intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Trung ương Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Trung ương Huế. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 495 thai phụ đến khám và quản lý thai kỳ tại bệnh viện Trung ương Huế có tuổi thai 24 - 28 tuần, từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 06 năm 2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Trung ương Huế

  1. Nghiên cứuTrung ương Huế đường thai kỳ và các yếu tố liên quan... Bệnh viện tỷ lệ mắc đái tháo DOI: 10.38103/jcmhch.89.1 Nghiên cứu NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Hoàng Thị Lan Hương1, Trần Thừa Nguyên2, Nguyễn Thị Bạch Oanh1, Nguyễn Trọng Nghĩa1, Trần Minh Thắng3, Hoàng Ngọc Tú3, Lê Thị Hằng3, Ngô Hoàng Hiếu3, Phạm Trung Hiếu4, Trần Duy Vĩnh5, Nguyễn Thị Thu Hương1 1 Khoa Nội tiết - Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Huế 2 Khoa Nội Tổng hợp Lão khoa, Bệnh viện Trung ương Huế 3 Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện Trung ương Huế 4 Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Trung ương Huế 5 Phòng Chỉ đạo tuyến, TTĐT, Bệnh viện Trung ương Huế TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Trung ương Huế. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 495 thai phụ đến khám và quản lý thai kỳ tại bệnh viện Trung ương Huế có tuổi thai 24 - 28 tuần, từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 06 năm 2022. Tất cả các thai phụ được tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG) và lấy máu định lượng nồng độ glucose tại các thời điểm: lúc đói (G0), sau 1 giờ (G1) và sau 2 giờ (G2). Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo ADA 2020. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả: Tỷ lệ mắc ĐTĐTK ở đối tượng nghiên cứu là 20,4%. Các yếu tố tuổi ≥ 35 (OR = 2,74), BMI ≥ 23 (OR = 2,35), cân nặng con lần mang thai trước ≥ 3500 gam (OR = 3,39), tiền sử gia đình mắc ĐTĐ (OR = 2,44) là các yếu tố liên quan với ĐTĐTK. Tuổi ≥ 35 (OR = 2,75, p < 0,01) và tiền sử sinh con ≥ 3500 gam (OR = 3,00, p < 0,01) là các yếu tố nguy cơ độc lập với ĐTĐTK. Có 97% thai phụ được điều trị bằng tư vấn chế độ ăn, 3% được sử dụng insulin. Sau theo dõi 3 tháng sau sinh, 100% thai phụ mắc ĐTĐTK chưa phát hiện trường hợp nào tiến triển thành ĐTĐ. Kết luận: Các biện pháp can thiệp phù hợp với bối cảnh cụ thể và phù hợp là cần thiết để phòng ngừa và chẩn đoán sớm ĐTĐTK. Gánh nặng kinh tế và sức khỏe lâu dài sẽ là không thể tránh khỏi trừ khi các hành động nhanh chóng được thực hiện. Ngày nhận bài: Từ khóa: Đái tháo đường, thai kỳ. 26/5/2023 Ngày chỉnh sửa: ABSTRACT 10/7/2023 PREVALENCE OF GESTATIONAL DIABETES MELLITUS AND RELATED Chấp thuận đăng: FACTORS AT HUE CENTRAL HOSPITAL 12/7/2023 Tác giả liên hệ: Hoang Thi Lan Huong1, Tran Thua Nguyen2, Nguyen Thi Bach Oanh1, Hoàng Thị Lan Hương Email: Nguyen Trong Nghia1, Tran Minh Thang3, Hoang Ngoc Tu3, Le Thi hglanhuong.hch@gmail.com Hang3, Ngo Hoang Hieu3, Pham Trung Hieu4, Tran Duy Vinh5, Nguyen SĐT: 0914046058 Thi Thu Huong1 Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 89/2023 7
  2. Nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan... Trung ương Huế Bệnh viện Objective: Prevalence of gestational diabetes mellitus and related factors at Hue central hospital. Method: A cross - sectional study in 495 pregnancy at Hue Central Hospital during their third trimester (the 24th - 28th weeks of pregnancy) from January, 2021 to June, 2022. 