intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxy hóa và gây độc trên tế bào ung thư của cao chiết ethanolnước rễ cây Weigela florida “Jean’s Gold”

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chi Weigela thuộc họ Caprifoliaceae có trên 200 loài. Một số loài thuộc chi thực vật này được sử dụng trong y học cổ truyền với mục đích giảm đau và điều trị dị ứng. Bài viết trình bày nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxy hóa và gây độc trên tế bào ung thư của cao chiết ethanolnước rễ cây Weigela florida “Jean’s Gold”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxy hóa và gây độc trên tế bào ung thư của cao chiết ethanolnước rễ cây Weigela florida “Jean’s Gold”

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0088 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA VÀ GÂY ĐỘC TRÊN TẾ BÀO UNG THƯ CỦA CAO CHIẾT ETHANOL- NƯỚC RỄ CÂY Weigela florida “JEAN’S GOLD” Nguyễn Đức Hùng1,*, Từ Quang Tân1, Hoàng Văn Ngọc1, Sỹ Danh Thường1 Tóm tắt. Chi Weigela thuộc họ Caprifoliaceae có trên 200 loài. Một số loài thuộc chi thực vật này được sử dụng trong y học cổ truyền với mục đích giảm đau và điều trị dị ứng. Cao chiết ethanol-nước rễ cây Weigela florida “Jean’s Gold” có flavonoid, terpenoid, và saponin triterpenoid, không có alkaloid, glycoside tim, steroid, saponin steroid. Cao chiết ethanol có hoạt tính kháng oxy hóa cao nhất ở nồng độ 150 µg/mL và thấp nhất ở nồng độ 1,0 µg/mL. Hoạt tính gây độc của cao chiết trên dòng tế bào ung thư đại trực tràng CT26 ở mức trung bình khi so sánh với đối chứng dương 5-FU, với giá trị IC50 lần lượt đạt 19,56 ± 1,05 µg/mL và 29,61 ± 2,43 µg/mL. Do đó, cao chiết ethanol từ phần rễ của loài W. florida “Jean’s Gold” có tiềm năng ứng dụng trong kiểm soát ung thư đại trực tràng. Từ khóa: Dòng tế bào ung thư đại trực tràng, hoạt tính gây độc, kháng oxy hóa, thành phần hóa học, Weigela florida “Jean’s Gold”. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế thế giới công bố năm 2020, ung thư đại trực tràng thuộc danh sách 10 loại ung thư phổ biến (Sung và cộng sự, 2021). Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng có số ca mắc mới trong năm 2020 đứng thứ 6 (6448 ca) và số ca tử vong đứng thứ 8 (3445 ca) trong số các loại ung thư (Nguyễn và Lê, 2022; Sung và cộng sự, 2021). Trong các phương pháp điều trị ung thư hiện nay, điều trị bằng hóa chất đang được sử dụng phổ biến, tuy nhiên, nhược điểm là để lại nhiều tác dụng không mong muốn (Mbaveng và cộng sự, 2019). Do đó, các nghiên cứu gần đây đang tập trung tìm kiếm các loại thuốc mới có khả năng ức chế tế bào ung thư, với nhiều phương pháp khác nhau như tổng hợp, bán tổng hợp, chiết xuất từ thực vật,... (Mann và cộng sự, 2005; Senawong và cộng sự, 2014). Các hợp chất chiết xuất từ thực vật có tiềm năng được sử dụng để chống tăng sinh tế bào, ức chế các tế bào ung thư, kháng khuẩn, kháng oxy hóa và diệt trừ các gốc tự do (Balunas và Kinghorn, 2005). Tuy nhiên, nhiều loài thực vật vẫn chưa được khám phá về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Chi Weigela, họ Caprifoliaceae có vùng phân bố rộng với trên 200 loài. Một số loài thuộc chi thực vật này được sử dụng trong y học cổ truyền với mục đích giảm đau và điều trị dị ứng (Chang, 1997). Ngoài ra, các nghiên cứu hoạt tính sinh học trên một số loài thuộc chi thực vật này đã chứng minh về tiềm năng sử dụng trong việc chế tạo các loại thuốc kháng khuẩn, kháng viêm, kháng oxy hóa và kháng tế bào ung thư (Andriamisaina và cộng sự, 2018; Nguyễn và cộng sự, 2022; Nguyễn và Lê, 2022; Na và cộng sự, 2010; 1 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên * Email: hungnd@tnue.edu.vn
