intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn…

Chia sẻ: Lê Quốc Hiếu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:93

259
lượt xem
79
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn học Trung Quốc là nền văn học lớn trên thế giới với nhiều thành tựu rực rỡ như Thi Kinh, thơ Đường, tiểu thuyết cổ điển Minh - Thanh... Nó có sức sống lâu bền, tầm ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam - nước gần gũi với Trung Quốc không chỉ về mặt địa lý mà còn về văn hóa. Ở Việt Nam, các tác phẩm văn học Trung Quốc được tiếp nhận bởi khá nhiều tầng lớp người đọc khác nhau với những kinh nghiệm tiếp nhận khác nhau, mục đích khác nhau....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn…

  1. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 1
  2. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................................5 3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................6 4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................7 5.1. Phương pháp luận chung ................................................................................7 5.2. Các phương pháp cụ thể ..................................................................................7 6. Cấu trúc của khóa luận .........................................................................................7 NỘI DUNG.................................................................................... 9 CHƯƠNG 1. BỨC TRANH VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRONG KLTN.............9 1.1. Thống kê, phân loại đề tài KLTN...................................................................9 1.1.1. Nhóm đề tài KLTN về tác giả - tác phẩm ................................................10 1.1.2. Nhóm đề tài về lý luận - dịch thuật - tiếp nhận. ......................................13 1.2 . Một số hiện tượng tiếp nhận trong cái nhìn đối sánh với toàn cảnh văn học Trung Quốc..........................................................................................................17 1.2.1. Những mảng trống của bức tranh văn học trong KLTN.........................17 1.2.2. Một số hiện tượng tiếp nhận văn học Trung Quốc trong các KLTN ......21 1.3. Lý giải một số hiện tượng tiếp nhận.............................................................24 1.3.1. Hiện tượng tiếp nhận thơ Đường............................................................24 1.3.2. Hiện tượng tiếp nhận tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh...........................26 1.3.3. Hiện tượng tiếp nhận tiểu thuyết hiện đại và kịch hiện đại ....................28 CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH ĐỌC VÀ PHÁT HIỆN NGHĨA TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRONG KLTN...................................................................30 2.1. Việc đọc các tác phẩm tiêu biểu....................................................................30 2.1.1. Hồng lâu mộng........................................................................................30 Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 2
  3. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… 2.1.2. Tam quốc chí diễn nghĩa.........................................................................37 2.1.3. Hai tiểu thuyết hiện đại: “Đá đỏ” và “Sáng nghiệp sử” .........................42 2. 2. Việc đọc các tác giả tiêu biểu .......................................................................44 2.2.1. Đỗ Phủ ....................................................................................................44 2.2.2. Lỗ Tấn.....................................................................................................51 CHƯƠNG 3. “ĐỘC GIẢ” VIỆT NAM TRONG KLTN .......................................56 3.1. Các bình diện nghiên cứu .............................................................................56 3.1.1. Cách chọn đề tài khóa luận.....................................................................56 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................62 