intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

234
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết là nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên. Phương pháp: nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước, thực hiện trên một mẫu 744 học sinh từ 6 – 11 tuổi, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên

Hoàng Hà và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 65 - 69<br /> <br /> 70<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 71 - 75<br /> <br /> NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÁC RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM Ở HỌC<br /> SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG VĂN THỤ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br /> Đàm Thị Bảo Hoa1*, Nguyễn Thị Phương Loan2<br /> 1<br /> Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên<br /> Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên<br /> <br /> 2<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng<br /> Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên.<br /> Phương pháp: nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước, thực hiện trên một mẫu 744 học sinh từ 6 –<br /> 11 tuổi, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br /> Kết quả: tổng số trẻ có rối loạn 5,24%, trong đó trầm cảm là 4,7%, rối loạn lo âu 2,28%. Trong số<br /> trẻ có rối loạn trầm cảm: trầm cảm đơn thuần chỉ chiếm 28,57%, trầm cảm phối hợp với các rối<br /> loạn khác chiếm 71,43%. Trong số trẻ có rối loạn lo âu: lo âu ám ảnh sợ đơn thuần là 5,88%, lo âu<br /> kết hợp xấp xỉ 94%. Trong 39 trẻ có rối loạn trầm cảm, lo âu thì chỉ có10 trẻ có rối loạn trầm cảm<br /> đơn thuần (25,64%), 1 trẻ có rối loạn lo âu ám ảnh sợ (2,56%) còn lại chủ yếu là các rối loạn kết<br /> hợp (71,77%) trong đó trầm cảm kết hợp với lo âu chiếm tỷ lệ cao nhất (25,64%).<br /> Từ khóa: Thực trạng, lo âu, trầm cảm, trẻ em rối loạn cảm xúc, rối loạn hỗn hợp.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Rối loạn tâm thần, hành vi trẻ em và thanh<br /> thiếu niên là vấn đề phổ biến ở mọi quốc gia<br /> trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong đó,<br /> thường gặp nhất là các rối loạn lo âu, trầm<br /> cảm. Đặc biệt, trẻ em thường chịu tác động<br /> bởi nhiều yếu tố: môi trường sống, áp lực học<br /> hành, sang chấn tâm lý, sự biến đổi lớn về<br /> sinh học và cơ thể nên rất nhậy cảm và dễ bị<br /> tổn thương....Theo các số liệu điều tra gần<br /> đây của hầu hết các quốc gia trên thế giới rối<br /> loạn lo âu, trầm cảm ngày càng có chiều<br /> hướng gia tăng. Ở Mỹ, trầm cảm chủ yếu gặp<br /> ở 1% trẻ mẫu giáo, 2% ở trẻ thiếu niên và 5 –<br /> 8 % ở trẻ vị thành niên. Khoảng 10% trẻ em<br /> có các rối loạn lo âu [1], [10]. Ở Việt Nam<br /> theo nghiên cứu của trường Đại học Khoa học<br /> xã hội và nhân văn cho thấy tỷ lệ trẻ em và<br /> thanh thiếu niên có biểu hiện của trầm cảm và<br /> lo âu là 13,14%[6]. Tuy nhiên lo âu, trầm<br /> cảm trẻ em thường không được phát hiện và<br /> can thiệp kịp thời, thích