75-g Oral Glucose Tolerance Test (OGTT) was applied and we obtained blood glucose concentration at the time: fasting (G0), after 1 hour (G1) and after 2 hours (G2). Gestational diabetes mellitus (GDM) was diagnosed by ADA 2020 criteria. Data were analysed by SPSS 16.0 software. Results: The incidence of GDM was 20.4%. Factors were related to GDM include: age over 35 year-old (OR = 2.74), BMI ≥ 23 (OR = 2.35), weight of baby in previous pregnancy ≥ 3500 gam (OR = 3.39), family histoty of diabetes (OR = 2.44). There were 97% of pregnant women were treated with diet counseling, 3% were used insulin. After 3 months of follow - up, 100% of women with gestational diabetes did not find any cases progressing to true diabetes. Conclusion: Context - specific and properly tailored interventions are needed for the prevention and early diagnosis of GDM. Long-term health and economic burdens will be inevitable unless prompt actions are taken. Key word: Gestational, diabetes mellitus. I. ĐẶT VẤN ĐỀ là 4,4% [8], kết quả của phân tích tổng hợp gần đây ĐTĐTK là bất kỳ tình trạng không dung nạp (2021) đã báo cáo tỷ lệ mắc ĐTĐTK toàn cầu là glucose nào khởi phát hoặc được phát hiện lần 14,7% dựa trên tiêu chí của Hiệp hội quốc tế về các đầu trong thai kỳ [1]. Thai phụ mắc ĐTĐTK có nhóm nghiên cứu bệnh đái tháo đường và thai kỳ nguy cơ tang huyết áp và hậu quả là tiền sản giật [9]. Trong bối cảnh trên, chúng tôi tiến hành nghiên hoặc sản giật khi mang thai. Khi lớn tuổi hơn, cứu với mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc ĐTĐTK và những phụ nữ này cũng có nguy cơ mắc bệnh các yếu tố liên quan tại bệnh viện Trung ương Huế. ĐTĐ típ 2 và các bệnh tim mạch [2]. Hơn nữa, Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển các can con của những bà mẹ ĐTĐTK có thể mắc chứng thiệp y tế phù hợp để cải thiện kết quả sức khỏe bà thai to, dễ hạ đường máu, các vấn đề về hô hấp và mẹ và trẻ em. bệnh ĐTĐ típ 2 phát triển sau này trong cuộc đời II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN [3]. ĐTĐTK được cho là do nhiều yếu tố mặc dù CỨU nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định. 2.1. Đối tượng nghiên cứu Một đánh giá gần đây về 30 phân tích tổng hợp Nghiên cứu được thực hiện trên 495 thai phụ đến đã báo cáo trong số rất nhiều yếu tố nguy cơ, các khám và được làm nghiệm pháp dung nạp glucose yếu tố phổ biến nhất bao gồm: Thừa cân hoặc béo (NPDNG) từ tuần thai 24 - 28 tại khoa Sản - Bệnh phì, tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ, suy giáp, rối viện Trung ương Huế trong thời gian từ tháng 01 loạn nhịp thở khi ngủ và hội chứng buồng trứng năm 2021 đến tháng 06 năm 2022. đa nang [4]. Tiêu chuẩn lựa chọn: Các thai phụ có đủ các điều Tỷ lệ mắc ĐTĐTK thay đổi tùy thuộc vào dân kiện sau: số nghiên cứu, tiêu chí chọn mẫu, tiêu chuẩn chẩn - Trước mang thai: Chưa được chẩn đoán ĐTĐ đoán. Tại Việt Nam, trong một số nghiên cứu tại các típ 1 hoặc típ 2. vùng miền khác nhau, tỷ lệ này tăng từ 3,9% vào - Giai đoạn sớm của thai kỳ: chưa sàng lọc ĐTĐ năm 2004 [5] đến 20,3% năm 2012 [6] và 20,9% hoặc đã sàng lọc ĐTĐ và kết quả chẩn đoán không năm 2017 [7]. Trên thế giới, tỷ lệ mắc ĐTĐTK tổng mắc ĐTĐ. thể trên toàn cầu, bất kể các loại ngưỡng sàng lọc, - Lúc thai 24 - 28 tuần: làm NPDNG. 8 Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 89/2023
  3. Nghiên cứuTrung ương Huế đường thai kỳ và các yếu tố liên quan... Bệnh viện tỷ lệ mắc đái tháo Tiêu chuẩn loại trừ: Qua thăm khám lâm sàng hưởng nghiệm pháp. Nhịn đói 8 - 12 giờ trước kết hợp với hỏi tiền sử, bệnh sử và dựa theo sổ theo khi làm nghiệm pháp. Lấy 2 ml máu tĩnh mạch, dõi sức khỏe, chúng tôi loại trừ các đối tượng sau: định lượng glucose huyết tương lúc đói trước khi - Trước mang thai: Đã được chẩn đoán ĐTĐ típ làm nghiệm pháp. Uống ly nước đường đã được 1 hoặc típ 2. nhóm nghiên cứu chuẩn bị sẵn, uống trong vòng 5 - Giai đoạn sớm của thai kỳ: Đã sàng lọc ĐTĐ phút. Lấy 2ml máu tĩnh mạch, định lượng glucose và kết quả chẩn đoán “ĐTĐ bệnh lý”, khi có 1 trong huyết tương ở 2 thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau uống 2 giá trị sau: G0 ≥ 7 mmol/L và hoặc Glucose huyết nước glucose. Trong thời gian làm nghiệm pháp tương bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L. thai phụ không ăn uống gì thêm, được ngồi nghỉ - Lúc thai 24 - 28 tuần: làm NPDNG và kết quả ngơi