intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp của bài thuốc HA-02 trên động vật thực nghiệm

Chia sẻ: Nguyễn Triềuu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

91
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp (HA) của thuốc HA-02 nhằm tìm hiểu cơ chế gây hạ HA của thuốc và đánh giá hiệu quả hạ HA của thuốc trên mô hình chuột gây tăng HA.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp của bài thuốc HA-02 trên động vật thực nghiệm

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ HUYẾT ÁP CỦA<br /> BÀI THUỐC HA-02 TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM<br /> Bùi Thanh Hà*; Trần Quốc Bảo*<br /> Hoàng Trung Vinh*; Đoàn Chí Cường*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp (HA) của thuốc HA-02 nhằm tìm hiểu cơ chế gây<br /> hạ HA của thuốc và đánh giá hiệu quả hạ HA của thuốc trên mô hình chuột gây tăng HA.<br /> Phương pháp: nghiên cứu tiến hành trên 2 mô hình tiếp lƣu tai thỏ cô lập theo phƣơng pháp<br /> của Kracop, tiếp lƣu trên hệ mạch ếch theo phƣơng pháp của Trendlenbourg, đồng thời xây<br /> dựng mô hình tăng HA trên chuột nhắt trắng và đánh giá hiệu quả hạ HA của thuốc HA-02 trên<br /> mô hình này. Kết quả: thuốc HA-02 có tác dụng giãn mạch tai thỏ cô lập và hệ mạch ếch. Làm<br /> tăng nồng độ NO và prostaglandin E2 và giảm triglycerid, cholesterol trong máu ngoại vi chuột<br /> tăng HA. Thuốc có tác dụng hạ HA trên chuột tăng HA đạt 66,66%. Kết luận: thuốc HA-02 có<br /> tác dụng giãn mạch hạ HA thông qua tăng nồng độ NO và prostaglandin E2.<br /> * Từ khoá: Bệnh tăng huyết áp; Hạ huyết áp; Thuốc HA-02; Động vật thực nghiệm.<br /> <br /> Study of Hypotensive Effects of Drug HA-02 on Experimental Animals<br /> Summary<br /> Objectives: To study the hypotensive mechanism of HA-02 drug and to evaluate its effects<br /> on hypertensive mice. Subjects and methods: The research uses two continuously independent<br /> models: on the rabbit’s ears based on the method of Kracop and on the frog’s vascular system<br /> according to the method of Trendlenbourg, thereby constructs the model of hypertension on<br /> white mice and examines the effects of HA-02. Results: HA-02 takes the effect of vasodilation<br /> on rabbit’s ears and frog’s vascular system; raising the level of NO, prostaglandin E2, reducing<br /> triglyceride and cholesterol in peripheral blood of hypertensive mice. The hypotensive effect of<br /> HA-02 on hypertensive mice is 66.66%. Conclusion: HA-02 causes reducing the blood pressure<br /> by increasing NO and prostaglandin E2.<br /> * Key words: Hypertensive disease; Hypotension; HA-02 drug; Experimental animals.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tăng HA là một bệnh tim mạch, mạn<br /> tính, phổ biến nhất trên thế giới và là một<br /> bệnh nguy hiểm do tỷ lệ tử vong cao, để<br /> lại di chứng nặng nề nhƣ tai biến mạch<br /> <br /> máu não, nhồi máu cơ tim… ảnh hƣởng<br /> chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh và<br /> trở thành gánh nặng về kinh tế cho gia<br /> đình họ và xã hội.