intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo module điều khiển đa thiết bị qua sóng radio sử dụng module NRF24L01+

Chia sẻ: Huỳnh Mộc Miên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

15
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết hợp mạch radio NRF24L01+ vào ổ cắm để tạo ra điện 1 chiều ổ cắm đáp ứng được nhu cầu trên và quan trọng hơn là giá thành rẻ, bất kì 1 thiết bị điện trong nhà khi kết nối với ổ cắm này đều cho phép ta có khả năng điều khiển từ xa vô cùng tiện lợi. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo module điều khiển đa thiết bị qua sóng radio sử dụng module NRF24L01+

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MODULE ĐIỀU KHIỂN ĐA THIẾT BỊ QUA SÓNG RADIO SỬ DỤNG MODULE NRF24L01+ Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trịnh Tuấn Dương Sinh viên thực hiện: Phạm Mạnh Tiến Trần Văn Khởi Nguyễn Văn Thức Đặng Xuân Long Lớp: Cơ Điện Tử 2 K60, Cơ Điện Tử 2 K59 Tóm tắt: Kết hợp mạch radio NRF24L01+ vào ổ cắm để tạo ra điện 1 chiều ổ cắm đáp ứng được nhu cầu trên và quan trọng hơn là giá thành rẻ, bất kì 1 thiết bị điện trong nhà khi kết nối với ổ cắm này đều cho phép ta có khả năng điều khiển từ xa vô cùng tiện lợi. Chúng em đã đề xuất một vài hướng phát triển như: mở rộng kết nối với nhiều thiết bị hơn, thu nhỏ kích thước của ổ cắm để nâng cao tính thẩm mỹ. Từ khóa: NRF24L01, RELAY 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại 4.0 nhu cầu điều khiển các thiết bị từ xa đang là xu hướng và rất dc ưu chuộng . Nhưng giá thành của các thiết bị thường lại không hề rẻ . Thấu hiểu được nhu cầu đó , nhóm bọn em đã suy nghĩ và đề ra giải pháp kết hợp mạch radio NRF24L01+ vào ổ cắm để tạo ra điện 1 chiều ổ cắm đáp ứng được nhu cầu trên và quan trọng hơn là giá thành rẻ , bất kì 1 thiết bị điện trong nhà khi kết nối với ổ cắm này đều cho phép ta có khả năng điều khiển từ xa vô cùng tiện lợi. 2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH • Sản phẩm hoàn thiện ở một ổ cắm và 1 tay cầm điều khiển. • Cấu tạo: Ổ cắm: - Khối nguồn: DC (220V) + AC (7.4V) - Khối thu: NRF24L01 + Arduino Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 32
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI - Khối chấp hành: Relay Tay cầm: - Khối nguồn: AC (5V) - Khối phát: NRF24L01 + Arduino Joystick Shield KHỐI NGUỒN RELAY NRF24L01 ARDUINO • Nguyên lý làm việc: +) Ổ cắm: 1. Khối nguồn: có hai bộ nguồn gồm một chiều (DC -7,4 V ) vào nguồn xoay chiều (AC – 220V ). Khối nguồn 7,4 V gồm hai pin, mỗi pin có điện áp định mức 3,7 V sau khi được hạ áp xuống 5 V nhờ mạch hạ áp 7805 có nhiệm vụ nuôi board mạch trong quá trình hoạt động. Khối nguồn AC 220V dùng để cung cấp cho thiết bị điện. 2. Khối thu: Module NRF24L01+ có nhiệm vụ thu tín hiệu đã phát từ tay cầm. Tín hiệu được truyền đến Arduino để xử lý và truyền lệnh điều khiển đến khối chấp hành relay. 3. Khối chấp hành: module tích hợp sẵn cụm 3 relay, điều khiển 3 ổ cắm hoạt động riêng biệt. Mỗi relay chịu được cường độ dòng điện 10A ở hiệu điện thế 220V. Module relay sử dụng dòng một chiều DC nuôi mạch để kích hoạt các hệ thống tiếp điểm đóng ngắt dòng điện xoay chiều AC. Các chân digital của arduino gồm D5, D6, D7 lần lượt nối với các chân IN, IN2, IN3 của module relay để truyền tín hiệu từ Arduino đến relay. Mỗi relay có 3 chân tương ứng: NO, NC và chân COM. Nhưng ở đây ta dùng cách đấu NO Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 33
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI (Normally Open- thường hở) tức là khi không có tín hiệu điều khiển từ tay cầm mạch hở và ổ cắm không có điện. Các chân NO1, NO2, NO3 từ các relay trên module được đấu với ba ổ cắm. Chân COM của 3 relay được đấu với thiết bị và nguồn xoay chiều AC. Relay sẽ đóng mạch hoặc mở mạch khi nhận được tín hiệu tương ứng từ tay cầm. Hình 1. Hoàn thiện mạch ổ cắm +) Tay cầm: 1. Khối phát: module NRF24L01+ được lấy nguồn từ Arduino. Các chân của NRF24l01+ lần lượt là CE, CSN, SCK, MISO lần lượt đấu nối với các chân của Arduino: D9, D10, D13, D11, D12. Arduino Joystick Shield tích hợp sẵn các nút bấm trên Arduino. Khi thao tác lên nút bấm, tín hiệu được Arduino tiếp nhận và truyền đến mạch NRF24L01+ để thực hiện. Tín hiệu sẽ được mã hóa kết hợp với sóng cao tần để truyền đến ổ cắm. 2. Khối nguồn: là viên pin 5V được đặt ngay bên dưới Arduino Joystick Shield nối với chân GND (cực âm) và chân 5V (cực dương) để cấp nguồn cho Arduino. Toàn bộ linh kiện của ổ cắm đựợc đặt trong bộ vỏ đựơc thiết kế và in 3D với kích thứớc 20×7×10. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 34
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Hình 2. Sản phẩm tay cầm hoàn thiện Hình 3. Sản phẩm hoàn thiện Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 35
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 3. KẾT LUẬN Những kết quả đạt được: Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài đã giúp cho nhóm chúng em không chỉ củng cố và thực hành với những kiến thức đã được học mà còn được học hỏi thêm nhiều kiến thức thực tế mới rất bổ ích. Tuy đã được kết quả là thiết kế được một bộ điều khiển bật tắt thiết bị hoàn chỉnh. Phương hướng phát triển: Từ những mặt còn hạn chế của sản phẩm, để thiết bị hoạt động tốt hơn trong thực tế, chúng em đã đề xuất một vài hướng phát triển như: mở rộng kết nối với nhiều thiết bị hơn, thu nhỏ kích thước của ổ cắm để nâng cao tính thẩm mỹ. Tài liệu tham khảo [1]. http://arduino.vn/bai-viet/562-su-dung-module-nrf24l01 [2]. https://banlinhkien.com/ [3]. https://www.arduino.cc/ [4]. http://dammedientu.vn/module-nrf24l01-24g-cach-thuc-su-dung/ Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 36
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2