intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngôn ngữ báo chí tiếng Việt từ Gia Định báo đến báo trực tuyến

Chia sẻ: Khải Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

83
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần 150 năm đã trôi qua từ khi tờ báo Việt ngữ đầu tiên, Gia Định báo, ra đời tại Sài Gòn. Trong khoảng thời gian ấy, từ tờ báo đầu tiên - một tờ công báo của chính quyền Pháp trên vùng đất Nam Kỳ thuộc địa, báo chí Việt Nam đã trưởng thành vượt bực với hơn 700 đơn vị báo chí đủ các loại hình và là tiếng nói của hơn 90 triệu người dân nước Việt Nam độc lập. Đấy cũng là khoảng thời gian hết sức quan trọng trong sự phát triển của chữ Quốc ngữ Latin, và nó đã trở thành một hệ thống văn tự mang tính quốc gia, phương tiện chuyển tải các phong cách chức năng ngôn ngữ hết sức phong phú và đa dạng của tiếng Việt, trong đó có phong cách ngôn ngữ thông tấn - báo chí. Trong gần 1,5 thế kỷ đó, tiếng Việt và phong cách ngôn ngữ thông tấn - báo chí tiếng Việt đã thay đổi như thế nào, mời các bạn cùng xem và tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngôn ngữ báo chí tiếng Việt từ Gia Định báo đến báo trực tuyến

NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT TỪ GIA ĐỊNH BÁO ĐẾN BÁO TRỰC TUYẾN1 Lê Khắc Cường 1. Gần 150 năm đã trôi qua từ khi tờ báo Việt ngữ đầu tiên, Gia Định báo, ra đời tại Sài Gòn. Trong khoảng thời gian ấy, từ tờ báo đầu tiên - một tờ công báo của chính quyền Pháp trên vùng đất Nam Kỳ thuộc địa, báo chí Việt Nam đã trưởng thành vượt bực với hơn 700 đơn vị báo chí đủ các loại hình và là tiếng nói của hơn 90 triệu người dân của một nước Việt Nam độc lập. Đấy cũng là khoảng thời gian hết sức quan trọng trong sự phát triển của chữ Quốc ngữ Latin. Từ một hệ thống chữ viết được các nhà truyền giáo phương Tây đặt ra nhằm mục đích truyền giáo và để người Việt Nam có thể học được tiếng Latin và Bồ Đào Nha như Alexandre de Rhodes đã nói rõ trong phần đầu cuốn Từ điển Việt – Bồ – La (Dictionarium annamiticum lusitanum, et latinum, 1651), chữ Quốc ngữ đã trở thành một hệ thống văn tự mang tính quốc gia, phương tiện chuyển tải các phong cách chức năng ngôn ngữ hết sức phong phú và đa dạng của tiếng Việt, trong đó có phong cách ngôn ngữ thông tấn - báo chí. Trong gần 1,5 thế kỷ đó, tiếng Việt và phong cách ngôn ngữ thông tấn - báo chí tiếng Việt đã thay đổi như thế nào để thích ứng với sự phát triển của xã hội Việt Nam, và để thực hiện sứ mệnh truyền thông? 2. Cho đến thời nhà Nguyễn, ở Việt Nam chưa có báo. Các vua nhà Nguyễn, từ Minh Mạng trở đi, đã lệnh cho các tàu buôn khi sang Hong Kong phải mua báo tiếng Anh, tiếng Pháp mang về và nhờ các nhà truyền giáo phương Tây dịch cho nghe. Hậu bán thế kỷ XIX, trong hoàn cảnh quốc phá gia vong, báo chí Việt Nam ra đời và gắn chặt với những diễn biến của lịch sử nước nhà. Năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định. Hai năm sau, ngày 29-9-1861, tờ Le Bulletin Officiel de l’Expédition de la Cochinchine (Nam Kỳ viễn chinh công báo) ra đời. Tờ báo tiếng Pháp này được bọn thực dân xem là phương tiện để truyền đạt những luật lệ của “mẫu quốc” đến người dân Sài Gòn – Gia Định. Năm 1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, và cũng trong năm này, tờ báo thứ hai, Le Bulletin des Communes (Làng xã công báo), được ấn hành. Nó được in bằng tiếng Hán để có thể phổ biến rộng trong giới quan lại người Việt vốn chưa thông thạo tiếng Pháp. Năm 1964, tờ báo tiếng Pháp Le 1 