intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ứng dụng phân loại Visa trong chẩn đoán lâm sàng bệnh lý hốc mắt liên quan tuyến giáp

Chia sẻ: Kloi Roong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

55
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết trình bày về các tổn thương tại mắt trong bệnh nhãn giáp theo phân loại VISA, các đặc điểm dịch tễ, tình trạng nội tiết, biểu hiện lâm sàng theo phân loại VISA của 69 bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh lý hốc mắt liên quan tuyến giáp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ứng dụng phân loại Visa trong chẩn đoán lâm sàng bệnh lý hốc mắt liên quan tuyến giáp

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHÂN LOẠI VISA<br /> TRONG CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG BỆNH LÝ HỐC MẮT<br /> LIÊN QUAN TUYẾN GIÁP<br /> Hoàng Phương Chi*, Lê Minh Thông*, Nguyễn Ngọc Anh***<br /> <br /> TÓMTẮT<br /> Mục đích: Khảo sát các tổn thương tại mắt trong bệnh nhãn giáp theo phân loại VISA.<br /> Đối tượng và phương pháp: Phân tích các đặc điểm dịch tễ, tình trạng nội tiết, biểu hiện lâm sàng<br /> theo phân loại VISA của 69 bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh lý hốc mắt liên quan tuyến giáp từ tháng<br /> 6/2012 – 6/2013 tại bệnh viện Mắt TP. HCM.<br /> Kết quả: 69 bệnh nhân bao gồm 29 nam (42,02%), 40 nữ (57,98%) với độ tuổi trung bình 43 ± 10.4<br /> tuổi, nhỏ nhất là 16 tuổi và lớn nhất là 63 tuổi. Tỷ lệ cường giáp 49,3%, bình giáp 36,2% và suy giáp là<br /> 14,5%. 91,5% bệnh nhân có nồng độ TRAb cao trên mức bình thường. Theo phân loại VISA, tỷ lệ bệnh<br /> nhân có đe dọa thị lực do chèn ép thị thần kinh là 5,8%; 4,34% trường hợp có giảm thị lực do tổn thương<br /> giác mạc. Tỷ lệ bệnh nhân nhãn giáp ở giai đoạn hoạt tính 44,8%; giới hạn vận nhãn 41,5% ; 55,1% trường<br /> hợp có song thị với mức độ khác nhau. Các thay đổi vẻ ngoài mắt như lồi mắt 75,3%; co trợn mi 69,6%,<br /> chảy nước mắt 57,8% và cảm giác dị vật 46,4%. Có mối liên quan giữa nồng độ TRAb với tình trạng hoạt<br /> tính và độ nặng của bệnh nhãn giáp…<br /> Kết luận: Phân loại VISA có nhiều ưu điểm trong việc ghi nhận và theo dõi diễn tiến của bệnh, thuận<br /> lợi cho việc chẩn đoán và điều trị. Đo nồng độ kháng thể TRAb trong huyết tương nên được sử dụng trong<br /> việc chẩn đoán bệnh nhãn giáp vì có liên quan đến tình trạng hoạt tính và độ nặng của bệnh.<br /> Từ khoá: bệnh lý hốc mắt liên quan tuyến giáp, phân loại VISA<br /> <br /> ABSTRACT<br /> VISA CLASSIFICATION IN DIAGNOSIS OF GRAVES ORBITOPATHY<br /> Hoang Phuong Chi, Le Minh Thong, Nguyen Ngoc Anh<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 64 - 69<br /> Purpose: To evaluate the VISA classification for Graves orbitopathy (GO).<br /> Methods: 69 individuals consecutively referred to as GO were independently graded by us for the four<br /> disease parameters, using the VISA classification, based on the summary grades. All patients received<br /> clinical examination, serum TSH, FT3, FT4, TRAb test and a CT scan. Demographics, smoking status,<br /> thyroid hormonal status, thyroid autoantibody levels, and clinical presentations were assessed.