  2. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 793 Nguyen và cộng sự, 2019, 2020; Thuong và cộng sự, 2006; Yoo và cộng sự, 2016). Tuy nhiên, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cao chiết từ phần rễ của loài W. florida “Jean’s Gold” chưa được nghiên cứu. Đây là cơ sở để tiến hành nghiên cứu này, nhắm mục đích hoàn thiện hệ thống phân loại thực vật học về các hợp chất thiên nhiên của chi Weigela, tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Loài W. florida “Jean’s Gold” được thu mẫu tại Botanic®, Quetigny, Pháp tại tọa độ 47°18’45.6”N, 5°05’41.4”E (Hình 1). Mẫu tiêu bản được thu thập, ép khô và định loại hình thái thực vật theo phương pháp của Sennikov và cộng sự (2016). Phần rễ được tách riêng và phơi khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng để phục vụ cho nghiên cứu. Hình 1. Hình ảnh loài W. florida “Jean’s Gold” 2.2. Hóa chất và thiết bị Các dung môi sử dụng trong nghiên cứu đều đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Thiết bị siêu âm Elmasonic S10H (Elma, Đức) được sử dụng để tạo cao chiết. Máy cô quay chân không Rotavator R-210 (Buchï, Thụy Sĩ) được sử dụng loại bỏ dung môi. Hệ thống đông khô chân không Heto Drywinner DW 6-55-1 (Thermo Fisher Scientific, Mỹ) được sử dụng để đông khô cao chiết. Môi trường nuôi cấy RPMI 1640 (Corning, Mỹ cung cấp), Huyết thanh bò (FBS) (Dutcher, Pháp cung cấp), 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-5-(3- carboxymethoxyphenyl)-2-(4-sulfophenyl)-2H-tetrazolium) (MTS) (Abcam, Mỹ cung cấp), 5-Fluorouracil (5-FU) (Abcam, Mỹ cung cấp). Dòng tế bào ung thư đại trực tràng CT26 do Phòng thí nghiệm Dược liệu học (Pepite EA 4267), Đại học Y Dược Bourgogne Franche-Comté, Pháp cung cấp. 2.3. Phương pháp tạo cao chiết Phần rễ khô của loài W. florida “Jean’s Gold” được nghiền thành bột mịn (32,6 g). Sau đó, tiến hành chiết bằng phương pháp hỗ trợ vi sóng, thời gian chiết 30 phút ở nhiệt độ 60 °C, công suất 200 W. Dung môi sử dụng để tạo dịch chiết là EtOH:H2O (75 %:35 %),
  3. 794 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 300 mL/lần, lặp lại 3 lần. Loại bỏ dung môi của dịch chiết bằng cô quay chân không, thu được cao chiết. Sau đó, loại bỏ nước còn tồn dư của cao chiết bằng phương pháp đông khô chân không, thu được cao chiết khô hoàn toàn. 2.4. Phương pháp định tính thành phần hóa học Thành phần hóa học của cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold” được định tính dựa trên phản ứng kết tủa và tạo màu theo nghiên cứu của Nguyễn và cộng sự (2022). 2.5. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết bằng DPPH Phản ứng trung hòa gốc tự do DPPH được sử dụng để đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold” (Tabart và cộng sự, 2009). Theo đó, hòa tan hoàn toàn 7,5 mg DPPH trong 1L methanol thu được dung dịch DPPH nồng độ 7,5 mg/L. Chuẩn bị 100 µL cao chiết ở nồng độ 1, 5, 10, 20, 50, 100, 150 µg/mL và bổ sung 5 mL dung dịch DPPH 7,5 mg/L, sau đó lắc nhẹ và để yên trong 2 giờ. Độ hấp thụ quang được xác định ở bước sóng 515 nm tại các thời điểm bắt đầu (t0) và 2 giờ (t2). Mẫu trắng (blank) sử dụng là methanol, mẫu đối chứng (control) là dung dịch DPPH 7,5 mg/L. Hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết được tính toán theo mô tả trong nghiên cứu của Nguyễn và cộng sự (2022). 2.6. Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư đại trực tràng CT26 Phương pháp thử hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư đại trực tràng CT26 được thực hiện theo phương pháp của Cory và cộng sự (1991). Thao tác thí nghiệm được tiến hành theo các bước được mô tả trong nghiên cứu trước đó của Nguyễn và cộng sự (2022). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả định tính thành phần hóa học trong cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold” Kết quả định tính thành phần hóa học có trong cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold” được thể hiện trong Bảng 1. Cao chiết ethanol có phản ứng không rõ rệt với các thuốc thử Dragendorff và Mayer, chứng tỏ trong thành phần của cao chiết không có alkaloid. Phản ứng Shinoda được sử dụng để dịnh tính thành phần flavonoid, kết quả cho thấy trong màu của dung dịch chuyển từ vàng tới xanh, kết luận trong cao chiết có flavonoid. Nghiên cứu của Chang (1997) đã khẳng định sự có mặt của thành phần flavonoid trên 4 loài thuộc chi Weigela. Nghiên cứu xác định sự có mặt của saponin trong cao chiết qua phản ứng tạo bọt Salkowski, cho thấy có bọt bền vững ở ống nghiệm chứa 5 mL NaOH 0,1 N, ngược lại ở ống nghiệm chứa 5 mL HCl 0,1 N có hiện tượng tạo bọt tuy nhiên lại tan nhanh. Do đó, kết luận chỉ ra có saponin triterpenoid trong cao chiết. Nghiên cứu trước đây về thành phần saponin trong
  4. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 795 một số loài thuộc chi Weigela cũng cho kết quả trùng khớp (Nguyen và cộng sự, 2019, 2020). Tiếp đó, nghiên cứu tiến hành định tính thành phần terpenoid trong cao chiết, kết quả cho thấy có màu xanh bên trong ống nghiệm, do đó khẳng định có terpenoid trong cao chiết. Tuy nhiên, các phản ứng hóa học để định tính các thành phần steroid, glycoside tim đều cho phản ứng không rõ, do đó kết luận không có các nhóm hợp chất này trong cao chiết. Nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trước đó của Nguyễn và cộng sự (2022), Nguyễn và Lê (2022) về thành phần terpenoid, flavonoid và saponin triterpenoid trong cao chiết của 2 loài W. x “Bristol Ruby” và W. florida “Pink Poppet”. Bảng 1. Thành phần hóa học trong cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold” Nhóm chất Thuốc thử Hiện tượng Kết luận H2SO4 + Dragendorff Không rõ Alkaloid Không có H2SO4 + Mayer Không rõ Flavonoid Mg + HCl Màu vàng tới xanh Có Steroid C2H5OH + H2SO4 Không rõ Không có Terpenoid C2H5OH + CHCl3 + H2SO4 Màu xanh Có Glycoside tim CH3COOH + FeCl3 + Không rõ Không có H2SO4 Saponin C2H5OH + HCl + NaOH Bọt bền Có triterpenoid Saponin steroid C2H5OH + HCl + NaOH Bọt tan nhanh Không có 3.2. Hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold” 100 Hoạt tính loại bỏ gốc tự do DPPH 90 80 y = 0.42x + 14.573 R² = 0.8933 70 62.58 60 70.95 (%) 50 39.57 40 31.13 30 24.89 20 10 12.98 0 1.03 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Nồng độ cao chiết (µg/mL) Hình 2. Hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold” Nghiên cứu đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết cho thấy hiệu quả khử gốc tự do của cao chiết tăng dần cùng với mức tăng nồng độ. Cao chiết có hoạt tính kháng
  5. 796 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM oxy hóa cao nhất ở nồng độ 150 µg/mL (70,95%) và thấp nhất ở nồng độ 1,0 µg/mL (1,03%). Đồng thời, từ phương trình đường chuẩn được thiết lập, cao chiết ethanol có hoạt tính khử gốc tự do với giá trị EC50 là 84,37 ± 0,83 µg/mL. Kết quả nghiên cứu tương ứng với nghiên cứu của Nguyễn và cộng sự (2022), Nguyễn và Lê (2022) về hoạt tính kháng oxy mạnh của cao chiết từ loài W. x “Bristol Ruby” và W. florida “Pink Poppet”. Điều này có thể được giải thích do trong cao chiết của các loài W. x “Bristol Ruby” và W. florida “Pink Poppet” có hàm lượng flavonoid lớn, do đó cao chiết có hoạt tính