intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngô cao sản - Kỹ thuật trồng trọt: Phần 2

Chia sẻ: Thuong Thuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

51
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của tài liệu sẽ tiếp tục cung cấp cho người đọc các nội dung: Kỹ thuật chăm sóc các giống ngô, sâu bệnh hại ngô và một số biện pháp phòng trừ, một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình sản xuất ngô cao sản. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngô cao sản - Kỹ thuật trồng trọt: Phần 2

  1. Chương ba K Ỹ T H U Ậ T C H Ă M S Ó C C Á C G IO N G N G Ô 1. Kỹ thuật cơ bản để sản xuất ngô laí giống Bên cạnh việc nhập nội nhiều giống ngô lai, Nhà nưốc ta còn chủ trương đầu tư, tạo điều kiện cho các địa phương tự sản xuất giông ngô lai, nhằm chủ động có giống tốt, giá thành thấp, cung cấp kịp thời cho sản xuất để hạn chế việc mua giốhg ngô lai từ nước ngoài. Nói chung, ngô là loại cây trồng cạn, rộng hàng, rất dễ chăm sóc, do vậy, việc sản xuất ngô giống, điều kiện tiên quyết là phải thâm canh ngay từ đầu. Đất trồng ngô lai giống cần chọn loại đất tơi xốp, đất thịt, nhẹ, có thành phần cơ giới trung bình, giữ và tiêu thoát nước dễ dàng, có độ màu mỡ càng cao càng tốt, không bị ngập úng, đặc biệt, cần gần nguồn nước tưối. Bón phân với sô" lượng và chất lượng cao hơn 10 - 15% so với sản xuất ngô đại trà. Những khâu kỹ thuật quan trọng đ ể sản xuất ngô lai giống - Kiểm tra chặt chẽ nguồn h ạt bô" mẹ. Nếu gieo trồng lần đầu, chưa có kinh nghiệm, thì người nông dân nên có sự giúp đỡ của các chuyên gia, hoặc cán bộ khuyến nông. Chú trọng các tiêu chuẩn như độ th u ần giông, độ sạch của h ạt phải từ 99% trỏ lên, độ nảy mầm ít n hất 80% sô" hạt, h ạt quá bé chỉ được dưới 5%.
  2. Loại bỏ hết các hạt khác giống khi nhận biết được qua màu sắc, hình dạng... - BỐ-trí ruộng giông. Trên cơ sở loại đất đạt chuẩn về nhu cầu dinh dưõng, thì quan trọng là chọn vị trí cho ruộng giống có đủ độ xa để cách ly vối các diện tích ngô đại trà. Độ xa cách ly nhằm đảm bảo cho ngô giống dòng mẹ khi trổ cờ, phun râu không bị phấn hoa đực từ ruộng ngô khác bay tới lai tạp. Đây là khâu hết sức quan trọng. Trong điều kiện thời tiết, độ xa cách ly ít nhất được khuyến cáo là 400 - 500m đốì vối ruộng nhân hạt giống ngô bô" mẹ, 200 - 300m đối vói ruộng sản xuất hạt lai F l. Nếu xung quanh ruộng giông không có hàng rào cản che chắn như những hàng cây chắn gió, thì độ xa cách ly càng phải lớn. Tuy nhiên, để đảm bảo độ an toàn cao cho ngô giống không bị lai tạp, thì rất cần tạo hàng rào cản như trồng cây cao tầng, xen với cây thấp tầng hoặc che chắn bằng nilông, kết hợp với trồng các hàng cây ngô bô"xung quanh... Ngoài yếu tô" độ xa cách ly, còn cần điều tiết để ruộng ngô giống trổ cờ, phun râu lệch tối thiểu 1 tháng so vói các ruộng ngô bình thường xung quanh. Có nghĩa là, xuống giống lệch thòi điểm giữa ngô giống và ngô đại trà. - Tạo sự trùng khớp thời điểm trổ cờ, phun râu của 2 dòng bô" và mẹ. Muôn như thê", phải tự biết chắc chắn (hoặc được cán bộ chuyên sâu giúp đỡ) về thời gian sinh trưỏng của cả 2 dòng bô" mẹ, rồi chọn thòi điểm xuống giông cho mỗi dòng, để khi các ngô của dòng mẹ phun râu, thì cũng là các ngày dòng bô" trổ cò, tung phấn. Đây là khâu có tính chất quyết định, vì