trong phòng làm nghiệm pháp hoặc đi lại chẩn đoán “ĐTĐ bệnh lý”, khi có 1 trong 2 giá trị nhẹ nhàng trong khuôn viên bệnh viện trong thời sau: G0 ≥ 7 mmol/L và hoặc G2 ≥ 11,1 mmol/L. gian làm nghiệm pháp. - Đang mắc các bệnh ảnh hưởng đến chuyển hóa Các biến số nghiên cứu và tiêu chuẩn chẩn đoán: glucose: Cường, suy giáp, cushing, u tủy thượng - Các thông tin từ hỏi bệnh: Tuổi: Lấy năm tham thận, hội chứng Conn, buồng trứng đa nang, bệnh gia nghiên cứu trừ đi năm sinh. Làm tròn theo năm. gan, thận, ... Đang sử dụng các thuốc ảnh hưởng Chia làm 2 nhóm tuổi: < 35 tuổi và ≥ 35 tuổi; Địa đến chuyển hóa glucose: Corticoid, salbutamol, dư: Thành thị, nông thôn; Chiều cao, cân nặng và thuốc chẹn giao cảm, lợi tiểu nhóm thiazid. Đang chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) trước mắc các bệnh cấp tính: Nhiễm khuẩn, lao phổi, ... mang thai; Số lần mang thai; Trọng lượng con lớn Không đồng ý tham gia nghiên cứu. nhất trong các lần sinh trước; Tiền sử sản khoa: Sinh 2.2. Phương pháp nghiên cứu con ≥ 3500 gam, thai lưu, sinh non, sản giật/ tiền sản Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi với cỡ giật; Tiền sử gia đình: thế hệ thứ nhất có người mắc mẫu thuận tiện ĐTĐ, tăng huyết áp (THA). Các bước tiến hành nghiên cứu: Các đối tượng - Các tiêu chuẩn chẩn đoán: tham gia nghiên cứu được chúng tôi khám lâm sàng + Chẩn đoán thừa cân - béo phì theo Tổ chức Y kết hợp với cận lâm sàng để sàng lọc ĐTĐTK và tế Thế giới năm 2000 dành cho người trưởng thành ghi nhận đặc điểm các yếu tố liên quan. Gồm có các Châu Á [10] khi BMI > 23. bước sau: + Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo ADA 2020 - Chuẩn bị thai phụ: Khi khám thai sàng lọc quý [11] vào tuần thai 24 - 28: ĐTĐTK được xác định II, tư vấn thai phụ về ĐTĐTK và sàng lọc bằng nếu mức glucose huyết tương đạt ít nhất một tiêu NPDNG đường uống. chuẩn chẩn đoán sau: Glucose huyết tương lúc đói - Ghi nhận đặc điểm các yếu tố liên quan đến 5,1 - 6,9 mmol/L (92 - 125 mg/dL); Glucose huyết ĐTĐTK. tương 1 giờ sau uống 75 gr anhydro glucose ≥ 10,0 - Thực hiện NPDNG 75 gam glucose đường mmol/L (180 mg/dL); Glucose huyết tương 2 giờ uống: Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, Vụ Sức khỏe sau uống 75 gr anhydro glucose 8,5 - 11,0 mmol/L Bà mẹ - Trẻ em (2018) về ĐTĐTK [2]. (153 - 199 mg/dL). + Khi thai kỳ bước vào tuần lễ 24 - 28 tư vấn cho Điều trị bằng insulin: theo Hội Sản Phụ khoa thai phụ về tầm soát ĐTĐTK, phát tờ rơi về những Hoa Kỳ (ACOG) và ADA khuyến cáo nên bắt đầu thông tin liên quan ĐTĐTK và giấy hướng dẫn ăn điều trị insulin khi có ≥ 2 giá trị glucose máu lúc đói uống hợp lý để thực hiện nghiệm pháp dung nạp > 5,8 mmol/L và/ hoặc ≥ 2 giá trị glucose máu sau glucose 75 gam - 2 giờ vào lần khám thai định kỳ ăn 2 giờ > 7,2 mmol/L trong 1 - 2 tuần theo dõi liên tiếp theo, ghi chú vào sổ khám thai ngày tái khám tục [12]. kèm kiểm tra glucose máu bằng mực đỏ để dễ nhớ. Theo dõi sau sinh: Các sản phụ sau sinh được + Hướng dẫn cụ thể cho thai phụ kèm tờ rơi: theo dõi 3 tháng nhằm phát hiện sớm các trường Ba ngày trước khi tiến hành nghiệm pháp chẩn hợp đái tháo đường. đoán, không ăn chế độ ăn có quá nhiều glucid Xử lý và phân tích số liệu: Bằng phương pháp cũng như không kiêng khem quá nhằm tránh ảnh thống kê y học và sử dụng phần mềm SPSS 22.0. Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 89/2023 9
