 chỉ ra mối tương quan giữa các cấu trúc trong mô hình nghiên cứu. Việc kiểm tra tính hợp lệ phân biệt nhằm xác nhận sự độc lập của mỗi cấu trúc so với những cấu trúc khác. Nếu căn bậc hai của giá trị AVE của mỗi cấu trúc lớn hơn mối tương quan giữa các cấu trúc trong mô hình thì giá trị phân biệt được chấp nhận (Hair & cộng sự (2010)) và kết quả ở bảng 5 thoả mãn yêu cầu nói trên. Bảng 5. Phân tích biệt số FC PE BI UB EE SI FC 0.753 PE 0.045 0.883 BI 0.069 0.668 0.855 UB 0.452 0.279 0.236 0.797 EE 0.039 0.732 0.761 0.317 0.858 SI 0.270 0.567 0.529 0.219 0.492 0.842
  10. 828 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 4.6. Kiểm định giả thuyết Mục đích của kiểm định giả thuyết là xác định sự đóng góp của biến độc lập trong việc giải thích các biến phụ thuộc. Bảng 6 chỉ ra rằng tất cả các giả thuyết (H1, H2, H3, H4 và H5) đều được chấp nhận với giá trị p nhỏ hơn 0,05 (Hair & cộng sự (2010)). Có nghĩa là hiệu quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng và ảnh hưởng xã hội đều có tác động đáng kể đến ý định hành vi sử dụng chính phủ điện tử; các điều kiện thuận lợi và ý định hành vi có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi sử dụng. Bảng 6. Kiểm định giả thuyết Giả thuyết Ước lượng S.E. C.R. p-value Nhãn BI ß PE .172 .093 2.051 .040 Chấp nhận BI ß EE .565 .087 6.891 *** Chấp nhận BI ß SI .154 .073 2.376 .018 Chấp nhận UB ß FC .431 .069 5.595 *** Chấp nhận UB ß BI .227 .040 3.329 *** Chấp nhận Lưu ý: *** mức ý nghĩa p
  11. ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 829 Bảng 8. Kiểm tra MSEM IN_Cao IN_Thấp Chỉ số z Nhãn Ước tính Ước tính BI ß PE 0.216 0.156 -0.304 Không khác nhau BI ß EE 0.468 0.834 2.066** Khác nhau BI ß SI 0.242 0.010 -1.588 Không khác nhau UB ß FC 0.439 0.320 -0.865 Không khác nhau UB ß BI 0.185 0.091 -1.194 Không khác nhau 5. Kết luận Nghiên cứu này đã trình bày một khuôn khổ nghiên cứu về hành vi sử dụng chính phủ điện tử dựa trên mô hình UTAUT để kiểm tra sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các giả thuyết đặt ra đều được chấp nhận. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nỗ lực kỳ vọng được tìm thấy có tác động lớn nhất đến ý định sử dụng chính phủ điện tử với β = 0,565, p
  12. 830 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác Kết quả phân tích chỉ ra rằng khía cạnh chủ nghĩa cá nhân của văn hoá có ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa nỗ lực kỳ vọng và ý định sử dụng chính phủ điện tử của người dân Việt Nam giữa hai nhóm chủ nghĩa cá nhân cao và chủ nghĩa cá nhân thấp. Trong khi đó, chủ nghĩa cá nhân không tạo ra sự khác biệt trong mối liên hệ giữa nhận thức về tính hữu ích, tính dễ sử dụng với ý định sử dụng; các điều kiện thuận lợi với hành vi sử dụng chính phủ điện tử giữa hai nhóm chủ nghĩa cá nhân cao và chủ nghĩa cá nhân thấp. Người dân thuộc nhóm chủ nghĩa cá nhân thấp với β = 0,834 có xu hướng hình thành ý định sử dụng chính phủ điện tử khi mà các dịch vụ này dễ sử dụng, không đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn là người dân thuộc nhóm chủ nghĩa cá nhân cao với β = 0,468. Điều này có thể giải thích rằng những người có tính chủ nghĩa cá nhân cao luôn sẵn sàng, không ngại khó khăn khi thử nghiệm những cải tiến mới, nên việc sử dụng hệ thống, dịch vụ chính phủ điện tử có khó cũng không ảnh hưởng mấy đến ý định sử dụng của họ. Trong khi những người thuộc nhóm chủ nghĩa cá nhân thấp, họ thích tương tác trực tiếp và có ý định sử dụng chính phủ điện tử hơn khi các dịch vụ này dễ sử dụng, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bagchi & cộng sự (2004). Chính phủ điện tử ở Việt Nam hiện đang ở cấp độ 4 - cấp độ cao nhất của dịch vụ công trực tuyến, cho phép người dân điền, gửi biểu mẫu và nộp phí trực tuyến và được xem là trong hoạt động của chính phủ, đặc biệt là vào năm 2020 (Khánh Phương, 2021). Tính đến năm 2020, đã có trên 940.000 hồ sơ hành chính được xử lý trực tuyến bằng hệ thống chính phủ điện tử; thực hiện thanh toán điện tử 67.000 giao dịch với tổng số tiền thu được là 26,7 tỷ đồng. Đặc biệt mỗi năm cổng thông tin điện tử đã tiết kiệm được hơn 8,1 nghìn tỷ đồng, cùng với hơn 1,2 nghìn tỷ đồng cho chi phí giấy tờ và chuyển phát mỗi năm (Khánh Phương, 2021). Với những lợi thế hiện tại, việc phổ biến chính phủ điện tử đến toàn thể người dân Việt Nam không còn là tương lai xa; do đó, các nhà quản lý cần có các chiến lược và chính sách phù hợp để khuyến khích người dân tham gia vào các dịch vụ của chính phủ điện tử. Cũng giống như các nghiên cứu