intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ứng dụng protease ngoại bào của Bacillus subtilis B26 cho quá trình tách chiết chondroitin sulfate từ sụn cá đuối (Dasyatis kuhlii ) và cá nhám (Carcharhinus sorrah )

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

54
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định được các điều kiện thủy phân tối ưu của enzym protease ngoại bào từ chủng Bacillus subtilis B-26 trên cơ chất xương sụn cá: tỷ lệ 0,4ml (0,17 UI/ml) enzym/1g xương sụn cá, thời gian thủy phân là 12giờ, pH 8,5 và nhiệt độ 500 độ C. Thời gian nuôi cấy chủng B26 cho hoạt tính enzym cao nhất là 72 giờ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ứng dụng protease ngoại bào của Bacillus subtilis B26 cho quá trình tách chiết chondroitin sulfate từ sụn cá đuối (Dasyatis kuhlii ) và cá nhám (Carcharhinus sorrah )

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> <br /> KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PROTEASE NGOẠI BÀO CỦA BACILLUS<br /> SUBTILIS B-26 CHO QUÁ TRÌNH TÁCH CHIẾT CHONDROITIN SULFATE<br /> TỪ SỤN CÁ ĐUỐI (Dasyatis kuhlii ) VÀ CÁ NHÁM (Carcharhinus sorrah )<br /> EXTRACTION OF CHONDROITIN SULFATE FROM DASYATIS KUHLII AND<br /> CARCHARHINUS SORRAH BY BACILLUS SUBTILIS B-26 PROTEASE APPLICATION<br /> Vũ Thị Thanh Tâm1, Võ Hoài Bắc2<br /> Ngày nhận bài: 13/8/2012; Ngày phản biện thông qua: 26/11/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định được các điều kiện thủy phân tối ưu của enzym protease ngoại bào từ<br /> chủng Bacillus subtilis B-26 trên cơ chất xương sụn cá: tỷ lệ 0,4ml (0,17 UI/ml) enzym/1g xương sụn cá, thời gian thủy<br /> phân là 12giờ, pH 8,5 và nhiệt độ 500C. Thời gian nuôi cấy chủng B26 cho hoạt tính enzym cao nhất là 72 giờ.<br /> Kết quả so sánh khả năng chiết rút chondroitin sulfate (CS) từ sụn cá nhám và cá đuối của papain, bromelain và<br /> protease ngoại bào từ chủng B26 cho thấy protease ngoại bào từ chủng B26 là nguồn enzym có hoạt tính thủy phân mạnh<br /> như các chế phẩm enzym khác nhưng giá thành rẻ. Nghiên cứu này cũng đánh giá được độ an toàn của chế phẩm protease<br /> trên động vật thực nghiệm. Vì vậy chế phẩm protease ngoại bào từ chủng B26 có thể thay thế papain trong quá trình tách<br /> chiết CS.<br /> Từ khóa: chondroitin sulfate, 1,9-dimethylmethylene blue (DMMB), protease, sụn cá<br /> <br /> ABSTRACT<br /> This study was conducted to evaluate whether chondroitin sulfate could be isolated from cartilage of Vietnam shark<br /> (Carcharhinus sorrah) and ray (Dasyatis kuhlii) by Bacillus subtilis B-26 protease. The optimal conditions of hydrolysing<br /> the cartilage of produced B-26 proteases were 0,4ml (0,17UI/ml) enzym/1 gram of cartilage, 12h, pH 8,5 at 500C.<br /> Incubation time 72h achieved the highest activity of protease for Bacillus subtilis B-26.<br /> Hydrolyzing cartilage of B-26 protease is the same papain and bromelain, but the cost of B-26 protease is cheap.<br /> Bacillus subtilis B-26 protease can replace papain for hydrolyzing cartilage of shark and ray.<br /> Key words: cartilage of shark and ray, chondroitin sulfate, 1,9-dimethylmethylene blue (DMMB), protease<br /> <br /> I.ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Chondroitin sulfate thường gắn với các protein<br /> bằng liên kết o-glycosid tạo thành một proteoglycan<br /> (PG). Phân tử PG của mô sụn (chứa khoảng<br /> 80 - 100 mạch CS) cùng với protein gắn kết và acid<br /> hyaluronic tạo thành một phức hệ thuỷ động học<br /> vững chắc. Vì thế CS được chiết rút từ sụn động<br /> vật bằng phương pháp sinh học nhờ sự thủy phân<br /> protein liên kết bởi các exogenous protease (như<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> papain) [10; 6; 4]<br /> Cấu trúc phân tử CS rất đa dạng và phức tạp<br /> nên chưa thu nhận CS được bằng con đường tổng<br /> hợp hóa học, cho đến nay mới chỉ tổng hợp được<br /> các mạch oligosaccharide ngắn có trình tự giống<br /> một đoạn mạch CS như một số CS tetrasaccharide<br /> (4 gốc đường đơn) có khả năng kích thích sự phát<br /> triển và phân hóa của neron thần kinh [11] còn phân<br /> tử disaccharide thì không có tác dụng trên.<br /> <br /> Vũ Thị Thanh Tâm: Lớp Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br /> TS. Võ Hoài Bắc: Viện Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br /> <br /> 150 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> Vì thế hiện nay nguyên liệu CS thô mới chỉ<br /> được thu nhận duy nhất từ các nguồn tự nhiên nhờ<br /> chiết xuất CS từ các loại mô động vật. Sụn cá mập<br /> (xương sọ, xương sống, vây...) là nguồn nguyên<br /> liệu CS phổ biến nhất trong các chế phẩm thuốc<br /> và chế phẩm bổ sung dinh dưỡng CS trong mô<br /> động vật liên kết chặt với protein trong dạng phức<br /> proteoglycan. Cho nên việc đầu tiên là phải tách CS<br /> ra khỏi protein nhờ việc làm yếu mối liên kết giữa<br /> CS-protein và phân hủy protein để giải phóng các<br /> phân tử CS.<br /> Quá trình thu nhận chế phẩm CS thô từ xương<br /> sụn có thể được thực hiện bằng phương pháp hoá<br /> học hoặc phương pháp sinh học (dùng enzym) để<br /> thủy phân sụn.<br /> Trong phương pháp hóa học mô sụn được<br /> xử lý bằng nước nóng, dung dịch muối, kiềm<br /> (NaOH) hoặc acid (HCl, CH3COOH...) để tách<br /> glycosaminoglycan (GAG) khỏi các phân tử khác<br /> (protein, hyaluronic acid...). Phương pháp này đã áp<br /> dụng để thu CS từ sụn gà [6], sụn bò [7], tuy nhiên<br /> đã xuất hiện việc phá vỡ các liên kết glycoside của<br /> CS khi thu nhận CS.<br /> Phương pháp sinh học dùng enzym để thủy<br /> phân mô sụn là phương pháp có hiệu quả để thu<br /> nhận CS không bị biến đổi về cấu trúc, giữ được<br /> hoạt tính sinh học của chúng và làm giảm thiểu ô<br /> nhiễm môi trường do các hóa chất (muối, kiềm,<br /> acid...) gây nên. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng các<br /> enzym protease (papain, actinase, pronase...) để<br /> thủy phân sụn giải phóng GAG khỏi các protein liên<br /> kết. Sau khi loại bỏ protein thì CS được tách ra và<br /> tinh sạch. Phương pháp này đã được dùng để thu<br /> nhận GAG của sụn từ da cá Labeo rohita [12], sụn<br /> cá mập [8], cá sấu, cá đuối... Việc khảo sát và sàng<br /> lọc protease từ các nguồn nguyên liệu khác nhau<br /> (vi sinh vật, thực vật và động vật) có khả năng thủy<br /> phân protein gắn kết với CS trong sụn nhằm hạ giá<br /> thành sản xuất và giảm thiểu tác động môi trường<br /> là rất cần thiết.<br /> II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nguyên liệu: Xương sụn cá đuối (Dasyatis<br /> kuhlii), cá nhám (Carcharhinus sorrah) được thu<br /> thập từ vùng biển Hải Phòng, do Phòng Sau thu<br /> hoạch, Viện Nghiên cứu Hải sản cung cấp.<br /> Hóa chất, thiết bị thí nghiệm: Các hóa chất phân<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> tích đều đạt độ tinh khiết cao của các hãng Sigma,<br /> Invitrogen, Merk, Prolabo, Bio-Canada: casein, folin,<br /> albumin huyết thanh bò (BSA), glucose, tyrosine,<br /> 1,9-dimethylmethylene blue...