intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan lãnh thổ đồi núi Quảng Trị cho mục đích nông, lâm nghiệp bền vững

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

82
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan sẽ cung cấp những thông tin mang tính hệ thống và tổng hợp cao, làm tiền đề cho việc đánh giá phân hạng tiềm năng tự nhiên phục vụ việc quy hoạch sử dụng lãnh thổ và góp phần giúp cho người làm công tác quản lý có tư duy hệ thống tổng hợp cao để đưa ra những quyết định về định hướng chiến lược sử dụng lãnh thổ bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan lãnh thổ đồi núi Quảng Trị cho mục đích nông, lâm nghiệp bền vững

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 17, 2003<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SINH THÁI CẢNH QUAN <br /> LÃNH THỔ ĐỒI NÚI QUẢNG TRỊ CHO MỤC ĐÍCH <br /> NÔNG, LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG<br /> Hoàng Đức Triêm, Hà Văn Hành, Lê Thị Nguyện, Bùi Thị Thu, <br />  Trương Đình Trọng, Nguyễn Quang Tuấn, Nguyễn Huy Anh<br />  Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br /> <br /> <br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong những thập kỷ  cuối cùng của thế  kỷ  XX, cùng với sự  phát triển công <br /> nghiệp hóa, đô thị hóa và sự gia tăng dân số đã thúc đẩy nhu cầu khai thác sử dụng tài  <br /> nguyên vượt quá sức chịu đựng của các hệ nuôi dưỡng sự sống dẫn đến làm cạn kiệt  <br /> tài nguyên và suy thoái môi trường. Thực tế  đã có nhiều bài học về  sử  dụng lãnh thổ <br /> chưa thành công do thiếu hiểu biết của con người gây ra, trong đó vấn đề quan trọng là <br /> chưa nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên các tổng thể lãnh  <br /> thổ tự nhiên và các đơn vị sinh thái cảnh quan.<br /> Nghiên cứu xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan sẽ cung cấp những thông tin mang  <br /> tính hệ  thống và tổng hợp cao, làm tiền đề  cho việc đánh giá phân hạng tiềm năng tự <br /> nhiên phục vụ việc quy hoạch sử dụng lãnh thổ và góp phần giúp cho người làm công tác <br /> quản lý có tư  duy hệ  thống tổng hợp cao để  đưa ra những quyết định về  định hướng  <br /> chiến lược sử dụng lãnh thổ bền vững.<br /> Quảng Trị đã trải qua nhiều năm được tiến hành điều tra cơ bản nên đã có đầy đủ <br /> các nguồn tài liệu thành phần và bản đồ  tỷ lệ  từ 1:100 000 ­ 1:50 000. Tuy nhiên, cho  <br /> đến nay chưa có một công trình mang tính tổng hợp cao về đánh giá tiềm năng tự nhiên <br /> để có cơ sở khoa học trong việc xác lập hệ thống sử dụng hợp lý lãnh thổ cho mục đích  <br /> nông, lâm nghiệp bền vững.