intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu xã hội học và dân số Việt Nam (Tập 1): Phần 2

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:157

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 tài liệu là tập hợp những bài viết khoa học có nội dung chủ yếu đề cập đến nghiên cứu về sinh đẻ. Để thuận tiện cho bạn đọc, tài liệu được chia làm 2 tập. Tập 1 gồm các bài thuộc phần I và II. Tập 2 gồm các bài thuộc phần III và IV. Mời các bạn tiếp tục theo dõi tập 2 tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu xã hội học và dân số Việt Nam (Tập 1): Phần 2

PHẦN II:<br /> <br /> NGHIÊN CỨU VỂ SINH ĐẺ<br /> <br /> 123<br /> <br /> ƯỚC LƯỢNG TUỔI KẾT HÔN TRUNG BÌNH<br /> LẦN ĐẦU QUA SỐ LIỆU TổNG ĐIỂU TRA<br /> DÂN SỐ VÀ NHÀ ở NĂM 1999 <br /> ĐẶNG NGUYÊN ANH<br /> Tình trạng hôn nhân là một trong những chỉ tiêu đặc<br /> trưng trong nghiên cứu dân số và xã hội. Cho đến nay, hầu hết<br /> các cuộc điều tra khảo sát đểu sử dụng thông tin về tình trạng<br /> hôn nhân như một biến số cơ bản khi thiết kế, thu thập và phân<br /> tích kết quả. Ngay từ những năm 60, để đảm bảo tính so sánh<br /> quốc tế, Liên hợp quốc đã có quy ước thốhg nhất tình trạng hôn<br /> nhân thành 5 nhóm sau: (a) Độc thân hay chưa vợ/chồng (b) Có<br /> vợ/chồng hợp pháp và cùng chung sống (c) Có vợ/chồng nhưng<br /> sống ly thân (d) Goá vợ/chồng nhưng chưa tái hôn (e) Ly hôn/ly<br /> dị và chưa tái hôn.1 Do sự nhạy cảm và riêng tư của những<br /> thông tin liên quan đến tình trạng hôn nhân mà hiện nay trong<br /> nhiều cuộc điều tra, luôn có một tỷ lệ đáng kể nhóm đối tượng<br /> khảo sát không muốn khai báo thông tin về tình trạng hôn<br /> n h ân của mình.<br /> So vối tình trạng hôn nhân, tuổi kết hôn trung bình lần<br /> đầu là một tiêu chí không kém phần quan trọng vì nó phản ánh<br /> đặc trưng dân sô" và trình độ phát triển của mỗi quốc gia.2<br /> Nhiều chính phủ trên thế giới đã xem việc nâng cao tuổi kết<br /> 1Xem United Nations, Principles and Recommendations for the 1970<br /> <br /> Population Censuses, Statistical Paper, Series M, No. 44, 1967, pp.<br /> 52-53.<br /> 2Đe thuận tiện cho ngưòi đọc, trong bài này tuổi kết hôn trung bình<br /> <br /> lần đầu được gọi tắt là tuổi kết hôn trung bình.<br /> 125<br /> <br /> hôn như một trong những biện pháp thúc đẩy tiến bộ xã hội.<br /> Từ lâu, chương trình DS-KHHGĐ ở nưốc ta luôn chú trọng công<br /> tác tuyên truyền, vận động thế hệ trẻ không kết hôn sớm. Tình<br /> <br /> trạ n g tảo hôn bị pháp lu ậ t nghiêm cấm, lu ật hôn nhân và gia<br /> đình từ lâu đã có quy định rõ ràng tuổi kết hôn hợp pháp ở Việt<br /> Nam (20 đối với nam và 18 đối với nữ).