khác, nghiên cứu này vẫn có một vài hạn chế cần lưu ý để có thể phát triển những hướng nghiên cứu khác trong tương lai. Thứ nhất là sự giới hạn về kích thước của mẫu nghiên cứu. Số mẫu nghiên cứu được sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này là 232 mẫu, chính vì vậy, các nghiên cứu sau nên mở rộng kích thước mẫu để mang lại kết quả bao quát hơn. Ngoài ra, mẫu của nghiên cứu này là người dân đã và đang sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng. Do đó, nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng mẫu dữ liệu ở các vùng miền khác nhau, các quốc gia khác nhau hoặc các nền văn hóa khác nhau. Thứ hai, nghiên cứu này sử dụng mô hình UTAUT làm mô hình cốt lõi để điều tra hành vi sử dụng chính phủ điện tử, dẫn đến sự thiếu hụt các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi sử dụng, do đó nghiên cứu trong tương lai nên xem xét nhiều yếu tố ảnh hưởng hơn để mở rộng và hoàn thiện nghiên cứu.
  13. ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 831 Tài liệu tham khảo AlAwadhi, S., & Morris, A. (2008, January). The Use of the UTAUT Model in the Adoption of E-government Services in Kuwait. In Proceedings of the 41st annual Hawaii international conference on system sciences (HICSS 2008) (pp. 219-219). IEEE. Bagchi, K., Hart, P., & Peterson, M. F. (2004). National culture and information technology product adoption. Journal of Global Information Technology Management, 7(4), 29-46. Erumban, A. A., & De Jong, S. B. (2006). Cross-country differences in ICT adoption: A consequence of Culture?. Journal of world business, 41(4), 302-314. Hair, J. F., Anderson, R. E., Babin, B. J., & Black, W. C. (2010). Multivariate data analysis: A global perspective (Vol. 7). Hofstede, G. (2001). Culture's consequences: Comparing values, behaviors, institutions and organizations across nations. Sage publications. Hofstede, G. (2010). Geert Hofstede. National cultural dimensions, 2-7. Hofstede, G., Hofstede, G. J., & Minkov, M. (2005). Cultures and organizations: Software of the mind (Vol. 2). New York: Mcgraw-hill. Javidan, M., & House, R. J. (2001). Cultural acumen for the global manager: Lessons from Project GLOBE. Organizational Dynamics, 29(4), 289–305. Khánh Phương (2021). Five-year Implementation Of E-Government Development Reviewed. Retrieved from http://news.chinhphu.vn/Home/Fiveyear-Implementation-Of- EGovernment-Development-Reviewed/20213/43183.vgp. Lu, J., Yu, C. S., Liu, C., & Yao, J. E. (2003). Technology acceptance model for wire-less Internet. Internet research. McCoy, S., Galletta, D. F., & King, W. R. (2007). Applying TAM across cultures: the need for caution. European Journal of Information Systems, 16(1), 81-90. Nguyễn Quang Trung & Trần Phạm Khánh Toàn (2020). Spurring e-government initiatives. Retrieved from https://vir.com.vn/spurring-e-government-initiatives-75704.html. OECD (2014a), Recommendation of the Council on Digital Government Strategies, OECD Publishing, Paris, www. oecd.org/gov/digital-government/Recommendation-digital- government-strategies.pdf. Sabri, A., Sabri, O., & Al-Shargabi, B. (2012). A cultural e-government readiness model. Intelligent Information Management, 4(5), 212. Straub, D. W. (1989). Validating instruments in MIS research. MIS quarterly, 147-169. Suh, T., & Kwon, I. W. G. (2002). Globalization and reluctant buyers. International marketing review. United Nations (2020). UN E-Government Survey 2020 Report.
  14. 832 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS quarterly, 425-478. VNS (2021). E-government development among outstanding achievements of Việt Nam: PM. From https://vietnamnews.vn/politics-laws/900737/e-government-development- among-outstanding-achievements-of-viet-nam-pm.html. Vo, T. T. T. (2017). The effect of power distance on e-government adoption in Vi-etnam: Empirical investigation using UTAUT model. IJISET-International Journal of Innovative Science, Engineering & Technology, 4(5), 245-249. Vo, T. T. T., Lee, J. K., Lee, S., Gim, G., & Kim, J. B. (2016). A Study on the Effect of the National Culture on the E-government Usage Behavior in Vietnam. International Information Institute (Tokyo). Information, 19(7A), 2613. World Bank (2012). E- Governments. Retrieved from http://web.worldbank.org/. Zhao, F., Shen, K. N., & Collier, A. (2014). Effects of national culture on e-government diffusion—A global study of 55 countries. Information & Management, 51(8), 1005-1016.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2