intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu về tập đoàn kinh tế

Chia sẻ: Bet Alpha | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:16

65
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công ty mẹ (gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. =Công ty con của doanh nghiệp cấp I (gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, tổng công ty theo hình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu về tập đoàn kinh tế

  1. Các tập đoàn kinh tế nhà nước 1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 2. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) 3. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) 4. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 5. Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) 6. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) 7. Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) 8. Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt) 9. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) 10. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) 11. Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD Holdings) 12. Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (Songda) 13. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
  2. Hình ảnh 1 số tập đoàn Hình
  3. Chủ đề thảo luận Ch • Quy định pháp luật về tập đoàn kinh tế • Ưu, nhược điểm của các tập đoàn này
  4. Cơ sở pháp lí pháp • Luật doanh nghiệp 2005 • Nghị định 101/2009/NĐ-CP • Nghị định số 102/2010/NĐ-CP
  5. Khái niệm Khái • Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp tr ở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con. • Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Lu ật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định.
  6. Các khái niệm liên quan Các • Công ty mẹ (gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. • Công ty con của doanh nghiệp cấp I (gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu h ạn, tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty liên doanh (trong trường hợp chưa đăng ký lại theo Lu ật Doanh nghiệp), công ty con ở nước ngoài;
  7. Các khái niệm liên quan (tiếp theo) Các • Các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn gồm: doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của công ty mẹ và của công ty con; doanh nghiệp không có vốn góp của công ty mẹ và của công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết hoặc không có hợp đồng liên kết” là hợp đồng sử dụng thương hiệu, nhượng quyền th ương m ại hoặc liên đồng liên kết, nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác với công ty mẹ hoặc doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn. • “Hợp đồng liên kết” là hợp đồng sử dụng thương hiệu, nhượng quyền thương mại hoặc liên kết dài hạn với biểu tượng của tập đoàn.
  8. Các khái niệm liên quan (tiếp theo) Các • “Quyền chi phối” là quyền của của một doanh nghiệp đối với một doanh nghiệp khác, bao gồm ít nh ất một trong các quyền sau đây: a) Quyền của chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp; b) Quyền của cổ đông, thành viên góp vốn nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối của doanh nghiệp; c) Quyền trực tiếp hay gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc của doanh nghiệp; d) Quyền quyết định phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của doanh nghiệp;
  9. Các khái niệm liên quan (tiếp theo) Các e) Các trường hợp chi phối khác theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp chi phối và doanh nghiệp bị chi phối và được ghi vào Điều lệ của doanh nghiệp bị chi phối. • “Doanh nghiệp thành viên tập đoàn” là các doanh nghiệp do công ty mẹ, công ty con của công ty mẹ hoặc công ty con các cấp tiếp theo trực tiếp nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoặc nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối; giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.
  10. Thành phần cơ cấu của tập đoàn Thành • Công ty mẹ (gọi tắt là Công ty mẹ doanh nghiệp cấp I) • Công ty con của doanh Doanh Doanh nghiệp nghiệp cấp I (gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) liên kết nghiệp cấp II • Công ty con của doanh … nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo; Doanh • Các doanh nghiệp liên nghiệp cấp N kết của tập đoàn
  11. • Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhà nước trực tiếp đầu tư tại công ty mẹ. Công ty mẹ là chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
  12. Thành tựu đạt được Thành • Góp phần bảo đảm điều tiết vĩ mô của Nhà nước; tham gia tích cực vào việc bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. • Giữ vai trò cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn, tổng công ty cùng ngành kinh doanh trong khu vực. • Huy động sức mạnh tổng thể và chủ đạo của kinh tế Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nền kinh tế. • Là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết thị trường, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát.
  13. Các mặt hạn chế Các • Mô hình tập đoàn chỉ là thí điểm, trong khi địa vị pháp lý chưa rõ ràng. • Ngay trong một “con tàu” tập đoàn vẫn tồn tại cạnh tranh, “vận động” để giành hợp đồng, đấu thầu và phát sinh mâu thuẫn nội bộ giữa các công ty con với nhau, giữa công ty mẹ và con, bởi lẽ không ít tập đoàn được “lắp ghép” từ nhiều tổng công ty và hàng trăm công ty con, cháu. Trước đó, không ít công ty con, cháu từng là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thương trường.
  14. Các mặt hạn chế (tiếp theo) Các • Sau khi gom về mái nhà chung tập đoàn, các tổng công ty con, cháu chẳng có lợi ích gì vì tập đoàn “mẹ” đầu tư vốn rất ít cho “con, cháu”, nên chúng vẫn sống ch ủ y ếu bằng đi vay vốn. Nhiều khoản nợ lớn ở các công ty con khiến tập đoàn mẹ lao đao với hàng nghìn tỷ đồng. • Ở nhiều tập đoàn, lãnh đạo tập đoàn chủ yếu chăm lo, ưu ái cho những “con cháu ruột già” của mình, lơ là, b ỏ mặc những công ty con, cháu họ hàng xa. • Tập đoàn kinh doanh đa ngành cũng chỉ là thí điểm, nhưng hầu như mọi tập đoàn đều lao vào kinh doanh đa ngành, bất chấp mọi rủi ro và lời cảnh báo.
  15. THANK YOU
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2