  3. độ trùng khớp này càng chuẩn, thì năng suất và chất lượng h ạt giống càng cao. Tùy theo từng giống ngô, người ta sẽ xác định khoảng cách thời gian gieo hạt, cũng như tỷ lệ các hàng của 2 dòng bô" mẹ. Chẳng hạn, đối với giống LVN10, thì dòng mẹ gieo sau dòng bô" 3 - 4 ngày, với tỷ lệ 1 hàng dòng bô", 4 hàng dòng mẹ. Giông LVN17 với những con sô" tương ứng là 5 ngày và 1:3; giông LS6 gieo cùng ngày và tỷ lệ 2:5; giông Bioseed9681 gieo cùng ngày và tỷ lệ 2:6, giông P l l cứ 2 hàng dòng bô", có 6 hàng dòng mẹ, trong đó, hàng bô" 1, gieo sau các hàng mẹ 2 ngày và sau đó 3 ngày, mới gieo hàng bô" 2. - Chăm sóc và các khâu kỹ thuật cần thiết: Sau khi hạt giông nhú mầm, cần tích cực chăm sóc ruộng giông như xới xáo, giữ ẩm, làm cỏ. Đặc biệt, chú trọng phòng chông chuột, ỏ miền Bắc cần quan tâm trừ sâu xám. Cần kết hợp nhiều biện pháp để xử lý các dịch hại cho ngô. Cây ngô giông sẽ trải qua các giai đoạn cần được chú ý để tác động các khâu kỹ thuật đặc biệt như xoáy nõn, trổ cờ (bắt đầu và kết thúc), phun râu (bắt đầu và kết thúc). Từ khi cây ngô giông có một sô" lá thật, cần luôn kiểm tra để phát hiện và trừ bỏ các cây lẫn giông. Căn cứ vào hình dạng, hoặc các đặc điểm thực vật khác, ỏ các hàng dòng mẹ, phải kiểm tra kỹ những cây cha khử hết bao phấn. Ngắt bỏ cò (hoa đực) và thụ phấn hỗ trợ ở các cây dòng mẹ cũng là khâu có vai trò lốn đô"i với năng suất, chất lượng h ạt giông. Các bưốc thực hiện như sau: Ớ từng cây dòng mẹ, nếu cờ lộ ra 1/3 chiều dài, thì nhẹ nhàng một tay giữ ngọn cây, một tay khéo léo rú t cờ ra, không làm rách lá, gẫy cây.
  4. + Ngắt bỏ cờ vào buổi sáng, trưóc 9 giò là phù hợp nhất. + Không để sót bao phấn, không để bao phấn kịp nở và cũng không rút bỏ khi cò còn quá non, dẫn đến dễ bị sót bao phấn, đứt lá ngọn. Ớ ruộng giông vụ xuân, nên tiến hành 5 - 6 lần và vụ đông 6 - 8 lần. Đồng thời, tiến hành thụ phấn hỗ trợ thêm (lấy phấn hoa đực ở cây dòng bố) cho các cây dòng mẹ khoảng 2 - 3 lần khi cây ngô phun râu. Thu hoạch ngô giống - Ngô lai giốhg vụ xuân cho thu hoạch vào tháng 6, vụ đông vào tháng 1 năm sau. Việc thu hoạch phải được ưu tiên để tiến hành kịp thòi. Tốt nhất là thu hoạch vào các ngày nắng, khô. Trên ruộng giống, cho thu ngô ỏ các dòng bô" trước, và để riêng làm ngô thịt, chú ý không để lẫn với dòng mẹ. Ổ dòng mẹ, nếu 80% sô" ngô có lá chuyển màu vàng và chân hạt ngô có màu đen, thì cho thu hoạch riêng. Sau đó, tiến hành kiểm tra để thải loại ngô có những hình thái không phù hợp vối giông chuẩn. Sô" còn lại, chọn bắp ngô to, thẳng, hạt có kích cỡ, màu sắc đồng đều và có hình dạng đẹp để làm giống. Loại bỏ những bắp có hạt khác màu, hoặc chín ép, dị dạng và bị sâu bệnh. - Tiếp theo, tiến hành làm khô bắp ngô. Thường bắp ngô có độ ẩm cao hơn 20%, phải sấy trong 30 - 40 giờ, ở nhiệt độ 36 - 38°c cho độ ẩm bắp ngô còn 18 - 20%. Lúc này, tách hạt khỏi lõi và đem sàng để lấy các hạt đồng đều. Cuốỉ cùng, đem sấy hạt đạt yêu cầu để có độ ẩm 9 - 10% và đem đóng gói, bảo quản, rồi tiêu thụ làm giông. Giông vụ xuân đem trồng vụ thu đông, vụ đông; giông
  5. vụ đông gieo trồng vụ xuân và vụ hè thu. Giống được sản xuất vụ đông xuân ỏ phía Nam, đem gieo trồng vụ hè thu và vụ thu đông. 2. Kỹ thuật trồng một số giống ngô Kỹ thuật trồng giống ngô lai BIOSEED 9696 - Đặc tính: + Ngắn ngày (110 ngày ở Lâm Đồng). + Năng suất cao. + Hạt màu cam, ngô đá. + Chống chịu sâu bệnh tốt. + Thân to, cứng, chắc, rễ nhiều, ăn sâu. Mỗi bắp có 14 - 18 hàng. - Thòi vụ: Cây ngô có thể trồng được quanh năm, trong mùa khô lẫn mùa mưa. Tuy nhiên, cần lưu ý những vấn đề sau: - Phải có đủ nước tưói trong mùa khô. - Không bị ngập úng trong mùa mưa.
