intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu về thực trạng học tập theo phương pháp nano-learning của sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu về thực trạng học tập theo phương pháp nano-learning của sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân" nhằm mục đích đánh giá tần suất sử dụng phương pháp học tập nano-learning của sinh viên đại học và hiệu quả của phương pháp này trong việc cải thiện kết quả học tập của sinh viên. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khảo sát trực tuyến để thu thập thông tin từ 117 sinh viên Trường đại học kinh tế quốc dân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu về thực trạng học tập theo phương pháp nano-learning của sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân

  1. NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG HỌC TẬP THEO PHƯƠNG PHÁP NANO-LEARNING CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Nguyễn Phương Nam Phạm Xuân Lâm Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Nguyễn Thị Huyền Viện Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Bách Khoa Hà Nội Tóm tắt Nghiên cứu về thực trạng học tập theo phương pháp nano-learning của sinh viên đại học được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tần suất sử dụng phương pháp học tập nano-learning của sinh viên đại học và hiệu quả của phương pháp này trong việc cải thiện kết quả học tập của sinh viên. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khảo sát trực tuyến để thu thập thông tin từ 117 sinh viên Trường đại học kinh tế quốc dân. Kết quả cho thấy rằng phương pháp học tập nano- learning được sử dụng phổ biến bởi sinh viên đại học, đặc biệt là trong việc học tập các khái niệm và kiến thức cơ bản Từ khóa: Phương pháp học tập, Nano-learning, Abstract The study on the current status of nano-learning method in university students was conducted to evaluate the frequency of using nano-learning method among university students and its effectiveness in improving students' outcome. The study used an online survey to collect information from 117 students at the National Economics University. The results showed that the nano-learning method was widely used by university students, especially in learning basic concepts and knowledge. Keywords: Learning method, Nano-learning 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nano-learning là một phương pháp học cho phép người dạy tạo ra các bài học ngắn gọn và truyền tải đến học viên trong các khung thời gian ngắn hơn. Mỗi bài học sẽ tập trung vào một chủ đề duy nhất và được cá nhân hóa để phù hợp với yêu cầu của học viên. Theo định nghĩa trong Từ điển Cambridge, thuật ngữ "nano" dùng để chỉ một phần tỷ của một đơn vị cụ thể và có kích thước cực kỳ nhỏ. Tiền tố "nano" cũng được bao gồm trong Hệ đơn vị quốc tế và được sử dụng để tạo tên và ký hiệu cho các đơn vị thập phân. Bằng cách hiểu đúng định nghĩa của thuật ngữ "nano", ý nghĩa và các khái niệm thiết yếu của nano-learning có thể được hiểu dễ dàng hơn [1] Nano-learning, dựa trên các nguyên tắc của công nghệ nano, chứa các bài học nhỏ và riêng biệt. Nano-learning có thể được định nghĩa là học một bài học trong vòng chưa đầy một hoặc hai phút. Người học sẽ học những bài học dạng nano-learning theo một quá trình giáo dục liên tục, điều này nghĩa là người học sẽ có được kiến thức mà không cần 384