đáng. Các rối loạn<br /> này kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát<br /> triển tư duy của đứa trẻ, đến nhận thức, tính<br /> quyết đoán và nghiêm trọng hơn là ảnh<br /> hưởng đến học tập, sinh hoạt hàng ngày. Hậu<br /> *<br /> <br /> quả dẫn đến không có khả năng thích ứng với<br /> trường học, dễ chuyển trường, quan hệ với<br /> bạn bè kém, giảm tính tự trọng, dễ mắc tệ nạn<br /> xã hội, khó điều chỉnh được cảm xúc, hành vi<br /> và có thể dẫn đến nguy cơ tự sát... Thái<br /> Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực Miền núi<br /> phía Bắc với dân số khoảng 1.127.000, là nơi<br /> sinh sống của 8 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán<br /> Dìu, H’mông, Sán Chay, Hoa và Dao.<br /> Khoảng 1/3 dân số Thái Nguyên ở độ tuổi <<br /> 18. Với đặc điểm là trung tâm của khu vực<br /> Miền núi phía bắc, nơi tập trung nhiều khu<br /> công nghiệp và trường học nên Thái Nguyên<br /> có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng là<br /> tỉnh có nhiều vấn đề xã hội phức tạp trong đó<br /> có vấn đề rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ<br /> em và thanh thiếu niên. Để góp phần tìm hiểu<br /> thực trạng các rối loạn trầm cảm và lo âu ở trẻ<br /> em thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiến<br /> hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:<br /> Nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu,<br /> trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng<br /> Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu: 744 học sinh từ lớp 1<br /> đến lớp 5 trường tiểu học Hoàng Văn Thụ<br /> Thành phố Thái Nguyên.<br /> 71<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 71 - 75<br /> <br /> định chẩn đoán theo các tiêu chí chẩn đoán<br /> các rối loạn trầm cảm và lo âu ICD10 [8].<br /> * Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu (F41)<br /> 1. Sợ hãi (lo lắng về bất hạnh tương lai, cảm<br /> giác dễ cáu, khó tập trung tư tưởng...)<br /> 2. Căng thẳng vận động (bồn chồn, đứng ngồi<br /> không yên, đau căng đầu , run rẩy không có<br /> khả năng thư giãn).<br /> 3. Hoạt động quá mức thần kinh tự trị (đầu óc<br /> trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh, khó chịu<br /> vùng thượng vị, chóng mặt, khô mồm…)<br /> Ở trẻ em luôn đòi hỏi được an ủi và các phàn<br /> nàn về cơ thể tái diễn có thể trội lên.<br /> * Tiêu chuẩn chẩn đoán Trầm cảm (F32)<br /> + Các triệu chứng đặc trưng<br /> 1. Khí sắc trầm<br /> 2. Mất mọi quan tâm và thích thú<br /> 3. Giảm năng lượng dẫn đế tăng mệt mỏi và<br /> giảm hoạt động.<br /> + Các triệu chứng phổ biến khác: Giảm sút sự<br /> tập trung và chú ý, giảm sút tính tự trọng và<br /> lòng tự tin, những ý tưởng bị tội và không<br /> xứng đáng, nhìn vào tương lai thấy ảm đạm<br /> và bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại<br /> hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon<br /> miệng.<br /> - Phối hợp sử dụng Test Beck,Test Zung để<br /> hỗ trợ xác định chẩn đoán trầm cảm và lo âu.