intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu thực trạng mắc bệnh, kiến thức, thái độ thực hành của người dân về bệnh sán lá phổi tại các xã có bệnh lưu hành huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái và kết quả của một số giải pháp can thiệp

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

70
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được tiến hành sau 10 năm với mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc bệnh sán lá phổi ở người tại các xã có bệnh lưu hành, Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về dự phòng bệnh SLP; Đánh giá kết quả của truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh SLP. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng mắc bệnh, kiến thức, thái độ thực hành của người dân về bệnh sán lá phổi tại các xã có bệnh lưu hành huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái và kết quả của một số giải pháp can thiệp

Lương Bá Phú và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 181 – 186<br /> <br /> NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MẮC BỆNH, KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ THỰC HÀNH CỦA<br /> NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH SÁN LÁ PHỔI TẠI CÁC XÃ CÓ BỆNH LƯU HÀNH HUYỆN<br /> LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI VÀ KẾT QUẢ CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP<br /> Lương Bá Phú1, Hoàng Khải Lập2, Đỗ Hàm2<br /> 1<br /> <br /> Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái<br /> 2<br /> Đại học Y Dược Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Năm 2001 bệnh sán lá phổi lần đầu tiên đã được phát hiện taị 3 xã thuộc huyện Lục Yên, với sự<br /> giúp đỡ của WHO và Viện Sốt rét-KST-CT TW y tế các cấp đã cung cấp thuốc điều trị miễn phí,<br /> triển khai các biện pháp phòng chống bệnh cho nhân dân các xã có bệnh lưu hành. Nghiên cứu này<br /> được tiến hành sau 10 năm với mục tiêu:<br /> - Xác định tỷ lệ mắc bệnh sán lá phổi ở người tại các xã có bệnh lưu hành.<br /> - Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về dự phòng bệnh SLP.<br /> - Đánh giá kết quả của truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh SLP.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Người dân tại các xã có ổ bệnh huyện Lục Yên.<br /> - Nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định tỷ lệ mắc bệnh.<br /> - Nghiên cứu can thiệp bằng truyền thông GDSK để phòng bệnh cho cộng đồng.<br /> Kết quả & kết luận:<br /> - Bệnh nhân được phát hiện ở cả 3 xã, tỷ lệ mắc bệnh là 5,6%.<br /> - Kiến thức về bệnh sán lá phổi và phòng chống bệnh của người dân còn thấp.<br /> - Tỷ lệ thực hành của người dân không ăn cua đá nướng và khi nghi ngờ mắc bệnh đến cơ sở y tế<br /> khám chữa bệnh cao nên đã góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh.<br /> - Can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng có tác dụng tích cực cải thiện<br /> KAP, có thể duy trì và nhân rộng mô hình.