  6. - Chăm sóc đất: + Trên đất lúa mùa nổi, không cần làm đất. + Trên đất rẫy, hoặc ruộng cần cày bừa, hoặc xối sâu từ 15 - 25cm. + Trong vụ hè thu và thu đông, cần đào mương, xẻ rãnh để thoát nước. - Mật độ gieo và lượng giông cho lha: Lượng giông cần cho 1 ha: 15kg. + Trồng theo khoảng cách 75x25cm, mỗi lỗ gieo 1 hạt. + Để phòng ngừa côn trùng cắn phá cây ngô, lúc còn non, có thể xử lý đất bằng các loại thuốc hột như basudin 10H, íuradan 3H... vối liều lượng 1 - l,5kg/công (hoặc trộn thuốc vối tro để lấp hạt lúc gieo). - Bón phân (lượng phân cho lha): + Urê: 300kg + DAP: 100 - 150kg (hoặc 300kg supe lân). + KC1: 50 khoảng lOOkg. - Cách bón: + Bón lót toàn bộ phân DAP (hoặc supe lan ) + phân KC1 lúc gieo hạt (trộn đều vào trong đất, cách hàng ngô từ 5 - 7cm). + Bón thúc lần 1: Lượng phân urê lúc 1 5 - 2 0 ngày sau khi gieo (lúc ngô cao đến đầu gốĩ). + Bón thúc lần 2: Lượng phân urê còn lại + KCL lúc ngô sắp trổ cò (40 ngày sau khi gieo). - Tưới nước: Tưới nước tùy theo yêu cầu của cây ngô. Không để ngô bị khô hạn, hay ngập úng. Khi ngô đã lón, thì có thể áp dụng phương pháp tưói thấm hoặc tưới tràn.
  7. Chú ý: Giai đoạn 20 ngày trưốc khi ngô phun râu, và 20 ngày sau khi ngô phun râu, không để ruộng ngô bị thiếu nước. - Làm cỏ: Giữ ruộng ngô sạch cỏ để hạn chế sự cạnh tranh của cỏ dại. Làm cỏ lần đầu trong 1 5 - 2 0 ngày sau khi gieo, và lần hai trong 35- 40 ngày sau khi gieo. - Phòng trừ sâu bệnh: + Phòng trừ rầy mềm bằng cách xịt các loại thuốc thông thường như methyl parathion 50ND, azodrin 50DD, padan 95SP... + Phòng trừ sâu đục thân, đục trái bằng cách bỏ các loại thuốc hột như íuradan 3H, basudin 10H lên ngọn cây ngô. Bỏ 2 lần vào lúc 20 - 25 ngày trước khi gieo và 40 - 50 ngày sau khi gieo. Mỗi lần bỏ từ 3 - 5 hạt trên cây. + Đối vói bệnh đốm vằn, chỉ nên phun thuốc khi bệnh có chiều hướng lây lan. Dùng 1 trong 2 loại thuốc validacin 3DD hoặc anvil 5S. - Đốĩ với bệnh rỉ lá: dùng thuốc zineb 75 BHN phun khi phát hiện có bệnh. Kỹ thuật trồng giống ngô lai siêu ngọt Sugar 75 của Mỹ Giống ngô lai Sugar 75 có sức sinh trưởng khoẻ, phát triển nhanh, thời gian thu hoạch sốm, có thể trồng nhiều vụ trong năm, cho bắp to, tỷ lệ đóng bắp cao, chắc, đều hạt. Hạt có hàm lượng đường cao, phù hợp cho ăn tươi, làm nguyên liệu chế biến thực phẩm đóng hộp. Kỹ thuật trồng: - Thời vụ: Giống ngô này có thể trồng được quanh năm, nhưng nên tránh nhiệt độ cao (trên 32°C) khi ngô
  8. trổ cò, phun râu. Trồng vào mùa mưa, nên chọn chân đất cao, dễ thoát nước. - Đất trồng: Đất trồng ngô ngọt lai F l Sugar 75 phải cách ly không gian ít nhất 300m, so với các ruộng trồng ngô giốhg khác. Cách ly thời gian ngô bắt đầu trổ cò vói ruộng khác giông ít nhất 15 ngày, để hạn chế sự giao phấn tự do. - Khoảng cách trồng: Mật độ trồng khoảng 1.500 cây/sào. Cây cách cây 20 - 25cm, hàng cách hàng 70cm. Nên ngâm ủ hạt giông cho nảy mầm, rồi gieo mỗi lỗ 1 hạt và gieo thêm vào bầu khoảng 10 - 15% để dự phòng trồng giặm. - Bón phân: Lượng phân bón tùy thuộc loại đất. Bón cho 1 sào: (500 - 700kg) phân chuồng - 20kg urê- 30kg supe lân - 13kg kali. Nơi nào đất có độ pH thấp, bón thêm 30kg vôi bột để khử