Đăng trong Gia Định báo, tờ báo Việt ngữ đầu tiên. 2006. Nxb. Đại học Quốc gia TPHCM. Trang 128142.Sửa chữa 2013. Courrier de Saigon (Thư tín Sài Gòn) ra đời. Sau tờ báo này một năm, và giữa hai lần Pháp xâm chiếm ba tỉnh miền Đông (1962) và ba tỉnh miền Tây (1867), chính quyền thực dân đã cho ra mắt tờ báo in bằng chữ Quốc ngữ Latin đầu tiên ở Việt Nam, tờ Gia Định báo. Báo Courrier de Saigon số 7, ngày 5.4.1865 thông báo về sự ra đời này: "Trong tháng này (tức tháng 4.1865 – LKC) sẽ có số thứ nhất một tờ báo in bằng tiếng An-nam thông thường. Dưới một hình thức thu hẹp ấn bản sẽ gồm các tin tức ở thuộc địa, giá cả nhiều loại hàng và một vài ý niệm hữu ích cho người bản xứ. Tờ báo sẽ ra hàng tháng và sẽ phát không trong các trường học để học sinh khá trong các làng mạc có thể đọc được ..." 2. Tờ báo do một thông ngôn người Pháp trong Soái phủ Nam Kỳ tên là Ernest Potteaux làm Chánh Tổng tài. Số đầu tiên ra mắt ngày15.4.1865, gồm 4 trang, khổ 25x32 cm. Lý do khiến tờ công báo này được in bằng chữ Quốc ngữ thay vì tiếng Pháp hay tiếng Hán như các tờ báo ra trước đó được nói rõ trong văn thư của Thống đốc Nam Kỳ gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp ngày 9.5.1865: “… tờ Gia Định Báo đã được dân chúng ủng hộ một cách nồng nhiệt và ở nhiều địa phương những em bé biết đọc chữ Quốc ngữ đã đọc báo cho cha mẹ chúng nghe. Như vậy tờ báo này xuất bản mỗi tháng một lần sẽ là một sự hữu ích không thể chối cãi được và nó góp phần vào việc thay thế chữ của chúng ta và chữ Hán, một thứ chữ mà chỉ có một thiểu số quan lại hiểu biết mà thôi”3. Ngày 16.9.1869, người đã cộng tác với Gia Định báo từ khi mới ra đời, ông Trương Vĩnh Ký, được giao chức vụ Chánh tổng tài. Vai trò của những Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của (chủ bút), hợp cùng các trí thức, nhà báo người Việt đầu tiên như Tôn Thọ Tường, Trương Minh Ký,… đã thể hiện rất rõ qua những cách tân mạnh mẽ của Gia Định báo: tính chất công báo ngày càng giảm, nội dung tờ báo phong phú hơn với những thông tin về cuộc sống của người dân, chuyện ở làng xã, những bài nghiên cứu về lịch sử, trang văn học nghệ thuật như thơ, chuyện cổ tích,…; cổ suý tân học, chữ Quốc ngữ; v.v. Báo cũng tăng 4 kỳ/tháng, tăng trang bằng hình thức “trang phụ”,… 3. Về mặt ngôn ngữ, Gia Định báo có thể xem là bức phác thảo tiếng Việt ở Nam Bộ sinh động trong gần 50 năm (1865-1910), trên nhiều bình diện: chính tả, từ vựng, cú pháp, phong cách. 2 Theo Nguyễn Phú Phong, Tranh luận về áp dụng chữ quốc ngữ. http://chimvietvni.free.fr/index2.htm. 3 Theo Huỳnh Văn Tòng, 2000. Báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến 1945. Nxb. TPHCM. Trang 68. 3.1. Về chính tả, do chữ Quốc ngữ Latin những năm 80 của thế kỷ XIX còn đang trong giai đoạn hoàn thiện; hơn nữa, do chữ được đúc từ nước Pháp, theo mẫu tự của tiếng Pháp, nên một số ký hiệu như dấu thanh, dấu ngang trên chữ đ,… còn thiếu hoặc chưa chính xác. Chẳng hạn, thống kê một bài dài 183 từ trong phần Công vụ số 4 (15.7.1865), có 31 từ bắt đầu bằng phụ âm “đ” thì đều bị in thành “d”. Từ số báo thứ 5 (15.8.1865), con chữ “đ” bắt đầu xuất hiện, nhưng vẫn còn lẫn lộn giữa “d” với “đ”; ví dụ: Quảng Đông - Quản-dông; ngựa đực - ngựa dực. Âm /j/, /z/ cũng được ghi không thống nhất; khi viết là j, khi viết là d, gi, hoặc z (/jân/dân/zân; jịch/dịch/zịch). Thống kê một đoạn dài 394 từ trên Gia Định báo số 4 thì có đến 15 từ có phụ âm đầu “d” được in là “j”4. Ngoài ra còn hàng loạt những