intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu về khả năng phục hồi của cộng đồng đối với du lịch cộng đồng ở nông thôn Tây Bắc - Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

30
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này phân tích về khả năng phục hồi của các cộng đồng nông thôn ở Tây Bắc Việt Nam với các tiêu chí đánh giá trong phát triển bền vững, bao gồm nền tảng phát triển du lịch bền vững ở nông thôn, các yếu tố phục hồi cộng đồng và vai trò của chính quyền địa phương. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là các khảo sát qua internet và phân tích, đánh giá tài liệu về khả năng phục hồi trong du lịch, điều tra xã hội học về khả năng thích ứng của các hộ dân trước sự thay đổi của các yếu tố tác động bên ngoài đến hoạt động kinh doanh du lịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu về khả năng phục hồi của cộng đồng đối với du lịch cộng đồng ở nông thôn Tây Bắc - Việt Nam

  1. Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN TÂY BẮC - VIỆT NAM Nguyễn Thị Phương Nga Khoa Du lịch – Trường Đại học Phenikaa Email: nga.nguyenthiphuong@phenikaa-uni.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích về khả năng phục hồi của các cộng đồng nông thôn ở Tây Bắc Việt Nam với các tiêu chí đánh giá trong phát triển bền vững, bao gồm nền tảng phát triển du lịch bền vững ở nông thôn, các yếu tố phục hồi cộng đồng và vai trò của chính quyền địa phương. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là các khảo sát qua internet và phân tích, đánh giá tài liệu về khả năng phục hồi trong du lịch, điều tra xã hội học về khả năng thích ứng của các hộ dân trước sự thay đổi của các yếu tố tác động bên ngoài đến hoạt động kinh doanh du lịch. Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy rằng sự phát triển du lịch bền vững ở khu vực nông thôn sẽ góp phần cải thiện khả năng phục hồi trong cộng đồng địa phương. Từ đó đề xuất một số giải pháp đảm bảo cho sự phát triển bền vững của điểm du lịch và duy trì khả năng phục hồi của cộng đồng địa phương. Từ khoá: Khả năng phục hồi, du lịch cộng đồng, nông thôn, du lịch bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các lý thuyết về khả năng phục hồi của cộng đồng đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ và ngày nay lý thuyết này đang mở rộng nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chứng minh khả năng thích ứng của cộng đồng với sự thay đổi liên tục và bất ngờ của xã hội và môi trường. Theo nhiều nghiên cứu được thực hiện trước đây [1] [2] [3] cho thấy khả năng phục hồi của cộng đồng luôn gắn liền với thảm họa. Các khái niệm về khả năng phục hồi cộng đồng đề cập đến năng lực của cá nhân hoặc cộng đồng để đối phó với căng thẳng, vượt qua nghịch cảnh hoặc thích nghi tích cực với thay đổi. Khái niệm khả năng phục hồi được hình thành từ những trải nghiệm tiêu cực bẩm sinh của cá nhân hoặc là trong quá trình sinh sống của cộng đồng. Khả năng phục hồi có thể được phát triển và tăng cường để nhằm mục đích làm cho cộng đồng được hưởng phúc lợi nhiều hơn. Khả năng phục hồi không thể được coi là một phẩm chất sẵn có hoặc tiềm ẩn trong một người hoặc một nhóm, mà là một quá trình được tích luỹ, rèn luyện trong các hoàn cảnh và thời điểm khác nhau [4]. Phát triển bền vững là một trong những ví dụ thể hiện rõ nhất về các hành động làm cho một cộng đồng trở nên kiên cường hơn. Nội dung cơ bản của khả năng phục hồi chính là sự thích ứng, sự sẵn sàng đối mặt với những thay đổi bất ngờ trong môi trường của cộng đồng địa phương khi thực hiện các hoạt động du lịch. Những thông tin trong nghiên cứu này có thể được sử dụng để tiếp tục thử nghiệm và phát triển theo các chỉ số bền vững và khả năng phục hồi cho các cộng đồng du lịch nông thôn ở Tây Bắc - Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích: (i) Cân nhắc các phương án phát triển bền vững cho du lịch cộng đồng ở nông thôn Việt Nam; (ii) Thảo luận, giải thích các yếu tố góp phần vào khả năng phục hồi của cộng đồng du lịch nông thôn vùng Tây Bắc nước ta. Các cộng đồng du lịch nông thôn dễ bị tổn thương nhất trước cú sốc kinh tế và các nguy cơ môi trường có thể phá vỡ sinh kế và phúc lợi cộng đồng. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này sẽ hỗ trợ các cộng đồng nông thôn dựa trên du lịch để gia tăng và bảo vệ các điểm đến du lịch, thu nhập của người dân địa phương trước sự thay đổi bất ngờ của xã hội hoặc môi trường. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự hiểu biết về khả năng phục hồi trong các lĩnh vực dễ bị tổn thương của các hệ thống sinh thái xã hội là vô cùng quan trọng. Ngành du lịch dựa vào cộng đồng rất dễ bị tổn thương không chỉ trước các thách thức nội bộ như cộng đồng thụ động và các vấn đề lãnh đạo, mà cả các thách thức bên ngoài như suy thoái kinh tế, cạnh tranh từ các sản phẩm du lịch khác. Tuy nhiên, trước những xáo trộn lớn, các khía cạnh cố tình phục hồi cho ngành du lịch nông thôn vẫn chưa được nghiên cứu cho đến nay. Các nghiên cứu chưa đầy đủ về khả năng phục hồi trong các hệ thống du lịch đã đưa ra các quan điểm, khái niệm về khả năng phục hồi trong du lịch [5] và các ứng dụng định tính của khái niệm này cho các các loại hình du lịch trong đó có du lịch cộng đồng ở nông thôn [6].