<br /> Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, qua một thời gian khảo sát thực địa, thu thập và <br /> xử lý số liệu, bằng phương pháp nội và ngoại suy bản đồ sinh thái cảnh quan tỷ lệ 1:  <br /> 100 000 đã được tập thể tác giả xây dựng. Bản đồ này là cơ sở cho việc đánh giá phân  <br /> hạng tiềm năng sinh thái tự nhiên cho phát triển một số loại hình nông, lâm nghiệp chủ <br /> <br /> 41<br /> yếu trên từng đơn vị  sinh thái cảnh quan, từ đó đề  xuất xây dựng hệ  thống sử  dụng  <br /> hợp lý lãnh thổ phát triển KT ­ XH bền vững.<br /> 2. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SINH THÁI CẢNH QUAN<br /> 2.1. Quan điểm tiếp cận: <br /> Khi tiến hành nghiên cứu xây dựng bản đồ  sinh thái cảnh quan phục vụ  cho  <br /> phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, tập thể tác giả tiếp cận các quan điểm sau:<br /> ­ Quan điểm tổng hợp lãnh thổ:<br /> Nhìn nhận mọi hợp phần cấu thành lãnh thổ tự nhiên trong mối tương tác qua lại <br /> lẫn nhau để quyết định đặc thù cho mỗi một đơn vị lãnh thổ tự nhiên. Điều này liên quan <br /> đến sự hình thành tính đa dạng trong tiềm năng sinh thái nông, lâm nghiệp và từ đó sẽ <br /> mở ra định hướng xây dựng các loại hình nông, lâm đối với các loại sinh thái cảnh quan <br /> khác nhau trong lãnh thổ nghiên cứu.<br /> Đây là quan điểm rất quan trọng được xuyên suốt trong quá trình khảo sát, thu <br /> thập số liệu để xây dựng hệ thống phân loại sinh thái cảnh quan và xây dựng bảng  <br /> ma trận sinh thái cảnh quan.<br /> ­ Quan điểm hệ thống:<br /> Tất cả  các cơ  cấu hợp thành một đơn vị  lãnh thổ  tự  nhiên (loại, phụ  lớp, lớp, <br /> phụ  hệ, hệ) đều là một bộ  phận cấu trúc và mỗi một cấu trúc đó đều giữ  các chức  <br /> năng nhất định (chức năng cảnh quan và chức năng sinh thái), vừa liên quan phụ <br /> thuộc vừa chi phối đối với các cấu trúc còn lại. Nói cách khác là nằm trong hệ thống <br /> "cấu trúc đứng", đồng thời các đơn vị cấu trúc lại liên hệ mật thiết với nhau giữa các <br /> địa tổng thể cùng cấp theo mối liên kết không gian nên còn gọi là "cấu trúc ngang". <br /> Từ  nhận thức quan điểm này cho ta định hướng sử  dụng lãnh thổ  cho đặc thù từng <br /> vùng và liên vùng.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu: <br /> ­ Phương pháp thống kê: Bao gồm thống kê qua tài liệu, báo cáo và sổ  sách  <br /> lưu trữ, thống kê qua đo điểm khảo sát và tính toán trên bản đồ  đến thống kê qua <br /> điều tra nông hộ với hệ thống chỉ tiêu đã định.<br /> ­ Phương pháp bản đồ: Bản đồ  là ngôn ngữ  của địa lý nên khi xây dựng bản <br /> đồ  sinh thái cảnh quan tập thể tác giả  đã sử dụng nhiều loại bản đồ  thành phần để <br /> phân tích liên hợp phát hiện bằng phương pháp nội suy đã tìm ra được sự  phân hoá <br /> lãnh thổ.<br /> ­ Phương pháp khảo sát thực địa: Trong quá trình nghiên cứu xây dựng bản đồ <br /> sinh thái cảnh quan tập thể  tác giả  đã tiến hành khảo sát nhiều tuyến trên địa bàn  <br /> nghiên cứu để  kiểm tra sự  phân hóa không gian các đơn vị  sinh thái cảnh quan, thu <br /> <br /> <br /> 42<br /> thập số  liệu phục vụ  cho việc thuyết minh và chọn chỉ  tiêu đánh giá mức độ  thích <br /> nghi.