<br /> Từ khóa: Sán lá phổi<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Bệnh sán lá phổi (Paragonimiasis) được<br /> WHO xếp vào nhóm các bệnh sán lá truyền<br /> qua thực phẩm, có mã số là ICD-10 B66.4<br /> theo Hệ thống phân loại bệnh tật quốc tế,<br /> thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh<br /> truyền nhiễm của Việt Nam [4]. Đây là vấn đề<br /> y tế công cộng vô cùng quan trọng ảnh hưởng<br /> lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội nhưng<br /> theo báo cáo của WHO lại là những bệnh<br /> thường bị lãng quên nhất [8].<br /> Tại Việt Nam ca bệnh đầu tiên được Monzel<br /> thông báo năm 1906. Đến nay đã có 10 tỉnh ở<br /> miền Bắc đã được điều tra và phát hiện có<br /> bệnh sán lá phổi là: Lai Châu, Sơn La, Lao<br /> Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng<br /> Sơn, Hoà Bình, Nghệ An, Yên Bái [3]. Năm<br /> 2001 tại tỉnhYên Bái lần đầu tiên ổ bệnh sán<br /> *<br /> <br /> lá phổi đã được ghi nhận tại 3 xã An Lạc,<br /> Khánh Hoà và Động Quan thuộc huyện Lục<br /> Yên [6]. Từ đó Trung tâm Phòng chống Sốt<br /> rét-KST- CT tỉnh Yên Bái đã kết hợp với<br /> Viện Sốt rét-KST-CT TW và Tổ chức Y tế<br /> thế giới (WHO) cung cấp thuốc điều trị miễn<br /> phí, triển khai các biện pháp phòng chống<br /> bệnh cho nhân dân các xã có bệnh lưu<br /> hành [3].<br /> Để góp phần tích cực vào công tác chăm sóc<br /> và bảo vệ sức khoẻ nhân dân vùng bệnh lưu<br /> hành cần có một điều tra đánh giá về thực<br /> trạng nhiễm bệnh, kiến thức, thái độ, thực<br /> hành về bệnh sán lá phổi của người dân để<br /> tiếp tục đề ra các giải pháp phù hợp cho công<br /> tác phòng chống bệnh có hiệu quả, đồng thời<br /> cũng nhằm đạt được mục tiêu của WHO đã đề<br /> ra trong Kế hoạch toàn cầu chống lại các<br /> bệnh nhiệt đới bị lãng quên giai đoạn 20082015, trong đó có bệnh sán lá phổi [8,9].<br /> 181<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lương Bá Phú và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> 1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh sán lá phổi ở<br /> người tại các xã có bệnh lưu hành.<br /> 2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của<br /> người dân về dự phòng bệnh SLP.<br /> 3. Đánh giá kết quả của truyền thông giáo<br /> dục sức khoẻ phòng chống bệnh SLP.<br /> Đối tượng nghiên cứu: Người dân tại các xã<br /> có ổ bệnh huyện Lục Yên.<br /> Địa điểm nghiên cứu: Chọn 3 xã có lưu hành<br /> bệnh sán lá phổi của huyện Lục Yên: Khánh<br /> Hoà, An Lạc, Động Quan. Điều kiện tự nhiên<br /> đều là các xã miền núi, nhiều khe suối có cua<br /> đá (mountain stream crab) là vật chủ trung<br /> gian truyền bệnh.<br /> Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến<br /> tháng 9 năm 2011.<br /> Phương pháp nghiên cứu:<br /> - Nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định tỷ<br /> lệ mắc bệnh, tình trạng KAP của người dân<br /> về phòng bệnh SLP.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> 89(01/2): 181 – 186<br /> <br /> - Nghiên cứu can thiệp bằng truyền thông<br /> GDSK để phòng bệnh cho cộng đồng.<br /> Cỡ mẫu và chọn mẫu:<br /> - Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả: Tính được<br /> 3500 người.<br /> - Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp: tính và<br /> làm tròn là 100 người xã can thiệp, 100 người<br /> xã đối chứng.<br /> Nội dung can thiệp:<br /> + Truyền thông KAP về phòng chống bệnh<br /> sán lá phổi.<br /> + Hướng dẫn thực hành phòng chống bệnh<br /> sán lá phổi.