intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu về trường phái nghệ thuật tối giản (Minimalism) trong thời trang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

42
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu về trường phái nghệ thuật tối giản (Minimalism) trong thời trang giới thiệu trường phái nghệ thuật tối giản; Nội thất và thiết kế công nghiệp; Nhà thiết kế Coco Chanel; Nhà thiết kế Yves Saint Laurent; Các thương hiệu theo đuổi thời trang tối giản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu về trường phái nghệ thuật tối giản (Minimalism) trong thời trang

  1. NGHIÊN CỨU VỀ TRƯỜNG PHÁI NGHỆ THUẬT TỐI GIẢN (MINIMALISM) TRONG THỜI TRANG Lê Quốc Ân, Bùi Phạm Xuân Giang, Nguyễn Ngân Hà, Nguyễn Thùy Linh, Đỗ Thị Kim Yến Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Huỳnh Thị Kim Xuyến TÓM TẮT Tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển của tường phái nghệ thuật tối giản (Minimalism), theo đó là những tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu mở đầu cho khuynh hướng nghệ thuật mới mẻ này trong những năm 1960. Xu hướng nghệ thuật tối giản tạo ảnh hưởng đến các lĩnh vực liên quan khác như điêu khắc, kiến trúc và đặc biệt là thời trang. Trong gia đoạn phát triển cực thịnh, nghệ thuật tối giản đã lan toả đến nhiều khu vực trên thế giới, đồng thời tác động và ảnh hưởng lên tư duy thiết kế của các nhà thiết kế thời trang. Trường phái tối giản không chỉ là một cột mốc đánh dấu sự chuyển mình của thời trang thế giới nửa sau thế kỷ 20 mà còn tiếp tục phát triển đến ngày nay. Từ khóa: nghệt thuật, tối giản, trường phái, thời trang, 1960 1. GIỚI THIỆU TRƯỜNG PHÁI NGHỆ THUẬT TỐI GIẢN 1.1 Khái niệm tối giản Tối giản là giảm thiểu số lượng đến mức tối đa, lượt bỏ đi những chi tiết rườm rà, không cần thiết, gữi lại những yếu tố cốt lõi nhất. Và quan trọng là dù tối giản nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp và sự hài hòa. 1.2 Khái niệm nghệ thuật tối giản – Minimalism Nghệ thuật tối giản là một phong cách thiết kế phát triển mạnh mẽ ở Mĩ cuối những năm của thập niên 60, trong đó các yếu tố đơn giản nhất và ít nhất được sử dụng để tạo ra hiệu quả tối đa. Nghệ thuật tối giản tập trung vào màu sắc trung tính, hình học khối cơ bản, không quá tập trung vào chi tiết, đường nét cụ thể. Chủ nghĩa tối giản không cố gắng thể hiện hiện thực bên ngoài, người nghệ sĩ muốn người xem chỉ phản hồi những gì trước mắt. Họa sĩ theo trường phái tối giản Frank Stella đã nói về những bức tranh của mình rằng “Những gì bạn thấy là những gì bạn nhìn thấy”. Nghệ thuật tối giản nhấn mạnh việc giảm thiểu đến tối đa các chi tiết thừa, chỉ giữ lại thành phần thật sự cần thiết và đáp ứng được yêu cầu về công năng lẫn thẩm mỹ. Sự sử dụng hạn chế về màu sắc trong trang trí là đặc trưng dễ nhận diện nhất của xu hướng thiết kế này. 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1920-1930: Kỷ nguyên thiết kế nâng cao 1121