<br /> Xác định hoạt độ protease: Theo phương pháp<br /> Anson cải tiến [9].<br /> Xác định hàm lượng protein: Theo phương<br /> pháp Lowry [5].<br /> Phương pháp sinh học tách chiết chondroitin<br /> sunfate:<br /> - Chuẩn bị mẫu: Nghiền nhỏ 10g hỗn hợp<br /> xương sụn cá đuối và cá nhám theo tỷ lệ 1:1, thêm<br /> vào 40ml nước khử ion, 1ml azid natri (0,02%).<br /> - Sử dụng phương pháp thủy phân sụn cá đuối,<br /> cá nhám theo Garnjanagoonchorn và cộng sự [4].<br /> Định tính và định lượng CS bằng 1,9-dimethylmethylene<br /> blue (DMMB): Xác định CS của dung dịch theo<br /> Farndale và cộng sự [3].<br /> Xác định độ sạch của chế phẩm CS: Bằng sắc<br /> ký khối phổ (LC/MS), sắc ký lỏng HPLC.<br /> Kiểm tra độ độc của enzym: Bằng phương pháp<br /> xác định LD50.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm protease từ<br /> chủng Bacillus subtilis B-26 để thủy phân sụn cá<br /> Dựa vào kết quả nghiên cứu sàng lọc các chủng<br /> vi sinh vật sinh protease ngoại bào có khả năng<br /> thủy phân sụn cá đuối và cá nhám đã công bố [2]<br /> Chúng tôi lựa chọn chủng B26 để nghiên cứu ứng<br /> dụng thủy phân sụn cá và so sánh với các nguồn<br /> protease khác.<br /> <br /> Hình 1. Ảnh hưởng của pH đến hoạt tính protease<br /> của chủng B26<br /> <br /> Khả năng hoạt động của enzyme còn phụ thuộc<br /> vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, pH, thời gian, nồng<br /> độ enzym... tối thích cho phản ứng. Để nghiên cứu<br /> ảnh hưởng của pH lên hoạt độ protease, phản ứng<br /> enzym được thực hiện ở cùng một thời gian, nhiệt<br /> độ 400C trong đệm Na-acetat (pH: 4,5; 5,5) và đệm<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 151<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> <br /> phosphate (pH: 6,5; 7,5; 8,5; 9,5). Kết quả ở hình 1<br /> cho thấy protease ngoại bào của chủng B26 có hoạt<br /> tính cao nhất tại pH 8,5.<br /> Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng<br /> ảnh hưởng đến hoạt độ của enzym. Sử dụng pH tối<br /> thích đã được khảo sát ở trên cho phản ứng của<br /> enzyme protease của chủng B26 và thay đổi nhiệt<br /> độ của phản ứng thủy phân từ 30 - 700C. Kết quả<br /> trên hình 2 cho thấy protease của chủng B26 có<br /> hoạt độ cao nhất ở 500C.<br /> <br /> Hình 4. Ảnh hưởng của nồng độ protease của chủng B26<br /> lên quá trình thủy phân sụn cá<br /> <br /> Kết quả trên hình 4 cho thấy hoạt tính thủy phân<br /> sụn cá của nồng độ protease ngoại bào từ chủng<br /> B26 cao nhất với tỷ lệ 4 ml dịch enzym/10gam sụn<br /> (enzym có hoạt độ là: 0,17UI/ml enzym) trong các<br /> Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính protease<br /> của chủng B26<br /> <br /> điều kiện pH (8,5), nhiệt độ tối ưu (500C) và thời gian<br /> thủy phân là 48giờ.<br /> Để giảm giá thành khi thu nhận protease ngoại<br /> bào của chủng B26 chúng tôi chỉ tiến hành nuôi<br /> cấy chủng vi khuẩn ở nhiệt độ thường 280C và<br /> tiến hành xác định thời gian nuôi cấy cho hoạt tính<br /> enzym cao nhất.<br /> Hình 5a và 5b cho thấy sau 72 giờ nuôi cấy<br /> chủng B26, protease ngoại bào thô thu được<br /> có hoạt tính đạt tối đa so với hoạt tính protease<br /> ngoại bào thu được tại các thời điểm nuôi cấy<br /> <br /> Hình 3. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình thủy phân<br /> sụn cá<br /> <br /> khác nhau.