intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu về tư vấn học đường trong giáo dục phổ thông giai đoạn 1925-2022: Một nghiên cứu trắc lượng thư mục khoa học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này thực hiện tổng quan các nghiên cứu về công tác tư vấn học đường, nhà tư vấn học đường trong giáo dục phổ thông dựa trên việc thu thập và phân tích các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế trong cơ sở dữ liệu Scopus từ năm 1925-2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu về tư vấn học đường trong giáo dục phổ thông giai đoạn 1925-2022: Một nghiên cứu trắc lượng thư mục khoa học

  1. VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(11), 18-24 ISSN: 2354-0753 NGHIÊN CỨU VỀ TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 1925-2022: MỘT NGHIÊN CỨU TRẮC LƯỢNG THƯ MỤC KHOA HỌC Nguyễn Xuân An1, 1 Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Chế Dạ Thảo2,+, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 2 Nguyễn Hoài Thu1, +Tác giả liên hệ ● Email: cd.thao@hutech.edu.vn Vũ Thị Phương Thảo1 Article history ABSTRACT Received: 15/02/2023 School counseling is an important activity in high schools with the central Accepted: 11/4/2023 role of school counselors. This field has received research attention to various Published: 05/6/2023 aspects. This article presents an overview of literature on school counseling and school counselors in general education based on the collection and Keywords analysis of scientific articles published in international scientific journals in School counseling, school the Scopus database from 1925 to 2022. With the bibliometric methods, a counselors, general dataset consisting of 406 documents was identified. After that, refining the education, bibliometrics given data finally left 332 documents suitable for analysis. The results of the analysis revealed research collaborations by country, collaboration among researchers, and key research topics of the field. From there, the research team has made some recommendations on the application of the school counseling model in Vietnam based on some reviewed studies. The results, as well as recommendations of this study, will have important referential meaning for not only high school administrators and staff who are carrying out counseling work in schools, but also for policymakers on school counseling in high schools. 1. Mở đầu Sự phát triển nhanh chóng của KT-XH dẫn đến cho HS nhiều cơ hội và cả khó khăn, thách thức, nguy cơ trong học tập cũng như cuộc sống. Điều này làm nảy sinh nhu cầu về việc được tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ để HS có thể vượt qua những vấn đề đó. Theo các nhà nghiên cứu, nhà trường là môi trường lí tưởng để thực hiện các can thiệp về tâm lí (Kutash & Duchnowski, 2007). Chuyên ngành Tư vấn học đường (TVHĐ - School Counseling) ra đời và được coi một nghiệp vụ trong nhà trường (Phạm Thị Quý, 2021). Nhiệm vụ ban đầu của vị trí này trong nhà trường là liên quan đến các vấn đề về hướng nghiệp cho HS, dần dần phát triển đến những chương trình tư vấn tâm lí học đường với nhiều nội dung hơn. Theo Hiệp hội các nhà tư vấn tâm lí học đường Hoa Kỳ (American School Counselor Association), công tác TVHĐ cần phải hỗ trợ HS ở ba khía cạnh: học tập, sự nghiệp, cá nhân/xã hội (trích theo Đặng Hoàng Minh và cộng sự, 2010). Từ năm 2005, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 2564/BGDĐT-HSSV ngày 04/4/2005 về việc tăng cường công tác HS, sinh viên vào trường học và Công văn số 9971/BGDĐT-HSSV ngày 28/10/2005 về việc triển khai công tác tư vấn cho