  2. mất quá nhiều thời gian trong một ngày. Nano-learning cung cấp các modules học tập ngắn, trong đó các thông tin hữu ích tối đa được nén lại hoặc giảm bớt các thông tin dư thừa. Vì mỗi khóa học nano chỉ kéo dài trong vài giây đến một phút, chúng phù hợp để giải thích một chủ đề hẹp hoặc làm rõ các khía cạnh nhất định của một chủ đề rộng. Đây là một phương pháp tốt để thay thế cho nội dung học tập dài có thể kéo dài hàng giờ. Với sự phát triển công nghệ hiện tại, người dùng có thể áp dụng phương pháp Nano- learning để cung cấp bài học một cách nhanh chóng để truy cập thông tin khi cần thiết ở bất cứ đâu. Nano-learning giảm nội dung cần thiết và làm cho nội dung ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tiếp thu kiến thức và kỹ năng nhanh chóng và hiệu quả. Nội dung nano- learning cũng có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, video, câu đố tương tác cũng như flashcards hoặc bản trình bày. Điều này giúp đa dạng hóa nội dung học, giúp người dùng hứng thú hơn với việc học. Có một phương pháp học tương đồng với Nano-learrning là Micro-learning. Micro- learning cũng nén nội dung học lại thành những bài học ngắn, có thể tiếp thu chỉ trong vài phút. Nano-learning có nhiều điểm tương đồng với microlearning và cả hai đều mang lại lợi ích cho người học [6,7,8,9]. Microlearning cung cấp nội dung trong các phần nhỏ, có kích thước nhỏ về một chủ đề cụ thể, Nano-learning chia nhỏ các mô-đun này hơn nữa thành nội dung thậm chí còn ngắn hơn, chỉ trong vài giây đến vài phút. Nano-learning cũng sử dụng các tài liệu đọc ngắn, chẳng hạn như công thức hoặc định nghĩa, điều này giúp người học hiểu các khái niệm phức tạp dễ dàng hơn do thời lượng ngắn hơn. Hiện tại có rất nhiều công cụ hỗ trợ phương pháp này như các phần mềm Quizlet, Anki, Memrises, Duolingo [2, 3,12]. Các nội dung học được lặp lại đều dựa trên lý thuyết về Spaced Repetition [11]. Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên sinh viên (SV) đang theo học tại trường đại học Kinh tế Quốc Dân. Sau khi gửi Form khảo sát đến các lớp, nhóm nghiên cứu đã thu được 117 phiếu phản hồi. Tiến hành nhập số liệu và sàng lọc phiếu điều tra, kết quả cho thấy có 94 phiếu hợp lệ đúng với mục đích khảo sát, trong khi đó 23 phiếu trả lời đã được loại bỏ vì không đáp ứng được yêu cầu của khảo sát (câu trả lời bị mâu thuẫn hoặc không hợp lệ). Nhóm nghiên cứu làm khảo sát để trả lời các câu hỏi: - Các ứng dụng Nano-learning có giúp SV tiết kiệm thời gian học tập hay không? - SV đánh giá như thế nào về tính linh hoạt và khả năng sử dụng các ứng dụng Nano-learning trên các thiết bị khác nhau? - Các ứng dụng Nano-learning có hữu ích và tiềm năng trong việc cải thiện chất lượng giáo dục và nâng cao hiệu quả học tập của SV không? - Tỷ lệ SV tiếp tục sử dụng các ứng dụng Nano-learning trong học tập là bao nhiêu? 2. NỘI DUNG 2.1. Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu Trong nghiên cứu định lượng, đo lường các biến số lớn và phức tạp đòi hỏi sự cẩn trọng và chính xác trong việc lựa chọn thang đo. Không thể dựa trên các thang đo đơn giản như một câu hỏi đơn lẻ mà cần phải sử dụng các thang đo chi tiết hơn, bao gồm nhiều câu hỏi quan sát, hiểu rõ được tính chất của nhân tố lớn. Tạo các biến con của nhân tố A 385
  3. trong bảng câu hỏi nghiên cứu (x1, x2, x3, x4, x5...) là một cách để đo lường tính chất của nhân tố A bằng cách đo lường các biến quan sát nhỏ hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các biến quan sát đều phù hợp và phản ánh được khái niệm của nhân tố A, do đó cần có công cụ để kiểm tra và lựa chọn biến quan sát để đưa vào thang đo. Công cụ kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha là một phương pháp quan trọng trong định lượng hóa nghiên cứu. Nó giúp đánh giá mức độ tương quan giữa các biến quan sát, từ đó xác định được biến nào đóng góp vào việc đo lường khái niệm của nhân tố mẹ và biến nào không. Kết quả Cronbach's Alpha cho thấy mức độ đồng nhất của các biến quan sát, nếu kết quả này cao, có nghĩa là thang đo của nhân tố mẹ rất tốt và các biến quan sát đã thể hiện được đặc trưng của nhân tố mẹ. Có rất nhiều bài công bố đã cho rằng một thang đo tốt nên có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.95 . Tuy nhiên, một số nguồn cũng cho rằng >0.6 là một hệ số có thể chấp nhận được. [2] Đánh giá kết quả Cronbach's Alpha yêu cầu đánh giá 2 tiêu chí sau: 1. Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo cần nằm trong khoảng 0.6 – 0.95 2. Hệ số Corrected Item – Total Correlation của từng biến quan sát càng cao càng tốt. Ở trong khảo sát này, nhân tố mẹ là thực trạng, độ hiệu quả của các ứng dụng Nano- learning. Các biến quan sát chính là những câu hỏi người dùng đánh giá về các ứng dụng Nano-learning như độ tiếp thu, sự linh hoạt và tiện lợi hay độ tiết kiệm thời gian. Hệ số độ tin cậy Cronbach's Alpha bằng 0.893 > 0.6. Các biến quan sát đều có tương quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3. Thang đo đạt độ tin cậy, tất cả mọi biến quan sát đều có ý nghĩa giải thích tốt cho nhân tố mẹ (Thực trạng & Độ hiệu quả của các ứng dụng Nano-learning phổ biến). 2.2. Phân tích tương quan dữ liệu Mối tương quan tuyến tính giữa hai biến được xác định bởi sự xuất hiện của một đường thẳng khi biểu diễn giá trị của 2 biến quan sát trên mặt phẳng Oxy [18]. Hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) là một công cụ thống kê được sử dụng để đo lường mức độ mạnh yếu của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Nếu một hoặc hai biến không phải biến định lượng (ví dụ: biến định tính, biến nhị phân, ...), phân tích tương quan Pearson sẽ không được thực hiện trên các biến đó. Hệ số Pearson r có giá trị trong khoảng từ -1 đến 1: • r tiến về 1, -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ. Tiến về 1 là tương quan dương, -1 là tương quan âm. • r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu. • r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối, khi biểu diễn trên đồ thị phân tán Scatter như hình vẽ ở trên, các điểm biểu diễn sẽ nhập lại thành 1 đường thẳng. • r = 0: không có mối tương quan tuyến tính. Khi này sẽ có 2 trường hợp, không có một mối liên hệ nào giữa hai biến hoặc giữa chúng có mối liên hệ phi tuyến. Andy Field (2009) khẳng định để đánh giá mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến bằng hệ số Pearson, cần kiểm tra giả thuyết xem hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê hay không [18]. Nếu sig < 0.05, cặp biến có tương quan tuyến tính; nếu sig > 0.05, các cặp biến không có tương quan tuyến tính. 386
  4. Khi xác định hai biến có tương quan tuyến tính (sig < 0.05), thông qua giá trị |r| (trị tuyệt đối), ta sẽ xem mối tương quan này mạnh hoặc yếu: • |r| < 0.1: tương quan rất yếu • |r| < 0.3: tương quan yếu • |r| < 0.5: tương quan trung bình • |r| ≥ 0.5: tương quan mạnh Nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và những biến độc lập, thực hiện phân tích tương quan Pearson trên phần mềm IBM SPSS 20 [12]. Kết quả kiểm định cho thấy: 1. Các biến độc lập có tương quan tuyến tính (sig < 0.05) => Các cặp biến có tương quan tuyến tính với nhau. 2. Ký hiệu ** cho biết rằng các cặp biến này có sự tương quan tuyến tính ở mức tin cậy đến 99% (tương ứng mức ý nghĩa 1% = 0.01). 