chua. - Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân và vôi trưốc khi gieo. Vụ đông, trên đất lúa nên giữ lại 1/2 lượng phân lân để tưới lúc ngô xuất hiện hiện tượng lá huyết dụ. ớ lần 1, nên cuốc thành rãnh cách hàng ngô 5 - lOcm, sâu 5cm, rải phân đều rồi lấp lại. Lượng phân còn lại chia làm 2 lần để bón thúc. - Bón thúc lần 1, khi ngô có 3 - 4 lá (bón 1/2 đạm - 1/2 kali); bón thúc lần 2 khi ngô có 7 - 9 lá, toàn bộ sô" phân còn lại. - Tưới nước: Tùy theo cách tưới, độ ẩm của đất, thời vụ mà có chế độ tưới phù hợp. Nên tưới đủ nước vào thời kỳ cây đang lớn, trổ cò và nuôi ngô. - Tỉa trái: Trước khi ngô trổ cờ, phun râu, cần thiết phải tỉa chồi triệt để (100%) vào khoảng 3 tuần trưổc khi
  9. gieo. Trên mỗi cây, chỉ để lại 2 bắp. Những cây sinh trưởng kém, nên tỉa bót bắp nhỏ, chỉ giữ lại mỗi cây 1 bắp. Kỹ thuật trồng giống ngô bao tử Ngô rau là cây có giá trị cao, cả trong tiêu dùng và xuất khẩu. Nó có chất lượng dinh dưỡng cao, có nhiều vitamin E, các chất khoáng và protein. Là loại rau an toàn, do thu hoạch vào giai đoạn ngô non (bao tử) - giai đoạn sinh trưỏng mạnh nhất, ít bị sâu bệnh, nên không phải dùng thuốíc bảo vệ thực vật. Phần ăn được bọc kín trong lá bi, nên tồn dư chất độc do nấm không có và hàm lượng N 03 trong sản phẩm cũng rất thấp. Ngoài ra, thân lá và lá bi khi thu hoạch còn rất xanh non, là nguồn thức ăn xanh giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi đại gia súc (nhất là bò sữa), cá... Ổ nước ta, đã trồng ngô rau ở nhiều nơi, giá trị thu được gấp 2 - 4 lần trồng lúa. Ngô rau thích nghi rộng, có thể trồng quanh năm trên các loại đất tận dụng 2 vụ, đất mạ... Đặc biệt, trồng vụ đông muộn (vụ mà ngô hạt không thể trồng được), có thể giải quyết vấn đề công ăn việc làm trong mùa nông nhàn, lại có thức ăn xanh cho chăn nuôi trong mùa đông giá rét. - Thòi vụ trồng: Yêu cầu về nhiệt độ của ngô rau là trên 18°c (từ tháng 2- 11 dương lịch), tuy nhiên có 2 vụ thích hợp nhất: + Vụ xuân: Gieo tháng 2, thu hoạch tháng 4. + Vụ đông: Gieo tháng 9, thu hoạch tháng 11. Thòi gian cho mỗi vụ khoảng 70 - 80 ngày. - Giống: Sử dụng các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng kháng sâu bệnh như baby corn nhập nội,
  10. hoặc có thể dùng các giống sau: DK49, 9088, TSB2, pacific 11, LVN23... - Làm đất: Nên trồng ỏ nơi đất cao, tưối tiêu chủ động, xa nguồn nước thải, khu công nghiệp, đường quốc lộ. Đất được cày bừa nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luông ruộng 70cm, cao 15 - 20cm. - Mật độ khoảng cách: Có thể gieo hạt trực tiếp hoặc gieo trong bầu, sau đó đưa ra trồng để khắc phục tính phức tạp của mùa vụ. Ngô được trồng thành 2 hàng, trên luống với khoảng cách: + Hàng X hàng: 45 - 50cm. + Cây X cây: 12 - 15cm. + Mật độ khoảng 130.000 - 160.000 cây/ha. - Phân bón: Ngô rau cần nguyên tô' đạm hơn lân và kali, riêng phân chuồng bón càng nhiều càng tốt, không dùng phân tươi, nên sử dụng phân hữu cơ, lượng phân bón theo định mức sau: + Phân chuồng: 8 - 10 tấn/ha. + Đạm: 330 - 350kg. + Supe lân: 370 - 400kg. + Kali: 80kg. + Cách bón: +Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 30% đạm + 30% kali. - Bón thúc: • Lần 1: Sau khi gieo 10 - 15 ngày, dùng 20% đạm + 20% kali.