<br /> 3.  XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SINH THÁI  CẢNH QUAN LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU<br /> 3.1. Phân tích những yếu tố   ảnh hưởng đến sự  thiết lập bản đồ  sinh thái  <br /> cảnh quan.<br /> Có nhiều yếu tố   ảnh hưởng đến sự  hình thành các đơn vị  lãnh thổ    và tạo  <br /> thành các đơn vị sinh thái cảnh quan đồi núi tỉnh Quảng Trị. Tập thể tác giả  đã sắp  <br /> xếp theo nguyên tắc ưu tiên xếp trước các quy luật phân hoá chủ yếu thì có thể coi vị <br /> trí địa lý và kiến tạo ­ địa mạo là hai nhân tố tiền đề, khí hậu và thuỷ  văn vừa là hệ <br /> quả của hai nhân tố trên nhưng cũng là tiền đề cho các yếu tố thổ những và sinh vật <br /> [1].<br /> Vị  trí địa lý của một lãnh thổ  phản ánh tính địa đới của các hiện tượng thành  <br /> phần tự  nhiên và cảnh quan. Xét trong phạm vi lãnh thổ  đồi núi tỉnh Quảng Trị, sự <br /> phân hoá lãnh thổ theo vĩ độ địa lý để hình thành nên các đơn vị cảnh quan không thể <br /> hiện rõ bằng ảnh hưởng của các nhân tố phi địa đới. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống các <br /> đơn vị  cảnh quan nhiệt đới gió mùa nội chí tuyến Bắc Bán Cầu  ở  lãnh thổ  đồi núi  <br /> Quảng Trị lại được quyết định bởi vị trí địa lý của nó thông qua hoàn lưu khí quyển,  <br /> chế độ bưc xạ nhiệt.<br /> Kiến tạo ­ địa mạo  ở  đồi núi Quảng Trị  là yếu tố  quan trọng  ảnh hưởng gián  <br /> tiếp đến sự  phân hoá các hiện tượng thành phần tự  nhiên và cảnh quan theo độ  cao  <br /> và theo hướng sườn Đông ­ Tây của dãy Trường Sơn. Kết quả  tương tác giữa hoàn  <br /> lưu khí quyển và địa hình đã tạo ra ở đây một sự khác biệt về chế độ  nhiệt ẩm, thời <br /> kỳ mưa ẩm và khô hạn, gió Tây khô nóng.<br /> Sự phân hóa về mặt khí hậu và thuỷ văn ở một lãnh thổ chịu sự tác động mạnh <br /> mẽ của địa hình, đồng thời khí hậu, thủy văn lại là nhân tố  tiền đề  ảnh hưởng đến  <br /> quá trình hình thành cũng như phân bố thổ nhưỡng và thực vật.<br /> Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù đồi núi Quảng Trị nằm ở đai nhiệt đới nội  <br /> chí tuyến và hàng năm nhận được một lượng bức xạ lớn, nhưng do  ảnh hưởng của  <br /> độ  cao địa hình mà  ở  đây hình thành đai nhiệt đới  ở  địa hình đồi núi thấp và đai á <br /> nhiệt đới ở địa hình núi trung bình.  Mỗi đai được đặc trưng bởi một thảm thực vật  <br /> và một lớp phủ thổ nhưỡng tương ứng.<br /> Rõ ràng sự  phân hoá các điều kiện tự  nhiên và cảnh quan lãnh thổ  đồi núi <br /> Quảng Trị  chịu sự  tác động đồng thời của các quy luật địa đới và phi địa đới, quy  <br /> định những nét đặc thù của cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu.<br /> Để phục vụ cho việc xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan tỷ lệ 1:100 000, tập thể <br /> tác giả đã tổng hợp nhiều bản đồ thành phần cùng tỷ  lệ như:  bản đồ  địa hình, bản đồ <br /> <br /> 43<br /> đất, bản đồ thảm thực vật hiện trạng, bản đồ  phân vùng khí hậu... của lãnh thổ nghiên  <br /> cứu [3, 5].