<br /> Mặc dù có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn như vậy,<br /> song so với tình trạng hôn nhân, thông tin về tuổi kết hôn<br /> thưòng không được thu thập hoặc thu thập không đầy đủ qua<br /> các cuộc điều tra khảo sát. Do những hạn chê trong khả năng<br /> hồi cố sự kiện của người cung cấp thông tin nên nhiều trường<br /> hợp số liệu về tuổi hoặc thời điểm kết hôn bị thiếu hụt, đặt ra<br /> những trỏ ngại lớn trong công tác nghiên cứu và hoạch định<br /> chính sách. Vì những khó khăn phức tạp đó mà các cuộc Tổng<br /> điểu tra dân số với quy mô quốc gia thường không thu thập<br /> thông tin vể tuổi kết hôn. Trong trường hợp này, tuổi kết hôn<br /> trung bình của dân sô' không được xác định.<br /> Nhằm khắc phục được tình trạng trên, khoa học dân sô đã<br /> tìm ra phương pháp ước tính gián tiếp tuổi kết hôn trung bình<br /> thông qua tình trạng hôn nhân của dân số hoặc nhóm dân cư.<br /> Phương pháp này được áp dụng với giả định không xảy ra tử<br /> vong trong độ tuổi khảo sát. Sô' liệu-đầu vào khá đơn giản, đó là<br /> tỷ trọng độc thân (chưa vợ/chồng) chia theo nhóm tuổi. Sự giảm<br /> dần của tỷ trọng này qua từng nhóm tuổi phản ánh thực tê hôn<br /> nhân gia tăng theo thời gian, thường được tính đến nhóm tuổi<br /> 50-54. Có thể tóm tắt các bưóc tính toán như sau:<br /> Bước 1: Tính tổng tỷ trọng chưa kết hôn của dân số theo<br /> các nhóm tuổi, tính từ nhóm 15-19, 20-24, 25-29, v.v... cho đến<br /> nhóm 45-49. Sau đó nhân tổng này với 5 (do sử dụng nhóm tuổi<br /> <br /> 126<br /> <br /> 5 năm). Kết quả thu được là số năm sống độc thân của nhóm<br /> dân cư khảo sát.<br /> Bước 2: Cộng thêm 1500 (15 xlOO) vào kết quả của bước 1.<br /> ở đây, 1500 là số năm sống độc thân của nhóm dân cư trước khi<br /> sang tuổi 15.<br /> Bước 3: Điều chỉnh tỷ trọng chưa kết hôn của hai nhóm<br /> 45-49 và 50-54 tuổi bằng phép nội suy.<br /> Bước 4: Nhân kết quả bước (3) với 50 sau đó trừ vào kết<br /> quả bước (2) nhằm loại trừ sô" năm sống độc thân đối với những<br /> người vẫn không kết hôn trước khi sang tuổi 50.<br /> Bước 5: Lấy 100 trừ đi kết quả bước (3) rồi lấy bước (4)<br /> chia cho số thu được, ta sẽ có tuổi kết hôn trung bình của nhóm<br /> dân cư khảo sát.<br /> Bài viết đã vận dụng phương pháp ước lượng gián tiếp nói<br /> trên để tính toán tuổi kết hôn trung bình của Việt Nam qua sô'<br /> liệu do cuộc TĐTDS thu thập tại thời điểm 1-4-1999 trên phạm<br /> vi cả nước. Cũng giống như những cuộc Tổng điều tra trước đây,<br /> cuộc TĐTDS lần này không có thông tin về thời điểm hay tuổi<br /> kết hôn. Thông tin duy nhất có liên quan là tình trạng hôn<br /> nhân. Vào thồi điểm điều tra, tất cả những người từ 13 tuổi trở<br /> lên đều được hỏi về tình trạng hôn nhân. Câu trả lời được chia<br /> thành 5 nhóm: (a) chưa vợ/chồng; (b) có vợ/chồng; (c) goá; (d) ly<br /> hôn; (e) ly thân.1Theo quy ưốc, cuộc Tổng điều tra chỉ ghi nhận<br /> những cuộc hôn nhân hay ly hôn hợp pháp đã được pháp luật<br /> thừa nhận.<br /> <br /> 1Thông tin chi tiết đề nghị tham khảo nội dung bảng câu hỏi của cuộc<br /> Tổng điều tra.<br /> 127<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2