  11. • Lần 2: Sau khi gieo 25 - 30 ngày, dùng 30% đạm + 40% kali. • Lần 3: Sau khi gieo 35 - 40 ngày, dùng 20% đạm + 10% kali. Bón cách gốc 5cm, lần 2 vun cao để chống đổ (nhất là vụ xuân hè), khi bón phân, kết hợp xới xáo, làm cỏ. - Chăm sóc: + Như ngô hạt, nếu ngô sinh trưỏng kém, hoặc gặp hạn có thể phun phân qua lá. + Tưới nưốc: Dùng nưóc sạch, nưóc sông, hồ lưu thông để tưối. Không dùng nước thải công nghiệp chưa được xử lý, nưốc bẩn ao tù, cần giữ ẩm thường xuyên cho đến lúc thu hoạch. + R út cờ: Đây là biện pháp kỹ th u ậ t rất quan trọng với ngô rau. Đặc biệt, đem lại hiệu quả cao, tập trung dinh dưỡng cho ngô p h á t triển nhanh, rú t ngắn thòi gian sinh trưởng, tăn g trọng lượng ngô non. Thường sau khi gieo từ 45 - 50 ngày, hoặc trước khi tung phấn là tiến hành rú t cò. + Sâu bệnh: Ngô rau thu hoạch nhanh vào giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất, nên ít sâu bệnh phá hoại. Tuy nhiên, cũng phải chú ý một sô" sâu bệnh chính: sâu xám, sâu cắn lá, đục thân, rệp, bệnh khô vằn, héo xanh, đốm lá. Nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, tránh dùng thuôc độc hại. Tốt nhất, nên áp dụng các biện pháp canh tác. • Luân canh với cây họ đậu. • Thu dọn tàn dư cây sau thu hoạch. ;> • Chọn giống chống bệnh. • Có thể xử lý h ạt giống trưóc khi gieo bằng thuốc TMD85 BTN (0,2 - 0,3kg/tạ hạt giống).
  12. - Thu hoạch: Sau khi trồng 40 - 75 ngày (tùy theo giống), có thể được thu hoạch, thu làm nhiều lần, mỗi ngày 1 lần (từ 7 - 12 ngày là kết thúc). Khi thấy bắp ngô phun râu được 0,5 - l,5cm là thu hoạch được. Trước khi thu hoạch, nên kiểm tra, nếu lõi dài 5 - 9cm, đường kính lõi từ 1 - l,5cm là tốt nhất, nên thu vào sáng sớm. Sau khi thu, phải xử lý ngay sản phẩm, tránh sây sát, ôi hỏng, nên thu cả lá bi để bảo vệ lõi tươi ngon lâu hơn. Kỹ thuật trồng giống ngô lai DK 999 - Đặc điểm: + Thòi gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày. + Chiều cao cây: 180 - 200cm. ’ + Chiều cao đóng trái: 90 - 95cm. + Dạng hạt nửa đá, răng ngựa, màu vàng da cam. + Tỷ lệ hạt/trái: 78 - 80%. + Năng suất trung bình: 50 - 70 tạ/ha. - Kỹ thuật trồng và chăm sóc: + Thời vụ: • Vụ đông xuân: Từ tháng 11 - 12, có thể gieo đầu tháng 1. • Vụ hè thu: Từ tháng 4- 5. • Vụ thu đông: Trong tháng 7- 8. - Làm đất: • Bộ rễ của ngô lai nhiều và ăn sâu, thường có nhiều rễ chân kiềng, nên khả năng chông đổ khá. • Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất phải được cày, bừa kỹ, dọn sạch cỏ và cây vụ trước.
  13. - Gieo hạt: • Thay đổi tùy theo loại đất, mùa vụ và mức độ thâm canh. • Hàng cách hàng: 75cm, cây cách cây: 25cm. • Chỉ nên gieo 1 hạt/hốc, nên gieo thêm một sô" bầu để trồng giặm những cây bị hư (tránh không bị mất khoảng, ảnh hưỏng đến mật độ). • Lượng giống trồng cho 1 ha: Từ 13 - 15kg hạt giông. • Trỉa h ạt với độ sâu 3 - 5cm. - Phân bón: Nhu cầu phân bón cho cây ngô cao và phải cân đối NPK để phát huy hết tiềm năng năng suất. + Lượng phân bón cho 1 ha: • Phân chuồng: 3 - 5 tấn/ha. • Urê: 300kg/ha. • Super lân: 400kg. • Cloruà kali: ío o - 120kg/ha. - Cách bón: + Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân. + Bón thúc: • Bón thúc đợt 1: (10 - 12 ngày sau khi gieo) khoảng lOOkg urê/ha. • Bón thúc đợt 2: (20 - 25 ngày sau khi gieo) khoảng lOOkg urê/ha + 50 - 60kg kali/ha. • Bón thúc đợt 3: (45 - 48 ngày sau gieo) khoảng lOOkg urê/ha + 50kg kali còn lại. - Tưới tiêu: + Tùy đỉều kiện đất đai, thòi tiết và yêu cầu của cây ngô qua các thời kỳ mà cung cấp nước thích hợp. Không để bị khô hạn, hay ngập lóng, nhất là trong giai đoạn trổ cờ, phun râu và đóng trái (giai đoạn 45 - 75 ngày sau gieo).