  2. 514 Nguyễn Thị Phương Nga 2. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Du lịch cộng đồng có thể được coi là một sản phẩm tiềm năng tốt trong việc quảng bá đất nước cũng như thu hút người dân địa phương tham gia vào ngành du lịch. Ở Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng, du lịch cộng đồng góp phần tạo cơ hội việc làm và xóa đói giảm nghèo cho các thành phần liên quan. Ngoài ra, du lịch cộng đồng có thể được coi là một cách để hỗ trợ tạo thu nhập cho cộng đồng [7]. Du lịch cộng đồng xuất hiện như một giải pháp tiềm năng cho du lịch đại chúng. Đây cũng là một cách thức để cộng đồng địa phương vùng nông thôn có được điều kiện sống tốt hơn, nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch nhiều hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống. Ý tưởng chính là để cộng đồng tạo ra một dự án thể hiện sự phát triển bền vững và thúc đẩy mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và du khách. Để phát triển một sản phẩm du lịch như vậy, yếu tố cốt lõi là kết hợp quản lý dịch vụ lưu trú, quản lý du lịch, thực phẩm, đồ uống và các dịch vụ bổ sung dựa trên cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục và môi trường [8]. Hiện nay, du lịch cộng đồng được bảo vệ và hỗ trợ bởi các tổ chức quốc tế khác nhau như Tổ chức Du lịch Thế giới và mục đích là hướng tới du khách được trải nghiệm dịch vụ du lịch có chất lượng được cung cấp bởi người dân địa phương, đảm bảo việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa. Du lịch cộng đồng phát triển theo hướng trao quyền kinh tế, quyền sở hữu, lợi ích xã hội cho cộng đồng. Hơn nữa, lợi ích trọng tâm của du lịch cộng đồng là tác động kinh tế đối với cộng đồng, cải thiện kinh tế - xã hội và đa dạng hóa lối sống theo hướng bền vững hơn [9]. Sự chia sẻ, trao đổi và liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ trong kinh doanh du lịch sẽ tránh được các bất đồng giữa các thành phần tham gia hoạt động du lịch [10]. Theo Briedenhann và Wickens năm 2004, việc phát triển một điểm đến du lịch có vai trò quan trọng của cộng đồng địa phương, đặc biệt ở các vùng nông thôn với đặc điểm cư trú mang tính cộng đồng rõ rệt, hình thức quần cư làng xã ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi của điểm du lịch. Việc quy hoạch phát triển một loại hình du lịch sẽ ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Ví dụ, nhận thức về du lịch dựa trên thái độ của cộng đồng địa phương và đánh giá của họ về môi trường, cơ sở hạ tầng và mức độ tham gia của cộng đồng địa phương có ảnh hưởng mạnh mẽ đến trải nghiệm của khách du lịch. Một trong những chương trình thành công nhất để cải thiện du lịch cộng đồng ở nông thôn là sử dụng hình thức lưu trú homestay. Khái niệm về khả năng phục hồi đã được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau với các định nghĩa khác nhau, tất cả đều tập trung vào khả năng chứa đựng và thích nghi với sự thay đổi, căng thẳng và sốc. Thuật ngữ khả năng phục hồi được hiểu với nhiều ý nghĩa khác nhau bởi nó được nghiên cứu bởi các chuyên ngành khác nhau. Ở cấp độ cộng đồng, khả năng phục hồi là khả năng của một khu vực (bao gồm các thành phần và hệ thống hỗ trợ của khu vực đó) để duy trì các mối quan hệ giữa các thành phần một cách tích cực khi có sự xáo trộn đáng kể của môi trường; giải quyết các vấn đề mới phát sinh và phục hồi từ nghịch cảnh với các khả năng thích ứng mạnh mẽ và linh hoạt [11]. Khái niệm về khả năng phục hồi của cộng đồng đã trở nên đặc biệt nổi bật trong những năm gần đây với sự thay đổi mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên và môi trường sống như nhiệt độ toàn cầu tăng, sự kiện thời tiết cực đoan ngày càng khó lường [12]. Ở Việt Nam, khả năng phục hồi của cộng đồng có thể không liên quan đến thảm họa vì thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng ít xảy ra ở đây. Trong bối cảnh của nghiên cứu này, khả năng phục hồi của cộng đồng có thể được gọi là khả năng của cộng đồng địa phương cần có để tăng cường và duy trì hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp của chính họ. Đây là cách thức quan trọng để các cộng đồng khám phá, tìm hiểu các phương thức để bảo vệ và phổ biến những giá trị vật chất và tinh thần cần thiết cho sự sống còn của họ. Ở quy mô của một ngôi làng trong hệ thống du lịch cộng đồng ở nông thôn, hoạt động kinh tế có thể chuyển từ tính chất không ổn định sang tính chất ổn định với vai trò của hoạt động kinh doanh du lịch. Trong du lịch cộng đồng ở nông thôn, vai trò lãnh đạo một cách tự nhiên của cộng đồng được khuyến khích, các chuyên gia, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý đóng vai trò tư vấn cho hoạt động kinh doanh du lịch của chính cộng đồng. Các gia đình và thành viên trong cộng đồng với lứa tuổi và năng lực khác nhau có thể đóng góp khác nhau cho khả năng phục hồi của cộng đồng. Người cao tuổi mang đến những kiến thức, kinh nghiệm và bài học đối phó với nghịch cảnh trong quá khứ và người trẻ thực hiện vai trò đổi mới trong tư duy, sáng tạo, trong cách tạo ra sản phẩm để thích nghi với sự thay đổi. Cách tiếp cận này có thể có hiệu quả cao trong việc tạo ra phương hướng và khả năng tồn tại lâu dài trong tương lai của cộng đồng. Phát triển bền vững là một khung khái niệm chính cho phát triển cộng đồng và xã hội, gắn với khai thác tài nguyên dài hạn và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa. Định nghĩa chung về phát triển bền vững được sử dụng rộng rãi đối với các cộng đồng phát triển kinh tế dựa trên hoạt động du lịch. Để phát triển bền vững cần có các chính sách
  3. Nghiên cứu về khả năng phục hồi của cộng đồng đối với du lịch cộng đồng 515 ở nông thôn Tây Bắc - Việt Nam và hành động để cân bằng chi phí kinh doanh và lợi ích xã hội, kinh tế, môi trường [13]. Du lịch là hoạt động kinh tế và nó có những tác động nhất định đến môi trường và sự thay đổi văn hóa của cộng đồng. Tuy nhiên để du lịch phát triển được bền vững, việc bảo vệ môi trường và gìn giữ các giá trị văn hóa bản địa lại là yếu tố cốt lõi. Như vậy, cần đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa du lịch và bảo vệ môi trường, đảm bảo các giá trị văn hóa cộng đồng. Phát triển bền vững cũng là một trong những quy định phổ biến nhất để làm cho một cộng đồng trở nên kiên cường hơn trước sự tác động của các yếu tố bên ngoài [5]. Một cộng đồng bền vững sẽ kiên cường hơn, thích nghi tốt hơn một cộng đồng không áp dụng các chính sách phát triển bền vững [11]. Tuy nhiên, mối liên kết giữa khả năng phục hồi và phát triển bền vững vẫn là một lĩnh vực phát triển mới, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Mặc dù tính bền vững là một lĩnh vực trọng tâm chính trong nghiên cứu du lịch, khái niệm về khả năng phục hồi của cộng đồng hầu như không được đề cập đến trong các tài liệu về phát triển du lịch. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: (i) Tổng quan tài liệu về du lịch bền vững với định nghĩa về du lịch nông thôn, khả năng phục hồi của cộng đồng; (ii) Thực hiện quan sát đối với làng du lịch cộng đồng (hình thức lưu trú là homestay); (iii) Thực hiện khảo sát đối với các hộ gia đình tại 05 làng du lịch cộng đồng. Dữ liệu được thu thập dựa trên nghiên cứu tại địa điểm và quan sát cá nhân tại năm ngôi làng: (1) Làng Du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm - Hà Giang; (2) Bản Lác - Mai Châu - Hòa Bình; (3) Bản Áng - Mộc Châu - Sơn La; (4) Xóm Đá Bia - Tiền Phong - Đà Bắc - Hòa Bình; (5) Bản Tả Van - Sa Pa - Lào Cai. Việc lựa chọn năm ngôi làng này dựa trên các tiêu chí về sự thay đổi của các yếu tố được quan sát về lối sống, văn hóa, hoạt động du lịch và cơ sở vật chất trong bối cảnh nghiên cứu sẽ được thể hiện trong dữ liệu được thu thập [14] [15]. Năm ngôi làng đại diện cho các địa phương khác nhau, theo đó, mỗi địa phương đều có đặc điểm tự nhiên, văn hóa bản địa, đặc sản riêng và mang đến trải nghiệm khác nhau cho khách du lịch. Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ xác định các yếu tố quyết định đến khả năng phục hồi như văn hóa của cộng đồng, mối quan hệ với chính quyền, tính linh hoạt của cộng đồng và điều kiện môi trường. Tuy nhiên, nó không xem xét đến yếu tố khác bao gồm khía cạnh pháp lý, quy định và quan hệ đối tác. Số lượng mẫu thực hiện khảo sát: làng du lịch cộng đồng thôn Nậm Đăm (8 hộ), Bản Lác - Mai Châu - Hòa Bình (8 hộ); Bản Áng - Mộc Châu - Sơn La (3 hộ); Xóm Đá Bia - Tiền Phong - Đà Bắc - Hòa Bình (3 hộ); Bản Tả Van - Sa Pa - Lào Cai (8 hộ) với số người được khảo sát là 30 người trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tất cả các dữ liệu thu thập được kết hợp với các đánh giá, quan sát, nghiên cứu tài liệu đã được phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phát triển bền vững của cộng đồng ở nông thôn vùng Tây Bắc có sự góp phần của hoạt động du lịch, khả năng thích ứng của cộng đồng trong kinh doanh du lịch và khả năng phục hồi của cộng đồng đối với các tác động bên ngoài. Bảng 1: Các dịch vụ người dân địa phương tham gia khi có khách du lịch STT Tên làng Lưu Ăn Hướng Trải Sản vật địa Hoạt động trú uống dẫn viên nghiệm phương bảo tồn 1 Thôn Nặm Đăm - Quản Bạ -Hà x x x Giang 2 Bản Lác - Mai Châu - Hòa Bình x x x x x x 3 Bản Áng - Mộc Châu - Sơn La x x x x x x 4 Xóm Đá Bia - Tiền Phong - Đà x x x x Bắc - Hòa Bình 5 Bản Tả Van - Sa Pa - Lào Cai x x x x x x (Nguồn: Quan sát, khảo sát của tác giả) Với cách tiếp cận toàn diện, các hộ dân kinh doanh du lịch cộng đồng ở nông thôn hiểu được rõ yêu cầu của phát triển bền vững, lý do cần phát triển bền vững, sự sẵn sàng đón nhận rủi ro và nâng cao khả năng phục hồi của
  4. 516 Nguyễn Thị Phương Nga cộng đồng trước các biến cố không mong muốn. Nghiên cứu cho thấy rằng, đóng góp của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch có thể bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Nhiều điểm du lịch, sự đóng góp của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch không nhất thiết phải là những đóng góp trực tiếp như thực hiện các hoạt động đón khách, hướng dẫn, phục vụ cho nhu cầu trực tiếp của khách du lịch, mà cộng đồng địa phương có thể đóng góp vào khả năng phục hồi của điểm du lịch thông qua hoạt động gián tiếp như giữ gìn giá trị văn hóa bản địa bằng việc sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình, sử dụng hàng ngày trang phục truyền thống, nếp sinh hoạt truyền thống,… Tại các điểm khảo sát cho thấy, người dân địa phương tham gia hầu hết các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Xét về hình thức, người dân ở Bản Lác, Bản Áng, bản Tả Van đã cung cấp 80 % các dịch vụ cần có cho khách du lịch. Vai trò của doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến các điểm du lịch này, sử dụng dịch vụ của người dân bản địa. Cơ quan quản lý địa phương với vai trò quản lý nhà nước, định hướng phát triển cho các hộ dân kinh doanh dịch vụ du lịch, quá trình thực hiện và phát triển dịch vụ hoàn toàn phụ thuộc vào người dân địa phương. Vấn đề đặt ra là cần duy trì vai trò của người dân tại các điểm du lịch, sản phẩm du lịch mang tính bền vững, giữ gìn và phát huy được giá trị văn hóa bản địa. Tính bền vững sẽ được đảm bảo khi người dân địa phương có vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh du lịch cũng như khai thác giá trị tài nguyên của điểm đến du lịch. Tại các bản làng ở vùng Tây Bắc, khả năng tự phục hồi chỉ được phát huy khi người dân nhận thức được vai trò, giá trị của văn hóa truyền thống đối với sinh kế cũng sự tồn vong của chính dân tộc mình. Tại Bản Lác - Mai Châu theo khảo sát cho thấy 100 % số hộ dân hiện nay là người Thái, sự pha trộn về văn hóa giữa người Thái và các dân tộc khác gần như rất ít. Tuy người Thái ở Bản Lác cũng chịu tác động của văn hóa các dân tộc khác và người nước ngoài, song ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc mình được người dân địa phương được đặt lên hàng đầu đã làm cho các giá trị văn hóa ít bị mai một nhất, làm gia tăng khả năng phục hồi của du lịch cộng đồng. Nền tảng để phát triển du lịch bền vững ở nông thôn trước tác động của các yếu tố bên ngoài, khả năng phục hồi của cộng đồng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch được biểu hiện ở các vấn đề: sự thích nghi của cộng đồng với biến cố (tính kiên cường của cộng đồng); Thu thập của cộng đồng nông thôn từ hoạt động du lịch; Vai trò quản lý của cộng đồng; Sự cân đối trong thu nhập từ du lịch của các bên liên quan; Ý thức bảo tồn giá trị văn hóa địa phương của cộng đồng dân cư. Các điểm du lịch có thời gian khai thác du lịch đủ dài, sự tham gia của cộng đồng địa phương khá lớn thông qua nhiều hoạt động: cung cấp các dịch vụ cơ bản cho khách du lịch, quảng bá sản vật địa phương, góp phần vào hoạt động bảo tồn như Bản Lác, Bản Áng, Tả Van. Các điểm du lịch khác sự tham gia của cộng đồng địa phương ở mức độ hạn chế hơn. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch ở vùng nông thôn là điều cần thiết, đây là yếu tố cốt lõi để phát triển bền vững. Bằng các dữ liệu thứ cấp định lượng, đã chứng minh rằng du lịch cộng đồng nông thôn Tây Bắc có thể phát triển bền vững. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, doanh thu từ du lịch ở các địa phương tăng nhanh và có đóng góp quan trọng vào GDP của nước ta. Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, du lịch đã thể hiện vai trò của ngành công nghiệp không khói, giải quyết được vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương với nhiều hình thức khác nhau. Bảng 2. Tổng thu từ khách du lịch của các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (giai đoạn 2013-2019) Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Tên tỉnh 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019(*) 1 Hòa Bình 490,0 553,0 617,0 759,0 850,0 1.038 795 2 Sơn La 210,0 502,0 602,0 622,0 700,0 887 1.065 3 Lào Cai 1.356,0 1.844,0 2.548,0 3.276,0 4.576,0 6.405 4.847 4 Hà Giang 337,0 327,0 500,0 600,0 700,0 795 540 Tổng toàn vùng 5.782,5 7.130,5 8.742,0 10.427 12.755,5 15.666 12.539 Ghi chú: - Số liệu khách từ các thống kê của các địa phương và của Trung tâm thông tin du lịch (TCDL); - (*) số liệu ước tính cho 9 tháng đầu năm 2019.
  5. Nghiên cứu về khả năng phục hồi của cộng đồng đối với du lịch cộng đồng 517 ở nông thôn Tây Bắc - Việt Nam Theo khảo sát của nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ lấp đầy tăng đáng kể 38,4 % năm 2019 so với 24,9 % trong năm 2017. Năm 2019, số lượng khách du lịch nội địa là 85 triệu lượt khách và 15 triệu lượt khách nước ngoài, trong đó có tổng cộng có khoảng 1,5 triệu lượt khách du lịch đến homestay ở các làng du lịch cộng đồng trong phạm vi cả nước. Chi tiêu của khách du lịch đã giúp cho nền kinh tế nông thôn cải thiện rất nhiều và điều này đã cho thấy tác động tích cực để khuyến khích cộng đồng địa phương để tham gia vào du lịch nông thôn, đồng thời duy trì truyền thống và bản sắc của họ. Các nguồn thu của các địa phương có du lịch cộng đồng thì 78,6 % (theo khảo sát của tác giả tại các làng du lịch cộng đồng) thu nhập thuộc về người dân địa phương và các cộng đồng địa phương. Với tổng thu của các địa phương có các làng du lịch cộng đồng cho thấy sự đóng góp của du lịch cộng đồng ở mức khá tốt. Một số địa phương như Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, du lịch cộng đồng đã thể hiện được giá trị trong phát triển bền vững. Nguồn thu nhập của du lịch được bền vững phụ thuộc vào tính chất của hoạt động du lịch có bền vững hay không. Điều này phụ thuộc vào sự tham gia của người dân địa phương và khả năng thích ứng của người dân trước tác động của yếu tố bên ngoài. Các phân tích cũng đi đến việc xác định một số yếu tố quan trọng góp phần vào khả năng phục hồi của cộng đồng, cụ thể trong cộng đồng du lịch nông thôn. Trước hết, các cộng đồng cá nhân, bất kể tình trạng dân tộc, sự khác nhau về cách họ trải nghiệm sức mạnh cộng đồng, hay thất bại và mức độ nghiêm trọng của rủi ro ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của chính cộng đồng đó. Hiện nay, chưa có những phân tích xác định danh sách các yếu tố chính để bảo vệ và phục hồi hiệu quả tại cộng đồng, nhưng các đánh giá gần đây cho thấy du lịch và sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tính thường xuyên và khả năng thích ứng của cộng đồng năng động, kiên cường. Những yếu tố này bao gồm: (i) Giá trị lối sống và văn hóa của các nhà khai thác du lịch nông thôn và các thành viên gia đình thúc đẩy họ tham gia vào ngành du lịch; (ii) Mối