<br /> <br /> Kết quả trên hình 3 cho thấy hàm lượng CS<br /> được giải phóng ra cao nhất sau 24 giờ thủy<br /> phân. Để thu chế phẩm CS có độ tinh sạch cao<br /> thì cần phải loại bỏ triệt để protein có trong dịch<br /> sau thủy phân. Vì vậy, tiếp tục thủy phân đến 48<br /> giờ. Hàm lượng protein của dịch sau thủy phân<br /> giảm đi rất nhiều chỉ còn gần 60% so với hàm<br /> lượng protein tối đa có trong dịch thủy phân, hàm<br /> lượng CS vẫn giữ nguyên so với thủy phân 24<br /> giờ. Do vậy lựa chọn 48 giờ là thời gian tối ưu<br /> của protease ngoại bào từ chủng B26 thủy phân<br /> sụn cá đuối và cá nhám.<br /> <br /> 152 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Hình 5a. Hoạt tính protease của chủng B26 nuôi cấy theo<br /> thời gian<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> <br /> Hình 5b. Hoạt tính protease của chủng B26 nuôi cấy theo thời gian<br /> <br /> Thể tích dịch nuôi vi sinh vật cho vào mỗi giếng<br /> là: 150µl; 1: 24 giờ; 2: 48 giờ; 3: 72 giờ; 4: 96 giờ; 5:<br /> 120 giờ.<br /> 2. So sánh khả năng thủy phân xương sụn cá và<br /> chiết rút CS của protease ngoại bào từ chủng B26<br /> với papain và bromelain<br /> Hiệu quả thủy phân xương, sụn cá Đuối của<br /> protease ngoại bào từ chủng B26 cũng dễ dàng nhận<br /> ra bằng cảm quan. Các mẫu xương sụn bị thủy phân<br /> tơi ra khi bổ sung enzym protease của chủng này, dịch<br /> <br /> Hình 6. Khả năng thủy phân sụn cá đuối của enzyme ngoại<br /> bào chủng B26<br /> <br /> sau thủy phân đục so với mẫu đối chứng (hình 6). Điều này cho thấy khả năng ứng dụng của protease từ chủng<br /> B26 thay thế enzym papain cho quá trình tinh sạch chondroitin sulfat là rất khả thi.<br /> Để tìm được nguồn enzym vừa có khả năng thủy phân sụn và giải phóng CS mạnh và có giá thành rẻ nhất,<br /> chúng tôi đã so sánh khả năng thủy phân và chiết rút CS trong sụn cá của protease ngoại bào của vi khuẩn B-26<br /> với papain [4], bromelain [1]. Kết quả bảng 1 cho thấy chế phẩm ngoại bào của B.subtilis B-26 cho hiệu quả thủy<br /> phân xương sụn cá và hiệu suất chiết rút CS trong sụn mạnh như papain và bromelain.<br /> Bảng 1. Hiệu quả thuỷ phân sụn cá trong 48 giờ của các protease<br /> % CS của dịch sau<br /> thủy phân/ khối lượng<br /> sụn khô<br /> <br /> % protein hòa tan/<br /> khối lượng sụn khô<br /> sau thủy phân<br /> <br /> Giá thành enzym<br /> (VN đồng) thủy phân<br /> 100g sụn khô<br /> <br /> Papain (20mg/1g sụn);<br /> 650C; pH 7,0<br /> <br /> 15,50 ± 1,45<br /> <br /> 8,70 ± 1,73<br /> <br /> 38.000<br /> <br /> Bromelain (20mg/1g sụn); 550C; pH 6,0<br /> <br /> 15,20 ± 1,95<br /> <br /> 8,80 ± 1,84<br /> <br /> 218.000<br /> <br /> Protease ngoại bào của B.subtilis B-26<br /> tỷ lệ 0,4ml (0,17UI/ml)/1g sụn); 500C;<br /> pH 8,5<br /> <br /> 15,02 ± 1,36<br /> <br /> 12,54 ± 1,9<br /> <br /> 12.000<br /> <br /> Protease<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 153<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> Nguồn cung cấp papain và bromelain thường<br /> khan hiếm, giá thành của papain (38 ngàn đồng/<br /> thủy phân 100g sụn), giá thành của bromelain (218<br /> ngàn đồng/100g sụn) cao hơn nhiều chế phẩm<br /> protease ngoại bào của B.subtilis B-26 (12 ngàn<br /> đồng/100g sụn). Protease của động vật hay thực<br /> vật chỉ chứa một trong hai loại endopeptidase hoặc<br /> exopeptidase, riêng vi khuẩn có khả năng sinh ra<br /> cả hai loại trên, do đó protease của vi khuẩn có tính<br /> đặc hiệu cơ chất cao, chúng có khả năng thủy phân<br /> tới 80% các liên kết peptide trong phân tử protein.