  14. - Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh: + Kết hợp làm cỏ, xới, vun gốc vào những giai đoạn bón phân. + Dùng furadan 3H hay basudin 10H, BAM 5H hoặc các trái bằng cách bỏ thuốc vào ngọn cây lúc 20 - 40 ngày sau khi gieo (mỗi lần 3 - 5 hạt/cây). + Trừ bệnh đốm vằn bằng anvit 5S hay validacin 3Đ (chỉ nên phun thuốc khi bệnh có chiều hướng lây lan). - Thu hoạch: Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, chân hạt có chấm màu đen, nên chặt ngọn, phơi trái, sau đó, lột vỏ, phơi trái ngoài nắng (độ ẩm còn khoảng 27 - 28%), để khi thu hoạch, dễ tách hạt và giảm tỷ lệ bị nứt, bể. Để bảo quản lâu, phơi hạt tới khi độ ẩm còn khoảng 14 - 15%. Chú ý: Ngô lai hạt giống chỉ sử dụng 1 lần, nếu để giống trồng lại năng suất rất thấp hoặc không có trái. Kỹ thuật trồng ngô vụ đông mật độ cao, theo phương pháp đặt bầu, chỉnh tán lá - Chọn đất và làm đất: + Chọn đất: Đất có thành phần cơ giói cát pha, thịt nhẹ, độ phì khá, chủ động tưới tiêu. + Làm đất, lên luống: Đất cày bừa kỹ, tơi, nhỏ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luông rộng l,0m, rãnh luông rộng 0,20m. - Thời vụ: + Vụ đông trên đất chuyên màu: Trồng từ ngày 20 tháng 8 - 20 tháng 9. + Vụ đông trên đất 2 vụ lúa: Trồng từ ngày 1 5 - 3 0 tháng 9.
  15. - Lượng giống và mật độ trồng: + Ngô được trồng trong vụ đông cần chọn giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn, hoặc tru n g bình. Phương pháp trồng là gieo h ạt ngô vào bầu, khi đạt sô" lá qui định (3 - 4 lá) thì đưa ra ruộng đặt. Lượng giông 28 - 30kg/ha (lkg/sào). Phương pháp trồng ngô bầu áp dụng cho chân đất trồng 2 vụ lúa, 1 vụ màu (lúa xuân muộn - lúa mùa sớm - ngô vụ đông) và đất chuyên màu. - Mật độ trồng: + 8 - 9 cây/m2 (2.900 - 3000 cây /sào). Cần làm bầu ngô dự phòng 5 - 10% để bù cho bầu có hạt không nảy mầm, hoặc cây không đạt yêu cầu. + Khoảng cách trồng: Luống rộng lm được chia thành 2 hàng, cách nhau 20cm. các hốc trên hàng cách nhau 48cm, đặt 2 cây/hôc, cách nhau 6 - 8cm (hàng kép). + Cách đặt bầu ngô: • Căng dây làm chuẩn, theo kích thước qui định rồi mới tiến hành đặt bầu ngô. • Khi đặt bầu yêu cầu, các cá thể đều có tán lá quay ngang, vuông góc vối hàng ngô, song song vối nhau và không che khuất nhau, để mọi cây ngô đều phát huy tối đa khả năng quang hợp, tích lũy chất khô về bộ phận thu hoạch. - Lượng phân bón và cách bón phân: + Lượng phân bón đầu tư: Căn cứ vào qui trình kỹ thuật của từng giống, nhưng do m ật độ trồng tăng gấp đôi, nên lượng phân phải bón tăng từ 25 - 30%.