<br /> Results: 69 patients including 29 males (42.02%), 40 females (57.98%) with the mean age of patients<br /> were 43 (SD 10.4) years, range 16 to 63 years. Thyroid dysfunction was confirmed by abnormal results of<br /> laboratory tests in 63.8% of patients. Optic nerve involvement occurs in 5.8% of patients; 4.34% of patients<br /> have corneal involvement. 44.8% of patients are in the active phase. Thyroid extraocular derangement<br /> presents in 41.5% and diplopia presents in 55.1% of patients. About appearance, there are 75.3% of<br /> patients have protopsis, 69.6% of patients have lid retraction. There is a correlation between an active and<br /> severe course of GO with TRAb levels.<br /> * Bộ môn Mắt, ĐHYD TP.HCM.<br /> Tác giả liên lạc: BS Hoàng Phương Chi<br /> <br /> 64<br /> <br /> *** Bộ môn Mắt, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.<br /> ĐT: 0908369271<br /> Email: hphchi@gmail.com<br /> <br /> Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Conclusions: The VISA classification is useful as a memory aide for the four common dysfunctions of<br /> GO and as a method of organizing and recording subjective and clinical measurements. TRAb<br /> measurements should be taken as a means for predicting the course of Graves' disease.<br /> Keywords: Grave’s orbitopathy, VISA classification.<br /> <br /> ĐẶT VẤNĐỀ<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> <br /> Bệnh nhãn giáp (BNG) là nguyên nhân<br /> phổ biến nhất gây lồi mắt ở người lớn và cần<br /> được nghĩ đến ở những bệnh nhân có nhìn đôi<br /> không rõ nguyên nhân, đau và rối loạn chức<br /> năng thần kinh thị. Quyết định điều trị BNG<br /> dựa trên 2 đặc điểm quan trọng: độ nặng và<br /> hoạt tính của bệnh. Trong nhiều thập kỷ vừa<br /> qua, có nhiều cách phân loại được đưa ra gồm:<br /> phân loại NOSPECS của Werner (1969) phân<br /> độ triệu chứng và dấu hiệu khác nhau kèm<br /> theo. Mặc dù phân loại này sử dụng những kí<br /> tự giúp dễ nhớ nhưng gây khó khăn trong việc<br /> lựa chọn phương pháp điều trị bệnh. Năm<br /> 1989, Mourits và cộng sự giới thiệu thang<br /> điểm hoạt tính lâm sàng để phân độ giai đoạn<br /> viêm của bệnh. Năm 2006, Peter J. Dolman và<br /> Jack Rootman đã phát triển một phân loại<br /> BNG mới gọi là phân loại VISA gồm 4 phần<br /> dựa vào 4 nhóm biểu hiện của bệnh: thị giác<br /> (vision), viêm (inflammation), lác (strabismus)<br /> và vẻ ngoài mắt (appearance)/ hở mí<br /> (exposure). Mỗi phần ghi nhận dữ liệu chủ<br /> quan và khách quan từ đó giúp đưa ra các chỉ<br /> định dùng các chẩn đoán hình phù hợp, từ đó<br /> đề xuất hướng điều trị cho từng nhóm biểu<br /> hiện thỏa đáng hơn so với các phân loại trước<br /> đây. Đây là hệ thống phân loại mới và chưa có<br /> nghiên cứu nào ở nước ta đề cập đến. Vì vậy,<br /> với những ưu điểm của phân loại này, chúng<br /> tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ứng dụng<br /> phân loại VISA trong chẩn đoán lâm sàng<br /> bệnh nhãn giáp” nhằm khảo sát các tổn<br /> thương lâm sàng thường gặp tại mắt của bệnh<br /> nhãn giáp, phân tích các yếu tố liên quan đến<br /> độ nặng và hoạt tính của bệnh nhãn giáp, góp<br /> phần chuẩn hóa hồ sơ bệnh án hỗ trợ cho công<br /> tác chẩn đoán và điều trị bệnh nhãn giáp.