  4. Nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan... Trung ương Huế Bệnh viện III. KẾT QUẢ 3.1. Đặc điểm chung ở đối tượng nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm chung ở đối tượng nghiên cứu Đặc điểm n % ≥ 35 83 16,8 Nhóm tuổi 28,79 ± 5,54 < 35 412 83,2 Chiều cao (cm) 156,46 ± 5,23 Chỉ số Cân nặng (kg) 49,95 ± 7,06 nhân trắc ≥ 23 77 15,6 BMI 20,40 ± 2,67 < 23 418 84,4 Cân nặng con lớn nhất lần sinh trước (gam) 237 3092,83 ± 428,03 Số lần 1-2 370 74,7 mang thai ≥3 125 25,3 Tiền sử gia ĐTĐ 33 6,7 đình THA 92 18,6 Sinh con ≥ 3500 gam 33 6,7 Thai lưu 93 18,8 Tiền sử sản Thai dị dạng 3 0,6 khoa Sinh non 10 2,0 Sản giật/ Tiền sản giật 0 0 Tỷ lệ thai phụ ≥ 35 tuổi là 16,8%, BMI ≥ 23 là 15,6%, số lần mang thai ≥ 3 là 25,3%, tiền sử gia đình ĐTĐ là 6,7%, tiền sử gia đình THA là 18,6%, sinh con ≥ 3500 gam là 6,7%, thai lưu là 18,8%, thai dị dạng là 0,6%, sinh non là 2,0%. 3.2. Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ ở đối tượng nghiên cứu Biểu đồ 1: Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ ở đối tượng nghiên cứu 10 Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 89/2023
  5. Bệnh viện Trung ương Huế đường thai kỳ và các yếu tố liên quan... Nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo Tỷ lệ mắc ĐTĐTK ở đối tượng nghiên cứu là 20,4%. Bảng 2: Đặc điểm glucose máu ở nhóm đái tháo đường thai kỳ Glucose máu (mmol/L) n % G0 : 5,1 - 6,9 37 7,5 G1 ≥ 10,0 52 10,5 G2 : 8,5 - 11,0 73 14,7 Tổng 101 20,4 Có 73 đối tượng chẩn đoán bằng nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2 giờ (chiếm tỷ lệ 14,7%). 3.3. Đặc điểm các yếu tố liên quan với đái tháo đường thai kỳ Bảng 3: Các yếu tố liên quan với đái tháo đường thai kỳ ĐTĐTK Có Bình thường (n = 101) (n = 382) p OR Yếu tố n % n % ≥ 35 29 37,2 49 62,8 < 0,001 2,74 Tuổi < 35 72 17,8 333 82,2 30,77 ± 5,74 28,14 ± 5,27 < 0,001 Chiều cao (cm) 156,21 ± 4,54 156,52 ± 5,42 > 0,05 Cân nặng (kg) 52,44 ± 7,74 49,16 ± 6,64 < 0,001 ≥ 23 25 34,7 47 65,3 < 0,01 2,35 BMI < 23 76 18,5 335 81,5 21,49 ± 2,99 20,06 ± 2,48 < 0,001 1–2 70 19,4 291 80,6 Số lần mang thai > 0,05 ≥3 31 25,4 91 74,6 ≥ 3500 20 43,5 26 56,5 Cân nặng con lần mang < 0,001 3,39 < 3500 34 18,5 150 81,5 thai trước (gam) 3229,63 ± 523,64 3087,50 ± 422,81 < 0,01 Có 12 37,5 20 62,5 Tiền sử gia đình ĐTĐ < 0,05 2,44 Không 89 19,7 362 80,3 Có 20 22,7 68 77,3 Tiền sử gia đình THA > 0,05 Không 81 20,5 314 79,5 Có 27 29,7 64 70,3 Tiền sử thai lưu < 0,05 1,81 Không 74 18,9 318 81,1 Các yếu tố tuổi ≥ 35, BMI ≥ 23, cân nặng con lần mang thai trước ≥ 3500 gam, tiền sử gia đình mắc ĐTĐ, tiền sử thai lưu là các yếu tố liên quan với ĐTĐTK. Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 89/2023 11
  6. Nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan... Trung ương Huế Bệnh viện Bảng 4: Hồi quy đa biến các yếu tố liên quan với đái tháo đường thai kỳ Yếu tố B OR 95% CI OR p Tuổi ≥ 35 1,01 2,75 1,40 - 5,40 < 0,01 BMI ≥ 23 0,47 1,60 0,74 - 3,57 > 0,05 Tiền sử sinh con ≥ 3500 gam 1,10 3,00 1,45 - 6,22 < 0,01 Gia đình ĐTĐ 0,10 1,11 0,35 - 3,50 > 0,05 Tiền sử thai lưu 0,14 1,15 0,55 - 2,39 > 0,05 Hằng số -3,72 0,02 < 0,05 Tuổi ≥ 35 và tiền sử sinh con ≥ 3500 gam là các yếu tố nguy cơ độc lập với ĐTĐTK. 3.4. Kết quả sản khoa và điều trị của thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ Trong nghiên cứu của chúng tôi có 101 thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK. Tất cả các thai phụ đều được tư vấn điều trị bằng chế độ ăn. Các thai phụ không kiểm soát được đường máu được phối hợp điều trị thêm insulin Biểu đồ 2: Đặc điểm điều trị thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ Tỷ lệ điều trị bằng insulin là 3% ở nhóm mắc ĐTĐTK. Bảng 5: Cách sinh ở thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ Mục tiêu điều trị Đạt mục tiêu Không đạt mục tiêu p Cách sinh n % n % Sinh mổ 27 90,0 3 10,0 > 0,05 Sinh đường âm đạo 69 97,2 2 2,8 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ điều trị đạt mục tiêu và cách sinh ở thai phụ ĐTĐTK (p > 0,05). Bảng 6. Kết quả theo dõi ở thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ Kết quả n % Đái tháo đường thực sự 0 0 Bình thường 86 100,0 Sau 3 tháng theo dõi sau sinh, trong số 86 thai phụ theo dõi được, chưa phát hiện trường hợp nào chuyển thành đái tháo đường thực sự. 12 Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 89/2023
