intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tính đa dạng của cây họ cà (Solanaceae) tại Quảng Nam

Chia sẻ: ViUzumaki2711 ViUzumaki2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc khuyến nghị tiếp tục điều tra nguồn gen, thu thập, bảo tồn và phát triển những loài đang trồng trọt và hoang dại quý để phục vụ công tác chọn tạo giống mới, sử dụng nguồn gen có hiệu quả nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tính đa dạng của cây họ cà (Solanaceae) tại Quảng Nam

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÂY HỌ CÀ<br /> (SOLANACEAE) TẠI QUẢNG NAM<br /> Lê Thị Khánh1<br /> Trần Thị Kim Phụng2<br /> Phạm Lê Hoàng3<br /> Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại Quảng Nam từ 2-12/2013, nhằm xác định được<br /> tính đa dạng về loài, hình thái, môi trường sống, tiềm năng và giá trị sử dụng (làm thực<br /> phẩm, làm cảnh, làm thuốc) của cây họ cà trên địa bàn Quảng Nam, làm cơ sở đề xuất<br /> hướng bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn gen các loài họ cà có hiệu quả; áp dụng<br /> phương pháp điều tra PRA, theo tuyến địa hình sinh thái thấp dần từ Tây sang Đông,<br /> đại diện 3 vùng sinh thái: đồi núi, trung du, vùng đồng bằng ven biển. Kết quả cho thấy:<br /> Nguồn gen cây họ cà tại các điểm điều tra rất đa dạng và phong phú, phân loại theo<br /> bậc taxon chi loài: đã xác định được 7 chi (Solanum (cà); Lycopersicon (cà chua);<br /> Physalis (thù lù); Datura (cà dược); Capsicum (ớt); Brunfeldsia (lài hai màu); Petunia<br /> (dạ yên thảo) và 14 loài. Trong đó chi Solanum (cà) có 8 loài, có độ đa dạng loài cao<br /> nhất chiếm 50%. Số loài ở 3 khu vực và huyện xã biến động từ 6 đến 13 loài. Độ đa<br /> dạng loài cao nhất ở khu vực 1 (trung tâm) và huyện Duy Xuyên với 13 loài chiếm<br /> 92,86 %. Đặc điểm hình thái thân, cành, lá, hoa, quả các loài cây họ cà được tìm thấy,<br /> mô tả ở Quảng Nam rất đa dạng, phong phú kiểu hình: có 22 đặc điểm thân, cành; 17<br /> đặc điểm về lá; 11 đặc điểm về hoa; 30 đặc điểm về quả. Sự phân bố của cây họ cà ở các<br /> môi trường sống đa dạng: cây trong vườn hộ có độ đa dạng loài cao nhất (chiếm 38,88%),<br /> ven bụi bờ, ven sông, ven đồi 22,22%. Giá trị sử dụng rất phong phú: làm thực phẩm,<br /> gia vị, làm thuốc, làm cảnh, trong đó cây hoang dại làm thuốc có độ đa dạng loài lớn<br /> nhất (chiếm 50%). Vì vậy, nghiên cứu này khuyến nghị tiếp tục điều tra nguồn gen, thu<br /> thập, bảo tồn và phát triển những loài đang trồng trọt và hoang dại quý để phục vụ<br /> công tác chọn tạo giống mới, sử dụng nguồn gen có hiệu quả nhất.<br /> Từ khóa: Bảo tồn, cây họ cà, chi, đa dạng, loài, nghiên cứu.<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Ngày nay nguồn gen cây trồng có vai trò vô cùng quan trọng đối với nông nghiệp,<br /> môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn các nguồn tài nguyên khác như đất và nước<br /> cho sự sống của con người [7]. Vì vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sự<br /> phát triển của nhân loại trên phạm vi toàn cầu hiện tại và tương lai.