<br /> Xử lý số liệu: Sử dụng sự hỗ trợ của phần<br /> mềm STATA 10.0<br /> <br /> Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br /> - Thời gian: Tháng 01/2010<br /> - Địa điểm: Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ<br /> Thành phố Thái Nguyên.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang<br /> Phương pháp chọn mẫu<br /> - Mẫu nghiên cứu là toàn bộ học sinh trường<br /> tiểu học Hoàng Văn Thụ được cha mẹ đồng ý<br /> tham gia nghiên cứu sau khi đã được thông<br /> báo về yêu cầu, mục đích nghiên cứu.<br /> - Tiêu chuẩn loại trừ: những trẻ mà cha mẹ từ<br /> chối tham gia nghiên cứu<br /> Chỉ tiêu nghiên cứu<br /> - Các đặc điểm nhóm nghiên cứu: tuổi, giới.<br /> - Thực trạng, đặc điểm lâm sàng rối loạn lo<br /> âu, trầm cảm ở học sinh Trường tiểu học<br /> Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên<br /> - Đặc điểm các rối loạn phối hợp trong rối<br /> loạn trầm cảm và lo âu.<br /> Kỹ thuật thu thập số liệu<br /> - Thiết kế mẫu bệnh án nghiên cứu phù hợp<br /> với yêu cầu và mục đích nghiên cứu.<br /> - Số liệu được thu thập qua 2 bước<br /> + Bước 1: sàng lọc trẻ có vấn đề sức khỏe tâm<br /> thần bằng thang SDQ 25.<br /> + Bước 2: khám lâm sàng tâm thần trẻ có vấn<br /> đề sức khẻ tâm thần sau khi đã sàng lọc bằng<br /> thang SDQ 25 (SDQ25 > 14điểm) để xác<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Đặc điểm chung<br /> <br /> Bảng 1: Đặc điểm chung<br /> Giới<br /> Tuổi<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> 10<br /> Tổng<br /> <br /> Nam<br /> Số lượng<br /> 74<br /> 69<br /> 82<br /> 102<br /> 52<br /> 379<br /> <br /> Nữ<br /> Tỷ lệ (%)<br /> 42,05<br /> 52,27<br /> 55.41<br /> 56,04<br /> 49,05<br /> 50,94<br /> <br /> Số lượng<br /> 102<br /> 63<br /> 66<br /> 80<br /> 54<br /> 365<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 57,95<br /> 47,73<br /> 44,59<br /> 43,96<br /> 50,95<br /> 49,06<br /> <br /> Tổng<br /> 176<br /> 132<br /> 148<br /> 182<br /> 106<br /> 744<br /> <br /> 72<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 71 - 75<br /> <br /> Nhận xét: - tỷ lệ trẻ ở các khối không đồng đều nhau<br /> - tỷ lệ trẻ nam và nữ tương đương nhau nam 50,94%, nữ 49,06%.<br /> Kết quả khám lâm sàng của bác sỹ chuyên khoa tâm thần<br /> Bảng 2: Kết quả khám lâm sàng<br /> Kết quả khám lâm sàng<br /> Có trầm cảm<br /> Có lo âu, ám ảnh sợ<br /> Tổng số trẻ có rối loạn<br /> <br /> Số Lượng (n)<br /> 35<br /> 17<br /> 39<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 4,70<br /> 2,28<br /> 5,24<br /> <br /> Nhận xét: tỷ lệ các rối loạn trầm cảm là 4,7%, rối loạn lo âu 2,28%, tổng số trẻ có rối loạn 5,24%.<br /> Bảng 3: Đặc điểm rối loạn trầm cảm<br /> Các hình thái<br /> Trầm cảm đơn thuần đủ tiêu chuẩn chẩn đoán<br /> Trầm cảm đủ tiêu chuẩn phối hợp rối loạn khác<br /> Trầm cảm đơn thuần dưới ngưỡng<br /> Trầm cảm phối hợp dưới ngưỡng<br /> <br /> Số Lượng (n)<br /> 8<br /> 19<br /> 2<br /> 6<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 22,86<br /> 54,29<br /> 5,71<br /> 17,14<br /> <br /> Nhận xét: rối loạn trầm cảm đơn thuần chiếm tỷ lệ thấp 28,57%, phần lớn là trầm cảm phối hợp<br /> các rối loạn khác chiếm 71,43%.