  2. Phong cách hiện đại thời bấy giờ (sát với chủ nghĩa tối giản của hiện tại nhất) chịu ảnh hưởng chủ yếu từ lý tưởng cân bằng giữa vẻ đẹp và tiện ích trong thiết kế sản phẩm của Trường Bauhaus. Trong kỷ nguyên Bauhaus, các giáo viên và học sinh của trường đã xem xét lại vai trò của nghệ thuật trong xã hội và đưa ra một giải pháp thay thế cho những sản phẩm chế tạo kém hấp dẫn bằng cách đưa yếu tố sáng tạo vào trong việc sản xuất các mặt hàng ấy, trường Bauhaus đã truyền cảm hứng cho khái niệm thiết kế nâng cao cho cuộc sống hàng ngày. 1960-1970: Sự mở rộng chủ nghĩa tối giản Chủ nghĩa tối giản xuất hiện trong nghệ thuật phương Tây từ sau Thế Chiến II - khi nền kinh tế xã hội bấy giờ buộc con người phải tìm kiếm một lối sống phù hợp hơn với hiện thực, sau đó, nó được phát triển mạnh mẽ nhất ở Mỹ trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 khi một số nhóm nghệ sĩ trẻ không còn muốn đi theo các quy ước ngột ngạt của mỹ thuật truyền thống (một số như họa sĩ trừu tượng Agnes Martin, nhà điêu khắc và nghệ sĩ Donald Judd, nghệ sĩ Frank Stella). Như một sự phản ứng trực tiếp chống lại trường phái biểu hiện trừu tượng (Abstract Expressionism), các nghệ sĩ trường phái tối giản bỏ qua chủ nghĩa tượng trưng hoa mỹ và tập trung vào chất liệu. Đây chính là lý do vì sao các tác phẩm nghệ thuật tối giản thời kỳ đầu hứng chịu nhiều chỉ trích và công kích của dư luận. Phong cách tối giản có chung nguồn gốc với Phong cách Bauhaus, tập trung vào yếu tố “ít hơn nhưng tốt hơn“. Chủ nghĩa tối giản bắt đầu được sử dụng như một thuật ngữ thông tục trong viết lách, hội họa, kiến trúc và các lĩnh vực thẩm mỹ, thiết kế và sáng tạo khác. Những người theo chủ nghĩa tối giản bắt đầu thoát ly khỏi Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng của các thế hệ trước, loại bỏ cách kể chuyện hoặc ẩn dụ khỏi nghệ thuật của họ và tập trung vào vật liệu công nghiệp, không gian trắng và các tác phẩm đơn giản, bóng bẩy. Những nghệ sĩ trẻ thường sử dụng các vật liệu công nghiệp như bê-tông và thép, kêu gọi sự chú ý đến hình dạng và đặc tính vật lý của chúng hơn là tập trung vào cảm xúc. Các tác phẩm mang giá trị về hình khối đẹp đẽ của họ không dựa vào những phép ẩn dụ phức tạp để giải thích hay các giá trị mỹ thuật truyền thống. Thay vào đó, những nghệ sĩ trường phái tối giản buộc người xem phải suy ngẫm tại sao những vật thể lại ảnh hưởng tới phản ứng của họ bằng cách áp dụng những nguyên tắc về ánh sáng, độ cao, khối lượng. Các nghệ sĩ nổi tiếng gắn liền với phong trào nghệ thuật Tối Giản bao gồm Donald Judd, John McCracken, Agnes Martin, Dan Flavin, Robert Morris, Anne Truitt, Carl Andre và Frank Stella. 1980-2000: Thích ứng với lối sống giản dị Giai đoạn tiếp theo của lịch sử chủ nghĩa tối giản chứng kiến sự gia tăng không ngừng của nghệ thuật đơn giản và các phong trào sống đơn giản. Họ tin rằng chất lượng được ưu tiên hơn số lượng và việc điều chỉnh cuộc sống của bạn theo một nhịp độ có chủ ý hơn sẽ giúp bạn tận dụng tối đa. 3. NHỮNG NGHỆ SĨ TIÊU BIỂU Hoạ sĩ, điêu khắc gia người Mỹ Frank Stella - người dẫn đầu phong trào tối giản - là một ví dụ điển hình cho những quy tắc của chủ nghĩa tối giản với chuỗi tác phẩm “Black Paintings” của ông. Đó là một chuỗi 1122
  3. tác phẩm được thực hiện từ năm 1958 đến 1960 là tập hợp những bức tranh bằng vải bố được ông sử dụng sơn men di chuyển tạo thành những dải màu đen mỏng, tách biệt nhau bằng khoảng trắng của vải bố. Những hình học lặp đi lặp lại buộc người xem phải đánh giá giá trị bề mặt phẳng hơn là coi bức tranh như cánh cửa dẫn đến một thế giới mới. Stella tuyên bố vào năm 1964: “Những gì bạn thấy là những gì bạn nhìn thấy.” Hình 1. Bức Tranh Đen (Frank Stella) Donald Judd được biết đến nhiều nhất với các tác phẩm điêu khắc và sắp đặt quy mô lớn, chủ yếu ở dạng hộp, được trình bày theo cách sắp xếp lặp đi lặp lại. Sol LeWitt, một nhà tiên phong khác của trường phái tối giản, sự chú trọng