<br /> Phân tích xử lý số liệu.<br /> Sử dụng chương trình Epi Data 3.1 để nhập<br /> số liệu. Phân tích số liệu được tiến hành bằng<br /> chương trình SPSS.11.1. Với các test thống<br /> kê y học.<br /> <br /> Bảng 1. Kết quả khám phát hiện bệnh SLP<br /> BN mắc SLP TS khám<br /> Lâm sàng<br /> XN đờm (+)<br /> Xã điều tra<br /> An Lạc<br /> Khánh Hoà<br /> Động Quan<br /> Cộng<br /> <br /> 362<br /> 324<br /> 509<br /> 1195<br /> <br /> Số lượng<br /> 7<br /> 22<br /> 38<br /> 67<br /> <br /> %<br /> 1,9<br /> 6,8<br /> 7,4<br /> 5,6<br /> <br /> Số lượng<br /> 1<br /> 0<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Eliza (+)<br /> <br /> %<br /> 0,3<br /> 0<br /> 0,2<br /> 0,17<br /> <br /> Số lượng<br /> 1<br /> 4<br /> 4<br /> 9<br /> <br /> %<br /> 0,3<br /> 1,2<br /> 0,8<br /> 0,75<br /> <br /> Nhận xét: 67 bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng mắc bệnh sán lá phổi, trong đó có 2 trường<br /> hợp xét nghiệm đờm có trứng sán lá phổi, 9 trường hợp xét nghiệm Eliza dương tính, tỷ lệ mắc<br /> bệnh là 5,6%.<br /> Bảng 2. Tỷ lệ mắc bệnh SLP phân bố theo nhóm tuổi và dân tộc<br /> Nhóm tuổi<br /> <br /> Số<br /> người<br /> khám<br /> <br /> ≤5<br /> 6-15<br /> 16-30<br /> 31-60<br /> > 61<br /> T. số<br /> <br /> 7<br /> 33<br /> 357<br /> 718<br /> 80<br /> 1195<br /> <br /> Số<br /> Bệnh nhân<br /> Nam<br /> Nữ<br /> 0<br /> 0<br /> 3<br /> 3<br /> 12<br /> 7<br /> 23<br /> 17<br /> 1<br /> 1<br /> 39<br /> 28<br /> <br /> Dân tộc<br /> Dao<br /> Nam<br /> Nữ<br /> 0<br /> 0<br /> 3<br /> 3<br /> 11<br /> 4<br /> 17<br /> 15<br /> 1<br /> 0<br /> 32<br /> 22<br /> <br /> Dân tộc<br /> khác<br /> Nam<br /> Nữ<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 1<br /> 3<br /> 6<br /> 2<br /> 0<br /> 1<br /> 7<br /> 6<br /> <br /> Tỷ lệ mắc bệnh của trẻ<br /> em và người lớn<br /> Trẻ em<br /> Người lớn<br /> 6<br /> 61<br /> <br /> 6<br /> <br /> 61<br /> <br /> Nhận xét: Bệnh nhân mắc sán lá phổi chủ yếu là người lớn từ 16-60 tuổi chiếm 91%. Dân tộc<br /> Dao chiếm 80,5%, các dân tộc khác chiếm 19,5%.<br /> 182<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lương Bá Phú và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 181 – 186<br /> <br /> Bảng 3. Kiến thức về đường lây truyền bệnh SLP<br /> Xã điều tra<br /> Đường lây<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> 1.155<br /> <br /> Do ăn cua đá nướng<br /> Không biết và nguyên nhân khác<br /> Cộng<br /> <br /> Khánh Hoà<br /> <br /> An Lạc<br /> <br /> Động Quan<br /> <br /> 168<br /> 54,7<br /> 139<br /> 45,3<br /> 307<br /> <br /> 181<br /> 51,1<br /> 173<br /> 48,9<br /> 354<br /> <br /> 121<br /> 24,5<br /> 373<br /> 75,5<br /> 494<br /> <br /> Nhận xét: Kiến thức về đường lây truyền bệnh là do ăn cua đá nướng không đồng đều ở các xã.<br /> Tỷ lệ hiểu biết đúng chiếm từ 24,5% đến 54,7%. Tỷ lệ hiểu biết chưa đúng thay đổi từ 45,3% đến<br /> 75,5% tuỳ theo từng xã.