<br /> <br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Bùi Thanh Hà (buiha103@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 05/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/04/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 04/05/2015<br /> <br /> 21<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> Từ lâu, các nhà khoa học trong nƣớc<br /> và trên thế giới quan tâm nghiên cứu tìm<br /> hiểu cơ chế bệnh sinh và phát triển các<br /> loại thuốc có hiệu quả trong điều trị t¨ng<br /> HA và các biến chứng của t¨ng HA, hiện<br /> nay đây vẫn là vấn đề cấp thiết. Thực hiện<br /> phƣơng châm kết hợp hai nền y học,<br /> Bộ môn Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện<br /> Quân y 103 trên cơ sở biện chứng luận trị<br /> theo lý luận của y học cổ truyền về nguyên<br /> nhân, cơ chế bệnh sinh của bệnh tăng<br /> HA, đồng thời vận dụng kết quả nghiên<br /> cứu y học hiện đại về tác dụng dƣợc lý<br /> của từng vị thuốc đã xây dựng bài thuốc<br /> “HA-02” gồm 15 vị thuốc đông dƣợc để<br /> điều trị bệnh tăng HA. Bài thuốc có tác<br /> dụng bình can tiềm dƣơng, tƣ bổ can<br /> thận âm, hoạt huyết trừ đàm và lợi thủy.<br /> Để tìm hiểu một cách có khoa học và<br /> đầy đủ về tác dụng điều trị bệnh tăng HA<br /> của thuốc HA-02, chúng tôi tiến hành đề<br /> tài này nhằm: Đánh giá hiệu quả hạ HA<br /> của thuốc HA-02 trên mô hình chuột gây<br /> tăng HA.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Nguyên liệu, phƣơng tiện và đối<br /> tƣợng nghiên cứu.<br /> * Đối tượng nghiên cứu:<br /> <br /> * Nguyên liệu nghiên cứu:<br /> - Thành phần thuốc “HA-02”:<br /> Thạch quyết minh (Concha Haliotidis)<br /> 20 g, Câu đằng (Ramulus cum Uncariae<br /> Uncis) 20 g, Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae)<br /> 15 g, Bạch thƣợc (Radix Paconiae alba)<br /> 15 g, Đƣơng quy (Radix Angelicae sinensis)<br /> 15 g, Xuyên khung (Rhizoma chuanxiong)<br /> 12 g, Ngƣu tất (Radix Achyranthis<br /> bidentatae) 12 g, Đại hoàng (Rhizoma<br /> Rhei) 6 g, Trạch tả (Rhizoma lismatis)<br /> 12 g, Ích mẫu (Herba Leonuri ) 20 g, Bình<br /> vôi (Stephania glabra) 12 g, Đỗ trọng<br /> (Cortex Eucommiae) 15 g, Chỉ xác (Fructus<br /> Citri aurantii) 15 g, Tang ký sinh (Ramulus<br /> Lorantoran parasiticus) 15 g, Đan sâm<br /> (Radix Salviae militiorrhizae) 20 g.<br /> - Dạng thuốc sử dụng: cao đặc tỷ lệ 2/1.<br /> - Thuốc đƣợc bào chế tại Xí nghiệp<br /> Dƣợc phẩm TW1, đạt tiêu chuẩn Dƣợc<br /> điển Việt Nam IV, do Khoa Dƣợc - Bệnh<br /> viện Quân y 103 cung cấp.<br /> * Phương tiện và trang thiết bị dùng<br /> trong nghiên cứu:<br /> - Máy xét nghiệm huyết học Coulter LH<br /> 780, máy sinh hóa AU5800 (Hãng Beckman,<br /> Coulter).<br /> - Hệ thống Powerlab, cân điện tử.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> <br /> - Chuột nhắt trắng: 80 con dòng Swiss,<br /> trọng lƣợng 20 ± 5 g/con.<br /> <br /> Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm,<br /> mô tả cắt ngang có đối chứng.<br /> <br /> - Thỏ: 20 con trƣởng thành, trọng lƣợng<br /> từ 1,8 - 2,3 kg/con.<br /> <br /> * Ảnh hưởng của thuốc lên cơ trơn<br /> động mạch: nghiên cứu đƣợc tiến hành<br /> tại Bộ môn Sinh lý, Học viện Quân y.<br /> <br /> - Ếch trƣởng thành: 30 con có trọng<br /> lƣợng 100 - 120 g/con.<br /> Tất cả động vật nghiên cứu đều khỏe<br /> mạnh, ở cả hai giống, đƣợc nuôi trong<br /> điều kiện thí nghiệm tại Bộ môn Sinh lý,<br /> Học viện Quân y.