3.1.3. Tài liệu tham khảo ..................................................................................73 3.2. Đặc điểm của “độc giả” Việt Nam trong KLTN ..........................................77 3.2.1. Trình độ được đào tạo và trình độ thưởng thức......................................77 3.2.2. Kinh nghiệm tiếp nhận và tri thức từ những tài liệu đã đọc ...................78 3.2.3. Mức độ quen thuộc với các hình thức và thủ pháp văn học....................79 3.2.4. Hứng thú cá nhân ...................................................................................79 3.3. Đặc điểm thời đại ..........................................................................................81 3.3.1. Thời kháng chiến chống Mỹ và một vài năm sau đó...............................81 3.3.2. Cuộc chiến tranh biên giới......................................................................81 3.3.3. Những năm hòa bình và phát triển (1986 - 2000)...................................82 3.4. Tầm đón nhận của “độc giả” Việt Nam trong KLTN .................................83 3.4.1. Sự thể hiện tầm đón nhận của “độc giả” Việt Nam trong KLTN............84 3.4.2. Đặc điểm kế thừa và biến dị của tầm đón nhận của “độc giả” Việt Nam trong KLTN.......................................................................................................86 PHẦN KẾT LUẬN......................................................................88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................91 Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 3
  4. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Trung Quốc là nền văn học lớn trên thế giới với nhiều thành tựu rực rỡ như Thi Kinh, thơ Đường, tiểu thuyết cổ điển Minh - Thanh... Nó có sức sống lâu bền, tầm ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam - nước gần gũi với Trung Quốc không chỉ về mặt địa lý mà còn về văn hóa. Ở Việt Nam, các tác phẩm văn học Trung Quốc được tiếp nhận bởi khá nhiều tầng lớp người đọc khác nhau với những kinh nghiệm tiếp nhận khác nhau, mục đích khác nhau. Việc nghiên cứu sự tiếp nhận này có một ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu không chỉ để khẳng định người đọc mà quan trọng là để khẳng định giá trị bản thân văn học. Bởi vì “chính cuộc sống lịch sử lâu dài của văn học cho ta thấy được những vấn đề về bản chất, đặc trưng, chức năng, cấu trúc giá trị của văn học mà lý luận từ phía sáng tác không giải thích được”1. Bản thân các tác phẩm văn học Trung Quốc không nằm ngoài sự khẳng định của lý thuyết tiếp nhận: “… văn học dĩ nhiên không tự nó sống được. Chính nhu cầu của người đọc, khả năng phát hiện, sáng tạo của nó đã làm cho các tác phẩm nghệ thuật có tầm cỡ trở nên bất hủ”2 . Ở đây, chúng tôi muốn nghiên cứu giá trị của các tác phẩm văn học này thông qua nhu cầu, sự phát hiện sáng tạo của một đối tượng độc giả đặc biệt: các sinh viên (và cả các giảng viên) khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Như chúng ta đã biết, nơi đây là một trung tâm nghiên cứu và đào tạo văn học có uy tín và chất lượng cao. Các thế hệ thầy trò của khoa đã có được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong việc nghiên cứu văn học nói chung và nghiên cứu văn 1 Trần Đình Sử, Mấy vấn đề lý luận tiếp nhận văn học - in trong Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận, Nguyễn Văn Dân (chủ biên), Viện thông tin KHXH, Hà Nội, 1991. 2 Như trên. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 4
  5. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… học Trung Quốc nói riêng. Trong thời kỳ trước năm 2000, việc nghiên cứu văn học Trung Quốc ở khoa Ngữ văn có nhiều kết quả đáng chú ý với những điểm khác biệt so với thời kỳ sau này (thể hiện rất rõ ở các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên). Sự khác biệt này một mặt do điều kiện nghiên cứu, mặt khác đây là thời kỳ mà nhiều nhà khoa học nổi tiếng đã tham gia công tác giảng dạy ở khoa và hướng dẫn sinh viên làm Khóa luận như các thầy Lê Huy Tiêu, Nguyễn Liên, Lê Đức Niệm… Có thể nói, các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngữ văn thời kỳ này thể hiện một diện mạo đặc biệt của việc nghiên cứu văn học Trung Quốc ở một trung tâm đào tạo - nghiên cứu văn học của Việt Nam. Tìm hiểu các khóa luận này, ta sẽ thấy nhiều nét khác so với các công trình nghiên cứu đã được công bố rộng rãi trên các sách báo, tạp chí… Với những điểm đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu văn học Trung Quốc trong khóa luận tốt nghiệp1 của sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1966 - 2000)” (từ đây xin gọi tắt là KLTN) với mong muốn bước đầu nhìn lại và khẳng định thành quả nghiên cứu của những người đi trước. Không chỉ có vậy, như đã nói, việc nghiên cứu này sẽ cho thấy được nhiều điều về giá trị của các tác phẩm văn học Trung Quốc thông qua sự tiếp nhận của một đối tượng đặc biệt ở Việt Nam và nhiều điều về bản thân và thời đại của các đối tượng độc giả này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước đến nay, ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, tìm hiểu văn học Trung Quốc với hàng trăm cuốn sách nghiên cứu, giáo 1 Gọi theo cách dùng hiện nay của khoa Văn học - Trường ĐHKHXH &NV Hà Nội: Từ 1966 -1997: Công trình nghiên cứu của sinh viên tốt nghiệp ra trường được gọi là luận văn tốt nghiệp, báo cáo của sinh viên khi kết thúc năm học (năm thứ 3) gọi là khóa luận. Từ 1997 đến nay: Công trình nghiên cứu của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường gọi là khóa luận tốt nghiệp, báo cáo của sinh viên năm thứ 3 gọi là niên luận. Trong khóa luận này chúng tôi dung KLTN để chỉ chung luận văn tốt nghiệp trước đây và khóa luận tốt nghiệp hiện nay. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 5
  6. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… trình, các bài báo khoa học… Cùng với đó là khá nhiều công trình nghiên cứu về việc tiếp nhận văn học Trung Quốc ở Việt Nam với những phạm vi khác nhau như nghiên cứu trong giới học thuật, nghiên cứu trong nhà trường phổ thông… Riêng việc nghiên cứu văn học Trung Quốc qua sự tiếp nhận của đối tượng là các sinh viên văn học thì chưa được chú ý. Cụ thể, về việc nghiên cứu văn học Trung Quốc qua các KLTN tại khoa Ngữ văn trường ĐH Tổng hợp mới chỉ có một báo cáo khoa học sinh viên với đề tài: “Khóa luận nghiên cứu văn học Trung Quốc của sinh viên khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp Hà Nội (1966 - 2000) - nhìn từ góc độ tiếp nhận” (Nguyễn Thị Kim Hằng - Văn CLC K52). Trong báo cáo này tác giả mới chỉ thống kê, phân loại đề tài khóa luận và đưa ra những nhận xét ban đầu mà chưa có sự lý giải cụ thể các hiện tượng tiếp nhận, cũng như nghiên cứu về các “độc giả” trong khóa luận. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mở rộng và đi sâu hơn vấn đề nghiên cứu trong báo cáo khoa học ở trên, vận dụng lý thuyết mỹ học tiếp nhận để nghiên cứu nhằm đưa ra những kết luận, lý giải cụ thể hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục đích như sau: Thứ nhất, tổng hợp lại kết quả nghiên cứu của các khoá luận nghiên cứu về văn học Trung Quốc của sinh viên khoa Ngữ văn trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, góp phần làm cơ sở tư liệu cho các đề tài nghiên cứu sau này. Thứ hai, tìm hiểu để thấy được những đặc điểm cơ bản trong cách tiếp nhận văn học Trung Quốc của một thế hệ sinh viên và giảng viên (những người hướng dẫn) khoa Ngữ văn trường ĐH Tổng hợp trước đây (khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay) và lý giải các đặc điểm đó dưới góc độ mỹ học tiếp nhận. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngữ văn ĐHTH Hà Nội từ năm 1966 đến năm 2000 đã được vào Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 6