<br /> Họ cà (Solanaceae) là một họ thực vật có hoa nằm trong bộ cà (Solanales) với<br /> khoảng 96 chi với 3000 - 4000 loài [11]. Chúng phân bố trên tất cả các châu lục, trừ<br /> 1<br /> <br /> Trường Đại học Nông Lâm Huế<br /> Trường Đại học Nông Lâm Huế<br /> 3<br /> Trường Đại học Nông Lâm Huế<br /> 2<br /> <br /> LÊ THỊ KHÁNH, TRẦN THỊ KIM PHỤNG, PHẠM LÊ HOÀNG<br /> Nam cực, với sự đa dạng loài chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ, trong đó sự đa dạng loài lớn<br /> nhất là ở gần xích đạo. Theo Vũ Văn Hợp (2006), ở Việt Nam họ cà đã được phát hiện<br /> và định danh bao gồm 15 chi với 61 loài phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam với nhiều<br /> vùng sinh thái khác nhau [5].<br /> Cây họ cà đã giữ một vị trí quan trọng trong cây trồng làm rau, làm cảnh, làm<br /> thuốc ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao<br /> như ớt, cà chua, cà tím, cà pháo, khoai tây, thuốc lá được trồng và sử dụng rất rộng rãi.<br /> Các món ăn từ cây họ cà được sử dụng hàng ngày dưới nhiều hình thức và cách chế<br /> biến khác nhau. Những món ăn dân dã, lâu đời của người Việt Nam như cà dầm tương,<br /> cà muối (muối chua, muối mặn, muối xổi), ớt muối, tương ớt, ớt bột, tương cà chua... đã<br /> trở nên quen thuộc và có dấu ấn rõ nét trong văn hóa người Việt Nam. Vì vậy, cây họ cà<br /> không những có giá trị dinh dưỡng, kinh tế mà còn mang lại giá trị văn hóa, ẩm thực,<br /> truyền thống của người Việt Nam.<br /> Trong những năm gần đây, sự đa dạng của các nguồn tài nguyên di truyền ở Việt<br /> Nam nói chung và nguồn gen cây họ cà nói riêng đang bị đe dọa nghiêm trọng hoặc<br /> đang đứng trên bờ tuyệt chủng, do việc khai thác bừa bãi, thiếu ý thức, thói quen canh<br /> tác lạc hậu, thiên tai, sự gia tăng dân số và đô thị hóa. Đặc biệt, sự biến đổi khí hậu,<br /> nước biển dâng đã đe dọa tới việc trồng trọt và sản xuất của nông dân. Cùng với sự du<br /> nhập các giống cây trồng mới và những giống lai năng suất cao đã làm suy giảm cả về<br /> diện tích lẫn nguồn gen của các giống cây trồng bản địa. Hơn 80% giống cây trồng bản<br /> địa đã mất đi trên đồng ruộng sau những phong trào hiện đại hóa [10]. Việt Nam đã mất<br /> đi vĩnh viễn 10 loài, 900 loài bị đe doạ tuyệt chủng (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên<br /> nhiên, 2008). Quyết định của Bộ Nông nghiệp (2005) đã nêu rõ: về nguồn gen cây trồng<br /> quý hiếm cần phải bảo tồn, họ cà có tổng số 107 nguồn gen thuộc 28 loài, 3 chi quý<br /> hiếm cần phải bảo tồn tại Việt Nam. Để giảm nguy cơ tuyệt chủng các loài thực vật<br /> hoang dại, cách tốt nhất là nhanh chóng đưa các loài thực vật này vào hệ thống cây<br /> trồng của người dân. (Zubaida, 2007).