vào hình khối và tháp hình học được biểu đạt qua những tác phẩm điêu khắc và tranh tường của ông. Tác phẩm của Dan Flavin, được thực hiện bằng cách sử dụng đèn tuýp bán sẵn trên thị trường, đại diện cho xu hướng Tối giản quan trọng đối với việc lắp đặt ánh sáng, đã bùng nổ ở phương Tây vào những năm 60 và 70 với Phong trào Ánh sáng và Không gian. 4. ẢNH HƯỞNG CỦA KHUYNH HƯỚNG TỐI GIẢN TRONG CÁC LĨNH VỰC 4.1 Kiến trúc Tìm hiểu kỹ hơn về phong cách thiết kế nội thất tối giản, ta có thể thấy rõ sự tinh giản các vật thể trong không gian là điều đầu tiên và cơ bản nhất của trường phái này. Phong cách tối giản tạo cho kiến trúc tổng thể sự ấn tượng đến từ những đường nét tinh tế và nhẹ nhàng. Bằng cách giữ lại những yếu tố cần thiết trong thiết kế, tập trung vào hình dáng, ánh sáng, không gian và chất liệu, kiến trúc theo trường phái tối giản đã đạt được sự hài hoà thông qua sự đơn giản. Những kiến trúc sư trường phái tối giản thường gắn kết tâm hồn họ vào thiên nhiên để đạt được sự cân bằng giữa kiến trúc nhân tạo và môi trường. Kiểu dáng và sự hài hoà được thể hiện qua cách vận dụng những dạng hình học, tường trần và chất liệu đơn giản. Nhà thiết kế kiến trúc người Anh John Pawson cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi những thiết kế của Nhật Bản. Tập trung vào tỉ lệ và khối lượng, sự cân bằng giữa nội tâm và không gian bên ngoài cũng như sự tinh tế giữa hình dạng và không gian là điểm nổi bật trong thiết kế của ông. Kiến trúc gọn gàng của ông được minh hoạ bởi thương hiệu Calvin Klein trên đại lộ Madison. Tại đây, những sắp xếp không gian đơn giản của 1123
  4. ông cho phép mọi người có trải nghiệm yên bình, có trật tự mà phù hợp với phong cách thời trang của Calvin Klein. 4.2 Nội thất và thiết kế công nghệp Thiết kế nội thất và công nghiệp tối giản nhận được sự dẫn dắt từ những phong trào nghệ thuật và kiến trúc. Chủ nghĩa tối giản không chỉ đơn giản có nghĩa là những bức tường trắng bóc. Việc sử dụng các nét thẳng và gạt đi sự lộn xộn, bất cứ thứ gì dư thừa đều được chắt lọc cho tới khi có được điều cốt lõi của sản phẩm hoặc của nội thất. Thông thường, một màu cơ bản trung tính được sử dụng phổ biến, nhưng chúng có thể thay đổi bằng cách kết hợp nhiều tông màu và chất liệu khác nhau để mọi thứ không trở nên quá nhạt nhẽo. Apple là một ví dụ điển hình, công ty đã áp dụng những phong cách thiết kế tối giản vào các sản phẩm điện tử của mình và chúng đã trở thành một biểu tượng đặc trưng và vượt thời gian. Thiết kế Scandinavian là phong cách thiết kế nội thất tối giản đã tạo nên sức hấp dẫn toàn cầu trong thế kỷ 21 – nội thất IKEA là một trong số đó, đặc trưng với các thiết kế hướng ứng dụng cùng với sự kết hợp hài hòa của các bề mặt tự nhiên như gỗ và đá, những hình khối. 4.3 Thời trang Cụm từ ‘minimalism’ dùng cho thời trang thuộc về trường phái thiết kế lấy việc tối giản hóa trong kỹ nghệ may mặc làm mục tiêu tối thượng, điều này không hề liên quan gì tới tối giản hóa trong nghệ thuật (tranh vẽ, điêu khắc, sắp đặt), dù cho định nghĩa về tối giản của hai lĩnh vực tương tự nhau, nhưng trường phái tối giản trong thời trang và tối giản trong nghệ thuật mang những nguyên lý rất riêng của chúng. “Less is more” - câu nói thời đại của kiến trúc sư Mies Van Der Rohe đã trở thành câu thần chú của rất nhiều nhà thiết kế thuộc trường phái thời trang tối giản. Thời trang tối giản có thể tóm gọn qua hai đặc điểm nổi bật. Đó là sự giản lược