<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> <br /> Mắt<br /> <br /> Nghiên cứu quan sát tiến cứu mô tả cắt<br /> ngang.<br /> <br /> Đối tượng<br /> Các bệnh nhân đến khám và điều trị tại<br /> Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh từ<br /> 6/2012 đến 6/2013; được chẩn đoán bệnh lý<br /> hốc mắt liên quan tuyến giáp.<br /> <br /> Quy trình nghiên cứu<br /> Tiếp nhận những bệnh nhân được chẩn<br /> đóan bệnh lý hốc mắt liên quan tuyến giáp từ<br /> phòng khám, hỏi bệnh sử, tiền sử, triệu chứng<br /> lâm sàng xác định chẩn đoán. Đánh giá biểu<br /> hiện ở mắt theo tiêu chuẩn VISA: thị giác<br /> (vision), viêm (inflammation), lé (strabismus)<br /> và vẻ ngoài mắt (appearance)/ hở mí<br /> (exposure).Đề nghị bệnh nhân chụp CT scan,<br /> xét nghiệm TSH, FT3, FT4, TRAb.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Từ tháng 6/2012 đến 6/2013, nghiên cứu<br /> gồm 69 bệnh nhân (138 mắt) được chẩn đoán<br /> bệnh lý hốc mắt liên quan tuyến giáp và điều<br /> trị tại bệnh viện Mắt TP. HCM.<br /> <br /> Đặc điểm dịch tễ<br /> Tuổi trung bình là 43 tuổi. Bệnh nhân nhỏ<br /> nhất đến khám là 16 tuổi và lớn nhất là 63<br /> tuổi. Nhóm tuổi thường gặp là trên 40 tuổi<br /> (63,8%). Trong số BN, 40 người (57,98%) là nữ<br /> giới và 20 người (42,02%) là nam. 23,2% BN có<br /> thói quen hút thuốc, tất cả là nam giới. Thời<br /> gian mắc bệnh nhãn giáp trung bình 8,17 ±<br /> 10.94 tháng, ít nhất là nửa tháng và nhiều nhất<br /> là 48 tháng. BN nhãn giáp đa số biểu hiện ở 2<br /> mắt (63,76%). 8,7% trường hợp có tiền sử gia<br /> đình có bệnh nhãn giáp.<br /> <br /> 65<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> hốc mắt. Trong nhiều nghiên cứu tỷ lệ bệnh<br /> nhãn giáp có chèn ép TTK từ 3% - 5%(3),(4). Thị<br /> thần kinh bị chèn ép, nhất là ở đỉnh hốc mắt<br /> do sự phì đại các cơ vận nhãn(2), hoặc do phì<br /> đại mô mỡ. Áp lực này làm cản trở lưu thông<br /> động mạch mắt hoặc tăng kháng trở ở tĩnh<br /> mạch mắt trung tâm(10).<br /> <br /> Tình trạng nội tiết liên quan tuyến giáp<br /> Có 49,3% trường hợp cường giáp; 14,5%<br /> trường hợp có suy giáp và 36,2% trường hợp<br /> bình giáp. Trong nghiên cứu này, có 66,7% (46<br /> ca) rối loạn tuyến giáp đã được điều trị nội<br /> khoa đơn thuần, và 11,6% (8 ca) điều trị nội<br /> khoa kết hợp cắt giáp và 21,4% (15 ca) chưa<br /> điều trị cần chuyển đến chuyên khoa nội tiết.<br /> Nồng độ TRAb trung bình 8,65 ± 9,02 U/l ;<br /> 91,5% bệnh nhân có nồng độ kháng thể cao<br /> hơn so với trị số bình thường.<br /> <br /> Viêm<br /> Thang điểm viêm thay đổi từ 0 đến 7 điểm,<br /> trung bình là 3,12 ± 1,5 điểm; 44,8% bệnh nhân<br /> có thang điểm hoạt tính lâm sàng từ 4 điểm<br /> trở lên, nghĩa là trong 69 bệnh nhân nhãn giáp<br /> có 31 bệnh nhân đã có chỉ định điều trị với<br /> corticoid hoặc xạ trị.<br /> <br /> Đặc điểm lâm sàng theo phân loại VISA<br /> Thị lực<br /> BN có dấu hiệu thần kinh thị bị chèn ép,<br /> chiếm tỷ lệ 5,8%, có chỉ định điều trị giải áp<br /> 30<br /> <br /> 26,1<br /> <br /> 27,5<br /> <br /> 25<br /> 20<br /> 14,5<br /> <br /> 14,5<br /> <br /> 15<br /> 10<br /> <br /> 8,7<br /> 5,8<br /> <br /> 5<br /> <br /> 1,4<br /> <br /> 1,4<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 8<br /> <br /> Biểu đồ 1: Thang điểm hoạt tính lâm sàng trong mẫu nghiên cứu<br /> ngang hoặc dọc, song thị từng lúc khi nhìn thẳng<br /> Lác<br /> và cuối cùng là song thị liên tục khi nhìn thẳng(6).