intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiệp vụ dành cho lãnh đạo và công chức chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

17
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn Cẩm nang nghiệp vụ dành cho lãnh đạo và công chức chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã: Phần 2 trình bày các nội dung chính như sau: Công chức cấp xã và một số nghiệp vụ của các chức danh công chức cấp xã. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiệp vụ dành cho lãnh đạo và công chức chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã: Phần 2

  1. b) Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; c) Thời gian để công chức cấp xã mới được tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số; lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 2 Thông tư số 06/2012/TT-BNV. 4. Tiêu chuẩn cụ thể của công chức cấp xã quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 06/2012/TT-BNV là căn cứ để các địa phương thực hiện công tác quy hoạch, tạo nguồn, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xếp lương, nâng bậc lương và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với công chức cấp xã. B. CÁC CHỨC DANH CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGHIỆP VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ B.1. TRƯỞNG CÔNG AN XÃ Câu hỏi 39: Pháp luật quy định như thế nào về nhiệm vụ của công chức Trưởng công an xã? Trả lời: Điều 3 Thông tư số 06/2012/TT-BNV quy định nhiệm vụ của công chức Trưởng Công an xã như sau: 1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân 72
  2. dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật. 2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về Công an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền. 3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao. 4. Đối với thị trấn chưa bố trí lực lượng công an chính quy thì Trưởng Công an thị trấn thực hiện nhiệm vụ như đối với Trưởng Công an xã quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Thông tư số 06/2012/TT-BNV trên địa bàn thị trấn. Câu hỏi 40: Pháp luật quy định như thế nào về tiêu chuẩn và hồ sơ tuyển chọn vào Công an xã? Trả lời: Tiêu chuẩn và hồ sơ tuyển chọn vào Công an xã được quy định tại Điều 4, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP, ngày 07-9-2009 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Điều 14, Thông tư số 12/2010/TT-BCA. Cụ thể như sau: 1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ tiêu chuẩn dưới đây thì được xem xét, tuyển chọn vào Công an xã nơi mình cư trú: a) Lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự; bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, 73
  3. pháp luật của Nhà nước. Trưởng Công an xã phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; b) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ Công an xã (được cơ sở y tế cấp huyện trở lên chứng nhận); c) Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã phải là người đã học xong chương trình trung học phổ thông trở lên (có bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã học hết chương trình phổ thông do cơ quan có thẩm quyền cấp); Công an viên phải là người đã tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên; Đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa không có đối tượng tuyển chọn có đủ tiêu chuẩn học vấn theo quy định tại điểm này thì trình độ học vấn của Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thể thấp hơn nhưng cũng phải là người đã học xong chương trình tiểu học trở lên; Trường hợp đặc biệt, ở miền núi, vùng sâu, vùng xa mà không thể có người đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định để làm Trưởng Công an xã thì phải báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh trước khi bổ nhiệm Trưởng Công an xã. d) Có khả năng thực hiện nhiệm vụ và có đơn tự nguyện tham gia Công an xã. Ủy ban nhân dân cấp xã phải có quy hoạch tuyển chọn, bố trí, sử dụng Công an xã, bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở; ưu tiên tuyển chọn chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong 74
  4. Công an nhân dân đã hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương tham gia lực lượng Công an xã. Việc tuyển chọn người tham gia Công an xã phải bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Đối với người được dự kiến đề nghị bổ nhiệm vào vị trí Trưởng Công an xã và Phó trưởng Công an xã, Ủy ban nhân dân xã phải tổ chức lấy ý kiến đại diện các thôn, bản và chi bộ đảng nơi người đó sinh hoạt (nếu là đảng viên) trước khi xem xét, giới thiệu. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng Công an xã có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc quy hoạch, tuyển chọn, bố trí, sử dụng Công an xã. 2. Hồ sơ tuyển chọn vào Công an xã gồm: a) Đơn xin tham gia lực lượng Công an xã; b) Bản khai lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã; c) Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; d) Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận trình độ học vấn theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 41: Khi có vụ phạm pháp quả tang xảy ra tại địa bàn xã, Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã sẽ giải quyết như thế nào? Trả lời: Căn cứ Thông tư số 12/2010/TT-BCA, khi có vụ phạm pháp quả tang xảy ra tại địa bàn xã, Trưởng, Phó Công an xã phải giải quyết như sau: 75