<br /> 22<br /> <br /> - Ảnh hƣởng của thuốc lên cơ trơn động<br /> mạch tai thỏ:<br /> Đánh giá thông qua thí nghiệm tiếp lƣu<br /> trên tai thỏ cô lập theo phƣơng pháp của<br /> Kracop: 20 tai thỏ cô lập khỏi cơ thể, rửa<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> sạch máu trong mạch máu bằng dung<br /> dịch ringer, chia thành 2 nhóm: nhóm<br /> chứng truyền dung dịch ringer (10 tai),<br /> nhóm thử truyền dung dịch thuốc 0,05%<br /> (10 tai) với thể tích dịch 500 ml, ở độ cao<br /> 100 cm, tốc độ 20 giọt/phút. Đếm số giọt<br /> dịch chảy ra từ 2 tĩnh mạch vành tai thỏ<br /> trƣớc và trong khi truyền từng loại dịch<br /> trong 3 phút tại các thời điểm: xuất phát,<br /> sau 5, 15, 30, 60 và 90 phút và sau khi<br /> truyền lại dung dịch ringer lần 2.<br /> So sánh với lƣợng dịch chảy ra ở lô<br /> chứng: nếu số giọt chảy ra ở 2 tĩnh mạch<br /> vành tai thỏ ở lô thử tăng so với lô chứng<br /> là giãn mạch, số giọt dịch giảm là co mạch.<br /> - Ảnh hƣởng của thuốc lên hệ mạch<br /> ếch: đánh giá thông qua thí nghiệm tiếp<br /> lƣu trên hệ mạch ếch theo phƣơng pháp<br /> của Trendlenbourg: đặt một ống potylen<br /> vào động mạch chủ và một canuyn thủy<br /> tinh vào tĩnh mạch chủ dƣới ếch, rửa<br /> sạch máu bằng dung dịch ringer. Chia<br /> ếch làm 2 nhóm: nhóm truyền dịch thuốc<br /> 0,05% (15 con), nhóm truyền dịch ringer<br /> (15 con), với thể tích dịch 500 ml, ở độ<br /> cao 100 cm, tốc độ 20 giọt/phút. Đếm số<br /> giọt dịch chảy ra từ tĩnh mạch trong 3 phút<br /> tại các thời điểm: xuất phát, sau 5, 15, 30,<br /> 60, 90 phút và sau khi truyền lại dung<br /> dịch ringer lần 2.<br /> So sánh với lƣợng dịch chảy ra ở lô<br /> chứng: nếu số giọt chảy ra ở tĩnh mạch<br /> tăng so với chứng là giãn mạch, số giọt<br /> giảm là co mạch.<br /> * Tác dụng của thuốc HA-02 trên mô<br /> hình chuột tăng HA:<br /> - Mô hình chuột tăng HA thực nghiệm:<br /> Nguyên lý gây mô hình đƣợc xây dựng<br /> dựa trên kết hợp của nhiều mô hình đơn lẻ:<br /> sử dụng chế độ ăn giàu chất béo (Yamakawa,<br /> <br /> 1995), uống nƣớc muối trƣờng diễn (Rathod,<br /> 1997) và sử dụng corticoid (Seyle, 1957)<br /> [2, 4, 5].<br /> 68 chuột nhắt trắng dòng Swiss có trọng<br /> lƣợng 20 ± 5 g/con đƣợc chia làm 2 lô:<br /> + Lô chứng: 18 chuột khỏe mạnh, nuôi<br /> với chế độ ăn bình thƣờng bằng thức ăn<br /> chuẩn do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ƣơng<br /> (VSDTTW) cung cấp, uống nƣớc sạch.<br /> + Lô gây tăng HA: 50 chuột đƣợc nuôi<br /> bằng viên thức ăn cám gạo (60%), mỡ<br /> lợn (30%), lòng đỏ trứng, sữa béo, lạc<br /> nhân (10%), uống nƣớc NaCl 2% thay<br /> cho nƣớc thông thƣờng. Tiêm bắp thuốc<br /> K-cort với liều 50 mg/kg/lần x 2 lần/tuần.<br /> Sau 8 tuần, tiến hành cân đo trọng lƣợng<br /> và đo HA ở cả 2 nhóm bằng phƣơng pháp<br /> đo gián tiếp ở đuôi chuột qua đầu đo áp<br /> lực của hệ thống Powerlab: trƣớc khi đo,<br /> bỏ đói chuột trong 18 giờ, gây mê bằng<br /> nembuthal 50 mg/kg, cố định đuôi chuột<br /> trong sensor nhận cảm áp lực của hệ<br /> thống Powerlab. Thu thËp vµ xö lý tín<br /> hiệu b»ng phần mềm chuyên dụng<br /> Labchart (Hoa Kỳ). Chuột đƣợc chẩn<br /> đoán tăng HA khi HA tâm thu (HATT) ≥<br /> 140 mmHg và hoặc HA tâm trƣơng<br /> (HATTr) ≥ 90 mmHg.