HS, sinh viên để hướng dẫn việc đưa công tác tư vấn tâm lí và hướng nghiệp cho HS vào các nhà trường phổ thông. Gần đây nhất, Bộ GD-ĐT tiếp tục ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 02/02/2018 về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho HS trong trường phổ thông. Trước đó, Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV về quy định mã số, chức danh nghề GV THPT công lập ban hành ngày 16/9/2015 có đề cập công tác tư vấn tâm lí, hướng nghiệp cho HS của GV làm công tác kiêm nhiệm. Những văn bản này đã tạo một hành lang pháp lí cho việc thực hiện công tác TVHĐ trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam. Bài báo này thực hiện tổng quan các nghiên cứu về công tác TVHĐ, nhà TVHĐ trong giáo dục phổ thông dựa trên việc thu thập và phân tích các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế trong cơ sở dữ liệu Scopus từ năm 1925-2022. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, nghiên cứu được tiến hành để trả lời các câu hỏi sau: (1) Sự hợp tác nghiên cứu giữa các quốc gia về TVHĐ và nhà TVHĐ như thế nào?; (2) Những nhóm nghiên cứu nào nghiên cứu về TVHĐ và nhà TVHĐ hiện nay và Việt Nam có nhóm nghiên cứu về chủ đề này hay không?; 18
  2. VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(11), 18-24 ISSN: 2354-0753 (3) Các chủ đề nghiên cứu chính về TVHĐ và nhà TVHĐ là gì? Kết quả của nghiên cứu tổng quan này sẽ có ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với không chỉ các nhà nghiên cứu mà còn đối với các nhà quản lí các cấp cũng như các nhà trường, đội ngũ cán bộ đang thực hiện công tác tư vấn trong nhà trường. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Quy trình thu thập dữ liệu Để trích xuất dữ liệu liên quan đến TVHĐ từ cơ sở dữ liệu của Scopus, chúng tôi sử dụng các từ khóa “school counselors” hoặc “school counseling”. Thuật ngữ “TVHĐ” được hiểu theo nghĩa rộng nhất là một loại hình dịch vụ giáo dục chuyên nghiệp, trong đó các tư vấn viên phấn đấu để đáp ứng các nhu cầu của HS, sinh viên trong ba lĩnh vực giáo dục cơ bản: phát triển học tập, phát triển nghề nghiệp và phát triển xã hội cho cá nhân (trích theo Trần Tuấn Anh, 2016). Theo Hiệp hội các nhà TVHĐ Hoa Kỳ (American School Counselor Association - ASCA), cán bộ TVHĐ (School Counselor) được định nghĩa là những nhà giáo dục được chứng nhận/cấp phép chuyên môn về TVHĐ có nhiệm vụ cải thiện sự thành công của HS thông qua các chương trình TVHĐ toàn diện (American School Counselor Association, 2023). Để đảm bảo phạm vi tìm kiếm trong bậc học phổ thông, các từ khóa sau được sử dụng để đảm bảo “quét” được đúng và đủ tài liệu cần thiết: “general education”, “K*12”, “K*9”, “K*6”, “primary school”, “primary education”, “secondary education”, “secondary school”, “high school”, “lower secondary school”, “lower secondary education”, “upper secondary school”, “upper secondary education”. Cùng với đó, phạm vi tìm kiếm tiếp tục được giới hạn với các bài báo nằm trong bậc học phổ thông để loại bỏ các tài liệu liên quan đến TVHĐ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học. Các loại tài liệu được lựa chọn chỉ là các bài báo, các chương sách, các bài viết hội thảo bằng tiếng Anh. Lĩnh vực nghiên cứu cũng được giới hạn trong Khoa học xã hội theo phân loại của Scopus. Câu lệnh tìm kiếm: “TITLE-ABS-KEY ( ( “school counselors” OR “school counseling” ) AND ( “general education” OR “K*12” OR “K*9” OR “K*6” OR “primary school” OR “primary education” OR “secondary education” OR “secondary school” OR “high school” OR “lower secondary school” OR “lower secondary education” OR “upper secondary