  7. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… sổ và lưu giữ tại thư viện khoa Văn học trường ĐH KHXH&NV Hà Nội (Số liệu thống kê trong sổ lưu giữ là 103 KLTN). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận chung Đề tài được tiến hành với sự chỉ dẫn phương pháp lý luận của văn học so sánh, mỹ học tiếp nhận, xã hội học văn học, văn hoá học. Trong đó: - Văn học so sánh (nhìn ở góc độ một ngành khoa học): Cung cấp phương tiện lý luận để nghiên cứu nội dung các khoá luận. - Mỹ học tiếp nhận: cung cấp phương tiện lý luận để tìm hiểu nội dung và cả các yếu tố ngoài nội dung của các khoá luận, từ đó rút ra các đặc điểm của “độc giả” trong các khoá luận để xác lập “phông tiếp nhận” và “tầm đón nhận” của các tác giả khoá luận. - Xã hội học văn học: Cung cấp phương tiện lý luận để thực hiện các nghiên cứu xã hội học về độc giả, hỗ trợ thêm cho lý luận mỹ học tiếp nhận. - Văn hoá học: Cung cấp phương tiện lý luận để thực hiện các nghiên cứu về bối cảnh văn hoá Việt Nam lúc bấy giờ và tri thức văn hoá của các tác giả khoá luận, hỗ trợ thêm cho lý luận mỹ học tiếp nhận. 5.2. Các phương pháp cụ thể Với sự chỉ dẫn của hệ thống phương pháp luận nghiên cứu ở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với bằng các phương pháp cụ thể như sau: - Thống kê, phân loại và mô tả - So sánh văn học - Phương pháp hệ thống - Phân tích và tổng hợp 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 7
  8. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… Nội dung chương này trả lời câu hỏi: “Độc giả” Việt Nam (người hướng dẫn và các tác giả KLTN) tiếp nhận những gì từ văn học Trung Quốc (có đối sánh với toàn cảnh văn học Trung Quốc). Trong chương này chúng tôi thống kê, phân loại đề tài khóa luận, trên cơ sở đó mô tả (theo trục đồng đại và lịch đại) quá trình các KLTN nghiên cứu về các tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc. Qua việc nhận diện và chỉ ra các hiện tượng tiếp nhận, chúng tôi trả lời câu hỏi: Tại sao “độc giả” Việt Nam chỉ tiếp nhận những tác giả - tác phẩm này? Chương 2: Quá trình đọc và phát hiện nghĩa tác phẩm văn học Trung Quốc trong KLTN Trong chương này, chúng tôi triển khai mô tả việc các tác giả KLTN đọc và tìm tòi, phát hiện nghĩa các tác phẩm văn học Trung Quốc, trả lời câu hỏi: Họ đã đọc tác phẩm văn học Trung Quốc như thế nào? Chương 3: “Độc giả” văn học Trung Quốc trong KLTN Trong chương này, chúng tôi thực hiện những nghiên cứu xã hội học về độc giả (các tác giả KLTN và người hướng dẫn - liên độc giả), chỉ rõ những đặc điểm của độc giả và bối cảnh thời đại; qua đó xác lập “phông tiếp nhận” và “tầm đón nhận” của độc giả. Việc nghiên cứu thực hiện ở 3 khía cạnh: - Cách chọn đề tài khóa luận - Phương pháp nghiên cứu - Tài liệu tham khảo Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 8
  9. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 BỨC TRANH VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRONG KLTN 1.1. Thống kê, phân loại đề tài KLTN Theo khảo sát của chúng tôi, số lượng khóa luận nghiên cứu về văn học Trung Quốc từ 1966 đến 2000 được vào sổ lưu giữ tại thư viện khoa Văn học (Trường ĐHKHXH & NV Hà Nội) là 97 khóa luận. Trên thực tế, do nhiều lý do khách quan, các khóa luận còn được lưu giữ không đầy đủ về số lượng như đã vào sổ, nhưng sự thiếu sót này cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc nhận diện bức tranh văn học Trung Quốc trong các KLTN. Ở đây chúng tôi tiến hành việc nhận diện bức tranh văn học Trung Quốc qua thống kê, phân loại các đề tài trên sổ lưu giữ. Do 97 khóa luận này được viết theo những đề tài khác nhau về các vấn đề lý luận văn học, văn học sử, tiếp nhận văn học… nên có thể được phân loại theo nhiều cách với những cơ sở, tiêu chí khác nhau. Trong khóa luận này, để tiện theo dõi, chúng tôi lựa chọn phân loại các đề tài KLTN thành 2 nhóm là nhóm đề tài về tác giả - tác phẩm và nhóm đề tài về lý luận - dịch thuật - tiếp nhận. Với mỗi nhóm, chúng tôi thống kê tần số xuất hiện của các đề tài, từ đó nhận diện những nét chính về bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN. Chúng tôi xin lưu ý rằng việc phân loại này chỉ là tương đối. Có một số đề tài có thể được xếp vào cả 2 nhóm ở trên, ví dụ như đề tài TQ 21: “Sơ lược tổng kết những ý kiến khác nhau trong việc đánh giá cuốn Hồng lâu mộng ở Trung Quốc từ trước đến nay”. Ngoài ra, trong nhóm đề tài tác giả - tác phẩm, có đề tài có thể xuất hiện 2-3 lần. Ví dụ như đề tài TQ 86: “Tìm hiểu nghệ thuật xây dưng nhân vật anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử và Tây du ký” được chúng tôi đưa vào đề tài về tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử và Tây du ký. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 9