<br /> Tiếp tục nuôi chuột khỏe mạch và số<br /> chuột tăng HA trong thời gian 30 ngày<br /> bằng chế độ ăn bình thƣờng và uống<br /> nƣớc sạch. Sau đó lấy máu để định<br /> lƣợng cholesterol toàn phần, triglycerid.<br /> So sánh kết quả với chuột khỏe mạnh,<br /> chuột tăng HA không đƣợc điều trị và<br /> chuột tăng HA đƣợc uống thuốc HA-02.<br /> * Tác dụng của thuốc trên mô hình<br /> chuột tăng HA thực nghiệm: đƣợc nghiên<br /> cứu theo phƣơng pháp mô tả cắt ngang<br /> có đối chứng.<br /> 23<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu: chia chuột thành<br /> 3 lô, gồm 2 chứng và 1 lô thử, mỗi lô 18<br /> con: lô chứng 1: 18 chuột khỏe mạnh, lô<br /> chứng 2: 18 chuột tăng HA. Lô thử gồm<br /> 18 chuột tăng HA cho uống thuốc HA-02<br /> với liều 5 g/kg/ngày. Thuốc thử đƣợc đƣa<br /> thẳng vào dạ dày chuột bằng kim cong<br /> đầu tù vào các buổi sáng từ 8 - 10 giờ,<br /> 1 lần/ngày x 30 ngày. Chuột đối chứng và<br /> chuột thí nghiệm đƣợc nuôi trong cùng<br /> một điều kiện (nhiệt độ môi trƣờng 250C,<br /> độ ẩm không khí 80 - 90% và cùng một<br /> chế độ dinh dƣỡng). Thời gian theo dõi và<br /> đánh giá 30 ngày. Các chỉ tiêu theo dõi:<br /> - Ảnh hƣởng của thuốc lên cân nặng:<br /> cân chuột bằng cân điện tử, 1 lần/tuần.<br /> So sánh chỉ số cân nặng trƣớc và sau<br /> điều trị.<br /> - Tác dụng hạ HA của thuốc: sau 30<br /> ngày uống thuốc, tiến hành đo HA chuột<br /> ở cả 3 nhóm bằng phƣơng pháp đo gián<br /> tiếp ở đuôi chuột. Kết quả đƣợc so sánh<br /> với chuột đối chứng khỏe mạnh không<br /> <br /> tăng HA và chuột tăng HA không đƣợc<br /> uống thuốc.<br /> - Tác dụng của thuốc lên chuyển hóa<br /> lipid máu: sau 30 ngày uống thuốc, tiến<br /> hành lấy máu, định lƣợng cholesterol và<br /> triglycerid trong huyết tƣơng trên hệ thống<br /> xét nghiệm hoá sinh tự động tại Khoa<br /> Sinh hóa, Bệnh viện Quân y 103. So sánh<br /> kết quả với chuột đối chứng khỏe mạnh<br /> và chuột tăng HA nhƣng không đƣợc<br /> uống thuốc.<br /> - Tác dụng của thuốc lên NO và<br /> prostaglandin E2: định lƣợng nồng độ NO,<br /> prostaglandin E2 trong máu ngoại vi chuột<br /> bằng các bộ kit thƣơng phẩm vào ngày<br /> thứ 30 của đợt điều trị tại Bộ môn Sinh lý<br /> bệnh, Học viện Quân y.<br /> * Xử lý số liệu:<br /> Phân tích và xử lý số liệu bằng<br /> phƣơng pháp thống kê y học, sử dụng<br /> phần mềm SPSS 20.0. So sánh kết quả<br /> trƣớc và sau điều trị theo từng cặp bằng<br /> kiểm định t-test.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Ảnh hƣởng của thuốc lên thành mạch.<br /> Bảng 1: Lƣợng dịch chảy qua hệ mạch tai thỏ cô lập.<br /> NHÓM THUỐC<br /> (n = 10) (giọt/phút)<br /> <br /> NHÓM CHỨNG<br /> (n = 10) (giọt/phút)<br /> <br /> p<br /> <br /> Xuất phát<br /> <br /> 21,20 ± 4,03<br /> <br /> 20,70 ± 3,95<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Sau 5 phút<br /> <br /> 19,00 ± 3,16<br /> <br /> 16,20 ± 4,32<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Sau 15 phút<br /> <br /> 19,10 ± 3,96<br /> <br /> 15,67 ± 5,50<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Sau 30 phút<br /> <br /> 20,20 ± 4,03<br /> <br /> 15,70 ± 4,95<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Sau 60 phút<br /> <br /> 21,40 ± 4,22<br /> <br /> 15,40 ± 4,32<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Sau 90 phút<br /> <br /> 22,10 ± 3,25<br /> <br /> 15,70 ± 4,42<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Sau rửa 5 phút, truyền dịch ringer<br /> <br /> 18,10 ± 3,4 3<br /> <br /> Sau rửa 10 phút truyền dịch ringer<br /> <br /> 17,50 ± 2,50<br /> <br /> Sau rửa 15 phút truyền dịch ringer<br /> <br /> 17,50 ± 2,55<br /> <br /> THỜI ĐIỂM<br /> <br /> 24<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> Bảng 2: Lƣợng dịch chảy ra từ hệ mạch cơ thể ếch.