  5. - Huy động lực lượng đến ngay nơi xảy ra vụ việc. - Bắt, khám xét, thu giữ vật chứng, tước vũ khí (nếu có) của người phạm tội quả tang. Cấp cứu người bị hại (nếu có). - Tổ chức bảo vệ hiện trường. - Lập biên bản phạm tội quả tang. - Tiến hành ghi lời khai (người phạm tội, người bị hại, người làm chứng). - Lập biên bản thu giữ vật chứng. - Phân loại vụ việc, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an xã thì củng cố hồ sơ tài liệu, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu không thuộc thẩm quyền Công an xã giải quyết thì báo ngay lên Công an cấp trên và thực hiện nhiệm vụ do Công an cấp trên giao. Câu hỏi 42: Pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp tạm giữ người theo thủ tục hành chính? Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính ở cấp xã? Trả lời: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về các trường hợp tạm giữ người, thẩm quyền, thời hạn tạm giữ người, cụ thể là: 1. Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay những hành vi như: Gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác. 76
  6. 2. Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính tại cấp xã là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (khoản 1 Điều 123). 3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải ra thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ biết. Câu hỏi 43: Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của Công an cấp xã trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù? Trả lời: Trách nhiệm của Công an cấp xã trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập 77
  7. cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù được quy định tại Điều 28 Nghị định số 80/2011/NĐ-CP, ngày 16-9-2011 của Chính phủ. Cụ thể là: 1. Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi, quản lý, giáo dục và giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù ở địa phương. 2. Chủ động nắm tình hình, điều kiện, hoàn cảnh và tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người chấp hành xong án phạt tù để tư vấn và tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp tạo điều kiện giúp đỡ họ giải quyết khó khăn, ổn định cuộc sống. 3. Lập hồ sơ quản lý, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể xã hội tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù. 4. Hướng dẫn, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù thực hiện các thủ tục nhập hộ khẩu, làm mới hoặc cấp lại Giấy chứng minh nhân dân và làm thủ tục xóa án tích khi có đủ điều kiện; lập danh sách đề nghị đưa ra khỏi diện quản lý, giáo dục đối với những người chấp hành xong án phạt tù đã được xóa án tích theo quy định của pháp luật. 5. Theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả và đề xuất, kiến nghị 78
  8. những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. 6. Quan tâm giúp đỡ, bảo đảm về an ninh, trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, tổ chức, cá nhân tham gia việc giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề và tiếp nhận, giúp đỡ tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù. 7. Kịp thời xem xét, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và xử lý người chấp hành xong án phạt tù vi phạm theo quy định của pháp luật. 8. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù; chủ động báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã làm thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định xóa án tích trong trường hợp đặc biệt cho người chấp hành xong án phạt tù có tiến bộ rõ rệt và đã lập công nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định. Câu hỏi 44: Pháp luật quy định như thế nào về thời hạn áp dụng và hồ sơ quản lý đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã? Trả lời: Thời hạn áp dụng và hồ sơ quản lý đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã được quy định 79
  9. tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30-9-2013 của Chính phủ quy định thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Cụ thể là: 1. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 3 tháng đến 6 tháng, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng của người vi phạm (khoản 4 Điều 4). 2. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật gồm các tài liệu sau: - Văn bản đề nghị biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; - Quyết định về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; - Quyết định phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục; - Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục; - Bản cam kết về việc chấp hành quyết định của người được giáo dục; - Biên bản cuộc họp góp ý đối với người được giáo dục (nếu có); - Sổ theo dõi sự tiến bộ của người được giáo dục và báo cáo kết quả giám sát, giáo dục, giúp đỡ của người được phân công giúp đỡ; - Báo cáo hàng tháng của người được giáo dục về tình hình học tập, lao động, tu dưỡng, rèn 80