  10. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… 1.1.1. Nhóm đề tài KLTN về tác giả - tác phẩm Bảng 1. Các đề tài KLTN về tác giả - tác phẩm VHTQ (Thống kê theo số lượt xuất hiện trong tên đề tài của 97 KLTN) Thời kỳ Tác giả - tác phẩm Số lượng Tỉ lệ KL Văn học 1. Kinh Thi (TQ 62) 1 1,03% Tiên Tần (1 KL ≈ 1,03%) 1. Lý Bạch (TQ 66,70,82,99,122, 6 6,19% 153) Văn học 2. Đỗ Phủ (TQ 45,49,66,70,73,76, 17 17,53% đời Đường 77,81,82,83,99,110,122,141,143,132, (24 KL≈24,74%) 153) 3. Bạch Cư Dị (TQ 38, 130, 138, 4 4,12% 152) 4. Thơ Đường (nói chung) (TQ 67, 2 2,06% 69) 1. Thủy hử (TQ 57, 75, 86, 139) 4 4,12% Văn học 2. Tam quốc diễn nghĩa (TQ 72,80, 9 9,3% đời Minh 86, 91, 127, 131, 155) (12 KL≈12,37%) 3. Tây du ký (TQ 86) 1 1,03% 4. Tiểu thuyết cổ điển (nói chung) 2 2,06% (TQ 44, 65) Văn học 1. Liêu trai chí dị (TQ 142) 1 1,03% đời Thanh 2. Nho lâm ngoại sử (TQ 133, 151) 2 2,06% (3KL≈ 3,09%) 3. Hồng lâu mộng (TQ 21,68, 74, 98, 14 14,43% 101,102,103,119,123,124,125,126, 144, 150) Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 10
  11. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… 1. Lỗ Tấn (TQ 32, 47,71,78,90,93, 12 12,37% 107, 108, 118,128,129,136) Văn học 2. Kịch hiện đại (TQ 31, 34, 94, 95) 4 4,12% hiện đại 3. Tiểu thuyết hiện đại 8 8,25% (23KL ≈23,7%) (tiêu biểu là Đá đỏ, Sáng nghiệp sử, Một nửa đàn ông là đàn bà) (TQ 33, 46, 50, 64, 96,104,109) Nhận xét: Qua bảng thống kê trên ta thấy:  Các đề tài KLTN chỉ tập trung vào một số tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc nhất định, nói cách khác là số lượng tác giả và các tác phẩm / nhóm tác phẩm được nghiên cứu trong các KLTN là không nhiều. Đặc biệt, so với một nền văn học đồ sộ, lâu đời như văn học Trung Quốc thì số tác giả - tác phẩm xuất hiện ở đây là rất ít. Cụ thể: - Về các thời kì văn học: Các KLTN mới chỉ nghiên cứu một số đối tượng thuộc các thời kì văn học: Văn học Tiên Tần, văn học đời Đường, văn học đời Minh, văn học đời Thanh và văn học hiện đại. Có thể nhận thấy đây đều là những thời kì tiêu biểu trên con đường phát triển của văn học Trung Quốc, những giai đoạn mà văn học Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu nhất. Thời Tiên Tần có Thi Kinh, Sở từ; thời Đường có Đường thi; thời Minh - Thanh có tiểu thuyết cổ điển với tứ đại danh tác Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Hồng lâu mộng; thời hiện đại có kịch, tiểu thuyết với nhiều nét mới mẻ, hấp dẫn. Nghiên cứu văn học Trung Quốc tất nhiên phải nghiên cứu các thời kì này. Nhưng văn học Trung Quốc không phải chỉ có những thời kì này đáng nghiên cứu, còn những thời kì khác cũng có nhiều thành tựu mà các KLTN chưa đề cập tới. - Về tác giả: Các KLTN trên chỉ tập trung nghiên cứu một số tác giả là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Lỗ Tấn - những tác giả tiêu biểu nhất của các thời kì văn học kể trên. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 11
  12. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… - Về tác phẩm: Các tác phẩm văn học Trung Quốc được nghiên cứu trong các KLTN cũng không phong phú. Chủ yếu là những tác phẩm của các tác giả nói trên: thơ Đỗ Phủ, Lý Bạch (những KLTN nghiên cứu thơ Đường cũng chủ yếu là nghiên cứu thơ Đỗ Phủ, Lý Bạch). Với nhóm tác phẩm tiểu thuyết cổ điển cũng chỉ có “tứ đại danh tác” Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Hồng lâu mộng. Về tác phẩm văn học hiện đại: tiểu thuyết có AQ chính truyện và các tập truyện khác của Lỗ Tấn như Gào thét, Bàng hoàng, có Sáng nghiệp sử (Liễu Thanh), Đá đỏ (La Quảng Bân, Dương Ích Ngôn), Một nửa đàn ông là đàn bà (Trương Hiền Lượng); kịch có một số vở trước 1949 như Lôi Vũ (Tào Ngu), Khuất Nguyên (Quách Mạt Nhược) của những năm 60 như Sau khi được mùa (Lam Trừng), Mùa xuân thứ hai (Lưu Xuyên), Đứng gác dưới ánh đèn nê ông (Thẩm Tây Nông và Mạc Nhạn), … Trừ một số tác phẩm tiểu thuyết và kịch hiện đại là khá mới với các sinh viên làm KLTN lúc bấy giờ, các tác phẩm còn lại đều là tác phẩm nổi tiếng rất quen thuộc với người Việt Nam qua nhiều thế hệ.  