quan hệ với chính quyền; (iii) Tính linh hoạt của cộng đồng; (iv) Điều kiện môi trường. Đầu tiên, không phải là vấn đề di truyền từ các thế hệ trong cộng đồng để bản thân người sống trong cộng đồng có cảm giác khác biệt với cộng đồng hay cảm giác thân thuộc về một vùng đất hay lối sống, mà là vấn đề về văn hóa, về kiến thức mà họ được học hỏi. Theo Rogers và Rosenberg (1981), ông cho rằng đàn ông và phụ nữ, tập thể hay cá nhân, thuộc về một thực tại xã hội duy nhất được chứng thực bởi văn hóa từ chính bản thân và con người của họ. Vì lý do đó, lối sống và hành vi của mỗi người Việt Nam được quy định bởi văn hóa. Văn hóa không tự phát triển, trừ khi nó được đào sâu với các phương tiện tiếp xúc xã hội và bản sắc là giá trị thuần thiết do cộng đồng nhận thức được sự khác biệt của mình với các cộng đồng khác. Các cộng đồng có nhu cầu trao đổi liên văn hóa để xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa cho cộng đồng của mình. Bản sắc của người Việt Nam khi được khai thác trong ngành du lịch sẽ được làm phong phú và giữ gìn được bản sắc của dân tộc. Trong hoạt động du lịch, môi trường luôn có sự trao đổi các giá trị văn hóa giữa khách du lịch và người dân địa phương. Sự khác biệt chỉ xuất hiện khi có sự trao đổi văn hóa với người khác nếu con người chủ yếu là khác biệt các thực thể khác nhau. Sự khác biệt của cá nhân và bản sắc làm cho mỗi khu vực hoặc các khu vực tự quản trở thành một thực thể khác biệt. Với sự tham khảo cho những người khác, nó sẽ tạo ra một yếu tố khác biệt khi người Việt Nam cảm thấy đất nước là của riêng họ. Ở cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam, sự trao đổi văn hóa giữa các dân tộc trong vùng diễn ra hàng ngày, thể hiện ở các lễ hội truyền thống, phiên chợ,… đây là nơi các dân tộc gặp gỡ, từ đó xây dựng và giữ gìn bản sắc dân tộc mình. Thứ hai, thông qua quan sát, cộng đồng nông thôn Tây Bắc đã thiết lập mối quan hệ tốt với chính quyền. Chính quyền địa phương hỗ trợ phát triển và gia tăng các chương trình du lịch nông thôn bằng cách đưa ra các chính sách khuyến khích người dân tham gia du lịch cộng đồng. Hiện nay, các địa phương trong vùng Tây Bắc tăng cường tập trung vào phát triển các homestay, đây là việc làm rất quan trọng bởi vì nó được coi là một sản phẩm tốt có khả năng thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch cũng như thu hút cộng đồng tham gia vào ngành du lịch thông qua du lịch cộng đồng, coi là thế mạnh trong phát triển du lịch của Tây Bắc. Bằng cách tận dụng các tài nguyên thiên nhiên, tài sản văn hóa và di sản hiện có trong cộng đồng, cộng đồng đã có thể phát triển sản phẩm du lịch mà không phải chi quá nhiều cho việc thay đổi cơ sở hạ tầng hiện có. Homestay không chỉ được coi là một cách giúp tạo thu nhập cho cộng đồng, mà còn hỗ trợ hoàn thành chương trình của nhà nước để xóa đói giảm nghèo và tạo cơ hội việc làm cho các cộng đồng tham gia. Thứ ba, khả năng phục hồi của cộng đồng phụ thuộc vào tính linh hoạt của cộng đồng hoặc khả năng phục hồi và tổ chức lại trong trường hợp có thách thức xảy ra trong khi vẫn duy trì các hoạt động kinh tế liên tục. Sự hỗ trợ đạt được tốt nhất khi các thành viên trong cộng đồng có ý thức rõ ràng về chính cộng đồng họ, hiểu rõ được giá trị của bản thân cộng đồng trong bối cảnh cả trong và ngoài cộng đồng. Nói cách khác, các thành viên
  6. 518 Nguyễn Thị Phương Nga trong cộng đồng xác định được sự kết nối giữa cá nhân với cộng đồng, cũng như sự khác biệt của bản thân với cộng đồng. Các thành viên trong cộng đồng có xu hướng thích các sự ổn định và có trật tự, nhưng vẫn hoạt động tốt nhất khi có sự cân bằng giữa số lượng các thành phần cấu tạo nên cấu trúc của cộng đồng, nhưng đồng thời vẫn có tính linh hoạt. Một mối quan hệ giữa các thành phần tham gia du lịch cộng đồng vùng nông thôn cần có một sự lãnh đạo dân chủ, bình đẳng, với các cuộc đàm phán từ tất cả các thành viên. Thông thường, hầu hết các thành viên cộng đồng chống lại sự thay đổi hoặc mất mát, nhưng các cộng đồng kiên cường không xem sự thay đổi với cách nhìn bất lực; thay vào đó, các vai trò được tổ chức lại và các thay