tất cả những chi tiết thừa để có được cốt lõi của sự đơn giản. Và sự thoát ly khỏi khái niệm về cái đẹp truyền thống, giới tính, tuổi tác. Trong thời trang, phong cách tối giản là chọn trang phục thiên về sự đơn giản, ít chi tiết, ít phụ kiện. Những tông màu thiên về trung tính, màu tối hoặc đơn sắc. Tiêu chí là càng đơn giản càng tinh tế. Các nhà thiết kế tối giản chú trọng vào điểm đặc biệt của kiểu dáng và chất liệu vải, hơn là vào sự cầu kỳ của trang phục. Họ thiết kế trang phục thông qua nhiều công đoạn gạn lọc chặt chẽ để có được một thiết kế cực kỳ đơn giản nhưng vẫn toát lên sự tinh tế và cá tính. Những cột mốc đáng chú ý có thể nhắc đến là cách mạng Tối Giản ứng dụng của Coco Chanel, Balenciaga, Tối Giản tái kết cấu mở ra bởi người Nhật và Martin Margiela. 4.3.1 Nhà thiết kế Coco Chanel 1124
  5. Sau Thế Chiến II, khi hòa bình được thiết lập và các kênh truyền thông hoạt động trở lại, phụ nữ toàn thế giới bị sốc bởi những chiếc cổ chân trần trên đường phố Paris. Một năm sau đó, người ta nhìn thấy những cổ chân như thế, khắp mọi nơi trên thế giới. Có thể nói, từ việc tạo ra quần áo có tính ứng dụng mà phụ nữ có thể di chuyển, sống, và làm việc trong chúng thay vì bó mình trong những chiếc corset ngạt thở. Minimalism là một trong những thuật ngữ quan trọng nhất của thời trang, nó phản ánh lịch sử đi lên và tất cả các bước ngoặt quan trọng của cách mạng nữ quyền. Coco Chanel không phải người tiên phong nhưng chắc chắn là người thay đổi hoàn toàn cục diện thời trang Âu châu và cả thế giới với tư duy thiết kế mang nguyên lý thời trang tối giản của mình. Hình 2. Thiết kế của Coco Chanel 4.3.2 Nhà thiết kế Yves Saint Laurent Thời trang Tối Giản của Yves Saint Laurent, đặc biệt là chiếc đầm gây tiếng vang Modrian, lấy theo tên của danh họa Piet Mondrian khi chiếc đầm mô phỏng các bức họa nổi tiếng theo trường phái Destjl của ông. Đây cũng là sự kết hợp đầu tiên giữa tối giản trong nghệ thuật và tối giản trong thời trang mà Yves Saint Laurent là người thứ hai làm nên được sự kết hợp giữa hai lĩnh vực này. Hình 3. Thiết kế Mondrian 4.3.3 Nhà thiết kế Cristóbal Balenciaga Như Cristobal Balenciaga, ông nổi tiếng với các thiết kế vô cùng phức tạp trong kết cấu nhưng lại gây ấn tượng bới hiệu ứng tạo nên từ sự tinh giản trong đường nét và chi tiết trang trí bề mặt. Một ví dụ điển hình cho phong cách này là chiếc áo cưới mà Cristóbal Balenciaga thiết kế năm 1967. Không có bất kỳ trang trí nào trên chiếc áo cưới. Nó thậm chí còn lược bỏ cả nơ thắt lưng. Nhà thiết kế đã may chiếc đầm cưới chỉ với ba đường chỉ trên nền lụa gazar. Vô cùng đơn giản. Nhưng không ai có thể phủ nhận được vẻ đẹp toát ra từ sự đơn giản ấy. Hình 4. Thiết kế váy cưới của Balenciaga 4.3.4 Nhà thiết kế Rei Kawakubo 1125
  6. Trong bộ sưu tập này, Kawakubo đã thách thức những quan niệm truyền thống về tiêu chuẩn của cái đẹp, vốn mặc định trang phục phải tôn lên đường cong của cơ thể. Chính quan niệm này vô hình trung đã khiến vóc dáng của người phụ nữ bị định hình theo một tiêu chuẩn nhất định. Dù bộ sưu tập của Rei Kawakubo không tuân theo những nguyên tắc cơ bản của trường phái minimalism, nhưng thông điệp mà bà muốn truyền tải lại vô cùng phù hợp với tinh thần của tối giản. Đó là thoát ly khỏi những phom dáng truyền thống, những kiểu trang phục định hình giới tính, tuổi tác. Hình 5. Thiết kế của Kawakub 4.3.5 Nhà thiết kế Martin Margiela Sự đơn giản trong trang phục tối giản