<br /> 3.2. Bản đồ sinh thái cảnh quan: <br /> a. Hệ thống phân loại sinh thái cảnh quan:<br /> Để  xây dựng bản đồ  sinh thái cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu thì việc xác lập <br /> một hệ thống phân loại cảnh quan (CQ) là không thể thiếu được. Hệ thống phân loại  <br /> này đòi hỏi phải phù hợp với tỷ lệ bản đồ  và đặc điểm tự  nhiên lãnh thổ, mục đích <br /> nghiên cứu và cơ sở tài liệu.<br /> Kế thừa các công trình của những tác giả đi trước về phân loại cảnh quan như: <br /> A. G. Ixatrenko (1961), N.A. Gvozdexki (1961), Nhikolaev (1976), Vũ Tự Lập (1976), <br /> P.W. Michell và I.A. Howard (FAO ­1978) và đặc biệt của tập thể tác giả Phòng sinh <br /> thái cảnh quan, thuộc Viện Địa lý (1993).  Trên cơ  sở  phân tích đặc điểm tự  nhiên  <br /> lãnh thổ, tỷ lệ bản đồ  và mục đích nghiên cứu, hệ thống phân loại CQ cho lãnh thổ <br /> đồi núi Quảng Trị đã được xây dựng. Về nguyên tắc, hệ thống này không nằm ngoài  <br /> hệ  thống phân loại CQ chung mà nhiều tác giả  Việt Nam đã đưa ra.  Tuy nhiên, do <br /> dấu hiệu phân loại  ở  một số  cấp phân hóa không rõ ràng và nhằm đáp  ứng nhu  <br /> cầu thực tiễn nên một số  cấp đã đượ c lượ c bỏ.  Hệ  th ố ng phân lo ạ i c ả nh quan  <br /> đ ồ i núi Qu ả ng Tr ị  g ồm các cấ p : Hệ    phụ  hệ    lớp   phụ  lớp   kiểu   phụ <br /> kiểu   loại cảnh quan:<br /> ­ Hệ cảnh quan: Nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc Bán Cầu, Việt Nam nói  <br /> chung và đồi núi Quảng Trị nói riêng thuộc hệ CQ nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.<br /> ­ Phụ  hệ  cảnh quan: Với vị trí thuộc khu vực chuyển tiếp giữa khí hậu nhiệt  <br /> đới gió mùa điển hình ở miền Nam và khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh ở <br /> miền Bắc, lãnh thổ  đồi núi Quảng Trị  tiếp tục phân hoá sâu sắc bởi sự  tương tác <br /> giữa hoàn lưu gió mùa và địa hình của dãy Trường Sơn chạy qua giữa trung tâm lãnh  <br /> thổ  đồi núi theo hướng Tây Bắc ­ Đông Nam nên lãnh thổ  đồi núi Quảng Trị  được <br /> xác định hai phụ  hệ  là: phụ  hệ  cảnh quan nhiệt  đới gió mùa với khí hậu  Đông  <br /> Trường Sơn và phụ  hệ  cảnh quan nhiệt đới gió mùa với khí hậu chuyển tiếp Đông  <br /> và Tây Trường Sơn [4].<br /> ­ Lớp cảnh quan: Với đặc điểm cấu trúc hình thái và độ  cao địa hình, vùng đồi <br /> núi Tây Quảng Trị được ngăn cách với vùng đồng bằng bởi bậc địa hình 10 m. Tính <br /> phân dị trên phản ánh sự khác biệt mang tính chất phi địa đới của các lớp cảnh quan  <br /> đồi núi Quảng Trị. Chính vì vậy, lãnh thổ nghiên cứu được xác định thuộc 2 lớp cảnh <br /> quan là: lớp cảnh quan núi và lớp cảnh quan đồi.