khác biệt so với chính tả hiện hành như: giải (thưởng)/ giảy; ngày/ngằy; tranh (giành)/chanh; sửa/sữa; sĩ/sỉ; miễn/miểng; (tiền, đồng) cắc/cắt; (rượu) chát/chác; bản đồ/bảng đồ; quyền/quiền; triệt/tryệt;…- quốc/quấc, mừng/mầng; từng (trải)/tầng; nhất/nhứt; thư từ/thơ từ; chân/chơn/chưng; nhất/nhứt, nhật (trình)/nhựt; mừng/mầng; chịu/chiệu;...; dấu ngang trong được sử dụng để đánh dấu các từ ghép, đặc biệt là trong địa danh, nhân danh như Nam-kỳ, Nguyễn-đình-túc, Nguyễn-trọng-hiệp xuất hiện đều đặn; các dấu thanh được đặt khá thoải mái, khi trên âm chính, khi trên âm đệm;…. Thử đọc lại vài đoạn Gia Định Báo thời kỳ đầu để hình dung về chính tả của chữ Quốc ngữ giai đoạn phôi thai: “Hội đồng này bây giờ là hội đồng các quan mạc lòng như nê mà làm ra một bộ riêng ở. Ngoài các việc quan, không lo gì đến các việc công, không thuộc gì phép quan trị cũng như bên Pha-lang-sa có ý lo một sự nhừ ta mọi nơi chanh cùng nhau tài trí khôn ngoan, và mọi người tuỳ sức tuỳ bậc mà lo hết lòng hoặc việc làm đất làm ruộng hoặc việc nghề nghiệp nào thì được sinh ra lợi ích cả và dịa phạn, dược thên ra những cách thiên hạ thinh sự khá hơn. Ay vậy, Hội-đồng bây giờ đang tra, dang lập sổ các giống, các thứ người ta trồng mọi nơi những cách người ta jùng mà làm, những tốn kém giống nọ dồ kia, các kì sự việc canh nông, việc nghề nghiệp người ta…” “Gia-dịnh-báo Pha-lang-sa mới in ra yết thị về việc treo giấy ngằy 25 tháng 6 giơ thứ 6 sớm mai tại phía tiền thành củ có hai giấy chỉ riêng về người Annam.một là xe bò chạy dược dến nơi thứ nhứt là có 150 quan tiền thứ hai là là 50, thứ ba là 25 rồi giày ngựa Annam, người Annam mạc dồ Annam 4 Theo Ngô Y Vân và nhiều người khác. 2003. Lịch sử báo chí Việt Nam, giai đoạn 18651945. Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG-HCM. cởi dược. thứ nhứt là 300 quan tiền; thứ hai là 100; thứ ba 50.Còn một giảy về các ngựa Annam, ngựa Mani, ngựa nhỏ khác: thứ nhứt 400; thứ hai 200. Ai có muốn thì ngằy ấy mấy bữa trượt phải dến nhà quan Tham-biện Thượng –thơ khai cho rõ mình muốn thi khoá nào, và lại mấy bữa trước phà tập ngựa hằng ngằy cho nó chạy mấy phúc, phải cho nó ăn lúa ăn cỏ phơi khô, phải lấy rượu mạnh xoa bóp cho nó, phải chùi phải rữa nó cho sạch, thì dừng có dể nó vừa nóng mà chảy mồ hôi tức thì nó nguội nó lạnh di, cứ bấy nhiêu dều làm vậy thì ngựa mình mới lành mạnh dược lấy giảy.” Khi chữ Quốc ngữ dần dần ổn định thì hình thức chính tả trên Gia Định báo ngày càng gần với chính tả tiếng Việt hiện hành. Thử đọc một tin trên số 4.9.1883, gần 20 năm sau ngày ra số đầu tiên. Chính tả chính xác hơn, việc sử dụng các dấu câu như dấu phẩy (,), dấu chấm phẩy (;), dấu hai chấm (:) và xuống dòng khá hợp lý: “Le Gonverneur de la Cochinchine francaise, chevalier de la Légion dhonneur et officier dAeadémie, Hôm nay có gởi tin dây thép cho các quan tham biện ở hạt Nam-kỳ mà nói về các việc sau này: “Tàu Chateur - Renard kéo các sắc cờ, tới nơi là ngày hôm qua (29 aou, dưới tàu có chở ông de Champeaux là quan Giám đốc Nam-kỳ, có đem những điều thế cả về sự ông Harmand, là commissaire général, thay mặt nước Langsa, cùng các quan toàn quiền Annam làm lời hòa ước cùng kí tên tại Huế, là ngày 25 aou “Các điều thể cả kể ra sau này: Trong nước Annam cùng đất Bắc-kỳ đều chịu chúng ta bảo hộ trọn phép chắc chắn; Tỉnh Bình-thuận nhất định sát nhập đất Nam-kỳ; Đồn Vùng-chùa và các đồn Thuận-an phải có lính trú phòng hoài hoài; Các đạo bịnh Annam, triều đình Huế đã sai