  10. luyện, kết quả sửa chữa sai phạm và sự tiến bộ của mình; - Các tài liệu về việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục (nếu có); - Quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn (nếu có); - Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn; - Các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quản lý tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 38). Câu hỏi 45: Pháp luật quy định như thế nào về đối tượng, thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã? Trả lời: Điều 90 và điểm a khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về đối tượng, thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã. Cụ thể là: 1. Đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, quy định tại Bộ luật hình sự thì thời hiệu là 01 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm; 81
  11. 2. Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý, quy định tại Bộ luật hình sự thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm; 3. Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong 06 tháng đã có ít nhất 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; 4. Đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày đối tượng có hành vi sử dụng ma túy bị phát hiện; 5. Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong 6 tháng có ít nhất 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự an toàn xã hội, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nước ngoài. 82
  12. Câu hỏi 46: Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của Công an xã trong quản lý cư trú? Trả lời: Trách nhiệm của Công an xã trong quản lý cư trú được quy định tại Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18-4-2014 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú và Điều 25, Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09-9-2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể là: 1. Thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Luật cư trú hiện hành; 2. Thực hiện việc đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn phụ trách theo quy định của Luật cư trú và quy định của Bộ Công an; 3. Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo thẩm quyền; 4. Tập hợp, báo cáo tình hình, số liệu cư trú về Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định; 5. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về cư trú; 6. Quản lý, lưu trữ hồ sơ đăng ký và quản lý tạm trú theo quy định của Bộ Công an; 7. Thực hiện các việc khác về quản lý cư trú theo quy định của Công an cấp trên. 83
  13. Câu hỏi 47: Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục đăng ký tạm trú và hồ sơ đăng ký tạm trú? Trả lời: Thủ tục đăng ký tạm trú được quy định tại Điều 16 Thông tư số 35/2014/TT-BCA và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP. Cụ thể là: 1. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu); b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 31/2014/NĐ-CP, ngày 18-4-2014 (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú. 2. Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải 84
  14. được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. 3. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. Câu hỏi 48: Pháp luật quy định trường hợp nào Công an xã được quyền huy động người và phương tiện của tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã? Để thực hiện đúng quyền đó, Công an xã cần nắm chắc và làm tốt những việc gì? Trả lời: Khoản 10 Điều 9 Pháp lệnh Công an xã năm 2008 quy định: Trong trường hợp cần thiết, để cấp cứu người bị nạn, cứu hộ, cứu nạn, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm, Công an xã được huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân và phải trả lại ngay phương tiện được huy động khi tình huống chấm dứt và báo cáo ngay với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Để thực hiện đúng quyền trên, Công an xã cần nắm chắc và làm tốt những việc sau: - Chỉ được huy động người và phương tiện của tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã. - Trong trường hợp cấp thiết nói trên mà có phương tiện của công dân ở nơi khác đi qua thì có thể huy động người và phương tiện của công dân 85
  15. đi qua nơi vụ, việc xảy ra, nhưng phải được người đó đồng ý, tự nguyện giúp đỡ. - Trường hợp cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn xã có phương tiện thì có thể đề nghị lãnh đạo cơ quan, đơn vị đó giúp đỡ huy động người, phương tiện trong việc trên. - Chỉ có Trưởng Công an xã hoặc Phó trưởng Công an xã được ủy quyền mới được huy động người và phương tiện của tổ chức, cá nhân trong các trường hợp cần thiết trên. Khi các tình huống đó không còn thì người quyết định huy động phải trả ngay phương tiện cho người được huy động. - Người quyết định huy động người và phương tiện sau đó phải báo cáo ngay với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban nhân dân xã và pháp luật về quyết định của mình. - Đối với Công an viên phải thực hiện nghiêm túc các quyết định của Trưởng Công an xã hoặc Phó trưởng Công an xã được ủy quyền trong việc huy động người và phương tiện để đuổi bắt người phạm tội quả tang, người đang có lệnh truy nã, hoặc cấp cứu người bị nạn. - Tại khoản 2, Điều 10, Thông tư số 12/2010/TT-BCA quy định: Trường hợp phương tiện của tổ chức, cá nhân được huy động bị hư hỏng thì chủ phương tiện được bồi thường theo quy định của pháp luật. Nếu việc huy động của Trưởng Công an xã hoặc Phó trưởng Công an xã 86