  7. Bệnh viện Trung ương Huế đường thai kỳ và các yếu tố liên quan... Nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo IV. BÀN LUẬN sử sinh con ≥ 3500 gam là các yếu tố nguy cơ độc 4.1. Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ ở đối tượng lập với ĐTĐTK. nghiên cứu - Liên quan giữa tuổi mẹ với đái tháo đường thai kỳ Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ Theo ADA và hội các nhóm nghiên cứu ĐTĐ lệ mắc ĐTĐTK ở đối tượng nghiên cứu là 20,4%. và thai kỳ quốc tế khuyến nghị: Yếu tố nguy cơ của Tỷ lệ mắc ĐTĐTK thay đổi tùy thuộc vào dân số ĐTĐTK là độ tuổi mang thai của mẹ ≥ 40 tuổi [15], nghiên cứu, tiêu chí chọn mẫu, tiêu chuẩn chẩn [16]. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ cao ở thai phụ đoán. Tại Việt Nam, trong một số nghiên cứu tại các châu Á, Aghamohammadi (2011) thấy tỷ lệ ĐTĐTK vùng miền khác nhau, tỷ lệ này tăng từ 3,9% vào ở các thai phụ có độ tuổi ≥ 35 là 7,8% cao gấp 2,5 năm 2004 của Ngô Thị Kim Phụng [5] đến 20,3% lần so với nhóm thai phụ có độ tuổi < 35 là 3,1% năm 2012 của Nguyễn Thị Vân Trang và Phạm [17]. Một phân tích tổng hợp của Faezeh Kiani và Thị Mai [6], nghiên cứu của Võ Thị Ánh Nhàn và cộng sự (2017) từ 21 nghiên cứu có liên quan đến Huỳnh Nguyễn Khánh Trang là 20,9% năm 2017 các yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK đã ghi nhận có 7 [7], và nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Yến năm nghiên cứu cho rằng ≥ 25 tuổi là yếu tố nguy cơ, 2018 có tỷ lệ ĐTĐTK là 7,4% [13]. Trên thế giới, trong khi ≥ 35 tuổi có 4 nghiên cứu [18]. Hướng tỷ lệ mắc ĐTĐTK tổng thể trên toàn cầu, bất kể dẫn quốc gia dự phòng và kiểm soát ĐTĐTK của các loại ngưỡng sàng lọc, là 4,4% [8], kết quả của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế (2018), thai phân tích tổng hợp gần đây (2021) đã báo cáo tỷ lệ phụ ≥ 35 tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐTK rất cao [19]. mắc ĐTĐTK toàn cầu là 14,7% dựa trên tiêu chí Ở trong nước, kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thanh của Hiệp hội quốc tế về các nhóm nghiên cứu bệnh Tâm (2015) ghi nhận tỷ lệ mắc ĐTĐTK ở thai phụ đái tháo đường và thai kỳ [9]. Kết quả từ phân tích ≥ 35 tuổi gấp 2,67 lần với nhóm < 35 tuổi [20], tổng hợp để ước tính tỷ lệ ĐTĐTK được tiêu chuẩn tương tự, Lê Thị Hoàng Phượng (2014) ghi nhận hóa theo khu vực IDF và nhóm thu nhập quốc gia gấp 3,34 lần [21]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi của Ngân hàng Thế giới (2022) ghi nhận tỷ lệ mắc cũng đồng nhất với các khuyến của các Hội chuyên ĐTĐTK toàn cầu là 14,0%, theo khu vực là 7,1% ngành nêu trên và kết quả của các nghiên cứu trên ở Bắc Mỹ và Caribê, 7,8% ở Châu Âu, 10,4% ở thế giới và trong nước. Nam Mỹ và Trung Mỹ, 14,2% ở Châu Phi, 14,7% ở - Liên quan giữa BMI mẹ trước mang thai với Tây Thái Bình Dương, 20,8% = ở Đông Nam Á và đái tháo đường thai kỳ 27,6% ở Trung Đông và Bắc Phi, và ở các nước có Ở người béo phì có tăng tiết insulin và kháng thu nhập thấp, trung bình và cao lần lượt là 12,7%, insulin và gây rối loạn chuyển hóa glucose dễ tiến 9,2% và 14,2% [14]. Từ các kết nghiên cứu trên cho triển thành bệnh ĐTĐ. Hầu hết các nghiên cứu đều thấy, tỷ lệ mắc ĐTĐTK trong các nghiên cứu có sự nhận thấy tỷ lệ mắc ĐTĐTK gia tăng ở nhóm phụ khác biệt. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu có sự nữ béo phì [19]. Kết quả nghiên cứu của chúng khác nhau là do đặc điểm dân số, độ lớn của quần tôi cũng tương đồng với kết quả của các nghiên thể nghiên cứu, phương pháp tầm soát, tiêu chuẩn cứu trên thế giới và trong nước về mối liên quan chẩn đoán khác nhau, khu vực địa lý, chủng tộc, nền giữa BMI mẹ trước mang thai với ĐTĐTK. Trên kinh tế nhưng cũng cho thấy thực trạng về nguy cơ thế giới, Torloni và cộng sự (2009) ghi nhận so gia tăng tỷ lệ này trong thời gian gần đây và yêu cầu với nhóm có BMI bình thường thì nguy cơ mắc cần thiết của việc nghiên cứu tầm soát ĐTĐTK như ĐTĐTK của nhóm thừa cân, béo phì và béo phì một công tác thường quy, trong chăm sóc sức khỏe nặng