đổi được xem xét một cách lạc quan để xây dựng trạng thái cân bằng mới trong cộng đồng. Mặt khác, cộng đồng cứng nhắc, có xu hướng hoạt động ở mức cực đoan là hệ quả của quá trình quá linh hoạt hoặc không có mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tham gia. Các thành viên của cộng đồng thảnh thơi có xu hướng tự trôi đi và không thể tìm thấy sự hỗ trợ lẫn nhau từ thành viên trong cộng đồng. Cuối cùng, người dân kinh doanh du lịch cộng đồng ở vùng nông thôn Tây Bắc nhận thức được rằng yếu tố trọng tâm cho thành công của du lịch cộng đồng là môi trường. Mọi người đều có ý thức ở mọi nơi rằng, người ta phải ân cần và thận trọng với môi trường, bảo tồn thiên nhiên phải càng nguyên bản càng tốt. Khả năng phục hồi đã bổ sung một quan điểm khác biệt và kịp thời cho phương pháp phát triển bền vững. Nó tập trung vào các lỗ hổng hiện tại và các mối đe dọa ngay lập tức đối với các tiêu chuẩn được chấp nhận về sức khỏe xã hội và môi trường. Cách tiếp cận này đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay vì những tác động không chắc chắn của biến đổi khí hậu toàn cầu, sự gia tăng nhanh chóng dân số toàn cầu dẫn đến nhu cầu chưa từng có đối với tài nguyên thiên nhiên [16]. Do đó, khả năng cả hai sự kiện tự nhiên thảm khốc và biến đổi kinh tế và xã hội sẽ chỉ tăng lên trong những thập kỷ tới. Các mô hình lập kế hoạch có tính chiến lược đưa các cân nhắc này vào hoạch định của mình là cần thiết ngày nay hơn bao giờ hết. Các lĩnh vực có thể được hưởng lợi từ nghiên cứu này bao gồm cộng đồng tham gia phát triển du lịch, quy hoạch du lịch, quy hoạch cộng đồng, phát triển cộng đồng, quy hoạch cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, chính sách công, chính sách phúc lợi xã hội và lập kế hoạch dịch vụ khẩn cấp. 5. KẾT LUẬN Có thể thấy vùng nông thôn Tây Bắc - Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng, một hướng phát triển bền vững. Khả năng phục hồi, tính kiên cường của cộng đồng trong bối cảnh chịu nhiều sự thay đổi, biến cố của các yếu tố nội tại và ngoại cảnh được coi là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của điểm du lịch. Do đó, để đảm bảo các tiêu chuẩn dịch vụ du lịch cao nhất mọi lúc, cần có sự nỗ lực từ tất cả các bên tham gia vào hoạt động du lịch. Vai trò của mỗi người dân trong vùng Tây Bắc nói riêng và người Việt Nam nói chung rất quan trọng đối với việc đảm bảo sự thành công của ngành du lịch phát triển bền vững của mỗi địa phương. Phát hiện của nghiên cứu này cũng góp phần mở rộng các tài liệu hiện có về du lịch cộng đồng ở nông thôn vùng Tây Bắc theo hướng phát triển bền vững. Những phát hiện này có thể được sử dụng như những đánh giá chính về khả năng phục hồi của cộng đồng thông qua hoạt động du lịch ở vùng nông thôn Tây Bắc và có trong những nghiên cứu về phát triển bền vững, đồng thời được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm kinh tế, môi trường, văn hóa xã hội hay niềm tự hào là người Việt Nam. Nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới, chúng tôi thành lập một mô hình toàn diện để phát triển bền vững trong du lịch cộng đồng ở nông thôn bao gồm các yếu tố phục hồi cộng đồng địa phương. Điều này thể hiện một cách tiếp cận mới về quy hoạch du lịch cộng đồng ở nông thôn kết hợp các khái niệm bền vững truyền thống, cũng như đóng góp cho một cách nhìn đầy đủ hơn về khả năng phục hồi. Cách tiếp cận du lịch bền vững mới này sẽ chứng minh hiệu quả hơn đối với các cộng đồng đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi kinh tế và môi trường toàn cầu, chẳng hạn như các cộng đồng dựa trên du lịch nông thôn nằm ở vùng ven biển và núi cao trên thế giới. Nếu du lịch cộng đồng là hoạt động đóng góp tích cực cho phát triển nông thôn bền vững, thì điều quan trọng là phải hiểu rõ hơn về sự phụ thuộc giữa cộng đồng với các yếu tố phục hồi. Giá trị của trải nghiệm du lịch chắc chắn sẽ giảm đối với khách du lịch nếu ngành du lịch và các bên liên quan bỏ qua mối quan hệ này. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của du lịch cộng đồng ở nông thôn nói riêng và ngành du lịch của Việt Nam nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Calgaro, E., & Lloyd, K. (2008). Sun, sea sand and tsunami: Examing disaster vulnerability in the tourism community of Khao Lak, Thailand. Singapore Journal of Tropical Geography, 29, 288 - 306. [2]. Aruna, P. (2013, August 15). Giving the tourism sector a boost. The Star. Retrieved from http://www.thestar.com.my/News/Nation/2013/08/15/Giving-the-tourism-sector-a-boost.aspx