không nhất thiết luôn thể hiện ở vẻ ngoài. Nó có thể nằm ở chất liệu hay những đường cắt may tạo nên trang phục. Khó mà nhận ra sự đơn giản trên những thiết kế của Martin Margiela. Tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ ta sẽ nhận thấy ông vẫn tuân thủ hai nguyên tắc đơn giản và đặc biệt. Trang phục của ông có thể được thiết kế từ những chất liệu rất bình thường, sản phẩm tái chế và với rất ít đường cắt may. Ví dụ như những chiếc áo khoác bằng plastic, hay chiếc đầm được may từ những chiếc găng tay cũ. Hình 6. Thiết kế của Martin 4.3.6 Các thương hiệu theo đuổi thời trang tối giản Thập niên 90 được xem là thời kì bùng nổ của sự đa dạng phong cách thời trang. Giới trẻ được tự do thể hiện cá tính của mình bằng ngôn ngữ thời trang bứt phá, vượt ra khỏi những khuôn khổ quy tắc được xem là chuẩn mực đương thời. Tiêu biểu là Miuccia Prada đã thể hiện niềm say mê của bà đối với chủ nghĩa Tối giản trong bộ sưu tập Ready-to-wear 1998. Thời trang theo phong cách Tối giản của thập niên 90 đạt đến thời kì hoàng kim với sự ra đời BST đầu tiên cho Gucci của NTK Tom Ford (1996) và Marc Jacobs cho Louis Vuitton (1998). Họ tập trung đầu tư vào lát cắt, đường may và chất liệu vải để đáp ứng được các chuẩn mực về cái đẹp tinh giản. Calvin Klein đã làm dậy sóng làng thời trang thế giới khi cho ra mắt các thiết kế tối giản mang tính cách mạng vào những năm 1970 – 1990. Không cầu kỳ hay chạy theo xu hướng mới, Calvin Klein tiết chế những bộ trang phục thường ngày của mình. Helmut Lang – thương hiệu thời trang của nhà thiết kế người Áo Helmut Lang là đại diện hoàn hảo cho chủ nghĩa tối giản với sự ứng dụng tươi mới và gọn nhẹ dành cho quần áo. Các bộ sưu tập từ Helmut Lang không chỉ là sự ngự trị của các bản phối màu sặc sỡ mà tập trung sử dụng bảng màu trung tính, trầm lắng, hướng nội, và đề cao vẻ đẹp phi giới tính. 5. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN 1126
  7. Thông qua thực tiễn xã hội ta có thể nhìn thấy Minimalism đã phổ biến ở rất nhiều nơi trên thới giới cho đến ngày nay. Qua thời trang, trường phái tối giản đã cho chúng ta thấy rằng - dù không phô trương, xa hoa, lộng lẫy thì vẻ đẹp giản dị một cách đầy tinh tế vẫn có thể toát lên vẻ thanh lịch, quyến rũ đủ sức làm xiêu lòng bất kỳ ai. Ngoài ra, Minimalism còn là minh chứng, là kết quả cho sự tự do, sức sống mạnh mẽ và là tuyên ngôn bình đẳng giới từ những người phụ nữ mọi thời đại. Với việc tiết chế trong thiết kế, đề cao tính ứng dụng – Minimalism còn cho thấy rằng tiết kiệm nguyên liệu, không sa vào chủ nghĩa tiêu thụ, hướng tới một ngành công nghiệp thời trang bền vững sẽ luôn là một lựa chọn thông minh của những con người hướng đến vẻ đẹp thanh lịch trường tồn - chẳng bao giờ lỗi mốt. Trong tương lai, phong cách tối giản có thể sẽ ngày càng được ưu tiên trong cách lựa chọn ăn mặc và trở thành lối sống của nhiều người, nhiều lứa tuổi vì tính ứng dụng cao, tiết kiệm thời gian và khả năng thích ứng với tình trạng nền kinh tế luôn biến động. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu trực tuyến 2. Tối giản - Queenanie N (2021) https://bazaarvietnam.vn/vocabulary/toi-gian-minimalism/ 3. History of Minimalism https://minimalism.co/articles/history-of-minimalism/ 4. What is Minimalism? Learn the Intricacies & History of This Influential Aesthetic https://mymodernmet.com/what-is-minimalism-definition/ 1127
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2