tăng tương ứng 1,97 lần, 3,01 lần và 5,55 lần sinh sản ở các cơ sở y tế. [22]. Tương tự, Faezeh Kiani và cộng sự (2017) 4.2. Các yếu tố liên quan với đái tháo đường thai kỳ cũng ghi nhận thai phụ mắc ĐTĐTK ở nhóm thừa Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận các cân - béo phì trước mang thai là 47% [18]. Ngoài yếu tố tuổi ≥ 35, BMI ≥ 23, cân nặng con lần mang ra, kết quả nghiên cứu McCloskey và cộng sự thai trước ≥ 3500 gam, tiền sử gia đình mắc ĐTĐ, (2018) ghi nhận BMI mẹ trước mang thai cao làm tiền sử thai lưu là các yếu tố liên quan với ĐTĐTK. tăng tỷ lệ sinh con to, trẻ có nguy cơ cao thừa cân Kết quả hồi quy đa biến ghi nhận tuổi ≥ 35 và tiền - béo phì sau này [23]. Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 89/2023 13
  8. Nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan... Trung ương Huế Bệnh viện Ở trong nước, kết quả nghiên cứu của Lê Thị mang thai trước vừa là hậu quả, vừa là yếu tố nguy Thanh Tâm (2015) ghi nhận BMI mẹ trước mang cơ của ĐTĐTK cho lần mang thai sau. thai ≥ 23 tăng nguy cơ mắc ĐTĐTK lên 6,11 lần - Liên quan giữa tiền sử gia đình với đái tháo [20]. Theo Lê Thị Hoàng Phượng (2014) tỷ lệ này đường thai kỳ tăng 4,69 lần [21]. Như vậy, cùng với sự phát triển Tiền sử gia đình có người ĐTĐ thế hệ thứ nhất kinh tế xã hội, đời sống người dân được nâng cao, là một trong những yếu tố nguy cơ cao của ĐTĐTK, tuy nhiên, kiến thức về sức khỏe dinh dưỡng cho chiếm 50 - 60% so với nhóm tiền sử gia đình không cộng đồng chưa cập nhật kịp thời nên ngày càng gia có người ĐTĐ. Metzger tổng kết các nghiên cứu tăng tỷ lệ thừa - cân béo trong cộng đồng. Vì vậy, HAPO cho thấy, ở nhóm có tiền sử gia đình ĐTĐ trong quản lý thai kỳ, chúng ta cần lưu ý hỏi về tiền thế hệ thứ nhất thì ĐTĐTK cao hơn 40% [26]. Theo sử BMI trước mang thai của thai phụ để tư vấn sàng Faezeh Kiani (2017), nguy cơ thai phụ mắc ĐTĐTK lọc, phát hiện sớm ĐTĐTK và điều trị kịp thời tránh tăng 31% nếu có tiền sử gia đình thế hệ 1 mắc ĐTĐ các biến chứng có thể xảy ra. [18]. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hoàng Phượng - Liên quan giữa số lần mang thai với đái tháo (2014), Lê Thị Thanh Tâm (2015) cũng ghi nhận kết đường thai kỳ quả tương tự [20], [21]. Tuy nhiên, kết quả nghiên Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận cứu của chúng tôi chưa ghi nhận mối liên quan này. không có mối liên quan giữa số lần mang thai với 4.3. Kết quả điều trị thai phụ đái tháo đường thai kỳ ĐTĐTK. Các nghiên cứu trên thế giới và trong Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có nước có các kết quả không nhất quán. Theo Faezeh 97% thai phụ mắc ĐTĐTK được điều trị bằng tư Kiani và cộng sự (2017), khả năng thai phụ mắc vấn chế độ ăn, trong đó có 5 thai phụ không đạt ĐTĐTK ở nhóm phụ nữa mang thai ≥ 5 lần là 10% mục tiêu điều trị. Sau khi tư vấn, chỉ có 3% thai [18]. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tâm phụ đồng ý điều trị bằng insulin. Có nhiều kết quả (2015) ghi nhận so với nhóm sinh con lần thứ nhất, nghiên cứu khác nhau về tỷ lệ chỉ định điều trị bằng nguy cơ thai phụ mắc ĐTĐTK tăng 1,5 lần ở nhóm insulin ở thai phụ mắc ĐTĐTK. Theo Jovanovic là sinh lần thứ 2 và tăng 2,2 lần ở nhóm sinh từ lần 15% [27], theo Crowther là 20% [28]. Theo Vũ Bích thứ 3 trở lên [20]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu Nga, tỷ lệ thai phụ ĐTĐTK chỉ cần thực hiện chế của Lê Thị Hoàng Phượng (2014) cho thấy không độ ăn và luyện tập đã kiểm soát được đường huyết có sự khác biệt về nguy cơ mắc ĐTĐTK trong các chiếm 77,7%, tỷ lệ thai phụ phải điều trị phối hợp lần sinh khác nhau [21]. Nguyên nhân có thể là ở với insulin chiếm 22,3%, chủ yếu ở 3 tháng giữa và người phụ nữ sinh con nhiều lần cũng có nghĩa là cuối thai kỳ [29]. Nghiên cứu của Nayak H. tại Ấn tuổi mẹ cao hơn, do vậy, tăng tình trạng thừa cân - Độ (2022) ghi nhận trong số 53.522 phụ nữ mang béo phì, kháng insulin. Từ đó, có thể tăng