school” OR “upper secondary education” ) ) AND ( LIMIT-TO ( DOCTYPE , “ar” ) OR LIMIT-TO ( DOCTYPE , “cp” ) ) AND ( LIMIT-TO ( SUBJAREA , “SOCI” ) ) AND ( LIMIT-TO ( LANGUAGE , “English” ) )”. Kết quả thu được là một bộ dữ liệu bao gồm 406 tài liệu. Sau đó, chúng tôi thực hiện lọc dữ liệu thông qua việc đọc nội dung phần tóm tắt của mỗi tài liệu. Kết quả cuối cùng còn 332 tài liệu, nghĩa là 74 tài liệu đã bị loại bỏ do không phù hợp với chủ đề về TVHĐ. 2.1.2. Phân tích dữ liệu Về phân tích dữ liệu, chúng tôi áp dụng phương pháp lập bản đồ khoa học (Science Mapping Analysis) (van Eck và Waltman, 2017); tập trung vào phân tích các thông tin liên quan đến tần suất của các từ khóa do các tác giả đề xuất (Author Keywords) và sự hợp tác theo quốc gia về các nghiên cứu TVHĐ của các nhà nghiên cứu. Phân tích lập bản đồ khoa học được thực hiện để hình dung sự hợp tác của các quốc gia, cộng đồng nhà nghiên cứu, phạm vi nguồn, chủ đề của cơ sở tri thức và chủ đề thời sự. Tất cả các phân tích được hỗ trợ bởi Microsoft Excel, VOSviewer (https://www.vosviewer.com). 2.2. Kết quả phân tích dữ liệu 2.2.1. Về sự hợp tác nghiên cứu giữa các quốc gia Trong phương pháp lập bản đồ khoa học, mỗi một nốt tròn trên hình được gọi là nốt mạng (node) thể hiện mức độ nghiên cứu của mỗi quốc gia. Kích cỡ của nốt mạng càng lớn tương ứng với số lượng nghiên cứu về lĩnh vực đó càng nhiều. Hình 1 thể hiện 42 quốc gia có nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực TVHĐ từ năm 1925-2022. Kết quả phân tích theo các quốc gia cũng cho thấy Hoa Kỳ (United Hình 1. Sự phân bố và hợp tác giữa các quốc gia trong States) là quốc gia có số lượng nghiên cứu lớn nhất và thực hiện nghiên cứu về TVHĐ giai đoạn 1925-11/2022 áp đảo. Quốc gia này cũng là trung tâm của một cụm (mỗi quốc gia có ít nhất 01 tài liệu) 19
  3. VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(11), 18-24 ISSN: 2354-0753 hợp tác nghiên cứu duy nhất (theo dữ liệu này) bao gồm các quốc gia có số lượng nghiên cứu ít hơn như Thổ Nhĩ Kỳ, Vương Quốc Anh, Australia, Canada, Tây Ban Nha và Nam Phi. Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng có số lượng nghiên cứu đáng kể (dựa trên kích cỡ của nốt mạng) là Malaysia, Israel, Slovenia và Việt Nam. Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu được minh họa ở hình 1 cho thấy Việt Nam mặc dù không có sự hợp tác trực tiếp với bất cứ quốc gia nào trong nghiên cứu các vấn đề về TVHĐ, tuy nhiên, Việt Nam cũng là một nốt mạng khá rõ trong tổng số 42 quốc gia xuất hiện trong cơ sở dữ liệu này. Điều này cho thấy rằng vấn đề này đã được Việt Nam quan tâm nghiên cứu nghiêm túc và có chất lượng tốt. 2.2.2. Về sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu trong một tổ chức, một quốc gia hay liên quốc gia là rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Việc xác định các nhóm nghiên cứu dựa trên số lần đồng tác giả trong các xuất bản phẩm sẽ giúp chúng ta có được các nhìn tổng quan về hiện trạng các nhóm nghiên cứu về vấn đề đó. Hình 2 có 279 nhóm tương ứng với 279 nhóm nghiên cứu mà các tác giả trong nhóm đó có đồng tác giả với nhau ít nhất 01 xuất bản trên các tạp chí thuộc danh mục Scopus. Những nhóm hiện màu cho thấy sự hợp tác chặt chẽ và kích cỡ của mỗi nhóm cũng sẽ tương ứng với số lượng xuất bản của nhóm đó. Hình 2. Bản đồ các nhóm tác giả đồng tác giả trong các xuất bản giai đoạn 1925-11/2022 (707 tác giả, đồng tác giả với nhau ít nhất 01 lần) Theo hình 2 có thể thấy rằng, nhóm nghiên cứu có màu đỏ và màu xanh lá cây là hai nhóm tác giả có sự hợp tác với nhau chặt chẽ và có lượng xuất bản là lớn nhất. Nhóm tác giả màu xanh da trời là nhóm tác giả Việt Nam được chụp cận như hình 3. Có thể thấy, cụm nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về vấn đề TVHĐ trên dữ liệu của Scopus là một nhóm bao gồm 08 thành viên với vai trò trung tâm của hai nhà nghiên cứu là Huỳnh Văn Sơn (huynh v.-s) và Giang Thiên Vũ (giang t.-v.). Đây là hai tác giả đều đến từ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với đó là sáu tác giả khác đến từ Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Thái Nguyên. 20