  7. Nghiên cứu về khả năng phục hồi của cộng đồng đối với du lịch cộng đồng 519 ở nông thôn Tây Bắc - Việt Nam [3]. Briedenhann, J., & Wickens, E. (2004). Tourism routes as a tool for the economic development of rural areas-vibrant hope or impossible dream?. Tourism management, 25(1), 71 - 79. [4]. Luthar, S. S.(2003). Resilience & vulnerability: Adaptation in the context of childhood adversities. Cambridge University Press. [5]. Edwards, C. (2009) Resilient Nation. London: Demos. Farrell, B. H., & Twining-Ward, L. (2004). Reconceptualizing the tourism. Annals of Tourism Research, 31(2), 274 - 295. [6]. Ruiz-Ballesteros, E. (2011). Social-ecological resilience and community-based tourism: an approach from Agua Blanca, Ecuador. Tourism Management, 32(3), 655 - 666. [7]. Pusiran, A. K., & Xiao, H. (2013). Challenges and Community Development: A Case Study of Homestay in Malaysia. Asian Social Science, 9(5), p1. [8]. Ciaoce, C.A., Bona, M. & Ribeiro, F. (2007). Community Tourism: Montanha Beijaflor Dourado Pilot Project (Microbasin of Sagrado River, Morretes, Parana). Turismo-Visao e Acao, Vol. 9, No. 2, pp.249 - 266. [9]. Manyara, G., & Jones, E. (2007). Community-based tourism enterprises development in Kenya: An exploration of their potential as avenues of poverty reduction. Journal of Sustainable Tourism, 15(6), 628 - 644. [10]. Kibicho, W. (2008). Community-based tourism: A factor-cluster segmentation approach. Journal of Sustainable Tourism, 16(2), 211 - 231. [11]. Folke, C., Carpenter, S., Elmqvist, T., Gunderson, L., Holling, C.S., and Walker, B. (2002) Resilience and Sustainable Development: Building Adaptive Capacity in a World of Transformations. AMBIO: A Journal of the Human Environment 31(5): 437 - 440. [12]. Newman, P., Beatley, T., and B. Heather (2009). Resilient cities: responding to peak oil and climate change. Washington, DC: Island Press. [13]. Hall, C.M. and Lew, A.A. 2009. Understanding and Managing Tourism Impacts: An Integrated Approach. London: Routledge. [14]. Sekaran, U. (2005). Research Methods for Business 4th Edition. Australia. John Wiley & Sons. [15]. Patton, M., Q. (1990). Qualitative Evaluation and Research Methods. Sage Publication Performance Management & Delivery Unit (PEMANDU). (2013). Tourism NKEA Factsheet. [16]. Landau, J., Mittal, M., & Wieling, E. (2008). Linking Human Systems: Strengthening Individuals, Families, and Communities in the Wake of Mass Trauma. Journal of Marital and Family Therapy, 34 (2), 193 - 209. A STUDY ON COMMUNITY RESILIENCE POTENTIAL TO COMMUNITY TOURISM IN RURAL COMMUNITIES IN NORTH WEST - VIETNAM Nguyen Thi Phuong Nga Faculty of Tourism - Phenikaa University Email: nga.nguyenthiphuong@phenikaa-uni.edu.vn Abstract: This study analyzes the resilience of rural communities in Northwest of Vietnam with assessment criteria for sustainable development, including the foundation for sustainable tourism development in rural areas, and recovery factors such as community and the role of local government.. The main research methods are internet surveys and analysis, evaluation of tourism resilience data, sociological surveys of households' resilience to changes of factors. external impact on tourism business. The findings of this study suggest that sustainable tourism development in rural areas will contribute to improving resilience in the local community. From there, the author proposes some solutions to ensure the sustainable development of the tourist site and maintain the resilience of the local community. Keywords: resilience, community tourism, rural, sustainable tourism.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0