nguy cơ thai được sàng lọc, 6786 (12,7%) mắc ĐTĐTK và mắc ĐTĐTK ở người phụ nữ sinh con nhiều lần. được chuyển đến điều trị dinh dưỡng hoặc dùng - Liên quan giữa tiền sử sản khoa với đái tháo thuốc, 836 (12,3%) trong số những phụ nữ này bắt đường thai kỳ đầu dùng thuốc [30]. Tiền sử sản khoa bất thường như sinh con to, Theo dõi sau sinh 3 tháng, chúng tôi chưa phát thai chết lưu không rõ nguyên nhân, con bị dị tật hiện trường hợp nào chuyển thành đái tháo đường bẩm sinh, tiền sản giật, sinh non. Các yếu tố này thực sự. Điều này phải chăng cần có những theo vừa được coi là hậu quả của ĐTĐTK, vừa là yếu tố dõi dài hơn đối với những trường hợp này. Nghiên nguy cơ trung bình [24]. Theo Faezeh Kiani (2017), cứu của Lowe W.L. (2018) ghi nhận ở 4697 bà mẹ nguy cơ ĐTĐTK tăng 10% nếu có tiền sử sinh con (tuổi trung bình 41,7 ± 5,7 tuổi). Thời gian theo to, tăng 3% nếu có sinh non, tăng 4% nếu có tiền sản dõi trung bình là 11,4 năm. Các tiêu chí về GD giật - sản giật, tăng 1% nếu có sinh thai dị dạng [18]. được 14,3% (672/4697) bà mẹ đáp ứng và 14,1% Kết quả nghiên cứu của Kautzky - Willer (2008) (683/4832) bà mẹ có con tham gia. Trong số các bà nguy cơ mắc ĐTĐTK tăng 1,8 lần ở phụ nữ có tiền mẹ có ĐTĐTK, 52,2% (346/663) phát triển rối loạn sử sinh con to [25], tương tự kết quả nghiên cứu của chuyển hóa glucose so với 20,1% (791/3946) bà mẹ Lê Thị Thanh Tâm (2015) [20]. Cân nặng con lần không ĐTĐTK [31]. 14 Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 89/2023
  9. Nghiên cứuTrung ương Huế đường thai kỳ và các yếu tố liên quan... Bệnh viện tỷ lệ mắc đái tháo V. KẾT LUẬN Gestational Diabetes Mellitus”: A Critical Appraisal. Các biện pháp can thiệp phù hợp với bối cảnh cụ Diabetes Ther. 2020. 11(8): 1639-1644. thể và phù hợp là cần thiết để phòng ngừa và chẩn 12. ACOG Practice Bulletin No. 190: Gestational Diabetes đoán sớm ĐTĐTK. Gánh nặng kinh tế và sức khỏe Mellitus. Obstet Gynecol. 2018. 131(2): e49-e64. lâu dài sẽ là không thể tránh khỏi trừ khi các hành 13. Nguyễn Thị Phương Yến, Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và động nhanh chóng được thực hiện. các yếu tố liên quan tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ Y học, 2018. Đại học Y Dược Thành phố TÀI LIỆU THAM KHẢO Hồ Chí Minh. 1. Diagnostic criteria and classification of hyperglycaemia 14. Wang H, Li N, Chivese T et al, IDF Diabetes Atlas: first detected in pregnancy: a World Health Organization Estimation of Global and Regional Gestational Diabetes Guideline. Diabetes Res Clin Pract. 2014. 103(3): 341-63. Mellitus Prevalence for 2021 by International Association 2. Kramer CK, Campbell S, and Retnakaran R, Gestational of Diabetes in Pregnancy Study Group’s Criteria. Diabetes diabetes and the risk of cardiovascular disease in women: Res Clin Pract. 2022. 183: 109050. a systematic review and meta-analysis. Diabetologia. 2019. 15. American Diabetes Assosiation, Management of diabetes 62: 905-914. in pregnancy: standards of medical care in diabetes-2019. 3. Najafi L, Abedini A, Kadivar M et al, Gestational diabetes Diabetes care. 2019. 42(Suppl 1): S165-S172 mellitus: the correlation between umbilical coiling index, 16. Johns EC, Denison FC, Norman JE et al, Gestational diabetes and intrapartum as well as neonatal outcomes. Journal of mellitus: mechanisms, treatment, and complications. Trends Diabetes & Metabolic Disorders. 2019. 18: 51-57. in Endocrinology & Metabolism. 2018. 29(11): 743-754. 4. Giannakou K, Evangeou E, Yiallouros P et al, Risk factors 17. Aghamohammadi A and Nooritajer M, Maternal age as for gestational diabetes: An umbrella review of meta- a risk factor for pregnancy outcomes: maternal, fetal and analyses of observational studies. PloS one. 2019. 14(4): neonatal complication. Afr J Pharm Pharmacol. 2011. 5(2): e0215372. 264-9. 