<br /> Bảng 4. Nhận thức về phòng bệnh SLP<br /> Xã điều tra<br /> Phòng bệnh<br /> Nhất thiết không ăn cua đá nướng<br /> Phải sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh<br /> Nghi ngờ mắc bệnh là phải đến cơ sở y tế<br /> khám và điều trị<br /> Không biết<br /> <br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> <br /> Khánh Hoà<br /> <br /> An Lạc<br /> <br /> Động Quan<br /> <br /> 184<br /> 59,9<br /> 40<br /> 13,0<br /> 69<br /> 22,5<br /> 68<br /> 22,1<br /> <br /> 134<br /> 37,9<br /> 36<br /> 10,2<br /> 77<br /> 21,8<br /> 135<br /> 38,1<br /> <br /> 110<br /> 22,3<br /> 44<br /> 8,9<br /> 100<br /> 20,2<br /> 266<br /> 53,8<br /> <br /> Nhận xét: Số người biết không ăn cua đá nướng để không mắc bệnh chỉ chiếm từ 22,3% đến<br /> 59,9% tuỳ từng xã. Ngược lại số người không biết còn rất cao chiếm từ 22,1 đến 53,8%.<br /> Bảng 5. Ứng xử của người dân khi nghi ngờ bị bệnh SLP<br /> Xã điều tra<br /> Ứng xử<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> <br /> Cơ sở y tế là đáng tin cậy<br /> Tự dùng thuốc<br /> Cúng ma cũng được<br /> Không làm gì<br /> Cộng<br /> <br /> Khánh Hoà<br /> <br /> An Lạc<br /> <br /> Động Quan<br /> <br /> 284<br /> 92,5<br /> 6<br /> 2,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> 17<br /> 5,2<br /> 307<br /> <br /> 257<br /> 72,6<br /> 69<br /> 19,5<br /> 7<br /> 2,0<br /> 21<br /> 5,9<br /> 354<br /> <br /> 340<br /> 68,8<br /> 42<br /> 8,5<br /> 35<br /> 7,1<br /> 77<br /> 15,6<br /> 494<br /> <br /> Nhận xét: Khi nghi ngờ mắc bệnh sán lá phổi đa số người dân cho rằng cơ sở y tế là đáng tin cậy.<br /> Tuy nhiên vẫn còn một số người dân không làm gì hoặc chọn cách cúng ma để mong khỏi bệnh.<br /> Bảng 6. Thực hành của người dân về ăn cua đá nướng<br /> Xã điều tra<br /> Thực hành<br /> Ăn cua đá nướng<br /> Không ăn cua đá nướng<br /> <br /> Khánh Hoà<br /> <br /> An Lạc<br /> <br /> Động Quan<br /> <br /> 11<br /> 3,6<br /> 296<br /> 96,4<br /> 307<br /> <br /> 9<br /> 2,5<br /> 345<br /> 97,5<br /> 354<br /> <br /> 14<br /> 2,8<br /> 480<br /> 97,2<br /> 494<br /> <br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> <br /> Cộng<br /> <br /> Nhận xét: Đa số người dân không ăn cua đá nướng, tuy nhiên vẫn còn 2,5-3,5% ăn cua đá nướng.<br /> 183<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lương Bá Phú và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 181 – 186<br /> <br /> Bảng 7. Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu<br /> Xã điều tra<br /> <br /> Khánh Hoà<br /> <br /> An Lạc<br /> <br /> Động Quan<br /> <br /> 200<br /> 65,1<br /> 41<br /> 13,4<br /> 66<br /> 21,5<br /> 307<br /> <br /> 264<br /> 74,6<br /> 32<br /> 9,0<br /> 58<br /> 16,4<br /> 354<br /> <br /> 228<br /> 46,2<br /> 164<br /> 33,2<br /> 102<br /> 20,6<br /> 494<br /> <br /> Thực hành<br /> Đại tiện vào nhà tiêu<br /> <br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> <br /> Đại tiện ra suối<br /> Đại tiện ra môi trường<br /> Cộng<br /> <br /> Nhận xét: Thực hành sử dụng nhà tiêu tại các xã điều tra thay đổi từ 46,2-74,6% tuỳ từng xã, số<br /> còn lại là đại tiện ra suối hoặc môi trường.<br /> Bảng 8. Thực hành của người dân khi nghi ngờ mắc bệnh sán lá phổi<br /> Xã điều tra<br /> <br /> Khánh Hoà<br /> <br /> An Lạc<br /> <br /> Động Quan<br /> <br /> 299<br /> 97,4<br /> 1<br /> 0,3<br /> 7<br /> 2,3<br /> 307<br /> <br /> 277<br /> 78,2<br /> 47<br /> 13,3<br /> 30<br /> 8,4<br /> 354<br /> <br /> 391<br /> 79,1<br /> 39<br /> 7,9<br /> 64<br /> 12,9<br /> 494<br /> <br /> Thực hành<br /> Đến cơ sở y tế khám và điều trị<br /> Tự chữa bệnh<br /> Cúng ma hoặc không làm gì<br /> <br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> <br /> Cộng<br /> <br /> Nhận xét: Khi nghi ngờ mắc bệnh sán lá phổi đa số người dân (từ 78,2- 97,4) chọn đến cơ sở y tế<br /> khám và điều trị, số còn lại không làm gì hoặc cúng ma, hoặc tự chữa bệnh.