intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu thực trạng chăn nuôi lợn Vân Pa trong các nông hộ ở huyện Đakrông và hướng hóa tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

69
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn Vân Pa ở các nông hộ miền núi ở hai huyện Đakrông và Hướng Hóa có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng phát triển ngành chăn nuôi trên cơ sở tiềm năng sẵn có của địa phương. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để phát triển hệ thống chăn nuôi ở miền núi có hiệu quả và bền vững hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của người dân tộc thiểu số ở miền núi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng chăn nuôi lợn Vân Pa trong các nông hộ ở huyện Đakrông và hướng hóa tỉnh Quảng Trị

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010<br /> NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN VÂN PA<br /> TRONG CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN ĐAKRÔNG VÀ HƯỚNG HÓA<br /> TỈNH QUẢNG TRỊ<br /> Nguyễn Đức Hưng, Đại học Huế<br /> Trần Sáng Tạo, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br /> Nguyễn Thị Tường Vy, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Một nghiên cứu thực địa đã tiến hành tại 5 xã của huyện Đakrông và 5 xã của huyện<br /> Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Kết quả cho thấy khoảng 10,75% hộ ở huyện Đakrông và 9,57%<br /> hộ ở huyện Hướng Hoá nuôi lợn Vân Pa.<br /> Ở huyện Đakrông, qui mô bình quân là 4,40  0,18 con/hộ, trong đó lợn nái là<br /> 1,10  0,06; lợn con là 4,21  0,16; và lợn thịt là 1,56  0,10 con/hộ. Ở huyện Hướng Hóa, qui<br /> mô bình quân là 6,55  0,28 con/hộ, trong đó lợn nái là 1,12  0,07; lợn con là 5,42  0,37 và<br /> lợn thịt là 1,20  0,15 con/hộ. Mục đích nuôi lợn của các hộ ở huyện Đakrông là 100% để bán,<br /> 54,43% để sinh sản, 39,24% để phục vụ lễ hội và 31,64% để giết thịt. Các chỉ tiêu này tương<br /> ứng ở huyện Hướng Hóa là 95,23%; 69,04%; 71,43% và 35,71%. Thức ăn để nuôi lợn gồm<br /> thân cây chuối, môn rừng (100%), sắn củ (89,87% hộ ở Đakrông và 59,52% hộ ở Hướng Hóa),<br /> rau trồng (82,28% hộ ở Đakrông và 78,57% hộ ở Hướng Hóa) và cám gạo (67,09% hộ ở<br /> Đakrông và 42,86% hộ ở Hướng Hóa), không có hộ nào sử dụng thức ăn hỗn hợp để nuôi lợn<br /> Vân Pa. Có 65,82% hộ ở Đakrông và 71,43% hộ ở Hướng Hoá sử dụng chuồng tạm bợ;<br /> 18,99% hộ ở Đakrông và 19,05% hộ ở Hướng Hoá có chuồng bán kiên cố; 100% chuồng nuôi<br /> đều không có hố phân; có 15,19% hộ ở huyện Đakrông và 9,52% hộ ở huyện Hướng Hóa không<br /> có chuồng để nuôi lợn. 100% hộ nuôi lợn đều sử dụng máng ăn, nhưng rất đợn giản. Lợn Vân<br /> Pa có sức đề kháng cao, chỉ có 55,69% số hộ ở huyện Đakrông và 40,48% số hộ ở huyện<br /> Hướng Hoá có dịch bệnh xảy ra;100% hộ nuôi đều không tiêm phòng cho lợn; khoảng 17,78%<br /> hộ ở huyện Đakrông và 21,43% hộ ở huyện Hướng Hóa tự điều trị bệnh cho lợn bằng những<br /> bài thuốc nam thông dụng.<br /> Từ khóa: Hộ, lợn Vân Pa, qui mô, mục đích nuôi, thân cây chuối, môn rừng, chuồng<br /> nuôi, hố phân, máng ăn, đề kháng, tiêm phòng, thuốc nam.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Đakrông và Hướng Hóa là hai huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Người dân ở<br /> đây chủ yếu là dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Kô. Giống lợn cỏ Vân Pa là một trong<br /> những đối tượng được nuôi chủ yếu của bà con dân tộc ở hai huyện miền núi này [1].<br /> 71<br /> <br /> Giống lợn bản địa này có ưu điểm là thịt ngon, ít bệnh tật, giá trị kinh tế lớn [2], [3].<br /> Tuy nhiên, với phương thức nuôi thả rông, việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phối giống và<br /> phòng trừ dịch bệnh chưa được quan tâm nên giống lợn này mang lại hiệu quả thấp [5]<br /> và số lượng ngày càng ít [6]. Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về nguồn gốc, điều<br /> kiện hình thành, khả năng phát triển và giá trị kinh tế của lợn Vân Pa [4]. Đánh giá thực<br /> trạng chăn nuôi lợn Vân Pa ở các nông hộ miền núi ở hai huyện Đakrông và Hướng Hóa<br /> có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng phát triển ngành chăn nuôi trên cơ sở tiềm năng<br /> sẵn có của địa phương. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để phát triển hệ thống chăn nuôi ở<br /> miền núi có hiệu quả và bền vững hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội<br /> của người dân tộc thiểu số ở miền núi.<br /> 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Đối tượng, nội dung và địa điểm nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là các hộ chăn nuôi lợn Vân Pa ở miền núi của hai huyện<br /> Đakrông và Hướng Hóa.<br /> Nội dung nghiên cứu: Quy mô, mục đích nuôi, thức ăn sử dụng nuôi lợn, tình<br /> hình chuồng trại, tình hình dịch bệnh và công tác thú y của các hộ đang nuôi lợn Vân Pa.<br /> Ở mỗi huyện, chọn 5 xã đại diện cho khu vực gần trung tâm thị trấn, khu vực ở<br /> giữa và khu vực xa nhất. Trên cơ sở tiêu chuẩn đó, mỗi huyện chọn 5 xã để nghiên cứu,<br /> gồm xã A Bung, A Ngo, A Vao, Ba Nang và Tà Rụt (huyện Đakrông) và xã Hướng Linh,<br /> Hướng Phòng, Hướng Tân, Hướng Lộc và xã Thuận (huyện Hướng Hóa)<br /> Ở mỗi xã, chọn tất cả các hộ chăn nuôi để lập danh sách điều tra khảo sát. Trong<br /> quá trình điều tra khảo sát các hộ chăn nuôi, nhóm nghiên cứu kết hợp phóng vấn các hộ<br /> chăn nuôi lợn Vân Pa ở hai huyện.<br /> Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01-07/2009<br /> 2.2. Thu thập và xử lý số liệu<br /> Số liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu thống kê, tài liệu đã công bố và báo cáo<br /> của các xã.<br /> Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn hộ, phỏng vấn người cung cấp<br /> thông tin và thảo luận nhóm. Các bản hỏi phỏng vấn hộ, thảo luận nhóm và phỏng vấn<br /> sâu được chuẩn bị trước và kiểm tra thử trước khi điều tra nghiên cứu.<br /> Tất cả các số liệu thu được từ nghiên cứu được tổng hợp, quản lý và phân tích<br /> bằng Excel 2007 và phần mềm SPSS 14.0 for Windows để tính các tham số thống kế<br /> của các chỉ tiêu nghiên cứu.<br /> <br /> 72<br /> <br /> 3. Kết quả và thảo luận<br /> 3.1. Quy mô chăn nuôi lợn Vân Pa<br /> Trên cơ sở danh sách hộ chăn nuôi đã lập ở mỗi xã, nhóm nghiên cứu đã điều tra<br /> tình hình chăn nuôi ở 5 xã của mỗi huyện. Số hộ được khảo sát ở huyện Đakrông là 735<br /> hộ, trong đó có 79 hộ nuôi lợn Vân Pa, chiếm 10,75%. Số hộ khảo sát ở huyện Hướng<br /> Hoá là 439 hộ, trong đó có 42 hộ nuôi lợn Vân Pa, chiếm 9,57%. Kết quả phỏng vấn<br /> các hộ còn cho thấy trên 60% số hộ nuôi lợn Vân Pa từ lâu, gần 30% bắt đầu nuôi trong<br /> vòng 5 năm trở lại và khoảng 10% mới bắt đầu nuôi.<br /> Từ danh sách các hộ chăn nuôi lợn Vân Pa, nhóm nghiên cứu tiếp tục phỏng vấn<br /> các hộ đó để có kết quả mong muốn và trình bày ở bảng 1.<br /> Bảng 1. Qui mô chăn nuôi lợn Vân Pa ở các nông hộ của các xã nghiên cứu ở hai huyện<br /> (ĐVT: con/hộ)<br /> <br /> Huyện Đakrông (n=79)<br /> X  m<br /> <br /> Huyện Hướng Hoá (n=42)<br /> X  m<br /> <br /> 4,40a  0,18<br /> <br /> 6,55b  0,28<br /> <br /> Số lợn nái<br /> <br /> 1,10  0,06<br /> <br /> 1,12  0,07<br /> <br /> Lợn con<br /> <br /> 4,21a  0,16<br /> <br /> 5,42b  0,37<br /> <br /> Lợn thịt<br /> <br /> 1,56  0,10<br /> <br /> 1,20  0,15<br /> <br /> Chỉ tiêu nghiên cứu<br /> Qui mô bình quân<br /> Trong đó:<br /> <br /> Các số có số mũ a,b khác nhau trong cùng một hàng là khác nhau có ý nghĩa thống kê<br /> (P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0