Với một số ít tác giả - tác phẩm của một vài thời kỳ văn học đã kể, sự phân bố xuất hiện trong đề tài khóa luận cũng không đồng đều: - Về thời kì văn học: Trong số các thời kì văn học mà các KLTN chú ý nghiên cứu, thời kì mà nhiều đề tài KL hướng đến nhất là văn học đời Đường (24 KL chiếm 24,74%), văn học hiện đại (23 KL chiếm 23,7%). Thời kì có ít tác phẩm được nghiên cứu nhất là văn học Tiên Tần (chỉ có 1KL chiếm 1,03%). Quan sát cụ thể hơn, ta thấy các thể loại văn học được nghiên cứu ở mỗi thời kì là rất ít. Văn học thời Đường chỉ có các tác phẩm, tác giả thơ được nghiên cứu. Thời Minh - Thanh thì chỉ có các tiểu thuyết xuất hiện trong các đề tài KLTN. Thời kì hiện đại, mặc dù đời sống văn học Trung Quốc phát triển mạnh mẽ vớ nhiều thể loại, song chỉ có kịch hiện đại và tiểu thuyết được các tác giả KLTN chú ý. - Về tác giả văn học: Trong số các tác giả văn học Trung Quốc được nghiên cứu trong KLTN, tác giả được quan tâm nhiều nhất là Đỗ Phủ (17 KL Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 12
  13. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… chiếm 17,53%), tiếp đến là Lỗ Tấn (12 KL chiếm 12,37%). Lý Bạch và Đỗ Phủ được nghiên cứu tương đối ít ( 6 và 4 KL trong 97 KL). Đối với những tác giả này, các KLTN chủ yếu tìm hiểu phong cách sáng tác, tư tưởng, tình cảm của họ thể hiện qua các tác phẩm. - Về tác phẩm văn học: Các tác phẩm văn học cổ điển được nghiên cứu nhiều hơn cả. Trong đó, nổi bật nhất là các KLTN nghiên cứu về tiểu thuyết Hồng lâu mộng (14 KL chiếm 14,43%), tiếp đến là Tam quốc diễn nghĩa (9 KL chiếm 9,3%). Các tác phẩm cổ điển khác như Tây du ký, Liêu trai chí dị, Nho lâm ngoại sử lại ít được chú ý (chỉ có 1 -2 KL). Với các tác phẩm văn học hiện đại thì các đề tài KL phân bố đồng đều hơn, không có tác phẩm nào thực sự nổi bật. Chỉ có các tập truyện Gào thét và Bàng hoàng của Lỗ Tấn xuất hiện tương đối nhiều trong các đề tài nghiên cứu về tác giả này (đã xét ở trên). Bên cạnh đó, các tiểu thuyết Đá đỏ, Sáng nghiệp sử, Một nửa đàn ông là đàn bà đều ngang nhau về tần số xuất hiện trong các KLTN (2 -3 KL đối với mỗi tác phẩm). Như vậy, ở nhóm đề tài về tác giả - tác phẩm này, ta nhận thấy các KLTN đều đã chú ý đến những tác giả - tác phẩm tiêu biểu nhất, những thành tựu có thể coi là nổi bật nhất của văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, số lượng tác giả - tác phẩm (của một vài thời kì văn học nhất định) xuất hiện trong các KL không phải là nhiều và tần số xuất hiện cũng không đồng đều. Ngoài ra, nếu theo dõi kỹ bảng thống kê chi tiết các đề tài (xem phần phụ lục), ta còn nhận thấy việc nghiên cứu các tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc trong KLTN có những điểm tập trung nhất định. Ví dụ như năm 1976 - 1980 có nhiều KLTN nghiên cứu về Đỗ Phủ, năm 1995 có đến ¾ KLTN nghiên cứu về bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng. 1.1.2. Nhóm đề tài về lý luận - dịch thuật - tiếp nhận. Bảng 2. Các đề tài KLTN về lý luận - dịch thuật - tiếp nhận VHTQ Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 13
  14. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… Nhóm Đề tài Số Tỉ lệ Mã số Tên đề tài lượng TQ 79 Bước đầu tìm hiểu những nguyên lí văn Lý học cơ bản do Bạch Cư Dị đề xướng luận TQ 85 Bước đầu phê phán quan điểm văn nghệ 2 2,06% của chủ nghĩa Mao trong những năm 1942 - 1969 TQ 21 Sơ lược tổng kết những ý kiến khác nhau trong việc đánh giá cuốn Hồng lâu mộng ở Trung Quốc từ trước đến nay TQ 48 Tìm hiểu việc dịch thuật và nghiên cứu Đường thi ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám Dịch TQ 54 Vấn đề thừa kế di sản thơ Đường và sáng thuật - tạo cái mới qua Truyện Kiều của Nguyễn 17 17, tiếp Du 53% nhận TQ 84 Tình hình nghiên cứu Lỗ Tấn ở Việt Nam TQ 105 Tình hình giới thiệu, nghiên cứu và phiên dịch thơ ca Trung Quốc ở Việt Nam từ trước đến nay TQ 111 Tình hình dịch thuật và nghiên cứu tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ở Việt Nam thời kì trước 1945 TQ 112 Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của thơ Đường với tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn TQ 113 Dịch thuật, giới thiệu và nghiên cứu tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ở Việt Nam từ 1945 -nay Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 14