ra Bắc-kỳ, phải tryệt về lập tức, còn các binh lính đã đặt ở tại Bắc-kỳ, bởi vô sự bình yên thì giữ y số cũ; Truyền cho các quan Annam ở tỉnh thành nào đều phải về đó mà lãnh việc như cũ, lại Nhà nước Langsa có cấp bằng cho ai, thì nhà nước Annam cũng phải y theo; Trong các tỉnh Bắc-kỳ đều phải có quan Langsa ở, cũng phải có quân binh cho đủ mà đàn áp; Các trường quan thuế trong cả và nước Annam đều thuộc trọn trong tay Nhà nước Langsa; Đặt dây thép bộ từ Saigon ra Hà-nội; Quan Khâm sứ ở tại Huế có việc sẽ diện tấu cùng vua Annam; Dọc sông Dò đều phải đặt binh, trong mọi chỗ cần kíp đều phải làm đồn; Đồng bạc lớn-nhỏ tại đất Nam-kỳ đều thông dụng trong cả và nước Annam; Đến sau sẽ giao hội tại Huế cho được định phép buôn bán, phép quan thuế, các món thuế, cùng các việc nhánh nhóc; Các quan toàn quiền Annam đều xin tại thuế phải đặt Khâm sứ lại cho mau; Lời giao ước này đã gởi về Paris, cho ông Président de la République định đoạt. Le Gouvernear Charles THOMSON” 3.2. Về từ ngữ, Gia Định báo đã phản ánh một cách toàn diện vốn từ lúc bấy giờ của phương ngữ Nam Bộ. Ngoài một số từ ngữ tiếng Pháp còn rơi rớt trong các văn bản, nhất là những từ ngữ chỉ tháng ngày, chức vụ hoặc quốc hiệu Pháp,… (chẳng hạn: Septembre; Juin; Président de la République; Le Gonverneur de la Cochinchine francaise; République francaise, Liberté – Égalité – Fraternité…), có thể nói vốn từ ngữ mà người dân Nam Bộ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX sử dụng đều đã xuất hiện trên Gia Định báo. Quan điểm của Trương Vĩnh Ký và những đồng sự là dùng một thứ tiếng “Annam ròng” để người bình dân ít học có thể đọc được nên từ ngữ trên Gia Định Báo rất ít từ Hán Việt. Đây cũng là điểm cần lưu ý bởi báo chí tiếng Việt xuất bản tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ cùng thời kỳ, hoặc sau Gia Định báo một thời gian ngắn, vẫn đầy dẫy từ Hán Việt. Từ ngữ trên Gia Định báo hết sức giản dị, dễ hiểu, đậm chất phương ngữ; chẳng hạn: mua trót năm (mua cả năm); toà buôn bán (cơ sở buôn bán); sở heo (cơ sở chăn nuôi heo); sự ấy (việc ấy); làm lời (ra quyết định); lệ thường (thông lệ); dây thép (điện tín); núi lửa dậy (núi lửa hoạt động); ăn thưởng (thưởng); đặng (được, để); mắc nắng (bị hạn); mắc/ mắt (bận); 8 giờ ban mai (8 giờ sáng); ve (chai, lọ); nhà chơi (nhà hát, rạp hát); ưng (đồng ý); khứng (chấp thuận); láo dáo (nháo nhác);… Ngoài ra trên Gia Định báo vẫn còn có nhiều từ ngữ cổ, khá phổ biến vào thời ấy, nhưng nay không còn sử dụng hoặc sử dụng hạn chế như: nhựt trình (báo); tầm thường (bình thường); niên canh (tuổi tác); truyền báo (thông báo); đình (ngưng); biên (viết);… Có thể nói đây là một kho ngữ liệu hết sức phong phú cho những nhà nghiên cứu phương ngữ học, từ nguyên học. Nó hé mở cho ta thấy một số cách cấu tạo từ của tiếng Việt thế kỷ XIX mà nay không còn, hoặc đã thay đổi. Chẳng hạn mắc nắng cùng quy luật cấu tạo với mắc mưa, nhưng khác với trường hợp mắc mưa, tiếng Việt hiện nay hầu như rất ít dùng tổ hợp mắc nắng. Nhà chơi (được sử dụng song song với nhà hát) cũng là một từ lạ tai, dù cho đấy là một kiểu kết cấu không lạ chút nào (ss. nhà hát, nhà trò, nhà thi đấu). Ăn thưởng bây giờ không còn được dùng, trong khi những từ ngữ cùng loại với mô hình cấu tạo “ ăn + động từ” như ăn vạ, ăn cưới, ăn hỏi, ăn giỗ, ăn nằm,… vẫn thông dụng trong tiếng Việt hiện đại. Đấy là những cách cấu tạo rất Nam Bộ, cụ thể, sinh động, hình ảnh.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2