intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu xác định liều lượng đạm, lân và kali hợp lý cho xà lách (lactuca sativa L.) trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

67
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định liều lượng đạm, lân và kali thích hợp cho cây rau xà lách trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Từ đó góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh cây xà lách trồng trong nhà màng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu xác định liều lượng đạm, lân và kali hợp lý cho xà lách (lactuca sativa L.) trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010<br /> <br /> NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG ĐẠM, LÂN VÀ KALI<br /> HỢP LÝ CHO XÀ LÁCH (lactuca sativa L.) TRỒNG TRONG NHÀ MÀNG<br /> TẠI BẢO LỘC, LÂM ĐỒNG<br /> Đoàn Thị Hồng Cam, Nguyễn Đình Thi, Lê Diệu Tâm<br /> Trường Đại học Nông Lâm, đại học Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định liều lượng đạm, lân và kali thích hợp<br /> cho cây rau xà lách trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Từ đó góp phần hoàn thiện<br /> quy trình thâm canh cây xà lách trồng trong nhà màng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) sử<br /> dụng đạm, lân và kali với liều lượng 60 kg N/ha, 60 kg P2O5/ha, 20 kg K2O/ha có tác dụng tốt<br /> nhất cho cây xà lách trồng ở đây sinh trưởng phát triển và tạo năng suất; 2) năng suất xà lách<br /> tăng 7,64 – 27,80 % o với đối chứng; 3) chỉ số VCR đạt 11,11-13,39.<br /> Từ khoá: đạm, lân, kali, sinh trưởng và năng suất xà lách<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Những năm gần đây, ngành rau quả ở tỉnh Lâm Đồng phát triển khá mạnh, nhiều<br /> kỹ thuật mới được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất trong đó có kỹ thuật trồng cây trong<br /> nhà màng [10]. Trong các đối tượng cây trồng trong nhà màng, xà lách là loại rau ăn lá<br /> được gieo trồng với diện tích lớn do giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng và đặc biệt là giá<br /> trị kinh tế to lớn của nó [3], [6]. Tuy nhiên, liều lượng đạm, lân và kali bón cho cây xà<br /> lách trồng trong nhà màng hiện nay còn chủ yếu là áp dụng như quy trình trồng rau<br /> ngoài đồng ruộng. Lượng phân bón cho 1 ha xà lách hiện đang được áp dụng là: 16 tấn<br /> phân chuồng hoai mục + 2 tấn vôi bột + 90 kg N + 80 kg P2O5 + 20 kg K2O [4], [9].<br /> Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng<br /> rau do điều kiện giữa 2 hình thức canh tác trên (trong và ngoài nhà màng) là khác nhau<br /> [1].<br /> Đề tài này được tiến hành tại Bảo Lộc, Lâm Đồng nhằm xác định liều lượng<br /> đạm, lân và kali thích hợp cho cây xà lách trồng trong nhà màng. Từ đó làm cơ sở để<br /> xây dựng quy trình thâm canh xà lách năng suất và chất lượng cao trong nhà màng tại<br /> Bảo Lộc, Lâm Đồng và những vùng khác có điều kiện tương tự. Trong phạm vi bài viết<br /> này, chúng tôi giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mới của đề tài.<br /> <br /> 5<br /> <br /> 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Vật liệu<br /> - Giống: xà lách Dún HN313 đang được sản xuất phổ biến trong nhà màng [2],<br /> [8].<br /> - Phân bón: đạm urê, supe lân, kali.<br /> - Xà lách được trồng và chăm sóc theo quy trình chung [3], [7].