<br /> Kết quả can thiệp bằng truyền thông giáo dục về dự phòng bệnh SLP.<br /> Đã tiến hành truyền thông giáo dục tại 16 thôn xã động Động Quan; số tranh tuyên truyền đã phát<br /> 5.840; số buổi ttruyền thông: 68; số buổi truyền thông tại hộ gia đình: 190 với số luợt người tham đự:<br /> 6.719. Kết quả triển khai hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ tại xã can thiệp- xã Động Quan.<br /> Bảng 9. Sự thay đổi về kiến thức thức, thái độ và thực hành của người dân xã can thiệp (n= 88 )<br /> `<br /> <br /> 1. Về kiến thức:<br /> Nguyên nhân của bệnh<br /> Đường lây truyền<br /> Biểu hiện của bệnh:<br /> - Ho co đờm, kéo dài lẫn máu<br /> - Tức ngực<br /> - Khó thở<br /> 2. Thái độ:<br /> Bệnh có thể gây chết người<br /> Bệnh kéo dài nhiều năm<br /> Bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ<br /> Bệnh có thể chữa khỏi bằng thuốc<br /> 3.Thực hành:<br /> Nhất thiết không ăn cua đá nướng<br /> Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh<br /> Khi nghi ngờ mắc bệnh đến y tế khám và điều trị<br /> <br /> Kết quả thu được<br /> Trước can thiệp<br /> Sau can thiệp<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> <br /> Chỉ số<br /> hiệu quả %<br /> <br /> 16<br /> 22<br /> <br /> 18,1<br /> 25,0<br /> <br /> 86<br /> 86<br /> <br /> 97,7<br /> 97,7<br /> <br /> 81,5<br /> 74,4<br /> <br /> 17<br /> 7<br /> 5<br /> <br /> 19,3<br /> 7,9<br /> 5,6<br /> <br /> 87<br /> 86<br /> 81<br /> <br /> 98,9<br /> 97,7<br /> 92,0<br /> <br /> 81,5<br /> 91,9<br /> 93,9<br /> <br /> 22<br /> 2<br /> 17<br /> 39<br /> <br /> 25,0<br /> 2,2<br /> 19,3<br /> 44,3<br /> <br /> 86<br /> 84<br /> 86<br /> 87<br /> <br /> 97,7<br /> 95,5<br /> 97,7<br /> 98,9<br /> <br /> 74,4<br /> 97,6<br /> 80,2<br /> 55,2<br /> <br /> 19<br /> 8<br /> 8<br /> <br /> 21,5<br /> 9,0<br /> 9,0<br /> <br /> 85<br /> 78<br /> 78<br /> <br /> 96,6<br /> 88,6<br /> 88,6<br /> <br /> 77,7<br /> 89,8<br /> 89,8<br /> <br /> 184<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lương Bá Phú và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 181 – 186<br /> <br /> Nhận xét: Ở xã can thiệp, sau can thiệp có sự cải thiện rõ rệt về KAP. Chỉ số hiệu quả đạt từ<br /> 55,2 đến 97,6%.<br /> Bảng 10. So sánh Hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khoẻ cải thiện kiến thức , hành vi giữa xã<br /> can thiệp và xã đối chứng<br /> Các chỉ số về kiến thức và thái độ<br /> <br /> Kiến thức<br /> <br /> Thái độ<br /> <br /> Nguyên nhân gây bệnh<br /> Đường lây bệnh<br /> Ho có đờm kéo dài, lẫn máu<br /> Tức ngực<br /> Khó thở khi gắng sức<br /> Có thể chết người<br /> Bệnh kéo dài nhiều năm<br /> Ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ<br /> Có thể chữa khỏi hoàn toàn<br /> bằng thuốc<br /> <br /> CSHQ%<br /> Xã<br /> Xã<br /> can thiệp<br /> đối chứng<br /> 81,5<br /> 2,2<br /> 81,5<br /> 2,2<br /> 81,5<br /> 2,2<br /> 91,9<br /> 2,3<br /> 93,9<br /> 1,1<br /> 74,4<br /> 3,3<br /> 97,6<br /> 3,4<br /> 80,2<br /> 1,1<br /> 55,2<br /> <br /> 2,2<br /> <br /> HQCT%<br /> <br /> 79,3<br /> 79,3<br /> 79,3<br /> 89,6<br /> 92,8<br /> 71,1<br /> 94,2<br /> 79,1<br /> 53,0<br /> <br /> Nhận xét: So sánh với xã đối chứng hiệu quả cải thiện kiến thức, thái độ sau khi can thiệp bằng truyền<br /> thông giáo dục sức khoẻ được cải thiện rõ rệt. Chỉ số hiệu quả can thiệp đạt từ 53% đến 94,2%.