<br /> 41,5% bệnh nhân có triệu chứng giới hạn<br /> Vẻ ngoài mắt<br /> vận nhãn, trong đó 27,5% bệnh nhân giới hạn<br /> vận nhãn 2 mắt; 14,5% bệnh nhân giới hạn vận<br /> Tỷ lệ co trợn mi trên chiếm đa số với<br /> nhãn ở 1 mắt. 55,1% bệnh nhân có biểu hiện<br /> 69,5%; co trợn mi dưới chỉ chiếm 14,5%. Co<br /> song thị.<br /> trợn mí chủ yếu ở mức độ trung bình từ 2 – 4<br /> mm. Chảy nước mắt và cảm giác dị vật cũng<br /> Bảng 1: Đặc điểm song thị.<br /> chiếm tỷ lệ khá cao là 57,8% và 46,4%. Có 3<br /> Song thị (N = 69)<br /> Tần số<br /> Tỷ lệ %<br /> Không song thị<br /> 31<br /> 44,9<br /> trường hợp bị tổn thương giác mạc cực dưới,<br /> Song thị khi liếc<br /> 5<br /> 7,2<br /> trong đó 2 trường hợp do hở mi và 1 trường<br /> Song thị từng lúc<br /> 18<br /> 26,1<br /> hợp do lộn mi vào trong gây quặm mí. Độ lồi<br /> Song thị liên tục<br /> 7<br /> 10,2<br /> mắt trung bình của mẫu là 17,93 ± 3.92 mm, tỷ<br /> Các dấu hiệu của lác bao gồm một quá trình<br /> lệ lồi mắt có phì đại cơ vận nhãn trên CT Scan<br /> tiến triển từ không song thị sang song thị khi liếc<br /> là 56,9%.<br /> <br /> 66<br /> <br /> Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> Bảng 2: Các đặc điểm lâm sàng về vẻ ngoài mắt.<br /> Đặc điểm<br /> <br /> Tần suất<br /> Tỷ lệ %<br /> Lồi mắt (17, 93 ± 3.92 mm)<br /> Không lồi<br /> 17<br /> 24,6<br /> Lồi 1 mắt<br /> 27<br /> 39,1<br /> Lồi 2 mắt<br /> 25<br /> 36,2<br /> Co trợn mi trên<br /> Một mắt<br /> 26<br /> 37,6<br /> Hai mắt<br /> 22<br /> 31,9<br /> Chảy nước mắt<br /> 40<br /> 57,9<br /> Cảm giác dị vật<br /> 32<br /> 46,4<br /> Tổn thương giác mạc<br /> Một mắt<br /> 3<br /> 4,3<br /> Hai mắt<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> Phân loại mức độ nặng theo NOSPECS<br /> Sử dụng phân loại độ nặng NOSPECS của<br /> Werner (1969)(17) cho thấy độ nặng trung bình<br /> của mẫu nghiên cứu là 3,48 ± 1,2. Bệnh nhân<br /> nhãn giáp thuộc độ 4 chiếm tỉ lệ cao nhất,<br /> chiếm 56,52%, kế đến là độ 2 chiếm tỷ lệ<br /> 15,94%, độ 3 chiếm 14,49%. Có 4 trường hợp<br /> (5,83%) thuộc độ 6, trong đó có 1 trường hợp<br /> vừa có phù gai cả 2 mắt vừa có tổn thương<br /> giác mạc cực dưới do hở mi.<br /> Bảng 3: Phân loại mức độ nặng theo NOSPECS.<br /> Độ<br /> 0<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> Dấu hiệu<br /> Không có dấu hiệu bệnh nhãn giáp<br /> Chỉ có dấu hiệu ở mi mắt<br /> Có liên quan đến mô mềm<br /> Lồi mắt<br /> Giới hạn cơ vận nhãn<br /> Tổn thương giác giác mạc<br /> Mất thị lực<br /> <br /> Tần suất(%)<br /> 0<br /> 5,78<br /> 15,9<br /> 14,5<br /> 56,5<br /> 2,9<br /> 5,8<br /> <br /> Các yếu tố liên quan đến tình trạng hoạt<br /> tính và độ nặng của bệnh nhãn giáp<br /> Tuổi, giới, tuổi bệnh, tình trạng hút thuốc<br /> và điều trị RLCN tuyến giáp đều không có<br /> bằng chứng liên quan. Tuy nhiên, có mối<br /> tương quan có ý nghĩa thống kê tồn tại giữa<br /> nồng độ TRAb và tình trạng hoạt tính của<br /> bệnh nhãn giáp (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2