  16. + Cách bón: • Bón lót: Sau khi căng dây, đặt bầu ngô, thì bón toàn bộ phân chuồng + phân lân vào xung quanh bầu ngô (cách bầu 2 - 3cm), lấy vuiA ín gốc. Bón thúc: 3 lần với liều lượiỊỊg phân bón như sau: Thúc lần 1 (khi cây ngô có 4 - 5 lá): Bón 1/3 lượng phân đạm + 1/2 kali, có thể hòa tan phân vào nước tưới hoặc rắc phân kết hợp vói xới nhẹ mặt luống, rồi tưới nưóc nhẹ. Thúc 2 lần (khi cây ngô có 10 - 11 lá): Bón 1/3 lượng phân đạm + l/2kali có thể hòa tan phân vào nưốc tưới, hoặc rắc phân kết hợp xới vun cao gốc, rồi tưói nước nhẹ. Thúc lần 3 (khi cây ngô trổ cò, phun râu xong): Bón 1/3 lượng phân đạm còn lại bằng cách hòa tan phân đều trong nước, tưới xung quanh gốc. - Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: + Tưới đủ độ ẩm cho cây ngô từ khi đặt bầu, đến khi trổ cờ, phun râu xong (nếu có điều kiện, nên tháo nước 1/2 rãnh). + Bón lót đủ lượng phân qui định, bón thúc đủ 3 lần, bón thúc lần 2 kết hợp vun cao gốc để cây không bị đổ ngã. + Xới xáo, kết hợp bón thúc lần 1 và nhổ sạch cỏ dại khi cây ngô có 4 - 5 lá. + Rắc 6 - 7 hạt furadan 3H hoặc basurin 10H vào nõn để trừ sâu đục thân. + Phun trừ sâu đục nõn, ăn lá, ngô bằng thuốc sherpa 25EC hoặc regent 800WG. Trừ rệp bằng sumicidin. Phun thuốc validacin trừ bệnh khô vằn hại bẹ lá ngô, nhằm đảm bảo năng suất thu hoạch.
  17. Kỹ thuật trồng giống ngô lai trên đất dốc Cây ngô lai được trồng phổ biến ở nưốc ta với diện tích ngày một tăng. Hiện nay, nó chiếm khoảng 60 - 65% diện tích trồng ngô. Các giống ngô lai có dạng cây đồng đều, khả năng cho năng suất cao, song đòi hỏi thâm canh cao. Hạt của ngô lai không để giông được cho vụ sau, mà phải mua mỗi khi gieo trồng và giá khá cao. Một sô" giống ngô lai đang được trồng phổ biến: LVN10, LVN4, DK888, DK999, C919, pacific và một sô" giông bioseed... Tùy theo thòi gian sinh trưỏng, các giông ngô lai được chia thành các nhóm sau: Nhóm giông dài ngày: LVN10, DK888, DK999... Nhóm giống trung ngày: LVN19, LVN12, LVN4... Nhóm giống ngắn ngày: P ll, P60, LVN 20, LVN17, c - 919... - Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển: Đòi sông của cây ngô được chia ra nhiều giai đoạn sinh trưởng, phát triển, mỗi giai đoạn đều có những yêu cầu ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc khác nhau. + Giai đoạn từ gieo đến nảy mầm: Giai đoạn này thường kéo dài từ 5 - 7 ngày, nên yêu cầu làm đất phải thoáng khí, tơi xô"p, đủ ẩm và nhiệt độ thích hợp. + Giai đoạn từ nảy mầm đến khi cây ra 3 - 4 lá: Giai đoạn này chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt đã hết, nên cây phải hút chất dinh dưõng từ đất để nuôi thân lá. Vì thê", cần phải bón lót đầy đủ và xới xáo kịp thời. + Giai đoạn cây ngô từ 7 - 9 lá: Đây là giai đoạn quyết định năng suất ngô (sô" ngô trên cây, sô" hàng, hạt trên bắp ngô và kích thước của bắp ngô).
  18. + Giai đoạn xoáy nõn (trước khi trổ cò khoảng 10 ngày) - trổ cờ - phun râu: Giai đoạn này quyết định sô' hạt chắc trên bắp ngô. Cây ngô rất mẫn cảm với điều kiện thòi tiết bất thuận như hạn, nóng, rét. Vì vậy, phải tính toán thời vụ gieo trồng thích hợp. + Giai đoạn từ trổ cờ đến thu hoạch: Thời kỳ này kéo dài từ 45 - 50 ngày, tùy theo giống, cần chú ý sau khi trổ 10 ngày, nếu gặp hạn thì hạt ngô vẫn bị lép nhiều. - Kỹ thuật trồng: + Thòi vụ: Ò miền núi, có 2 vụ gieo trồng chính, là vụ xuân hè và hè thu. • Vụ xuân hè: Gieo từ 20 tháng 2 - 30 tháng 3 dương lịch. • Vụ hè thu: Thường bắt đầu trồng vào 20 tháng 7 - 5 tháng 8 dương lịch. Ngoài ra, ỏ những vùng thấp, trung du có thể trồng vụ đông: Thời gian gieo từ 20 - 25/9, có thể trồng đến 10 tháng 10. - Lượng hạt giống và mật độ gieo trồng: + Lượng hạt giông cần khoảng 18 - 22kg/ha (0,8 - 0,9kg hạt giông/sào) đối với gieo thẳng. + Mật độ: Nhóm giống dài ngày: Mật độ 5 - 5,5 vạn cây/ha; nhóm giông trung ngày: 5 , 5 - 6 vạn cây/ha; nhóm giống ngắn ngày: 6 - 7 vạn cây/ha. - Làm đất, gieo hạt: Trên đất dốíc có lẫn nhiều sỏi đá, có thể dùng cuốc, để rẫy cỏ, rồi sau đó cuốc đất để trồng ngô. Trên đất ruộng bậc thang, hay sườn đồi, có độ dốc vừa phải hoặc thung lũng, ngưòi nông dân có thể dùng cày để làm đất, cày sâu 15 - 20cm, làm 2 lần đất nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ.