5. Ngô Thị Kim Phụng, Tầm soát đái tháo đường do thai và 18. Kiani F, Naz MS, Sayehmiri F et al, The Risk Factors of khảo sát một số yếu tố nguy cơ tại quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Gestational Diabetes Mellitus: A Systematic Review and Tạp chí y học TPHCM. 2004;5(4): 27-31. Meta - Analysis Study. International Journal of Women’s 6. Nguyễn Thị Vân Trang và Phạm Thị Mai, Tỷ lệ đái tháo Health and Reproduction Sciences. 2017. 5: 253-263 đường trong thai kỳ ở thai phụ 24 - 39 tuần thai tại khoa 19. Bộ Y tế, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Hướng dẫn quốc gia phụ sản bệnh viện đại học y dược TPHCM 2011-2012, Y dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ. 2018. học thực hành. 2012;834: 62-63. 20. Lê Thị Thanh Tâm, Giải pháp sàng lọc chẩn đoán, điều trị 7. Võ Thị Ánh Nhàn, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Tỷ lệ đái dự phòng bệnh đái tháo đường thai kỳ tại thành phố Vinh, tháo đường thai kỳ và yếu tố liên quan tại bệnh viện An Tạp chí khoa học - công nghệ Nghệ An. 2015;9:15-18 Bình, Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2017; 21(1): 60-73. 21. Lê Thị Hoàng Phượng, Ngô Thị Kim Phụng, Tỷ lệ đái 8. Behboudi-Gandevani S, Amiri M, Yarandi RB et al, The tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh impact of diagnostic criteria for gestational diabetes on viện Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh, Nghiên cứu Y học. its prevalence: a systematic review and meta-analysis. 2014;18 (1):83-86. Diabetology & metabolic syndrome. 2019. 11(1): 1-18. 22. Torloni MR, Betran AP, Horta BL et al, Prepregnancy BMI 9. Saeedi M, Cao Y, Fadl H et al, Increasing prevalence of and the risk of gestational diabetes: a systematic review of gestational diabetes mellitus when implementing the the literature with meta - analysis. Obes Rev. 2009;10(2): IADPSG criteria: A systematic review and meta-analysis. 194-203. diabetes research and clinical practice. 2021; 172: 108642. 23. McCloskey K, Ponsonby A-L, Collier F et al, The 10. World Health Organization. Regional Office for the association between higher maternal pre-pregnancy body Western, The Asia-Pacific perspective: redefining obesity mass index and increased birth weight, adiposity and and its treatment. 2000: Sydney: Health Communications inflammation in the newborn. Pediatr Obes. 2018. 13(1): Australia. 46-53. 11. Goyal A, Gupta Y, Singla R et al, American Diabetes 24. Galtier F, Definition, epidemiology, risk factors. Diabetes Association “Standards of Medical Care-2020 for Metab. 2010. 36(6 Pt 2): 628-51 Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 89/2023 15
  10. Nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan... Trung ương Huế Bệnh viện 25. Kautzky - Willer A, Bancher - Todeska D, Weitgasser R et 29. Vũ Bích Nga, Nghiên cứu ngưỡng Glucose máu lúc đói để al, The impact of risk factors and more stringent diagnostic sàng lọc đái tháo đường thai kỳ và bước đầu đánh giá hiệu criteria of gestational diabetes on outcomes in central European quả điều trị, Luận án Tiến sĩ Y học: Trường Đại học Y Hà women. J Clin Endocrinol Metab. 2008. 93(5): 1689-95. Nội, 2009. 26. Hyperglycemia and Adverse Pregnancy Outcomes. New 30. Nayak H, Gadhavi R, Solanki B et al, Screening for England Journal of Medicine. 2008. 358(19): 1991-2002. gestational diabetes, Ahmedabad, India. Bull World Health 27. Jovanovic L, Role of diet and insulin treatment of diabetes Organ. 2022; 100(8): 484-490. in pregnancy. Clin Obstet Gynecol. 2000. 43(1): 46-55. 31. Lowe Jr WL, Scholtens DM, Lowe LP et al, Association of 28. Crowther CA, Hiller JE, Moss JR et al, Effect of treatment Gestational Diabetes With Maternal Disorders of Glucose of gestational diabetes mellitus on pregnancy outcomes. N Metabolism and Childhood Adiposity. Jam. 2018; 320(10): Engl J Med. 2005. 352(24): 2477-86 1005-1016. 16 Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 89/2023
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2