<br /> [3]. Nguyễn Mạnh Hùng, Đỗ Trung Dũng ( 2011):<br /> KẾT LUẬN<br /> Công tác Phòng chống giun sán giai đoạn 20061. Tỷ lệ mắc bệnh sán lá phổi ở người tại các<br /> 2010 phương hướng thực hiện chương trình phòng<br /> xã có bệnh lưu hành của huyện Lục Yên tỉnh<br /> chống bệnh giun sán 2011-2015. Công trình khoa<br /> Yên Bái là 5,6%.<br /> học báo cáo tại Hội nghị Ký sinh trùng lần thứ 38.<br /> Nhà xuất bản Y học Hà Nội.<br /> 2. Kiến thức về bệnh sán lá phổi và phòng<br /> [4]. Luật Phòng chống Bệnh truyền nhiễm (2007):<br /> chống bệnh của người dân còn thấp.<br /> Quốc hội Khoá XII, Kỳ họp thứ 2. Số<br /> 3. Tỷ lệ thực hành của người dân không ăn<br /> 03/2007/QH12/ngày 21/11/2007.<br /> cua đá nướng và khi nghi ngờ mắc bệnh đến<br /> [5]. Trịnh Ngọc Phan (1985): Các bệnh sán lá.<br /> cơ sở y tế khám chữa bệnh tương đối cao nên<br /> Bệnh truyền nhiễm. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.<br /> Tr 216-224.<br /> đã góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh tại cộng<br /> [6]. Lương Bá Phú (2006): Nghiên cứu dịch tễ,<br /> đồng.<br /> biểu hiện bệnh lý và điều trị bệnh sán lá phổi ở<br /> 4. Hiệu quả của công tác truyền thông giáo<br /> huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. Công trình nghiên<br /> dục sức khoẻ phòng chống bệnh sán lá phổi<br /> cứu khoa học báo cáo tại hội nghị khoa học toàn<br /> có tác dụng tích cực cải thiện KAP, tỷ lệ mắc<br /> quốc chuyên ngành sốt rét-Ký sinh trùng-Côn<br /> bệnh. Dễ duy trì và nhân rộng mô hình.<br /> trùng giai đoạn 2001-2005, Tập II Ký sinh trùng<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y Hà<br /> Nội (2001): Sán lá phổi. Ký sinh trùng Y học. Nhà<br /> xuất bản Y học Hà Nội 2001. Tr: 197-201.<br /> [2]. Nguyễn Văn Đề, Lê Văn Châu, Lê Đình Công<br /> (2001): Nghiên cứu dịch tễ, bệnh học, chẩn đoán<br /> và điều trị bệnh sán lá phổi ở một số điểm thuộc<br /> các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Kỷ yếu công<br /> trình nghiên cứu khoa học 1996-2000 Viện Sốt<br /> rét-ký sinh trùng-côn trùng Trung ương. Nhà xuất<br /> bản Y học Hà Nội.<br /> <br /> và côn trùng. Nhà xuất bản Y học Hà Nội . Tr 97107.<br /> [7]. WHO (1995). Control of food-borne<br /> trematode infections. Report of a WHO Study<br /> Group. WHO Tech Rep Ser, No. 849. Geneva:<br /> World Health Organization; 1995 p. 157.<br /> [8]. WHO (2007). Global plan to combat<br /> neglected tropical diseases 2008–2015. Geneva,<br /> World<br /> Health<br /> Organization,<br /> 2007<br /> (WHO/CDS/NTD/2007.3).<br /> [9]. WHO (2010) : Working to overcome the<br /> global impact of neglected tropical diseases. First<br /> WHO report on neglected tropical diseases.<br /> <br /> 185<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2