<br /> 2.2. Nội dung nghiên cứu<br /> Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm, lân, kali đến thời gian sinh trưởng phát triển,<br /> các chỉ tiêu sinh trưởng thân lá, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, hiệu quả<br /> kinh tế của việc sử dụng các loại phân bón trên cho xà lách.<br /> 2.3. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Mỗi thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên<br /> (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 4,5 m2. Các thí nghiệm cụ thể<br /> như sau:<br /> + Thí nghiệm 1: Xác định liều lượng đạm cho xà lách trồng trong nhà màng tại<br /> Bảo Lộc, Lâm Đồng. Thí nghiệm gồm 6 công thức với liều lượng các loại phân bón cho<br /> 1 ha như sau:<br /> 1. 0 kg N + nền 1<br /> 2. 30 kg N + nền 1<br /> 3. 60 kg N + nền 1<br /> 4. 90 kg N + nền 1<br /> 5. 120 kg N + nền 1<br /> 6. 150 kg N + nền 1<br /> Nền 1: 80 kg P2O5 + 20 kg K2O + 2 tấn vôi + 16 tấn phân chuồng hoai mục<br /> + Thí nghiệm 2: Xác định liều lượng lân cho xà lách trồng trong nhà màng tại<br /> Bảo Lộc, Lâm Đồng. Thí nghiệm gồm 6 công thức với liều lượng các loại phân bón cho<br /> 1 ha như sau:<br /> 1. 0 kg P2O5 + nền 2<br /> 2. 20 kg P2O5 + nền 2<br /> 3. 40 kg P2O5 + nền 2<br /> 4. 60 kg P2O5 + nền 2<br /> 5. 80 kg P2O5 + nền 2<br /> 6<br /> <br /> 6. 100 kg P2O5 + nền 2<br /> Nền 2: 90 kg N + 20 kg K2O + 2 tấn vôi + 16 tấn phân chuồng hoai mục<br /> + Thí nghiệm 3: Xác định liều lượng kali cho xà lách trồng trong nhà màng tại<br /> Bảo Lộc, Lâm Đồng. Thí nghiệm gồm 6 công thức với liều lượng các loại phân bón cho<br /> 1 ha như sau:<br /> 1. 0 kg K2O + nền 3<br /> 2. 10 kg K2O + nền 3<br /> 3. 20 kg K2O + nền 3<br /> 4. 30 kg K2O + nền 3<br /> 5. 40 kg K2O + nền 3<br /> 6. 50 kg K2O + nền 3<br /> Nền 3: 90 kg N + 80 kg P2O5 + 2 tấn vôi + 16 tấn phân chuồng hoai mục<br /> - Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: thời gian sinh trưởng phát triển (ngày), chiều cao<br /> cây (cm), đường kính tán cây (cm), chiều dài lá (cm), chiều rộng lá (cm), số lá xanh trên<br /> cây (lá), khối lượng 1 cây (g), năng suất (tấn/ha), VCR. Mỗi chỉ tiêu được xác định theo<br /> phương pháp nghiên cứu tương ứng, đang được sử dụng cho xà lách [5].<br /> Số liệu thô được xử lý thống kê sinh học theo chương trình Excel và MSTATC.<br /> 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br /> 3.1. Ảnh hưởng của đạm đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế xà<br /> lách<br /> Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các chỉ tiêu thân lá và thời gian sinh trưởng xà lách<br /> <br /> Lượng<br /> đạm<br /> (kg N/ha)<br /> <br /> Số<br /> lá<br /> (lá/cây)<br /> <br /> Dài<br /> lá<br /> (cm)<br /> <br /> Rộng<br /> lá<br /> (cm)<br /> <br /> Cao<br /> cây<br /> (cm)<br /> <br /> Đường<br /> kính tán<br /> (cm)<br /> <br /> Thời gian<br /> sinh<br /> trưởng<br /> (ngày)<br /> <br /> 0 (đ/c)<br /> <br /> 13,20c<br /> <br /> 18,39c<br /> <br /> 14,78c<br /> <br /> 23,89c<br /> <br /> 28,17c<br /> <br /> 32<br /> <br /> 30<br /> <br /> 14,73b<br /> <br /> 20,07b<br /> <br /> 15,75b<br /> <br /> 24,91bc<br /> <br /> 31,67b<br /> <br /> 31<br /> <br /> 60<br /> <br /> 16,27a<br /> <br /> 21,42ab<br /> <br /> 17,74a<br /> <br /> 25,59ab<br /> <br /> 33,75a<br /> <br /> 30<br /> <br /> 90<br /> <br /> 16,22a<br /> <br /> 21,48ab<br /> <br /> 17,69a<br /> <br /> 26,04ab<br /> <br /> 32,95ab<br /> <br /> 30<br /> <br /> 120<br /> <br /> 16,20a<br /> <br /> 21,52a<br /> <br /> 17,13ª<br /> <br /> 26,09a<br /> <br /> 32,01ab<br /> <br /> 30<br /> <br /> 150<br /> <br /> 16,13ab<br /> <br /> 21,55a<br /> <br /> 16,97ª<br /> <br /> 26,19a<br /> <br /> 31,94ab<br /> <br /> 30<br /> <br /> LSD0,05<br /> <br /> 1,434<br /> <br /> 1,447<br /> <br /> 0,917<br /> <br /> 1,140<br /> <br /> 2,014<br /> <br /> -<br /> <br /> 7<br /> <br /> Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng đạm đến sinh trưởng, năng suất và<br /> hiệu quả kinh tế của cây xà lách trồng trong nhà màng ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, kết quả<br /> thu được trình bày ở các bảng 1 – 3 cho thấy:<br /> Tăng liều lượng đạm bón đã tăng các chỉ tiêu thân lá xà lách, cây rau tốt hơn so<br /> với đối chứng không bón, theo đó thời gian sinh trưởng của cây rau cũng được rút ngắn<br /> 1 – 2 ngày. Giữa các công thức bón 60 – 150 kg N/ha không có sự sai khác thống kê về<br /> các chỉ tiêu sinh trưởng thân lá.<br /> Nhờ sự tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng thân lá, khối lượng vật chất cây xà<br /> lách tích luỹ ở các công thức có bón đạm đều lớn hơn so với đối chứng, đặc biệt là từ<br /> mức bón 60 kg N/ha trở lên. Năng suất thực thu xà lách tăng 12,71 – 28,95% so với đối<br /> chứng.<br /> Bảng 2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất xà lách<br /> <br /> Lượng đạm<br /> (kg N/ha)<br /> <br /> KLTB<br /> 1 cây<br /> (g/cây)<br /> <br /> KLTB ăn<br /> được 1 cây<br /> (g/cây)<br /> <br /> NSLT<br /> (tấn/ha)<br /> <br /> NSTT<br /> (tấn/ha)<br /> <br /> % so đ/c<br /> <br /> 0 (đ/c)<br /> <br /> 102,67c<br /> <br /> 85,00c<br /> <br /> 16,43c<br /> <br /> 11,33c<br /> <br /> 100,00<br /> <br /> 30<br /> <br /> 114,03bc<br /> <br /> 97,67bc<br /> <br /> 18,25bc<br /> <br /> 12,77b<br /> <br /> 112,71<br /> <br /> 60<br /> <br /> 123,33ab<br /> <br /> 103,38ab<br /> <br /> 19,73ab<br /> <br /> 14,48a<br /> <br /> 127,80<br /> <br /> 90<br /> <br /> 124,33ab<br /> <br /> 103,67ab<br /> <br /> 19,89ab<br /> <br /> 14,53a<br /> <br /> 128,24<br /> <br /> 120<br /> <br /> 126,37ab<br /> <br /> 113,35ab<br /> <br /> 20,22ab<br /> <br /> 14,59a<br /> <br /> 128,77<br /> <br /> 150<br /> <br /> 135,39ª<br /> <br /> 117,37ª<br /> <br /> 21,66a<br /> <br /> 14,61a<br /> <br /> 128,95<br /> <br /> LSD0,05<br /> <br /> 17,530<br /> <br /> 16,253<br /> <br /> 2,805<br /> <br /> 1,304<br /> <br /> -<br /> <br /> Từ năng suất thực thu, kết quả sơ bộ tính hiệu quả kinh tế trình bày ở bảng 3<br /> cho thấy: cây xà lách khi được bón đạm với liều lượng thích hợp đã cho hiệu quả kinh<br /> tế cao, chỉ số VCR đều > 5. Trong đó công thức bón 60 kg N/ha có chỉ số VCR đạt tới<br /> 12,08.<br /> Bảng 3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hiệu quả kinh tế sản xuất xà lách<br /> <br /> NSTT (tấn/ha)<br /> <br /> Tăng thu Tăng chi Lãi tăng<br /> (1000đ/ha) (1000đ/ha) (1000đ/ha)<br /> <br /> Lượng đạm<br /> (kg N/ha)<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> So đ/c<br /> <br /> 0 (đ/c)<br /> <br /> 11,33<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> 30<br /> <br /> 12,77<br /> <br /> 1,44<br /> <br /> 7.200<br /> <br /> 652<br /> <br /> 6.548<br /> <br /> 11,04<br /> <br /> 60<br /> <br /> 14,48<br /> <br /> 3,15<br /> <br /> 15.750<br /> <br /> 1.304<br /> <br /> 14.446<br /> <br /> 12,08<br /> <br /> 90<br /> <br /> 14,53<br /> <br /> 3,20<br /> <br /> 16.000<br /> <br /> 1.957<br /> <br /> 14.043<br /> <br /> 8,18<br /> <br /> 8<br /> <br /> VCR<br /> <br /> 120<br /> <br /> 14,59<br /> <br /> 3,26<br /> <br /> 16.300<br /> <br /> 2.609<br /> <br /> 13.691<br /> <br /> 6,25<br /> <br /> 150<br /> <br /> 14,61<br /> <br /> 3,28<br /> <br /> 16.400<br /> <br /> 3.261<br /> <br /> 13.139<br /> <br /> 5,03<br /> <br /> Theo quy trình khuyến cáo bón đạm cho xà lách trồng trong nhà màng tại đây là<br /> 90 kg N/ha. Theo chúng tôi, có thể khi được trồng trong điều kiện có che chắn, sự hao<br /> hút đạm do bay hơi hoặc rửa trôi giảm. Vì vậy chỉ cần bón 60 kg N/ha cây xà lách đã<br /> cho năng suất cao và cho hiệu quả kinh tế lớn nhất.<br /> 3.2. Ảnh hưởng của lân đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế xà<br /> lách<br /> Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng lân đến sinh trưởng, năng suất<br /> và hiệu quả kinh tế cây xà lách trồng ở Bảo Lộc, Lâm Đồng trình bày ở bảng 4 – 6 cho<br /> thấy:<br /> Tăng lượng lân bón cho xà lách cũng có ảnh hưởng nhất định đến các chỉ tiêu<br /> thân lá. Thời gian sinh trưởng ở các mức bón 60 – 80 kg P2O5/ha ngắn hơn so với đối<br /> chứng và các công thức có liều lượng bón thấp hơn 1 ngày. Từ liều lượng bón 40 kg P2O5/ha<br /> trở lên, có chỉ tiêu thân lá xà lách có sự tăng mạnh, sai khác ở mức có ý nghĩa so với đối<br /> chứng.<br /> Bảng 4. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến các chỉ tiêu thân lá và thời gian sinh trưởng xà lách<br /> <br /> Lượng<br /> lân<br /> (kg<br /> P2O5/ha)<br /> <br /> Số<br /> lá<br /> (lá/cây)<br /> <br /> Dài<br /> lá<br /> (cm)<br /> <br /> Rộng<br /> lá<br /> (cm)<br /> <br /> Cao<br /> cây<br /> (cm)<br /> <br /> Đường<br /> kính tán<br /> (cm)<br /> <br /> Thời gian<br /> sinh<br /> trưởng<br /> (ngày)<br /> <br /> 0 (đ/c)<br /> <br /> 16,53c<br /> <br /> 19,69c<br /> <br /> 16,74c<br /> <br /> 25,63c<br /> <br /> 31,09c<br /> <br /> 31<br /> <br /> 20<br /> <br /> 16,87bc<br /> <br /> 20,37b<br /> <br /> 17,36b<br /> <br /> 26,45bc<br /> <br /> 32,65bc<br /> <br /> 31<br /> <br /> 40<br /> <br /> 18,07ab<br /> <br /> 20,42b<br /> <br /> 17,46b<br /> <br /> 27,26abc<br /> <br /> 34,40ab<br /> <br /> 31<br /> <br /> 60<br /> <br /> 19,40a<br /> <br /> 20,68ab<br /> <br /> 18,54a<br /> <br /> 28,20ab<br /> <br /> 35,46a<br /> <br /> 30<br /> <br /> 80<br /> <br /> 19,33a<br /> <br /> 21,13a<br /> <br /> 18,55a<br /> <br /> 28,90a<br /> <br /> 35,75a<br /> <br /> 30<br /> <br /> 100<br /> <br /> 19,27a<br /> <br /> 21,15a<br /> <br /> 18,56a<br /> <br /> 29,11a<br /> <br /> 35,90a<br /> <br /> 30<br /> <br /> LSD0,05<br /> <br /> 1,393<br /> <br /> 0,657<br /> <br /> 1,026<br /> <br /> 2,340<br /> <br /> 2,544<br /> <br /> -<br /> <br /> Theo số liệu ở bảng 5, chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất xà lách tăng khá<br /> rõ ở những công thức có liều lượng bón 40 kg P2O5/ha trở lên. Theo đó, năng suất thực thu<br /> tăng 9,59 – 14,42 % so với đối chứng. Nếu so với mức tăng khi thay đổi liều lượng bón đạm,<br /> việc bón lân ít có tác dụng tăng khối lượng cây tích luỹ được. Nhưng với vai trò sinh lý của P,<br /> bón lân sẽ giúp cây rau sinh trưởng cân đối hơn.<br /> 9<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0