3. Trị tuyệt đối của các hệ số tương quan > 0.5 => Các biến có mối tương quan mạnh. 2.3. Đặc điểm của các đối tượng tham gia điều tra Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và lên danh sách những ứng dụng Nano-learning phổ biến hiện nay trên thế giới. Kết quả cho thấy khoảng 78%, ứng dụng có số lượng sử dụng nhiều nhất là Kahoot, tiếp theo là Duolingo với 71.3% và Quizlet với 73.4%, và Elsa với 30.9%. Trong khi đó, những ứng dụng được sử dụng ít nhất là các mạng xã hội và Tinycards, chỉ chiếm khoảng 1.1% trong số các ứng dụng được khảo sát. Điều này cho thấy sự ưa chuộng của các ứng dụng cụ thể và cũng có thể đưa ra những hướng phát triển cho các nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Nano-learning. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã khảo sát các môn học mà người dùng đã học thông qua các ứng dụng Nano-learning. Kết quả cho thấy hầu hết SV sử dụng các ứng dụng Nano-learning để học tiếng Anh, với hơn 97% SV. Tuy nhiên, những môn học khác như Toán học, Khoa học và Lịch sử cũng được một số SV sử dụng với tỷ lệ lần lượt là khoảng 34%, 29% và 21%. Kết quả này cho thấy sự phổ biến của nhu cầu học tiếng Anh và cũng đồng thời cho thấy sự đa dạng của nhu cầu học của SV thông qua các ứng dụng Nano- learning. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về các mục đích sử dụng Nano-learning, nhóm nghiên cứu đã đặt ra hai câu hỏi về mục đích sử dụng khác nhau. Đầu tiên, nhóm khảo sát người dùng về lý do sử dụng các nền tảng Nano-learning. Sau đó, khảo sát yêu cầu người dùng tự lựa chọn các mục đích sử dụng phù hợp nhất với bản thân từ một danh sách các mục đích có sẵn. Đối với các lý do ưa chuộng phương pháp học tập này, kết quả cho thấy, phần lớn SV (hơn 80%) sử dụng các ứng dụng, phần mềm Nano-learning để cải thiện khả năng nghe và nói tiếng Anh của mình. Điều này cho thấy rằng nhu cầu học tiếng Anh vẫn rất cao trong cộng đồng SV. Lý do tiếp theo là cải thiện khả năng đọc/viết tiếng Anh, với 64% và 62% số SV tương ứng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều SV, cụ thể khoảng 45% sử dụng các ứng dụng để giải trí kết hợp học tập thụ động. Ngoài ra, 42% SV sử dụng các ứng dụng để chuẩn bị cho kì thi, và 31% SV sử dụng để học các kỹ năng sống. Nhìn chung, các ứng dụng Nano-learning đang được sử dụng phổ biến trong cộng đồng SV để 387
  5. cải thiện khả năng tiếng Anh và học các kỹ năng sống, nhưng cũng được sử dụng như một phương tiện giải trí kết hợp học tập thụ động. Liên quan đến sự tự đánh giá của người dùng về sự phù hợp của các mục đích sử dụng Nano-learning với bản thân. Dữ liệu cho thấy rằng cải thiện các kỹ năng tiếng Anh vẫn là ưu tiên hàng đầu của SV, với hơn 67% số SV. Tuy nhiên, 53% tổng số SV đã đánh giá rằng việc sử dụng các ứng dụng này để học một khái niệm mới trong một lĩnh vực là phù hợp với mục đích của họ. Chỉ có khoảng 35% số SV cho rằng việc sử dụng Nano- learning để giải quyết các dạng bài tập và học các kỹ năng là phù hợp với mục đích học tập của bản thân. Những mục đích khác như học và chơi cùng nhau hoặc học cách tạo một slide thuyết trình cơ bản chỉ chiếm hơn 1% tổng số SV. Từ kết quả này, có thể thấy rằng các SV đánh giá cao khả năng giúp đỡ của các ứng dụng Nano-learning trong việc học các khái niệm mới, thay vì chỉ giới hạn ở việc nâng cao các kỹ năng tiếng Anh. Cuối cùng, trong khảo sát này, SV cũng được yêu cầu đánh giá phương pháp sử dụng các phần mềm và ứng dụng Nano-learning. Kết quả cho thấy hầu hết các SV (khoảng 89%) sử dụng các phần mềm và ứng dụng Nano-learning để tự học. Chỉ có khoảng lần lượt 18% và 27% SV sử dụng các ứng dụng này để học cùng nhóm hoặc vì yêu cầu của giảng viên. Điều này cho thấy rằng hầu hết các SV có xu hướng sử dụng các ứng dụng Nano-learning để tự học, trong khi một số ít sử dụng chúng để học cùng bạn bè hoặc do yêu cầu