  4. VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(11), 18-24 ISSN: 2354-0753 Hình 3. Bản đồ nhóm tác giả Việt Nam đồng tác giả trong các xuất bản giai đoạn 1925-11/2022 (08 tác giả, đồng tác giả với nhau ít nhất 01 lần) 2.2.3. Về các chủ đề nghiên cứu chính Hình 4. Một số chủ đề nghiên cứu về TVHĐ dựa trên phân tích cơ sở dữ liệu Scopus giai đoạn 1925-11/2022 (49 từ khóa, mỗi từ khóa xuất hiện ít nhất 3 lần) 21
  5. VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(11), 18-24 ISSN: 2354-0753 Dựa vào các từ khóa của các tác giả (Keywords author) trong các xuất bản, hình 4 minh họa mức độ xuất hiện của các từ khóa và sự kết nối của chúng với nhau. Từ đây, chúng ta có thể xác định được phần nào các chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực TVHĐ trên thế giới trong thời gian qua. Hình 4 cho thấy sự xuất hiện của 49 từ khóa với tần suất xuất hiện là ít nhất 3 lần trở lên. Kết quả cho thấy từ khóa “School counselors” (cán bộ TVHĐ) và “School counseling” (TVHĐ) là hai từ khóa xuất hiện nhiều nhất và nằm ở trung tâm của bản đồ với các từ khóa còn lại nằm xung quanh. Dựa trên hình 4 có thể xác định rằng có hai chủ đề nghiên cứu chủ đạo. Đầu tiên, các nghiên cứu liên quan đến cán bộ TVHĐ tập trung vào các vấn đề như sức khỏe tâm thần trong đó có trầm cảm (Puhy và cộng sự, 2021), sự hợp tác, khả năng lãnh đạo, sự hỗ trợ dựa vào các chủ đề của khung Mô hình Quốc gia ASCA của Hoa Kỳ (Reese, 2021) và sự kiệt sức của đội ngũ này (King et al., 2018) (các nốt mạng màu xanh lá cây). Sự kết nối với các từ khóa khác ngoài nhóm cho thấy các nghiên cứu có liên quan đến các cán bộ TVHĐ được thực hiện ở cấp trung học, vấn đề tư vấn cho HS trung học để sẵn sàng lựa chọn và bước vào học tập tạo các trường sau trung học. Chủ đề liên quan đến tư vấn nghề nghiệp cũng là vấn đề được quan tâm lớn trong chùm nghiên cứu về cán bộ TVHĐ. Bên cạnh đó, vấn đề bắt nạt và bạo lực học đường cũng là hai trong số các vấn đề nghiên cứu liên quan đến cán bộ TVHĐ. Đây là hai vấn đề phổ biến và nhức nhối của các trường học trên toàn thế giới qua nhiều năm (Halil & Tuğba, 2021). Các cán bộ TVHĐ cũng là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết vấn đề tâm lí liên quan đến hành vi bắt nạt và bạo lực của HS (Cowan et al., 2022; Yablon, 2020). Thứ hai, các nghiên cứu về TVHĐ lại hướng đến giải quyết các vấn đề tại các nhà trường trung học (Secondary schools), mô hình TVHĐ (Huynh & Giang, 2021; Kok, 2013; Nguyen-Thi và cộng sự, 2020), việc phát triển sự nghiệp cũng như tư vấn nghề nghiệp cho HS (Abubakar, 2019) (màu xanh da trời). Bên cạnh đó, nghiên cứu về TVHĐ cũng được kết nối đến vấn đề bắt nạt trong nhà trường (Boulton, 2014). Các nghiên cứu về tư vấn nghề nghiệp trong nhà trường và xác định cũng như xem xét các mô hình TVHĐ nào là phù hợp và hiệu quả đối với nhà trường trung học. Nhìn chung, các hoạt động TVHĐ cùng với các vấn đề liên quan đến cán bộ TVHĐ đã được nghiên cứu ở nhiều nội dung trên nhiều khía cạnh khác nhau. Các nghiên cứu này đều hướng đến việc làm sao nâng cao, cải thiện được hiệu quả hoạt