<br /> Bảng 4: Đặc điểm các rối loạn lo âu<br /> Các hình thái<br /> Lo âu đơn thuần<br /> Lo âu ám ảnh sợ đơn thuần<br /> Lo âu đủ TC chẩn đoán kết hợp rối loạn khác<br /> Lo âu dưới ngưỡng kết hợp rối loạn khác<br /> <br /> Số Lượng (n)<br /> 0<br /> 1<br /> 10<br /> 6<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 0<br /> 5,88<br /> 58,82<br /> 35,30<br /> <br /> Nhận xét: rối loạn lo âu ám ảnh sợ đơn thuần gặp 1 trường hợp tỷ lệ 5,88%, chủ yếu là rối loạn lo<br /> âu kết hợp chiếm tỷ lệ xấp xỉ 94%.<br /> Bảng 5: Đặc điểm các rối loạn kết hợp với các rối loạn trầm cảm và lo âu<br /> Các hình thái<br /> Trầm cảm + Lo âu<br /> Trầm cảm + Tăng động, giảm chú ý.<br /> Trầm cảm + Lo âu + Tăng động, giảm chú ý<br /> Trầm cảm + Rối loạn ứng xử<br /> Trầm cảm + Rối loạn ứng xử + Tăng động<br /> Trầm cảm + rối loạn ám ảnh + Tăng động<br /> Trầm cảm + Rối loan ứng xử + Nghiện điện tử<br /> Trầm cảm + Chậm phát triển tâm thần<br /> Lo âu + Ám ảnh<br /> Lo âu + Tăng động giảm chú ý<br /> Tổng<br /> <br /> Số Lượng (n)<br /> 10<br /> 7<br /> 3<br /> 2<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 28<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 25,64<br /> 17,95<br /> 7,69<br /> 5,13<br /> 2,56<br /> 2,56<br /> 2,56<br /> 2,56<br /> 2,56<br /> 2,56<br /> 71,77%<br /> <br /> Nhận xét: các hình thái rối loạn lo âu kết hợp trầm cảm chiếm tỷ lệ cao nhất 25,64%<br /> <br /> 73<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Đặc điểm nhóm nghiên cứu<br /> Nhóm nghiên cứu là những trẻ em tuổi từ 6<br /> đến 10 tuổi, trong đó nhiều nhất là nhóm 9<br /> tuổi (học sinh khối 4).<br /> Tỷ lệ giữa học sinh nam và nữ trong nhóm<br /> nghiên cứu tương đối đồng đều: nam 50,94%,<br /> nữ 49,16%.<br /> Kết quả khám lâm sàng<br /> Trong 744 trẻ được sàng lọc bằng test<br /> SDQ25 dành cho thầy cô giáo và phụ huynh<br /> học sinh đã sàng lọc ra được những trẻ có<br /> nghi ngờ biểu hiện rôi nhiễu tâm trí. Những<br /> trẻ này sau đó được các bác sỹ chuyên khoa<br /> tâm thần khám lâm sàng và được đánh giá bổ<br /> xung bằng test Beck, test Zung. Kết quả có 35<br /> trẻ có biểu hiện trầm cảm chiếm tỷ lệ 4,7%,<br /> rối loạn lo âu có 17 trẻ chiếm tỷ lệ 2,28% và<br /> tổng số trẻ có biểu hiện rối loạn là 39 trẻ<br /> chiếm tỷ lệ 5,24%. Với kết quả nghiên cứu<br /> này của chúng tôi tỷ lệ trẻ bị trầm cảm, lo âu<br /> thấp hơn so với 1 số tác giả khác như: nghiên<br /> cứu dịch tễ của khoa tâm lý trường đại học<br /> Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc<br /> Gia Hà Nội nghiên cứu trên học sinh 1 số<br /> trường trung học phổ thông Hà Nội trẻ em có<br /> rối loạn lo âu, trầm cảm là 13,14% và theo kết<br /> quả điều tra vế rôí loạn lo âu, trầm cảm ở học<br /> sinh trung học cơ sở Long Xuyên tỷ lệ này là<br /> 16,56% [3], [6]. Kết quả nghiên cứu của<br /> chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu trên<br /> có lẽ do nhóm trẻ chúng tôi tiến hành nghiên<br /> cứu là những trẻ nhỏ tuổi từ 6 đến 10 với lứa<br /> tuổi này thường trẻ ít bị tác động về tâm lý<br /> hơn, hơn nữa sự thay đổi về tâm sinh lý chưa<br /> có biến đổi nhiều.