của giảng viên. Tuy nhiên, ít hơn 2% số SV cho biết muốn sử dụng các ứng dụng này để đi kèm với giải trí hoặc học nhóm nhưng chưa có người để học cùng, điều này cần được cân nhắc để cung cấp cho SV các cơ hội học tập nhóm tốt hơn. 2.4. Đánh giá của người dùng về các ứng dụng, phần mềm Nano-learning Sau khi đưa ra những câu hỏi về các ứng dụng Nano-learning và mục đích sử dụng, cuối cùng nhóm đã tiến hành khảo sát đánh giá của SV về các ứng dụng và phần mềm Nano-learning, nhằm tìm hiểu mức độ sử dụng và đánh giá của người dùng về tính hiệu quả, phù hợp của các công cụ này trong việc hỗ trợ học tập. Các kết quả khảo sát này sẽ cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra những khuyến nghị, kết luận về việc sử dụng các công cụ Nano-learning trong học tập. Ở trong những câu hỏi khảo sát đánh giá này, SV sẽ phản hồi dựa theo các mức độ “Rất giúp ích”, “Tương đối giúp ích”, “Không chắc chắn”, “Không giúp ích”, “Có hại” và “Dễ gây mất thời gian”. Câu hỏi đánh giá đầu tiên nhóm nghiên cứu đưa ra cho người dùng là đánh giá mức độ hiệu quả về thời gian của các ứng dụng Nano-learning. Từ kết quả thu được, có thể thấy khoảng hơn ¾ số lượng SV tham gia đồng ý rằng việc dùng các ứng dụng Nano- learning giúp họ tiết kiệm được thời gian hơn so với các hình thức khác. Trong số đó, khoảng 48% cho rằng các ứng dụng “Tương đối giúp ích” và khoảng 33% số SV đã chọn “Rất giúp ích” trong việc tiết kiệm thời gian học tập. Tuy nhiên, khoảng ít hơn ¼ số SV còn lại không chắc chắn hoặc cho rằng việc sử dụng các ứng dụng đó lại không giúp họ tiết kiệm thời gian. Trong đó, khoảng 16% SV không chắc chắn liệu các ứng dụng Nano- learning có thể giúp họ tiết kiệm thời gian hay không và chỉ có khoảng 3% SV phản hồi rằng sử dụng các ứng dụng này không có lợi cho họ. Kết quả khảo sát cho thấy đa số SV đồng ý rằng ứng dụng Nano-learning có thể giúp tiết kiệm thời gian học tập, tuy nhiên vẫn có một số SV không đồng ý hoặc không chắc chắn về hiệu quả của các ứng dụng đó không chắc chắn về hiệu quả của các ứng dụng đó. 388
  6. Tiếp theo, nhóm đưa ra câu hỏi về sự tập trung và tiếp thu kiến thức của SV khi sử dụng các ứng dụng Nano-learning. Từ số liệu khảo sát, ta có thể thấy khoảng 79.8% SV cho rằng các ứng dụng Nano-learning giúp ích trong việc giúp tập trung và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Trong số đó, khoảng 50% cho rằng các ứng dụng “Tương đối giúp ích” và khoảng 29% số SV đánh giá rằng các ứng dụng “Rất giúp ích” trong việc tiết kiệm thời gian học tập. Ngược lại, khoảng 19% số SV còn lại không chắc chắn về việc các ứng dụng đó có giúp ích hay không và 1% cho rằng không giúp ích. Từ kết quả này, ta có thể thấy phản hồi tích cực từ hầu hết các SV, không có phản hồi tiêu cực về các ứng dụng trong việc giúp tiếp thu kiến thức tốt hơn, và chỉ với một phần nhỏ số SV không chắc chắn về lợi ích của các ứng dụng. Tiếp theo, về tính tiện lợi và linh hoạt của các ứng dụng, có khoảng 86% SV đồng ý, phản hồi tích cực về vấn đề này. Từ số liệu khảo sát, có khoảng 42% SV trả lời “Tương đối giúp ích” và khoảng 44% trả lời “Rất giúp ích”. Điều này chứng minh rằng đa số SV đều có trải nghiệm tích cực với những ứng dụng Nano-learning. Tuy nhiên, cũng có một số SV không chắc chắn hoặc phản hồi rằng các ứng dụng này không giúp ích cho họ. Có khoảng 11% SV không chắc chắn về vấn đề này và 1% cho rằng các ứng dụng Nano- learning không có tính tiện lợi, linh hoạt cao. Sau khi thu thập ý kiến đánh giá của SV về sự hữu ích của các ứng dụng Nano- learning, nhóm nghiên cứu tiếp tục đưa ra câu hỏi thăm dò về khả năng tiếp tục sử dụng các ứng dụng