<br /> NHÓM THUỐC<br /> (n = 10) (giọt/phút)<br /> <br /> NHÓM CHỨNG<br /> (n = 10) (giọt/phút)<br /> <br /> p<br /> <br /> Xuất phát<br /> <br /> 21,20 ± 2,10<br /> <br /> 21,20 ± 2,10<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Sau 5 phút<br /> <br /> 22,13 ± 4,37<br /> <br /> 18,07 ± 4,99<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Sau 15 phút<br /> <br /> 24,07 ± 5,27<br /> <br /> 18,43 ± 3,61<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Sau 30 phút<br /> <br /> 25,20 ± 5,62<br /> <br /> 17,47 ± 4,12<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Sau 60 phút<br /> <br /> 25,13 ± 4,70<br /> <br /> 17,20 ± 3,61<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Sau 90 phút<br /> <br /> 24,73 ± 4,19<br /> <br /> 16,67 ± 3,34<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Sau rửa 5 phút, truyền dịch ringer<br /> <br /> 20,13 ± 4,08<br /> <br /> Sau rửa 10 phút, truyền dịch ringer<br /> <br /> 20,53 ± 2,53<br /> <br /> Sau rửa 15 phút, truyền dịch ringer<br /> <br /> 20,47 ± 2,38<br /> <br /> THỜI ĐIỂM<br /> <br /> Thí nghiệm tiếp lƣu trên tai thỏ cô lập nhằm đánh giá tác dụng trực tiếp của thuốc<br /> HA-02 lên cơ trơn thành mạch, vì tai thỏ đã đƣợc cô lập khỏi cơ thể. Đồng thời đánh giá<br /> tác dụng gián tiếp của thuốc trên hệ mạch thông qua thí nghiệm tiếp lƣu trên hệ mạch<br /> cơ thể ếch. Trong thí nghiệm tiếp lƣu trên tai thỏ cô lập thấy: ở nhóm truyền dịch thuốc:<br /> lƣợng dịch chảy ra từ hai tĩnh mạch rìa tai thỏ tăng rõ rệt so với nhóm truyền dịch ringer<br /> trong suốt 90 phút thí nghiệm (bảng 1), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br /> Trong thí nghiệm tiếp lƣu trên hệ mạch cơ thể ếch, lƣợng dịch chảy ra từ hệ mạch ếch<br /> ở nhóm truyền dịch thuốc, tăng rõ rệt từ phút thứ 15 cho đến phút thứ 90 của thí nghiệm,<br /> trong khi đó ở nhóm truyền dịch ringer, lƣợng dịch chảy ra có xu thế giảm (bảng 2),<br /> khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Điều này cho thấy thuốc HA-02 có tác<br /> dụng làm giãn cơ trơn thành mạch thỏ và ếch.<br /> 2. Tác dụng của thuốc HA-02 trên mô hình chuột tăng HA.<br /> * Kết quả tạo mô hình chuột tăng HA:<br /> - Thay đổi trọng lƣợng chuột:<br /> Bảng 3: Thay đổi trọng lƣợng sau 8 tuần gây tăng HA.<br /> n<br /> LÔ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> CÂN NẶNG (g)<br /> <br /> Trƣớc thí nghiệm Sau thí nghiệm<br /> <br /> TRỌNG<br /> LƢỢNG TĂNG<br /> %<br /> <br /> % TĂNG SO VỚI<br /> ĐỐI CHỨNG<br /> <br /> 180<br /> <br /> Chứng<br /> <br /> 18<br /> <br /> 21,9 ± 1,5<br /> <br /> 24,4 ± 1,5<br /> <br /> 11,41<br /> <br /> Mô hình gây tăng HA<br /> <br /> 50<br /> <br /> 22,2 ± 1,5<br /> <br /> 29,2 ± 1,2<br /> <br /> 31,5<br /> <br /> p > 0,05<br /> <br /> p < 0,01<br /> <br /> p chứng-mô hình<br /> <br /> 25<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2