intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGỘ ĐỘC THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM (INTOXICATION AUX ANTIDEPRESSEURS)

Chia sẻ: Tu Oanh04 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

101
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc sử dụng các thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricycliques) bị giảm nhiều từ khi xuất hiện các thuốc ức chế đặc hiệu sự tái thu hồi của sérotonine (ISRS : inhibiteur specifique de recapture de la sérotonine). Chúng có thể dẫn đến những ngộ độc nghiêm trọng trong trường hợp dùng quá liều tự ý. Chúng có nhiều tác dụng dược lý : tác dụng anticholinergique (độc nhất antimuscarinique) và antihistaminique (H1 và 2), ức chế sự tái thu hồi noradrénaline và sérotonine. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGỘ ĐỘC THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM (INTOXICATION AUX ANTIDEPRESSEURS)

  1. NGỘ ĐỘC THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM (INTOXICATION AUX ANTIDEPRESSEURS) Việc sử dụng các thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricycliques) bị giảm nhiều từ khi xuất hiện các thuốc ức chế đặc hiệu sự tái thu hồi của sérotonine (ISRS : inhibiteur specifique de recapture de la sérotonine). Chúng có thể dẫn đến những ngộ độc nghiêm trọng trong trường hợp dùng quá liều tự ý. Chúng có nhiều tác dụng dược lý : tác dụng anticholinergique (độc nhất antimuscarinique) và antihistaminique (H1 và 2), ức chế sự tái thu hồi noradrén aline và sérotonine. Ta phân biệt các tricycliques cổ điển (tricycliques classiques), loại amines như imipramine (Anafranil), amitryptyline (Redomex), doxépine (Sinequan), trimipramine, clomipramine, désipramine, nortryptiline, protryptiline, và nh ững phân tử có quan hệ b à con loại tétracycliques như maprotiline (Ludiomil), miansérine (Lerivon), amoxapine, trazodone (Trazolan), loxapine, nomifensine hay những chất giống nhau về cấu trúc như viloxazine, mélitracène. Độc tính gây nên những biến chứng tim và thần kinh. Độc tính lên tim (cardiotoxicité) là do nhiều cơ chế dư ợc liệu học :  tác dụng anticholinergique : tim nhịp nhanh xoang, cao huyết áp ; o sự phóng thích rồi phong bế sự tái thu hồi của noradrénaline o (blocage du recaptage noradrénergique) : lo ạn nh ịp nhanh, cao huyết áp ; tác dụng ổn định màng (effet stabilisateur de membrane) o (“quinine-like”) ; các rối loạn dẫn truyền và suy giảm tính có bóp,
  2. loạn nhịp do vào lại (arythmie par réentrée), xoắn đỉnh. Ngay với liều lượng điều trị, ta có thể quan sát th ấy một sự kéo d ài của QRS và của QT ; tác dụng phong bế alpha : hạ huyết áp (trư ớc hết ở tư thế đứng), o loạn nhịp do giảm thông máu cơ tim, tim nhịp nhanh phản xạ do hạ huyết áp ; những tiêu chuẩn điện tâm đồ chứng tỏ một ngộ độc đáng kể o thuốc chống trầm cảm ba vòng : tim nhịp nhanh 100/phút, QRS > 100 ms, QTc >318 ms. Độc tính lên tim thường xảy ra sớm(2-3 giờ). Sự e ngại loạn nhịp xảy ra muộn (>48 giờ) khiến phải monitoring kéo dài, được căn cứ trên vài trường hợp cá biệt. Độc tính thần kinh dường như liên kết với tác dụng  anticholinergique trung ương. Bệnh nhân có thể mất định h ướng, kích động, ảo giác hay mê sảng. Những biến đổi tri giác ít quan trọng, vì vậy một sự kéo d ài trên 24 giờ phải nghi ngờ một biến chứng (mal épileptique, giảm oxy mô n ão...) h ay một độc chất liên kết. Những giật rung cơ (myoclonie) hay những cử động múa giật-múa vờn (mouvements choréo-athétosiques) không phải là hiếm. Những co giật kéo dài có th ể dẫn đến nhiễm toan (làm gia tăng độc tính lên tim), tan cơ vân, tăng thân nhiệt...Một suy giảm hô hấp có thể xảy ra. Bệnh nhân thường có những dấu hiệu antimuscanique (giãn đồng tử, nhìn mờ, da khô, phừng mặt, liệt ruột, bí tiểu..) hay sympathicomimétique (run, toát mồ hôi). Các ch ất ức chế chọn lọc của sự tái thu hồi sérotonine (ISRS) : paroxétine (Seroxat), fluoxétine (Prozac), fluvoxamine (Floxyfral), citalopram (Cipramil),
  3. sertraline (Serlain) có thể sinh ra hội chứng sérotoninergique khi dùng với liều lượng cao hay khi phối hợp với những thuốc khác. Tuy nhiên một sự kéo dài của khoảng QTc làm dễ xoắn đỉnh dư ờng nh ư xảy ra h ơn n ếu ngộ độc citalopram. ĐIỀU TRỊ. Kh ử nhiễm đư ờng tiêu hóa phải được thực hiện trong trường hợp ngộ độc mới xảy ra hay với số lượng lớn. Than hoạt họa rất có hiệu quả. Lợi ích và nguy cơ của rửa dạ d ày phải được bàn bạc đối với mỗi trường hợp. Không có phương pháp lọc chủ động n ào là hữu ích, xét vì những đặc điểm động lực của những thuốc chống trầm cảm này. Vậy điều trị trước hết là triệu chứng 1. NHỮNG BIỂU HIỆN TIM MẠCH Lidocaine và sulfate de magnésium là những thuốc chống loạn nhịp chọn lựa trong trường hợp tăng tính kích thích (hyperexcitabilité). Sulfate de magnésium được chỉ định trong trường hợp xoắn đỉnh liên kết với sự kéo d ài của QT. Nh ững rối loạn dẫn truyền (và những loạn nhịp thứ phát) có thể đư ợc cải thiện bởi những dung dịch muối ưu trương (tác dụng ổn định màng), đặc biệt là nếu một sự kiềm hóa được thực hiện đồng thời. Sự thông khí phải được thực hiện sớm trong trường hợp hôn mê, để ngăn ngừa mọi nhiễm toan hô h ấp. Trong trường hợp loạn nhịp quan trọng, sau đó phải duy trì một kiềm huyết (pH kho ảng 7,50) bằng tiêm truyền bicarbonate de sodium, mặc dầu sự kiềm hóa không phải là không có nguy cơ. 2. NHỮNG BIỂU HIỆN THẦN KINH
  4. Hôn mê, giật rung cơ và nhữn g cử động múa giật-múa vờn (mouvements choréo -athétosiques) đáp ứng tốt với physostigmine, nhưng những nguy cơ cố hữu nói chung không tương xứng (tim nhịp chậm, co thắt phế quản) và thời gian tác dụng ngắn. Hôn mê thường ít gây lo ngại. Trong trường hợp m ê sảng hay ảo giác, can phải tránh cho các neuroleptiques m à không cho truớc benzodiazépines, (tác dụng gây co giật). Sự theo dõi y khoa chỉ có thể được chấm dứt nếu những tham số sinh tử bình thường, nếu tri giác không bị biến đổi, nếu tâm điện đồ đư ợc phân tích cẩn thận bình thư ờng và nếu nhu động ruột b ình thường. Trong trường hợp bất thường điện tâm đồ, chỉ cần theo dõi 24 giờ sau khi bình thường hóa là đủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2