<br /> Quảng Nam là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung, là nơi giao thoa<br /> của khí hậu 2 miền Nam Bắc, mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông lạnh, ẩm<br /> và mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Đồng thời mang nét<br /> đặc thù của khí hậu vùng đồng bằng ven biển miền Trung là có chế độ bức xạ phong<br /> phú, nền nhiệt độ cao và chế độ nhiệt tương đối ổn định. Về thổ nhưỡng có 9 loại đất<br /> thuộc 5 nhóm đất cơ bản. Hơn nữa, Quảng Nam từng là nơi hội tụ, giao lưu giữa các<br /> nền văn hóa tiên tiến trên thế giới. Điều kiện khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng rất đa<br /> dạng cùng với sự phong phú của các nền văn hóa đã tạo nên sự đa dạng sinh học,<br /> trong đó có cây họ cà. Tuy nhiên, các loài cây họ cà ở Quảng Nam chưa được quan<br /> tâm đúng mức. Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu tính đa<br /> dạng cây họ cà tại Quảng Nam nhằm: Xác định được tính đa dạng về loài, hình thái,<br /> môi trường sống, tiềm năng và giá trị sử dụng (làm thực phẩm, làm cảnh, làm thuốc)<br /> của cây họ cà trên địa bàn Tỉnh, làm cơ sở đề xuất hướng bảo tồn, phát triển và sử<br /> dụng nguồn gen các loài họ cà có hiệu quả.<br /> 38<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÂY HỌ CÀ (SOLANACEAE)…<br /> 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng: Các loài cây thuộc họ cà bao gồm cây hoang dại, bán hoang dại,<br /> giống địa phương… phục vụ sản xuất và đời sống ở Quảng Nam<br /> - Phạm vi nghiên cứu: Điều tra, mô tả, phân loại và đánh giá tính đa dạng các<br /> thành phần cây họ cà theo bậc taxon, môi trường sống, giá trị sử dụng (bộ phiếu điều tra<br /> quỹ gen cây họ cà và 60 vườn hộ). Thời gian nghiên cứu từ tháng 2-12/2013; tại 3<br /> huyện và thành phố: Duy Xuyên, TP.Tam Kỳ, TP. Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam (đại<br /> diện địa hình thấp dần từ Tây sang Đông)<br /> 2.2. Nội dung nghiên cứu<br /> - Điều tra và nhận diện, mô tả các loài cây họ cà ở địa bàn tỉnh Quảng Nam, Phân loại cây họ cà theo bậc taxon.<br /> - Đánh giá sự đa dạng loài, đặc điểm hình thái, môi trường sống và giá trị sử dụng<br /> của các loài cây họ cà.<br /> - Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển nguồn gen cây họ cà tại Quảng Nam.<br /> 2.3 Phương pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp chọn tuyến và điểm điều tra<br /> + Dựa vào “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (1996) [1].<br /> + Dựa vào bản đồ hiện trạng và đặc điểm địa hình, thiết lập các tuyến điều tra, thu<br /> thập và đánh giá sao cho tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu<br /> nghiên cứu, các tuyến đó phải cắt ngang các vùng đại diện cho khu nghiên cứu. Từ<br /> tuyến chính, các tuyến phụ theo kiểu xương cá được mở về hai phía và đi qua các<br /> huyện, xã khác nhau. Trung bình 1,5 km chiều dài của tuyến chính lại có 2 tuyến phụ<br /> được mở ra. Trên mỗi tuyến, điều tra tất cả các loài họ cà nằm ở phạm vi 10 m mỗi bên.