kháng oxy hóa cao (Heim và cộng sự, 2002; Na và cộng sự, 2010). Do đó, có thể kết luận cao chiết của một số loài thuộc chi Weigela có hoạt tính kháng oxy hóa, và có tiềm năng sử dụng trong bào chế các sản phẩm chống oxy hóa và diệt trừ các gốc tự do. 3.3. Hoạt tính gây độc trên tế bào ung thư của cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold” Hoạt tính gây độc của cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold” trên dòng tế bào ung thư đại trực tràng (CT26) được thực hiện bằng phương pháp so sánh màu MTS. Kết quả được đánh giá qua Hình 3. 100 Khả năng sống sót của tế bào 80 60 (%) 40 20 0 0 1 2 5 10 20 50 Nồng độ (μg/mL) Cao chiết ethanol 5-FU Hình 3. Đồ thị biểu thị khả năng sống sót của dòng tế bào ung thư CT26 khi bổ sung cao chiết ethanol-nước và đối chứng dương 5-FU vào môi trường nuôi cấy Qua Hình 3 cho thấy có hoạt tính gây độc trên dòng tế bào CT26 của cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold”. Khả năng sống sót của dòng tế bào ung thư giảm dần theo chiều tăng của nồng độ cao chiết và đối chứng dương 5-FU. Dựa vào kết quả này, nghiên cứu tiếp tục xác định giá trị IC50 của cao chiết ethanol và đối chứng dương 5-FU trên dòng tế bào ung thư CT26 (Bảng 2). Hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư CT26 của cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold” bắt đầu từ nồng độ 1 µg/mL khi so sánh với đối chứng dương 5- FU. Giá trị IC50 được tính toán trên cao chiết và đối chứng dương 5-FU lần lượt là 19,56 ± 1,05 µg/mL và 29,61 ± 2,43 µg/mL (Hình 4).
  6. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 797 Bảng 2. Hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư CT26 của cao chiết ethanol-nước và đối chứng dương 5-FU Phần trăm tế bào sống sót (%) Nồng độ (µg/mL) Cao chiết ethanol Đối chứng dương 5-FU Blank 97,41 ± 7,48 87,25 ± 11,19 1 93,48 ± 4,01 - 2 88,76 ± 3,90 - 5 30,29 ± 2,09 - 10 29,80 ± 0,66 60,82 ± 4,21 20 31,0 ± 0,91 47,78 ± 1,47 50 32,82 ± 0,46 38,17 ± 0,94 IC50 19,56 ± 1,05 29,61 ± 2,43 Ghi chú: (-): Không có khả năng diệt trừ tế bào. 5-FU 100 Khả năng sống sót của tế 80 y = -0.8629x + 75.764 bào (%) 60 R² = 0.7665 40 20 0 10 20 30 40 50 60 Nồng độ (µg/mL) Cao chiết ethanol-nước 120 Khả năng sống sót của tế 100 80 bào (%) y = -1.0874x + 71.323 60 R² = 0.3403 40 20 0 10 20 30 40 50 60 Nồng độ (µg/mL) Hình 4. Đồ thị xác định giá trị IC50: đối chứng dương 5-FU (trên) và cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold” (dưới)
  7. 798 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Nghiên cứu của Nguyễn và Lê (2022) đã đánh giá hoạt tính gây độc của cao chiết ethanol của loài W. x “Bristol Ruby” trên tế bào ung thư CT26. Tác giả kết luận cao chiết ethanol có hoạt tính ức chế tăng sinh dòng tế bào ung thư đại trực tràng CT26, với giá trị IC50 được xác định là 11,83 ± 1,3 µg/mL khi so sánh với đối chứng dương 5-FU với giá trị IC50 là 36,76 µg/mL. Nghiên cứu khác về hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư CT26 đối với cao chiết ethanol từ phần rễ của loài W. florida “Pink Poppet” cho thấy, cao chiết có hoạt tính ức chế tế bào ung thư CT26 ở mức trung bình khi so sánh với đối chứng dương 5- FU, với giá trị IC50 lần lượt là 19,25 µg/mL và 30,23 µg/mL (Nguyễn và cộng sự, 2022). So sánh với các nghiên cứu trên cho thấy, hoạt tính gây độc trên tế bào ung thư CT26 của cao chiết cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold” khác biệt không đáng kể so với cao chiết ethanol từ phần rễ của loài W. florida “Pink Poppet” (19,56 ± 1,05 µg/mL so với 19,25 µg/mL) và cao hơn so với cao chiết ethanol của loài W. x “Bristol Ruby” (19,56 ± 1,05 µg/mL so với 11,83 ± 1,3 µg/mL). Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu để chiết xuất và phân lập các hợp chất đơn có trong cao chiết, đồng thời tiến hành đánh giá hoạt tính sinh học đối với các hợp chất đơn này trong các nghiên cứu tiếp theo. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã thu được cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold” bằng phương pháp chiết xuất có hỗ trợ vi sóng, sử dụng dung môi chiết là ethanol và nước. Kết quả khảo sát thành phần hóa học cho thấy, trong cao chiết có sự hiện diện của các thành phần flavonoid, terpenoid và saponin triterpenoid, tuy nhiên không có sự hiện diện của alkaloid, steroid, glycoside tim, saponin steroid. Nghiên cứu đã đánh giá được hoạt tính kháng oxy hóa và hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư đại trực tràng (CT26) của cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold”. Kết quả cho thấy, cao chiết có hoạt tính kháng oxy hóa cao nhất ở nồng độ 150 µg/mL và thấp nhất ở nồng độ 1,0 µg/mL. Cao chiết có hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư với giá trị IC50 đạt 19,56 ± 1,05 µg/mL, cao hơn đối chứng dương là 5-FU đạt 29,61 ± 2,43 µg/mL. Cao chiết ethanol-nước rễ cây W. florida “Jean’s Gold” có tiềm năng ứng dụng trong kiểm soát ung thư đại trực tràng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Andriamisaina, N., Mitaine-Offer, A. -C., Pruvot, B., Chluba, J., Miyamoto, T., Tanaka, C., Lacaille-Dubois, M. -A., 2018. Phytochemistry of Weigela x “kosteriana variegata” (Caprifoliaceae). Natural Product Communications, 13(4): 403-406. Balunas, M. J., Kinghorn, A. D., 2005. Drug discovery from medicinal plants. Life Sciences, 78(5): 431-441. Chang, C. -S., 1997. Flavonoid chemistry of Weigela (Caprifoliaceae) in Korea. Journal of Plant Research, 110: 275-281. Cory, A. H., Owen, T. C., Barltrop, J. A., Cory, J. G., 1991. Use of an aqueous soluble tetrazolium/formazan assay for cell growth assays in culture. Cancer Communications, 3(7): 207-212. Heim, K. E., Tagliaferro, A. R., Bobilya, D. J., 2002. Flavonoid antioxidants: chemistry,
  8. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 799 metabolism and structure-activity relationships. The Journal of Nutritional Biochemistry, 13(10): 572-584. Mann, J. R., Backlund, M. G., DuBois, R. N., 2005. Mechanisms of disease: inflammatory mediators and cancer prevention. Nature Clinical Practice Oncology, 2: 202-210. Mbaveng, A. T., Damen, F., Simo Mpetga, J. D., Awouafack, M. D., Tane, P., Kuete, V., Efferth, T., 2019. Cytotoxicity of crude extract and isolated constituents of the dichrostachys cinerea bark towards multifactorial drug-resistant cancer cells. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, 2019: 1-11. Murayama, T., Kasahara, A., Shiono, Y., Ikeda, M., 2003. Structure Elucidation of a Triterpene Glycoside Isolated from Weigela hortensis. Natural medicines, 57(5): 181- 184. Na, M., Thuong, P. T., Hwang, I. H., Bae, K., Kim, B. Y., Osada, H., Ahn, J. S., 2010. Protein tyrosine phosphatase 1B inhibitory activity of 24-norursane triterpenes isolated from Weigela subsessilis. Phytotherapy Research, 24(11): 1716-1719. Nguyen, D. H., Mitaine-Offer, A. -C., Maroso, S., Papini, A. -M., Paululat, T., Bellaye, P. -S., Collin, B., Chambin, O., Lacaille-Dubois, M. -A., 2019. Cytotoxic glycosides from the roots of Weigela x “Bristol Ruby”. Fitoterapia, 137: 104242. Nguyen, D. H., Mitaine-Offer, A. -C., Miyamoto, T., Tanaka, C., Bellaye, P .