  19. - Sau khi làm xong đất, có thể dùng cày hoặc cuốic để rạch hàng với độ sâu 7 - lOcm, khoảng cách giữa các hàng là 70cm; cây cách cây đốì với các giống dài ngày là 30cm và đối vối các giống ngắn ngày là 25cm. Với đất dốc hoặc có nhiều sỏi đá, thì có thể cuốc hốc để trồng ngô, khoảng cách giữa các hốíc khoảng 70cm, cuốc đến đâu thì gieo ngay đến đó. Có thể bón phân trực tiếp vào hốc, rãnh, lấp đất rồi mới tra h ạt và lấp đất bề mặt dày 3 - 5cm. - Bón phân: + Lượng bón: Phân chuồng 8 - 10 tân/ha. • Đạm urê 250kg/ha. • Supe lân 350kg/ha. • Clorua kali 120kg/ha. + Cách bón: • Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân (có thể bón khi làm đất hoặc lúc gieo trồng). • Bón thúc đợt 1 (khi cây ngô 3 - 4 lá): Bón 70 - 80kg urê/ha (2,5 - 3kg/sào) và 30 - 40kg kali/ha (1 - l,5kg/sào), kết hợp vối việc xới, phá váng và làm sạch cỏ dại cho ngô. • Chú ý: Nên bón phân cách hốíc ngô 5 - 6cm, bón đến đâu, lấp đất đến đó để tránh phân bay hơi. Không nên bón vãi phân vì như vậy phân sẽ rơi vào nõn ngô, gây héo lá và búp non, cũng không nên bón phân vào ngày trời mưa, vì phân sẽ bị rửa trôi. • Bón thúc đợt 2 (khi cây ngô 7 - 9 lá): Bón 100 - 120kg urê (3,7 - 4,5kg/sào) và 50 - 60kg kali/ha (1,8 - 2,2kg/sào). Hai loại phân trên được trộn với nhau và bón cách gốc 10 - 12cm. Đợt bón này kết hợp vói xổi xáo và vun cao để giúp bộ rễ ngô phát triển.
  20. • Bón thúc lần 3: Đợt bón này, khi cây ngô ở giai đoạn xoáy nõn, có tác dụng nuôi hạt, bón hết lượng phân urê và kali còn lại. - Chăm sóc: + Tỉa, giặm cây: Khi cây được 3 - 4 lá, cần tỉa bót những cây nhỏ, yếu hoặc cây bị bệnh, chỉ nên để lại 1 cây/hôc. 0 những chỗ mất cây, có thể tiến hành giặm (lấy những cây đã được gieo dự phòng) để đảm bảo mật độ. + Xói xáo, làm cỏ: Nếu có điều kiện, nên xói xáo và kết hợp làm cỏ 3 lần vào các đợt bón thúc, cần chú ý vun gốc, làm cỏ cho ngô khi cây ỏ giai đoạn trổ. Trồng ngô ngọt, ngô rau trên luống ngô đông sau lũ Tuy thời vụ gieo trồng ngô vụ đông đã hết, nhưng có thể tranh thủ đất gieo trồng các loại rau màu khác vẫn còn thời vụ như ngô ngọt, ngô rau bao tử ngay trên nền đất ưót của các ruộng ngô đông vừa bị hại, nhằm tận dụng lượng phân bón và tranh thủ thòi vụ để có sản phẩm bù đắp phần nào cho những thiệt hại vừa qua. Nhằm rút ngắn thời gian, tranh thủ thòi vụ gieo trồng, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật làm ngô bầu, hay còn gọi là ngô bánh để bà con tham khảo, áp dụng làm theo ngay khi nước rút. - Ngâm ủ hạt giông: Ngô giống được ngâm hạt trước khi làm bầu khoảng 36 giờ. Hạt ngâm 12 giờ bằng một trong các sản phẩm sinh học hữu cơ như: vườn sinh thái, A - H502/503, N - H 601/602, K - H 701/702, K - Humate... để tăng sức nảy mầm. Sau khi ngâm, hạt được ủ ỏ nhiệt độ 30 - 37°c trong 24 giờ, cho đến khi thấy nứt nanh là đem gieo được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2