  15. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… TQ 114 Thơ Đường và thơ Mới TQ 115 Thơ Đường trong sáng tác của Nguyễn Du TQ 117 Tìm hiểu thơ Bác Hồ với thơ Đường TQ 120 Nguyễn Du với tinh hoa cổ điển Trung Quốc TQ 135 Ảnh hưởng của thơ Đường đến Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn TQ 137 Nguyễn Trãi với thơ Đường TQ 154 Sự tiếp biến thể loại thơ Đường của Bác Hồ trong “Nhật kí trong tù” TQ 156 Sự tiếp biến điển cố văn học Trung Quốc qua Truyện Kiều - Nguyễn Du TQ 140 Nguyễn Du với tinh hoa thơ cổ điển Trung Quốc Nhận xét:  Trong tổng số 97 KLTN được khảo sát, chỉ có 2 KL nghiên cứu về mảng lý luận văn học của văn học Trung Quốc. Trong đó có 1 KL nghiên cứu về lý luận văn học cổ điển và 1 KL nghiên cứu về lý luận văn học hiện đại. Con số này so với tổng số 97 KLTN là rất ít, chứng tỏ vấn đề này vẫn chưa được các tác giả KLTN chú ý lắm.  Số lượng KL thuộc mảng dịch thuật - tiếp nhận các tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc là tương đối nhiều: 17 trên 97 KL (chiếm 17,53%). Đáng lưu ý là ở mảng dịch thuật - tiếp nhận này, các KLTN cũng chủ yếu chỉ chú ý đến việc dịch thuật - tiếp nhận một vài tác giả nhất định như Lỗ Tấn, Đỗ Phủ, một vài tác phẩm/ nhóm tác phẩm như thơ Đường, tiểu thuyết cổ điển. Đặc biệt, các KLTN nghiên cứu về dịch thuật - tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam là nhiều nhất (9 trong số 17 KL ở mảng này). Có thể nói, Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 15
  16. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… cũng giống như ở nhóm đề tài về tác giả - tác phẩm ở trên, các đề tài KLTN ở nhóm dịch thuật - tiếp nhận này cũng chỉ hướng đến những tác giả - tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc. Điều này liên quan đến một thực tế là những thành tựu văn học nổi bật nhất chính là những đối tượng được tiếp nhận nhiều nhất. Chính ảnh hưởng sâu rộng của các tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc đến các tác giả - tác phẩm văn học Việt Nam và sự tiếp nhận nồng nhiệt của nhiều đối tượng độc giả Việt Nam là minh chứng cho thành công của các tác giả - tác phẩm này. Tiểu kết: Qua phần thống kê - phân loại các KLTN nghiên cứu về văn học Trung Quốc trên đây, chúng ta đã phần nào thấy được một cách bao quát về bức tranh văn học Trung Quốc trong các KLTN của sinh viên khoa Văn trường ĐH Tổng hợp Hà Nội trong những năm 1966 - 2000. Bức tranh văn học Trung Quốc ở đây không thực sự đa dạng về đường nét và màu sắc. Tuy các KLTN có nghiên cứu cả văn học cổ điển và hiện đại, nhưng các thời kì văn học được nghiên cứu không nhiều, chỉ có một vài thời kì nổi bật. Trong các thời kì này, các gương mặt tác giả, các tác phẩm xuất hiện cũng không có sự phong phú, đa dạng. Chỉ có các tác gia nổi tiếng như “thi thánh” Đỗ Phủ, “thi tiên” Lý Bạch, nhà văn được coi là “linh hồn dân tộc” Lỗ Tấn; các tác phẩm được coi là tinh hoa văn học như thơ Đường, tác phẩm kinh điển như Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng,… Đó là các tác giả - tác phẩm mà người đọc Việt Nam rất quen thuộc, hơn nữa lại là những kho tàng quý báu của văn học Trung Quốc mà bao nhiêu thế hệ đã khám phá vẫn chưa đi hết được tận cùng. Đó là những đối tượng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với bất kỳ nhà nghiên cứu nào, và các tác giả KLTN cũng không phải là ngoại lệ. Bên cạnh những đường nét hết sức quen thuộc như vừa nêu, bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN còn có những nét vẽ, Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 16