động tư vấn cho HS trong nhà trường về các vấn đề như tâm lí, hướng nghiệp, bạo lực học đường, sức khỏe tâm thần và giáo dục giới tính. 3. Kết luận Bài báo này đã thực hiện tổng quan một số các nghiên cứu quốc tế được xuất bản trên các tạp chí uy tín thuộc danh mục Scopus về lĩnh vực TVHĐ, nhà TVHĐ trong nhà trường phổ thông. Các nghiên cứu quốc tế đã cho thấy một bức tranh mô tả vấn đề TVHĐ ở nhà trường phổ thông cũng như các vấn đề liên quan đến những người làm công tác tư vấn trong nhà trường được quan tâm nghiên cứu trên nhiều khía cạnh, đối tượng. Vai trò của cán bộ TVHĐ hay chuyên viên TVHĐ được nhấn mạnh và đặt trong trọng tâm của nhiều nghiên cứu. Một số mô hình đã được đề xuất trong một vài nghiên cứu đều cho thấy vai trò cốt yếu của đội ngũ thực hiện công tác tư vấn. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra sự hợp tác nghiên cứu giữa các quốc gia, sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu, và các chủ đề nghiên cứu chính của lĩnh vực này. Thứ nhất, đối với sự hợp tác giữa các quốc gia, Hoa Kỳ, với lịch sử phát triển lâu dài trong lĩnh vực TVHĐ từ đầu thế kỉ thứ XX (Gysbers, 2012), vẫn cho thấy vai trò trung tâm của mình trong lĩnh vực này. Một điểm rất đáng chú ý đó là sự hiện diện của Việt Nam với một số lượng bài báo đáng kể so với một số quốc gia khác. Điều này cho thấy sự quan tâm nghiên cứu học thuật một cách mạnh mẽ và nghiêm túc trong thời gian gần đây của các nhà khoa học về Tâm lí học - Giáo dục học ở nước ta về vấn đề TVHĐ, đặc biệt đối với hai chủ đề là tư vấn tâm lí và tư vấn hướng nghiệp. Kết quả phân tích về sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu cũng cho thấy một nhóm nghiên cứu với vai trò trung tâm là các nhà nghiên cứu đến từ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã có những xuất bản có chất lượng về vấn đề tư vấn tâm lí học đường, tư vấn nghề nghiệp và bàn luận về mô hình TVHĐ của Việt Nam. Với chủ đề nghiên cứu, kết quả phân tích đã cho thấy có hai chủ đề chính, đó là: (1) Các nghiên cứu liên quan đến cán bộ TVHĐ; và (2) Các nghiên cứu về TVHĐ. Đây cũng là hai từ khóa tìm kiếm của nghiên cứu này. Một điểm chung ở cả hai chủ đề này đó là sự nổi bật của các vấn đề liên quan đến tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường. Đây cũng là điều dễ hiểu vì sự ra đời của vị trí TVHĐ được khởi đầu từ công tác hướng nghiệp trong nhà trường ở Hoa Kỳ vào những năm đầu tiên của thập niên 20 của thế kỉ XX (Gysbers, 2012; Phạm Thị Quý, 2021). Đến hiện nay, mặc dù nhiệm vụ TVHĐ đã được mở rộng đa khía cạnh hơn thì tư vấn hướng nghiệp vẫn là một trong những nội dung chính của những cán bộ đảm nhiệm vị trí này trong nhà trường. 22
  6. VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(11), 18-24 ISSN: 2354-0753 Về mô hình TVHĐ, nhiều nhà nghiên cứu đến từ nhiều các quốc gia khác nhau cũng đã có những bàn luận hết sức có giá trị. Đây là những nghiên cứu trường hợp mang đến những bài học và tham khảo đối với việc cải tiến hoạt động TVHĐ trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiệu quả hơn. Trong nghiên cứu của Kok (2013) đã trình bày trường hợp của Singapore về hệ thống TVHĐ trong các trường trung học với vai trò quan trọng của cán bộ TVHĐ, những thách thức mà họ phải đối mặt trong công việc của mình, từ đó phát triển một mô hình với vai trò trung tâm của cán bộ tư vấn. Theo nghiên cứu này, hệ thống TVHĐ của Đảo quốc Sư tử đã được phát triển từ hệ thống chăm sóc thôn quê (the Pastoral Care system) với tên gọi là hệ thống chăm sóc thôn quê và hướng nghiệp (Pastoral Care and Career Guidance) vào năm 1987 (Thomas, 1992). Về nhân sự thực hiện công tác này trong nhà trường, Bộ Giáo dục Singapore sử dụng cả GV kiêm nhiệm làm công tác tư vấn và các bộ TVHĐ được đào tạo chuyên môn. Bên cạnh đó, từ năm 2000, các GV đã nghỉ hưu cũng được tuyển dụng cho vị trí tư vấn viên bán thời gian để có thể gia tăng nguồn lực cho hệ thống này. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng cán bộ TVHĐ ở Singapore cũng giống như ở các nước phương Tây là tính linh hoạt và thực hiện nhiều nội dung tư vấn hướng đến việc hỗ trợ HS giải quyết các vấn đề của bản thân từ đó đạt được thành tích tốt trong học tập. Mô hình hệ thống hợp tác trong TVHĐ được tác giả này đề xuất. Đó là một hệ thống mà vai trò trung tâm của cán bộ TVHĐ được khẳng định với sự hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ giữa ba chủ thể là nhà trường, gia đình và cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tư vấn của HS. Cán bộ tư vấn trong nhà trường làm việc với không chỉ HS mà cả với GV, gia đình và cộng đồng để liên tục nắm bắt được các vấn đề của HS, từ đó phối hợp để tư vấn, hỗ trợ HS về các vấn đề của các em. Cán bộ TVHĐ trong mô hình này được xác định thực hiện hai nhiệm vụ là tư vấn và điều phối các vấn đề liên quan đến TVHĐ. Như vậy, đây là mô hình hỗn hợp giữa việc sử dụng cả các GV làm công tác kiêm nhiệm lẫn cán bộ tư vấn được đào tạo chuyên môn và chuyên trách. Một nghiên cứu trường hợp khác của (Amat et al., 2017) về hệ thống dịch vụ TVHĐ của Malaysia cũng chỉ ra rằng Chính phủ quốc gia này với trách nhiệm chuyên môn thuộc về Bộ Giáo dục đã đưa vị trí TVHĐ việc làm toàn thời gian cho vào năm 1996 đối với trường trung học và năm 2001 với trường tiểu học. Một thực trạng tại Malaysia cũng được nhóm nghiên cứu này chỉ ra đó là các chuyên viên TVHĐ còn được yêu cầu thực hiện cả công tác giảng dạy do vấn đề thiếu GV ở một số nhà trường. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc tư vấn mà họ đảm nhiệm. Từ đây, nghiên cứu khuyến nghị rằng Việt Nam có thể tham khảo mô hình hỗn hợp của Singapore hay các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp ngoài nhà trường như ở các quốc gia như Malaysia, Hoa Kỳ là nhà trường phổ thông đều cần phải có ít nhất một cán bộ chuyên trách được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực TVHĐ để điều phối, quản lí các hoạt động chuyên môn liên quan đến tư vấn học đường để cải tiến mô hình giáo dục kiêm nhiệm mà hiện nay đã cho thấy những bất cập nhất định (Trần Tuấn Anh, 2018). Điều này cũng phù hợp với những đề xuất được đưa ra từ kết quả nghiên cứu thực chứng tại Việt Nam (Nguyễn Hồng Thuận, 2014; Lê Minh Công, 2020). Tài liệu tham khảo Abubakar, I. A. (2019). Career Guidance Services in Public Senior Secondary Schools in Kano, Nigeria. Asian Journal of University Education, 15(2), 27-35. https://doi.org/10.24191/ajue.v15i2.7554 Amat, M. I., Johari, K. S. K., & Shafie, A. A. H. (2017). School-based counseling in Malaysia as Southeast Asian country. In International handbook for policy research on school-based counseling (pp. 341-352). Springer. American School Counselor Association (2023). The Role of School Counselor. https://www.schoolcounselor.org/ getmedia/ee8b2e1b-d021-4575-982c-c84402cb2cd2/Role-Statement.pdf Boulton, M. J. (2014). High school pupils’ understanding of peer counselling and willingness to use it for different types of bullying. Pastoral Care in Education, 32(2), 95-103. https://doi.org/10.1080/02643944.2013.861505 Cowan, R. G., Tedeschi, P. J., Corbin, M., & Cole, R. (2022). A mixed-methods analysis of averted mass violence in schools: Implications for professional school counselors. Psychology in the Schools, 59(4), 817-831. https://doi.org/10.1002/pits.22647 Đặng Hoàng Minh, Tô Thị Hạnh, Hoàng Cẩm Tú, Hoàng Nam Phương, Nguyễn Cao Minh (2010). Xây dựng mô hình tư vấn tâm lí học đường tại một số trường trung học phổ thông tại Hà Nội. Đại học Quốc gia Hà Nội. Halil, E. K. Ş. İ., & Tuğba, T. K. (2021). The witness experiences of bullying in high school students: A qualitative study. Turkish Psychological Counseling and Guidance Journal, 11(60), 37-48. Huynh, V.