<br /> Dựa vào vị trí địa lý, địa hình Quảng Nam thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành<br /> 3 vùng sinh thái: vùng đồi núi, trung du, vùng đồng bằng và ven biển. Chúng tôi chọn 3<br /> khu vực điều tra: (1) Khu vực 1 (trung tâm): xã Duy Vinh - huyện Duy Xuyên; phường<br /> An Phú – TP.Tam Kỳ; phường Cẩm Châu – TP.Hội An; (2) Khu vực 2 (phía Đông): xã<br /> Duy Nghĩa – huyện Duy Xuyên; xã Tam Phú – TP.Tam Kỳ; Phường Cẩm An - TP. Hội<br /> An; (3) Khu vực 3 (phía Tây): Phường An Mỹ - TP.Tam Kỳ; thị trấn Nam Phước Huyện Duy Xuyên; Phường Thanh Hà – TP Hội An<br /> - Phương pháp điều tra chuyên ngành<br /> + Phỏng vấn trực tiếp có sự tham gia của người dân (PRA) theo bộ phiếu điều tra,<br /> quỹ gen, đối tượng là chủ hộ vườn, người sản xuất cây họ cà, những người lớn tuổi, phụ<br /> nữ, người buôn bán cà ở các chợ địa phương.<br /> <br /> 39<br /> <br /> LÊ THỊ KHÁNH, TRẦN THỊ KIM PHỤNG, PHẠM LÊ HOÀNG<br /> + Quan sát ghi chép vào phiếu điều tra, mô tả tất cả các thông tin về các loài đã<br /> gặp như tên địa phương, vị trí, đặc điểm hình thái bên ngoài (thân, lá, hoa, quả), thông<br /> tin từ người dân, ngoài ra chụp ảnh và thu mẫu về định danh những loài chưa biết.<br /> - Phương pháp nhận diện mẫu và xác định bậc taxon<br /> + Dựa vào các tài liệu của các tác giả: Vũ Văn Hợp, 2006 [5]; Phạm Hoàng Hộ,<br /> 1999 [4]; Võ Văn Chi, 1999 [3]; Đỗ Tất Lợi, 2011 [8].<br /> + Đối chiếu cây trên thực địa với hình ảnh màu, tài liệu in sẵn và học hỏi người<br /> dân địa phương.<br /> - Phương pháp mô tả và đánh giá tính đa dạng nguồn gen cây họ cà<br /> + Mô tả nguồn gen cây họ cà bằng phương pháp trực quan kết hợp so sánh đối<br /> chiếu với tài liệu chuẩn mô tả và đánh giá nguồn gen “Bộ phiếu điều tra, thu thập, mô<br /> tả, đánh giá quỹ gen cây trồng” [2].<br /> - Phương pháp đánh giá tính đa dạng về giá trị sử dụng cây họ cà<br /> Dựa vào số liệu sơ cấp thu được qua các phiếu điều tra (60 hộ) và tài liệu của các tác<br /> giả [3] [4] [5] [8] [6]; ngoài ra, còn tham khảo sách, tạp chí, tài liệu nghiên cứu, thông tin<br /> internet và từ người dân địa phương.<br /> - Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br /> + Đánh giá độ đa dạng loài (trong điều kiện tự nhiên) theo công thức: d (%)= S/Nx100<br /> (S là tổng số mẫu thu thập, N số mẫu phát hiện theo chỉ tiêu cụ thể)<br /> + Độ gặp/tần suất xuất hiện của loài theo công thức của Nguyễn Văn Tuyên, 2000<br /> p<br /> [9]: Công thức: C (%) = x100; trong đó: p là số xã (hộ) tìm thấy mẫu có loài (giống)<br /> P<br /> nghiên cứu, P là tổng số xã (hộ) thấy mẫu.