<br /> Protease ngoại bào của chủng B26 là nguồn<br /> enzym tiềm năng có giá thành khá thấp, tuy nhiên<br /> để hoàn thiện qui trình nuôi cấy để thu lượng lớn<br /> enzym, sản lượng ổn định có hoạt tính thủy phân<br /> cao đòi hỏi thời gian và kinh phí để nghiên cứu tiếp.<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> 3. Khảo sát về độ an toàn của chủng giống và<br /> chế phẩm enzym thu được<br /> Để có thể sử dụng protease ngoại bào của<br /> chủng B26 cho việc tách chiết CS là một chế phẩm<br /> thuốc, chúng tôi đã kiểm tra độ độc của chủng và<br /> enzym.<br /> Cho chuột nhắt Swiss (trọng lượng 22gam)<br /> uống sinh khối vi sinh chứa 106 - 1010 tế bào/ml với<br /> liều 1ml/kg/ngày và chế phẩm enzym protease (dịch<br /> protease ngoại bào nuôi sau 48h) với liều 1ml/kg/ngày,<br /> xác định LD50 sau 10 ngày.<br /> Sau 10 ngày không có một con chuột nào bị<br /> chết (bảng 2), chứng tỏ chủng vi khuẩn thí nghiệm<br /> Bacillus subtilis B-26 và chế phẩm protease ngoại<br /> bào thu được từ các chủng này không chứa độc tố,<br /> bảo đảm độ an toàn khi sử dụng.<br /> <br /> Bảng 2. Kiểm tra độ độc của chế phẩm enzym protease ngoại bào của chủng Bacillus subtilis B-26<br /> LD 50<br /> <br /> Chủng giống<br /> <br /> Bio 26<br /> <br /> Vi khuẩn<br /> <br /> Chế phẩm enzym protease<br /> <br /> Không độc<br /> <br /> Không độc<br /> <br /> IV. KẾT LUẬN<br /> 1. Đã nghiên cứu được các điều kiện tối ưu cho<br /> hoạt động của chế phẩm protease ngoại bào của<br /> chủng B-26: tỷ lệ 0,4ml (0,17 UI/ml) enzym/1g sụn<br /> cá, thời gian thủy phân là 12giờ, pH 8,5 và nhiệt<br /> độ 500C. Sau 72giờ nuôi cấy chủng B26, protease<br /> ngoại bào thô thu được có hoạt tính đạt tối đa<br /> 2. Chủng vi khuẩn thí nghiệm Bacillus subtilis<br /> B-26 và chế phẩm protease ngoại bào thu được<br /> <br /> không chứa độc tố, bảo đảm độ an toàn khi sử dụng.<br /> 3. Chế phẩm protease ngoại bào của<br /> B.subtilis B-26 cho hiệu quả thủy phân xương sụn<br /> cá và hiệu suất chiết rút CS trong sụn mạnh như<br /> papain và bromelain. Giá thành sản xuất protease<br /> ngoại bào của chủng B26 thấp nên khả năng ứng<br /> dụng của protease từ chủng B26 thay thế enzyme<br /> papain cho quá trình tinh sạch chondroitin sulfat<br /> là rất khả thi.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> Tiếng Việt<br /> 1.<br /> <br /> Lại Thị Ngọc Hà. (2009). Nghiên cứu tách và tạo chế phẩm bromelain từ phế phụ phẩm dứa. Tạp chí Khoa học và Phát triển.<br /> tập 7, số 2: 203-211<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Võ Hoài Bắc, Đỗ Ngọc Tú, Trần Cảnh Đình, Lê Thị Oanh. (2010). Nghiên cứu tách chiết chondroitin sulfate từ xương sụn<br /> cá đuối (Dasyatis kuhlii) và cá nhám (Carcharhinus sorrah) bằng công nghệ sinh học. Bản tin Viện nghiên cứu Hải sản số<br /> 16: 26-30<br /> Tiếng Anh<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Farndale W.R, Buttle D.J, Barrett A.J. (1986). Improved quantitation and discrimination of sulphated glycosaminoglycans by<br /> use of dimethylmethylene blue. Biochim. Biophys. Acta 883. 173-177.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Garnjanagoonchorn W, Wongekalak L, Engkagul A. (2007). Determination of chondroitin sulfate from different sources of<br /> cartilage. Chemical Engineering and Processing 46. 465-471.<br /> <br /> 154 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2