này. Kết quả cho thấy rằng có hơn 83% SV phản hồi tích cực về việc tiếp tục sử dụng các ứng dụng Nano-learning để hỗ trợ quá trình học tập của mình. Tuy nhiên, khoảng 17% SV còn lại lại không chắc chắn hoặc cho rằng họ sẽ không tiếp tục sử dụng các ứng dụng này. Từ kết quả khảo sát này, có thể kết luận rằng đa số SV đều đánh giá tích cực về sự hữu ích của các ứng dụng Nano-learning và sẵn sàng tiếp tục sử dụng chúng để nâng cao hiệu quả học tập của mình. 4. KẾT LUẬN Dựa trên những phân tích và kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, có thể rút ra được một số kết luận về sự hữu ích và tiềm năng của các ứng dụng Nano-learning đối với việc học tập của SV. Đầu tiên, các ứng dụng Nano-learning được đánh giá cao về thời gian và độ tiếp thu kiến thức, cho phép SV tiếp cận với nhiều kiến thức mới một cách nhanh chóng, dễ dàng. Điều này phù hợp với nhu cầu của SV trong việc tìm kiếm và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả trong thời gian ngắn. Thứ hai, sự linh hoạt của các ứng dụng Nano-learning cũng được đánh giá cao bởi khả năng sử dụng và truy cập trên nhiều thiết bị khác nhau. SV có thể sử dụng các ứng dụng này trên các thiết bị di động, máy tính bảng, giúp tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn cho việc học tập. Cuối cùng, từ kết quả khảo sát, có thể thấy rằng hầu hết SV đều đánh giá cao sự hữu ích của các ứng dụng Nano-learning và sẽ tiếp tục sử dụng chúng để phục vụ mục đích học tập của mình. Điều này cho thấy tiềm năng và tầm quan trọng của các ứng dụng Nano-learning trong việc cải thiện chất lượng giáo dục đồng thời nâng cao hiệu quả học tập của SV. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vẫn còn một số SV không chắc chắn hoặc không muốn sử dụng các ứng dụng này. Điều này có thể là do yếu tố cá nhân như sở thích hoặc phong cách học tập khác nhau, hoặc do sự thiếu hiểu biết và kỹ năng sử dụng các ứng dụng này. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển các ứng dụng Nano-learning để tối đa hóa tiềm năng của chúng trong việc hỗ trợ và nâng cao hiệu quả học tập của SV. 389
  7. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Aburizaizah, S.J. and T.A. Albaiz (2021), Review of the Use and Impact of Nano-Learning in Education, in 4th International Conference on Research in Education. [2] Adeniran, A (2019), Application of Likert scale’s type and Cronbach’s alpha analysis in an airport perception study, Scholar Journal of Applied Sciences and Research, 2(4): p. 1-5. [3] Contributors, W, Quizlet, in Wikipedia. Wikipedia. [4] Dung, B.T.T (2021), Anki là gì? Học ngôn ngữ dễ dàng thông qua công cụ Flashcard. thegioididong.com. [5] Fahey, J. and M Ramos (2015), Nano-learning: An Exciting New Tool for Professional Development, AAA (Association for Accounting Administration). [6] Gautham, A. (2018), Is microlearning and Nano-learning same or different, Recuperado em, 21. [7] Joseph Rene Corbeil, B.H.K (2021), Maria Elena Corbeil, Microlearning in the Digital Age The Design and Delivery of Learning in Snippets.: New York Routledge, Taylor & Francis Group. [8] Sheikh, M (2022), Microlearning and Nano-learning: Similarities, Differences, and the Future of Learning. [9] Masie, E (2006), Nano-Learning: miniaturization of design, Chief Learning Officer,. 5(1): p. 17. [10] Settles, B (2016), How we learn how you learn, duolingo blog. [11] Nguyễn, L (2022), Spaced repetition là gì? Tìm hiểu phương pháp học Spaced repetition, Nhật Phúc blog. [12] Pham, L (2023), Phân tích tương quan Pearson trong SPSS, Pham Loc Blog. 390
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2