-S., Collin, B., Chambin, O., Lacaille-Dubois, M. -A., 2020. Phytochemical analysis of two Weigela florida cultivars, “Pink Poppet” and “Jean’s Gold”. Phytochemistry Letters, 37: 85-89. Nguyễn Đức Hùng và Lê Phương Dung, 2022. Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cao chiết loài Weigela x “Bristol Ruby”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 227(01): 60-67. Nguyễn Đức Hùng, Phạm Văn Khang, Từ Quang Tân, 2022. Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá họat tính sinh học của loài Weigela florida “Pink Poppet”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 227(05): 223-231. Senawong, T., Khaopha, S., Misuna, S., Komaikul, J., Senawong, G., Wongphakham, P., Yunchalard, S., 2014. Phenolic acid composition and anticancer activity against human cancer cell lines of the commercially available fermentation products of Houttuynia cordata. Science Asia, 40: 420-427. Sennikov, A. N., Soltis, D. E., Mabberley, D. J., Byng, J. W., Fay, M. F., Christenhusz, M. J. M., Chase, M. W., Stevens, P. F., Soltis, P. S., Judd, W. S., Group, T. A. P., 2016. An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV. Botanical Journal of the Linnean Society, 181(1): 1-20. Sung, H., Ferlay, J., Siegel, R. L., Laversanne, M., Soerjomataram, I., Jemal, A., Bray, F., 2021. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: A Cancer Journal for
  9. 800 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Clinicians, 71(3): 209-249. Tabart, J., Kevers, C., Pincemail, J., Defraigne, J. -O., Dommes, J., 2009. Comparative antioxidant capacities of phenolic compounds measured by various tests. Food Chemistry, 113(4): 1226-1233. Thuong, P. T., Min, B. -S., Jin, W., Na, M., Lee, J., Seong, R., Lee, Y. -M., Song, K., Seong, Y., Lee, H. -K., Bae, K., Kang, S. S., 2006. Anti-complementary Activity of Ursane-Type Triterpenoids from Weigela subsessilis. Biological and Pharmaceutical Bulletin, 29(4): 830-833. Yoo, Y. C., Lee, G. W., Cho, Y. H., 2016. Antioxidant and Anti-inflammatory Effects of Extracts from the Flowers of Weigela subsessilis on RAW 264.7 Macrophages. Journal of Life Science, 26(3): 338-345. STUDY ON PHYTOCHEMICAL composition, ANTIOXIDANT AND CYTOTOXIC activities of AQUEOUS-ethanolic extract from the roots of Weigela florida “JEAN’S GOLD” Nguyen Duc Hung1*, Tu Quang Tan1, Hoang Van Ngoc1, Sy Danh Thuong1 Abstract. The Weigela genus belonging to the Caprifoliaceae consists of over 200 species distributing widely in the world. Some species of this genus have been used in folk medicines for treatment of pains and allergies. Study on phytochemical composition of aqueous-ethanolic extract from the roots of Weigela florida “Jean’s Gold” revealed the presence of flavonoid, terpenoid, and triterpenoid saponin, but not for alkaloid, steroid, cardiac glycoside, and steroidal saponin. The aqueous-ethanolic extract possesses the highest antioxidant activity at the concentration of 150 µg/mL, and the lowest one at the concentration of 1.0 µg/mL. Evaluating on cytotoxic activity of the aqueous- ethanolic extract on the colon cancer cell lines CT26 displayed a moderate result in comparison with the positive control 5-FU, with the IC50 values at 19.56 ± 1.05 µg/mL and 29.61 ± 2.43 µg/mL, respectively. Thus, the aqueous-ethanolic extract from the roots of W. florida “Jean’s Gold” has a further application for controlling colon cancer. Keywords: Antioxidant activity, colon cancer cell lines, cytotoxic activity, phytochemical composition, Weigela florida “Jean’s Gold”. 1 University of Education, Thai Nguyen University * Email: hungnd@tnue.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2