<br /> Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm:<br /> Trong 35 trẻ có biểu hiện trầm cảm thì trầm<br /> cảm đơn thuần chiếm tỷ lệ 28,57%, trong đó<br /> trầm cảm đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là 22,86%.<br /> Trầm cảm kết hợp rối loạn khác chiếm tỷ lệ<br /> 71,43% ( bao gồm 54,29% trầm cảm đủ tiêu<br /> chuẩn chẩn đoán phối hợp rối loạn khác và<br /> 17,14% trầm cảm dưới ngưỡng kết hợp) .<br /> Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng phù<br /> hợp với 1 số tác giả khác như Nguyễn Thị<br /> <br /> 89(01/2): 71 - 75<br /> <br /> Kim Hạnh, Nguyễn Hữu Kỳ…[2], [4] đó là<br /> trầm cảm đơn thuần thường gặp với tỷ lệ thấp<br /> , đa số các trường hợp trầm cảm kèm theo<br /> một số rối loạn khác. Ngoài ra nghiên cứu của<br /> chúng tôi còn gặp 17,14% là trầm cảm phối<br /> hợp dưới ngưỡng là những trầm cảm có thể<br /> đủ tiêu chuẩn chẩn đoán về lâm sàng nhưng<br /> chưa đủ về mặt thời gian.<br /> Đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu:<br /> Cũng như rối loạn trầm cảm kết quả nghiên<br /> cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu<br /> thường ít gặp rối loạn lo âu đơn thuần mà gặp<br /> chủ yếu là rối loạn lo âu phối hợp các rối loạn<br /> khác. Trong 17 trẻ có rối loạn lo âu thì có tới<br /> 16 trẻ có rối loạn lo âu kết hợp với rối loạn<br /> khác chiếm tỷ lệ gần 94%.<br /> Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu<br /> của Nguyễn Thọ: rối loạn lo âu đơn thuần ở<br /> trẻ em thường gặp tỷ lệ thấp, thường gặp có<br /> triệu chứng của lo âu phối hợp với một hoặc<br /> nhiều rối loạn khác [7].<br /> Đặc điểm rối loạn kết hợp trong các rối loạn<br /> lo âu và trầm cảm<br /> Trong 39 trẻ có rối loạn về các mặt tâm thần<br /> thì chỉ có10 trẻ có rối loạn trầm cảm đơn<br /> thuần (25,64%), 1 trẻ có rối loạn lo âu ám ảnh<br /> sợ (2,56%) còn lại chủ yếu là các rối lọan tâm<br /> thần kết hợp (71,77%): Trong đó trầm cảm<br /> kết hợp với lo âu chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> (25,64%), trầm cảm kết hợp với tăng động,<br /> giảm chú ý (17,95%) Ngoài ra còn gặp các rối<br /> loạn phối hợp giữa trầm cảm, lo âu với rối<br /> loạn ứng xử, ám ảnh, nghiện điện tử... Các rối<br /> loạn kết hợp này thường làm cho bệnh nặng<br /> hơn và quá trình can thiệp gặp nhiều khó khăn<br /> hơn. Trên thực tế trong quá trình nghiên cứu<br /> chúng tôi đã gặp những trẻ có biểu hiện trầm<br /> cảm + lo âu quá mức dẫn đến có hành vi tự<br /> sát nhiều lần.<br /> KẾT LUẬN<br /> - Trong 744 trẻ tham gia vào nghiên cứu tỷ lệ<br /> các rối loạn trầm cảm là 4,7%, rối loạn lo âu<br /> 2,28%, tổng số trẻ có rối loạn 5,24%.<br /> - Trong số trẻ có rối loạn trầm cảm: trầm cảm<br /> đơn thuần chiếm tỷ lệ thấp 28,57%, phần<br /> lớn là trầm cảm phối hợp các rối loạn khác<br /> chiếm 71,43%.<br /> <br /> 74<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2