<br /> ­ Phụ  lớp cảnh quan: Tính vành đai theo độ  cao  ở  miền núi được thể  hiện rõ  <br /> trong tất cả  các quá trình, hiện tượng và thành phần tự  nhiên, trong đó sự  phân hoá  <br /> về nhiệt ­ ẩm theo độ cao là cơ sở để vạch ranh giới của các phụ kiểu cảnh quan. Ở <br /> <br /> 44<br /> đồi núi Quảng Trị, tính phân tầng của các điều kiện và quá trình tự  nhiên trong hệ <br /> thống đai cao đã tham gia vào việc cấu thành 4 phụ lớp cảnh quan sau:<br /> + Phụ lớp CQ núi trung bình: Có độ cao tuyệt đối trên 750 m và độ chia cắt sâu từ 200 m  <br /> trở lên.<br /> + Phụ lớp CQ núi thấp: Có độ cao tuyệt đối từ 250 ­ 750 m và độ chia cắt sâu trên  <br /> 100 m.<br /> + Phụ lớp CQ đồi cao: Có độ  cao tuyệt đối từ  100 ­ 250 m và độ  chia cắt sâu từ <br /> 50 ­ 100 m.<br /> + Phụ lớp CQ đồi thấp: Có độ cao tuyệt đối từ 10 ­ 100 m và độ chia cắt sâu từ 10 ­ 50  <br /> m. Đây là địa hình dạng gò đồi thoải và đang là nơi diễn ra hoạt động kinh tế  chủ <br /> yếu ở lãnh thổ đồi núi Quảng Trị.<br /> ­ Kiểu cảnh quan: Do có tính nhạy cảm cao đối với điều kiện bên ngoài và khả <br /> năng bảo tồn thuộc tính của thảm thực vật nên giữa điều kiện nhiệt ­  ẩm với kiểu  <br /> thảm thực vật và kiểu đất có mối quan hệ  rất chặt chẽ. Nói cách khác, các kiểu  <br /> thảm thực vật và kiểu đất là những chỉ thị về đặc điểm của các kiểu sinh ­ khí hậu,  <br /> đồng thời là cơ sở để phân chia ra các kiểu cảnh quan. Trong lãnh thổ đồi núi Quảng  <br /> Trị có 3 kiểu CQ là: kiểu CQ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới Đông Trường  <br /> Sơn (I), kiểu CQ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới Đông và Tây Trường Sơn  <br /> (II) và kiểu CQ rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới (III).<br /> ­ Phụ kiểu cảnh quan: Mặc dù đây là cấp phụ nhưng nó phản ánh tính phân hoá <br /> đa dạng của tự nhiên trong phạm vi từng kiểu CQ. Điều kiện nhiệt ­ ẩm nêu trên chỉ <br /> nói lên điều kiện sinh thái chung, chưa phản ảnh rõ ràng và cụ thể các chỉ tiêu về đặc  <br /> điểm sinh ­ khí hậu của kiểu CQ. Đối với sinh vật, các đặc trưng cực đoan của khí  <br /> hậu như: độ dài mùa lạnh, số tháng khô hạn, nhiệt độ cao nhất trong mùa hè, nhiệt độ <br /> thấp nhất trong mùa đông... quan trọng hơn nhiệt độ  trung bình hay tổng lượng mưa  <br /> năm. Do đó, trên cơ sở đặc trưng cực đoan của khí hậu có thể chia vùng đồi núi Quảng  <br /> Trị ra 4 phụ kiểu CQ như sau:<br /> + Phụ kiểu CQ có mùa hè nóng ­ hơi khô, mùa đông ấm ­ rất ẩm (Ia)<br /> + Phụ kiểu CQ có mùa hè hơi nóng ­ hơi ẩm, mùa đông hơi lạnh ­ ẩm (Ib)<br /> + Phụ kiểu CQ có mùa hè nóng ­ ẩm, mùa đông hơi lạnh ­ hơi khô (IIa)<br /> + Phụ kiểu CQ có mùa hè hơi nóng ­ ẩm, mùa đông lạnh ­ hơi ẩm (IIIa)<br /> ­ Loại cảnh quan: Là kết quả  của sự  tương tác giữa nền tảng nhiệt ­  ẩm và  <br /> nền tảng rắn, trong đó các yếu tố như: độ cao địa hình, đặc trưng khí hậu, loại đất,  <br /> tầng dày, độ  dốc và kiểu thảm thực vật hiện trạng được sử  dụng làm chỉ  tiêu khi  <br /> phân loại CQ. Đây là cấp cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tổng hợp  <br /> các điều kiện tự nhiên và tiềm năng tài nguyên cũng như đề xuất sử dụng hợp lý lãnh  <br /> thổ. Các chỉ tiêu phân loại của cấp này có số lượng lớn, phản ánh đặc điểm hiện tại  <br /> của CQ trong mối liên hệ  với tự  nhiên và chịu sự  tác động sâu sắc của con người.  <br /> 45<br /> Trong phạm vi lãnh thổ  nghiên cứu có 637 đơn vị  cá thể  và được phân ra 294 loại  <br /> CQ.<br /> b. Bản đồ sinh thái cảnh quan và bảng chú giải dạng ma trận:<br /> Bản đồ  sinh thái cảnh quan là sản phẩm cuối cùng của công tác nghiên cứu <br /> tổng hợp, đồng thời là nền tảng cho việc đánh giá, định hướng quy hoạch lãnh thổ và  <br /> xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái nông hộ một cách có cơ sở khoa học [2]. <br /> Khi xây dựng bản đồ CQ, ngoài hệ thống phân loại thì việc thành lập bảng chú <br /> giải dạng “ma trận” là không thể  thiếu được. Bảng chú giải này không những giải  <br /> thích những yếu tố biểu thị trên bản đồ, mà còn là tài liệu chứa đựng những thông tin  <br /> một cách cô đọng và chặt chẽ, đồng thời thể hiện rõ cấu trúc, chức năng và động lực <br /> CQ. Trong bảng chú giải ma trận bản đồ CQ lãnh thổ lãnh thổ đồi núi Quảng Trị tỷ <br /> lệ 1/100.000, các cấp của hệ thống phân loại CQ được xếp vào 2 nhóm là: nền tảng <br /> nhiệt ­ ẩm và nền tảng vật chất rắn. <br /> ­ Nền tảng nhiệt ­  ẩm gồm: Hệ  CQ, phụ  hệ  CQ, kiểu CQ và phụ  kiểu CQ  <br /> được sắp xếp theo hàng ngang thể  hiện chế  độ  hoàn lưu gió mùa, đặc điểm sinh ­ <br /> khí hậu và các đặc trưng cực đoan của lãnh thổ nghiên cứu. Trong nhóm này, từ 1 hệ <br /> CQ phân hóa thành 2 phụ hệ, 3 kiểu và 4 phụ kiểu CQ.<br /> ­ Nền tảng vật chất rắn gồm: lớp CQ và phụ  lớp CQ được xếp theo cột dọc <br /> thể hiện đặc điểm cấu trúc hình thái địa hình và tính phân tầng của các điều kiện tự <br /> nhiên. Từ 2 lớp CQ núi và đồi, lãnh thổ nghiên cứu đã có sự phân hoá thành 4 phụ lớp  <br /> cảnh quan, trong đó có 2 phụ lớp thuộc lớp núi và 2 phụ lớp thuộc lớp đồi.<br /> Loại cảnh quan là cấp phân loại cuối cùng trong hệ  thống phân loại CQ lãnh  <br /> thổ nghiên cứu. Ở đây loại đất, tầng dày, độ dốc được xếp theo cột dọc và các quần  <br /> xã thực vật được xếp theo hàng ngang. Loại CQ là kết quả  giao thoa giữa hàng và  <br /> cột trong bảng chú giải dạng ma trận của bản đồ sinh thái cảnh quan lãnh thổ đồi núi <br /> Quảng Trị.<br /> Trên bản đồ CQ sinh thái lãnh thổ đồi núi Quảng Trị, nền màu thể hiện các phụ <br /> lớp CQ theo gam màu sinh thái và các chữ  số  từ  1 đến 294 thể  hiện các loại CQ.  <br /> Muốn biết đặc điểm một loại CQ nào đó trên bản đồ, nhìn vào bảng chú giải ở ô có  <br /> đánh số đó sẽ  có tên gọi đầy đủ  của nó. Chẳng hạn loại CQ số 20 là loại CQ rừng  <br /> nhiệt đới gió mùa ít bị tác động, thuộc loại đất đỏ vàng trên đá sét, có độ dốc từ 15 ­  <br /> 250, tầng dày trên 70 cm, có mùa hè nóng ­ ẩm và mùa đông hơi lạnh ­ hơi khô, nằm  <br /> trong kiểu CQ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới chuyển tiếp Đông và Tây  <br /> Trường Sơn, phụ lớp CQ núi thấp, thuộc lớp núi, phụ  hệ  CQ nhiệt đới gió mùa với  <br /> khí hậu chuyển tiếp Đông và Tây Trường Sơn.<br /> <br /> 4. KẾT LUẬN<br /> <br /> <br /> 46<br /> Qua nghiên cứu và xây dựng bản đồ  sinh thái cảnh quan lãnh thổ  đồi núi tỉnh <br /> Quảng Trị có thể rút ra một số kết luận sau:<br /> ­ Lãnh thổ  đồi núi Quảng Trị có sự  phân hoá tự  nhiên phức tạp và độc đáo do <br /> chịu sự tác động tổng hợp của qui luật địa đới và phi địa đới trong phạm vi toạ độ từ <br /> 16018' đến 17010' vĩ Bắc và từ  106032' đến 107024' kinh Đông. Do đó sự  tương tác <br /> giữa hoàn lưu gió mùa địa phương trên các bậc địa hình khác nhau cùng với nền mẫu  <br /> chất phức tạp  và chịu sự  tác động của con người từ  lâu đời  đã hình thành nên 294 <br /> loại sinh thái cảnh quan trong 4 phụ kiểu, 3 kiểu, 4 phụ lớp, 2 lớp, 2 phụ hệ và 1 hệ <br /> cảnh quan.<br /> ­ Qua bản đồ sinh thái cảnh quan cho thấy tiềm năng tài nguyên và quỹ sinh thái  <br /> lãnh thổ  nghiên cứu khá phong phú, với lượng nhiệt bức xạ  dồi dào, nền nhiệt và <br /> lượng mưa cao, diện tích đất đai cho phát triển nông, lâm kết hợp có tiềm năng lớn  <br /> cần được đánh giá, phân hạng cụ  thể  cho từng loại hình và xây dựng hệ  thống sử <br /> dụng lãnh thổ bền vững.<br /> Từ bản đồ sinh thái cảnh quan này, tập thể tác giả sẽ tiến hành đánh giá và phân  <br /> hạng tổng hợp cho các loại hình phát triển nông, lâm nghiệp chủ yếu.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 47<br /> Hình 1: Sơ đồ sinh thái cảnh quan lãnh thổ đồi núi tỉnh Quảng Trị<br /> <br /> 48<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1: Sơ đồ sinh thái cảnh quan lãnh thổ đồi núi tỉnh Quảng Trị<br /> Bảng 1: Chú giải ma trận bản đồ sinh thái cảnh quan lãnh thổ đồi núi  Quảng  <br /> Trị<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Ghi chú: Do khuôn khổ  bài báo có hạn nên bảng chú giải ma trận này chỉ trích một số loại cảnh quan trong số 294 lọai<br /> <br /> 49<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Hoàng Đức Triêm. Cần tiếp cận nghiên cứu cấu trúc sinh thái cảnh quan trong đánh  <br /> giá quy hoạch của lãnh thổ. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 6 (2001)<br /> 2. Hà Văn Hành.  Phân tích cấu trúc cảnh quan để xác lập mô hình kinh tế sinh thái nông hộ  <br /> hợp lý phục vụ cho việc định canh định cư ở huyện A Lưới, Thừa Thiên  Huế. Đề tài cấp <br /> Bộ.  Huế, (1999)<br /> 3. Trần Văn Ý và nnk. Nghiên cứu thành lập bản đồ thảm thực vật hiện tại tỉnh Quảng  <br /> Trị tỷ lệ 1: 50 000. Hà Nội (2001).<br /> 4. Nguyễn Văn Viết. Đặc điểm khí hậu và khí hậu nông nghiệp tỉnh Quảng Trị, Đông Hà , <br /> (1998).