  17. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… những màu sắc khá mới mẻ (tất nhiên là đặt trong bối cảnh thời đại bấy giờ). Đó là những vở kịch, những tiểu thuyết hiện đại mang hơi thở mới của thời đại, cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa. Những KLTN nghiên cứu các tác phẩm này đã mang lại những mảng màu tươi sáng cho bức tranh chung của văn học Trung Quốc trong KLTN mà ta đang xét. Có những nét cổ điển, những nét hiện đại nhiều màu sắc, bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN cũng có một vài mảng tối, đó là những quan điểm văn nghệ đáng phê phán của chủ nghĩa Mao trong những năm 1942 - 1969 đã được đề cập đến một cách cụ thể trong một KLTN nghiên cứu về lý luận văn học Trung Quốc. Có thể nói, bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN là bức tranh có khá nhiều mảng trống với nhiều thành tựu của văn học Trung Quốc chưa được chú ý đến. Tuy nhiên, đây là một bức tranh có những điểm nhấn quan trọng, nói cách khác là nhìn toàn cảnh văn học Trung Quốc trong KLTN, ta sẽ thấy nổi bật lên một số hiện tượng tiếp nhận đặc biệt trong việc tiếp nhận văn học của các tác giả KLTN. 1.2 . Một số hiện tượng tiếp nhận trong cái nhìn đối sánh với toàn cảnh văn học Trung Quốc. 1.2.1. Những mảng trống của bức tranh văn học trong KLTN Như đã nhận xét ở trên, các KLTN mới chỉ chú ý nghiên cứu một số thành tựu nổi bật nhất của văn học Trung Quốc ở một vài thời kì. Còn rất nhiều thời kì văn học với những thành tựu quan trọng mà các KLTN chưa đề cập tới. Bảng 3. Những “mảng trống” của bức tranh VHTQ trong KLTN 1 1 Thống kê dựa theo cuốn: Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, tập thể 74 tác giả biên soạn, Nxb Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc, Người dịch: Bùi Hữu Hồng, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2000. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 17
  18. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… Thời kì Thành tựu Tác giả - tác phẩm tiêu biểu Thần thoại cổ đại Thơ ca Tiên Tần - Khuất Nguyên: Ly tao, Văn học - Sở từ Cửu ca… Tiên Tần - Ca dao ngạn ngữ cổ Văn xuôi Tiên Tần: văn xuôi các nhà, văn xuôi lịch sử Ngụ ngôn Tiên Tần Thơ ca đời Hán Nhạc phủ lưỡng Hán Văn học Hán phú Tư Mã Tương Như, Tần Hán Dương Hùng, Ban Cố, Trương Hoành… Văn xuôi Tần Hán Sử ký Lý luận phê bình văn học thời Hán Thơ ca Tam quốc Lưỡng Tấn - Tào Tháo. Tào Thực, - Kiến An Vương Xán, Thái Diễm - Chính Thủy - Nguyễn Tịch, Kê Văn học - Thái Khang Khang Tam quốc - Thời giao giữa Đông Tấn và Tây - Trương Hoa, Trương Lưỡng Tấn Tấn Tải, Trương Hiệp, Lục Cơ, Lục Vân… - Lưu Côn, Quách Nghiệp Phú Tam quốc Lưỡng Tấn - Tào Thực, Hà Án, Nguyễn Tịch, Kê Khang, … Văn xuôi TQLT Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 18
  19. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… Lý luận phê bình TQLT Thơ ca Nam triều Văn học Nhạc phủ Nam triều Nam triều Từ phú Nam triều - Giang Yêm Văn Nam triều - Giang Yêm, Lưu Tuấn, Từ Lăng Thơ ca Bắc triều - Dương Hưu Chi, Lô Tư Đạo, Dữu Tín,Vương Văn học Bao... Bắc triều Nhạc phủ Bắc triều Từ phú Bắc triều Văn Bắc triều - Dữu Tín Lý luận phê bình văn học Nam - Lưu Hiệp: Văn tâm Bắc triều điêu long Tiểu thuyết Hán Ngụy Lục triều Từ Đường Ngũ đại Văn học Văn Tùy Đường ngũ đại Tùy Đường Truyền kì đời Đường Ngũ đại Văn học thông tục Đôn Hoàng đời Đường Thơ ca đời Tống - Tô Thức, Lục Du,… Từ đời Tống - Tô Thức, Tân Khí Văn học Tật,… đời Tống Văn đời Tống - Âu Dương Tu, Tô (Bắc Tống, Thức… Nam Tống) Văn bút ký đời Tống Chí quái và truyền kỳ đời Tống Thoại bản Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 19
  20. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn… Lý luận phê bình văn học đời Tống - Mai Nghiêu Thần, Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tô Thức, Lục Du… Văn học Chư cung điệu Tống Kim đời Kim Lý luận phê bình văn học đời Kim Thơ ca đời Nguyên Từ đời Nguyên Văn học Tản văn đời Nguyên đời Nguyên Tản khúc đời Nguyên Tạp kịch đời Nguyên Quan Hán Khanh, Vương Thực Phủ, … Nam hý đời Nguyên Tiểu thuyết đời Nguyên Lý luận phê bình văn học đời Nguyên Thơ ca đời Minh Từ đời Minh Tản văn đời Minh Văn học Hý khúc đời Minh đời Minh Tản khúc đời Minh Lý luận phê bình văn học đời Minh Thơ ca đời Thanh Từ đời Thanh Văn học Văn đời Thanh đời Thanh Tản khúc đời Thanh Truyền kỳ và tạp kịch đời Thanh Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2