-S., & Giang, T.-V. (2021). The competency-based school counseling model in high schools: A Vietnamese case. Children and Youth Services Review, 120, 105713. https://doi.org/10.1016/j.childyouth.2020.105713 23
  7. VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(11), 18-24 ISSN: 2354-0753 King, C., Subotic-Kerry, M., & O’Dea, B. (2018). An exploration of the factors associated with burnout among NSW secondary school counsellors. Journal of Psychologists and Counsellors in Schools, 28(2), 131-142. https://doi.org/10.1017/jgc.2018.5 Kok, J. K. (2013). The role of the school counsellor in the Singapore secondary school system. British Journal of Guidance & Counselling, 41(5), 530-543. https://doi.org/10.1080/03069885.2013.773286 Kutash, K., & Duchnowski, A. J. (2007). The role of mental health services in promoting safe and secure schools. Hamilton Fish Institute. Lê Minh Công (2020). Xây dựng phòng tâm lí học đường cho các trường phổ thông tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Đồng Nai, 16, 109-121. Nguyễn Hồng Thuận (2014). Mô hình tư vấn học đường trong nhà trường trung học cơ sở ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, 108, 20-24. Nguyen-Thi, M.-H., Huynh, V.-S., Giang, T.-V., & Bui, H.-Q. (2020). Many Social Problems in Vietnam Stem from the Communication Problems among High School Students While No School Counseling Support Is Provided the Urgent Need of Forming School Counseling Model for Vietnamese High School Students. European Journal of Contemporary Education, 9(1), 102-113. Phạm Thị Quý (2021). Một số công trình nghiên cứu về tâm lí học đường cho học sinh trong trường phổ thông. Tạp chí Giáo chức Việt Nam, 172, 101-103. Puhy, C. E., Litke, S. G., Silverstein, M. J., Kiely, J. R., Pardes, A., McGeoch, E., & Daly, B. P. (2021). Counselor and student perceptions of an mHealth technology platform used in a school counseling setting. Psychology in the Schools, 58(7), 1284-1298. Reese, D. M. (2021). School counselor preparation to support inclusivity, equity and access for students of color with disabilities. Frontiers in Education, 6, 588528. Thomas, W. (1992). Pastoral care a sharper focus - A handbook for principals and teachers. Singapore: Pastoral Care and Career Guidance Section, Pupils Services Branch, School Division. Trần Tuấn Anh (2016). Mô hình đào tạo thạc sĩ tư vấn học đường ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, 32(2), 83-95. Trần Tuấn Anh (2018). Mô hình tư vấn học đường ở Việt Nam: Giáo viên kiêm nhiệm hay văn phòng tư vấn chuyên nghiệp? Tạp chí Tâm lí học, 11, 56-67. Van Eck, N. J., & Waltman, L. (2017). Citation-based clustering of publications using CitNetExplorer and VOSviewer. Scientometrics, 111(2), 1053-1070. https://doi.org/10.1007/s11192-017-2300-7 Yablon, Y. B. (2020). Combining teaching and counseling roles: implications for students’ willingness to seek help for bullying. International Journal for the Advancement of Counselling, 42(4), 382-392. https://doi.org/10.1007/ s10447-020-09407-9 24
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2