<br /> Mức độ đánh giá: loài phổ biến (thường gặp): C > 50%; loài khá phổ biến (ít<br /> gặp): C = 25 - 50%; Loài ngẫu nhiên (rất ít): C < 25%<br /> - Phương pháp xử lý số liệu<br /> Các số liệu được xử lý bằng chương trình Microsoft EXCEL<br /> 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br /> 3.1 Tính đa dạng nguồn gen cây họ cà ở Quảng Nam<br /> Qua nghiên cứu 3 huyện/thành phố với 9 phường xã theo tuyến sinh thái địa hình<br /> từ cao (phía Tây) thấp dần sang thấp (phía Đông), chúng tôi thu được bảng 3.1<br /> <br /> 40<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÂY HỌ CÀ (SOLANACEAE)…<br /> Bảng 3.1. Danh sách các loài cây họ cà đã nhận diện/xác định tại Quảng Nam<br /> TT<br /> <br /> Tên khoa học<br /> <br /> Tên thường gọi<br /> <br /> Nơi tìm thấy/phường xã điều tra<br /> <br /> 1<br /> <br /> Lycopersicon<br /> esculentum L.<br /> <br /> Cà chua<br /> (Tomato)<br /> <br /> Duy Nghĩa - Duy Xuyên<br /> <br /> 2<br /> <br /> Capsicum<br /> annuum L.<br /> <br /> Ớt cay<br /> (Hot pepper)<br /> <br /> 3<br /> <br /> Capsicum<br /> frutescens L.<br /> <br /> Ớt cảnh<br /> (pepper)<br /> <br /> 4<br /> <br /> Solanum<br /> melongena L.<br /> <br /> Cà tím, cà trắng<br /> (Egg plant)<br /> <br /> 5<br /> <br /> Solanum<br /> undatum Poir.<br /> <br /> Cà pháo<br /> (Eggplant)<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7<br /> 8<br /> <br /> Solanum<br /> diphyllum L.<br /> Datura metel<br /> L.<br /> Solanum<br /> procumber<br /> Lour.<br /> <br /> 9<br /> <br /> Physalis<br /> angulata L.<br /> <br /> 10<br /> <br /> Solanum<br /> americanum<br /> Mill.<br /> <br /> Cà hai lá<br /> Cà độc dược<br /> Datura<br /> Cà gai leo<br /> Thù lù cạnh<br /> (Cape-goose<br /> Ground-Cherry)<br /> Lu lu đực<br /> (Bittersweet,<br /> Woody<br /> ighrshade)<br /> <br /> 11<br /> <br /> Solanum<br /> torvum<br /> Swartz.<br /> <br /> Cà dại hoa<br /> trắng<br /> <br /> 12<br /> <br /> Solanum<br /> indicum Linn.<br /> <br /> Cà đắng<br /> <br /> Độ gặp<br /> C*<br /> X<br /> <br /> Xã Duy Vinh- Duy Xuyên,<br /> Phường An Phú- Tam Kỳ, P.<br /> Cẩm Châu, P. Thanh Hà - Hội<br /> An<br /> P. Cẩm Châu - Hội An<br /> <br /> XXX<br /> <br /> Xã Duy Nghĩa, Duy Vinh- Duy<br /> Xuyên, Phường An Phú, Tam<br /> Phú- Tam Kỳ, P. Cẩm Châu, P.<br /> Cẩm An - Hội An<br /> Xã Duy Nghĩa, Nam phước Duy Xuyên, Tam Phú- Tam Kỳ,<br /> P. Cẩm An - Hội An<br /> Xã Duy Vinh, Duy Nghĩa,<br /> Nam Phước - Duy Xuyên;<br /> Phường An Mỹ, Tam Phú - Tam<br /> Kỳ; P. Cẩm Châu, P. Thanh Hà<br /> và P. Cẩm An – Hội An<br /> Xã Duy Vinh- Duy Xuyên; P.<br /> Cẩm Châu- Hội An<br /> Xã Duy Vinh- Duy Xuyên, Xã<br /> Tam Phú- Tam Kỳ<br /> <br /> XXX<br /> <br /> Xã Duy Vinh, Duy Nghĩa- Duy<br /> Xuyên, P. Cẩm Châu - Hội An<br /> <br /> XX<br /> <br /> Xã Duy Vinh- Duy Xuyên, P.<br /> Cẩm Châu, P. Cẩm An, Thanh<br /> Hà - Hội An<br /> <br /> XXX<br /> <br /> Xã Duy Vinh, Duy Nghĩa,<br /> Nam Phước - H. Duy Xuyên,<br /> Phường An Phú, Xã Tam PhúTP Tam Kỳ, P. Cẩm Châu- Hội<br /> An, P. Thanh Hà- TP Hội An<br /> Xã Duy Vinh- Duy Xuyên<br /> <br /> XXX<br /> <br /> X<br /> <br /> XXX<br /> XXX<br /> <br /> X<br /> X<br /> <br /> X<br /> <br /> 41<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2