<br /> 5. Nguyễn Khang và nnk. Đất quảng Trị (với bản đồ tỷ lệ 1:50 000) Đông Hà (2002)<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bản đồ sinh thái cảnh quan sẽ cung cấp những thông tin mang tính hệ thống và tổng  <br /> hợp cao để làm tiền đề cho việc đánh giá phân hạng tiềm năng tự nhiên phục vụ quy hoạch  <br /> lãnh thổ bền vững. Qua khảo sát thực địa, thu thập và xử lý số liệu, đồng thời bằng phương  <br /> pháp nội và ngoại suy, tập thể tác giả đã xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan lãnh thổ  đồi  <br /> núi Quảng Trị, tỷ  lệ  1: 100 000 với bảng chú giải dạng ma trận theo hệ  thống phân loại  <br /> được sắp xếp vào 2 nhóm: nhóm nền tảng nhiệt ­ ẩm gồm hệ, phụ hệ, kiểu, phụ kiểu được  <br /> xếp theo hàng ngang; nhóm nền tảng rắn gồm lớp, phụ  lớp được xếp theo cột dọc. Loại  <br /> cảnh quan là cấp phân loại cuối cùng trong hệ  thống được thành tạo do sự  giao thoa giữa  <br /> hàng và cột trong bảng ma trận. Qua nghiên cứu cho thấy lãnh thổ đồi núi Quảng Trị  được  <br /> phân hoá ra 294 loại cảnh quan, nằm trong 4 phụ kiểu của 3 kiểu, 4 phụ l ớp của 2 l ớp và 2  <br /> phụ hệ của 1 hệ cảnh quan.  <br /> <br /> STUDY ON ESTABLISHMENT OF LANDSCAPE ECOLOGICAL MAP FOR <br /> SUSTAINABLE AGRO ­ FORESTRY DEVELOPMENT IN QUANG TRI  <br /> HILLY AND MOUNTAINOUS TERRITORY<br /> Hoang Duc Triem, Ha Van Hanh, Le Thi Nguyen, Bui Thi Thu,<br /> Truong Dinh Trong, Nguyen Quang Tuan, Nguyen Huy Anh<br />  College of Sciences, Hue University<br /> <br /> SUMMARY<br /> Landscape   Ecological   Map   gives   information   with   high   systematic   and   general  <br /> characteristics   for   estimating   and   classifying   of   natural   potential   for   territory   sustainably  <br /> planning. After surveying on the field, collecting and analyzing data, using interpolating and  <br /> extrapolating methods, the authors establishe the landscape ecological map of Quang Tri hilly  <br /> 50<br /> and   mountainous   territory,   scale   1:   100.000   with   the   matrix   legend.   In   this   legend,   the  <br /> hierarchy   includes   two   components:   the   temperature   ­   humidity   foundation   with   System,  <br /> Subsystem, Type and Subtype on the horizontal lines; the solid foundation with Class, Subclass  <br /> on   the   vertical   columns.   Landscape   Species,   the   end   unit   of   classification   system,   is   the  <br /> interference between horizontal lines and vertical columns in the matrix legend. <br /> The results of the study show that Quang Tri hilly and mountainous territory is divided  <br /> into 294 Landscape Species belonging to 4 Subtypes of 3 Types, 4 Subclasses of 2 Classes and 2  <br /> Subsystems of 1 Landscape System.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 51<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2