  16. rõ ràng là không cần thiết hoặc trái pháp luật mà dẫn đến hư hỏng phương tiện, thì người huy động phải chịu trách nhiệm cá nhân trong việc bồi hoàn thiệt hại đã được bồi thường cho chủ phương tiện theo quy định của pháp luật. - Tuyệt đối không được lợi dụng việc huy động người và phương tiện của tổ chức, cá nhân vào mục đích khác. Câu hỏi 49: Pháp luật quy định như thế nào về nguyên tắc và các trường hợp nổ súng? Trả lời: Theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 sửa đổi, bổ sung năm 2013, việc nổ súng phải tuân theo các nguyên tắc và các trường hợp nổ súng cụ thể sau: 1. Nguyên tắc nổ súng: Trong khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự có tổ chức, việc nổ súng tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc nổ súng tuân theo các nguyên tắc sau đây: a) Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ, hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định việc nổ súng; b) Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp 87
  17. đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay; c) Không nổ súng vào đối tượng khi biết rõ đó là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; d) Trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra. 2. Các trường hợp nổ súng gồm: a) Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật; c) Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ; d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; đ) Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm, người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại; 88
  18. e) Được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế: - Đối tượng đang điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; - Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc con tin; - Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động hoặc bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin. g) Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác. B.2. CHỈ HUY TRƯỞNG QUÂN SỰ CẤP XÃ Câu hỏi 50: Pháp luật quy định như thế nào về chức trách, nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã? Trả lời: Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BNV quy định 89
  19. về nhiệm vụ của công chức Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã như sau: 1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật. 2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền. 3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. Câu hỏi 51: Pháp luật quy định như thế nào về chức trách, nhiệm vụ cụ thể của Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã? Trả lời: Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 76/2010/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của cán bộ Ban Chỉ huy quân sự và Chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ (sau đây gọi là Thông tư số 76/2010/TT-BQP). Cụ thể là: Chỉ huy trưởng chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã; cùng với Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự cấp xã làm tham mưu cho cấp ủy Đảng và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quốc phòng, phòng thủ dân sự và công tác dân quân tự vệ; chủ 90
  20. trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương theo chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan quân sự cấp trên, nghị quyết của cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân và chỉ thị, kế hoạch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời trực tiếp tổ chức, xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng dân quân góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở và sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống; đăng ký và quản lý lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên, nam công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ và thực hiện công tác tuyển chọn và gọi nam công dân nhập ngũ hằng năm. Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 76/2010/TT-BQP quy định cụ thể như sau: 1. Quán triệt chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên về nhiệm vụ công tác quốc phòng, phòng thủ dân sự và công tác dân quân tự vệ; báo cáo, đề đạt với cấp ủy Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã những chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện; 2. Tham mưu cho cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành các nghị quyết, chỉ thị về công tác quốc phòng, phòng thủ dân sự và công tác dân quân tự vệ; chủ trì xây dựng kế hoạch, huấn luyện và hoạt động của dân quân; kế hoạch phối hợp bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cấp xã; kế hoạch phòng thủ dân sự của 91
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2