intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngôn ngữ mạng của giới trẻ Trung Quốc ảnh hưởng đến giới trẻ Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

45
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Ngôn ngữ mạng của giới trẻ Trung Quốc ảnh hưởng đến giới trẻ Việt Nam hiện nay trình bày thực trạng ngôn ngữ mạng của giới trẻ Trung Quốc hiện nay; Ảnh hưởng ngôn ngữ mạng của giới trẻ Trung Quốc hiện nay tới giới trẻ Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngôn ngữ mạng của giới trẻ Trung Quốc ảnh hưởng đến giới trẻ Việt Nam hiện nay

  1. NGÔN NGỮ MẠNG CỦA GIỚI TRẺ TRUNG QUỐC ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY Phạm Hải An, Phùng Lý Linh Nga, Hoàng Thị Thanh Ngân, Nguyễn Thị Bảo Trân Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Kiều Thị Vân Anh TÓM TẮT Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, kéo theo nhiều vấn đề về đời sống xã hội. Trong đó “ngôn ngữ mạng” là một hiện tượng cần được quan tâm đúng mức. Ngôn ngữ này một mặt tạo ra sự khác biệt thể hiện sự tự tin, năng động, sáng tạo của giới trẻ nhưng mặt khác lại khiến hệ thống ngôn ngữ từ chữ viết đến tiếng nói đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Từ lóng hay ngôn ngữ mạng là những câu, từ thể hiện sự gần gũi được sử dụng thường xuyên mà ta thường bắt gặp trên mạng xã hội. Nó là hình thức ngôn ngữ không chính thức, mang tính đặc sắc riêng của mỗi vùng, mỗi quốc gia được biểu đạt do chính giới trẻ tạo ra. Song, mạng xã hội của giới trẻ nước ngoài hiện nay có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ tới giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là mạng xã hội Trung Quốc. Từ khóa: Mạng xã hội, giới trẻ, ngôn ngữ mạng, từ lóng. 1. THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ MẠNG CỦA GIỚI TRẺ TRUNG QUỐC HIỆN NAY Theo sự phát triển toàn cầu, đời sống xã hội đã xuất hiện nhiều vấn đề mới nảy sinh. Một trong số những vấn đề mà toàn xã hội quan tâm đó chính là sự phát triển của mạng xã hội. Với sự bùng nổ của mạng internet, điện thoại di động, giới trẻ tự phát triển một loại ngôn ngữ mạng dành riêng cho mình – “ngôn ngữ mạng”. Hiện tượng này gần như xuất hiện ở tất cả các quốc gia, và Trung Quốc không phải là ngoại lệ. 1.1. Tích cực Trước hết, các nghiên cứu liên quan chỉ ra rằng sự tự do, sự phát huy không giới hạn về không gian của ngôn ngữ mạng không chỉ kích thích sự hăng say sáng tạo và tưởng tượng của giới trẻ mà còn giúp ích cho giới trẻ có năng lực thích nghi và sử dụng linh hoạt ngôn ngữ và những sự vật hiện tượng mới. Thứ hai, ngôn ngữ mạng có thể kích thích trí tưởng tượng của giới trẻ. Ở một trình độ nhất định, ngôn ngữ truyền thông làm phong phú thêm đời sống học tập ngôn ngữ của giới trẻ, đồng thời giúp nâng cao khả năng diễn đạt ngôn ngữ và trí tưởng tượng của giới trẻ. 1.2. Tiêu cực Trước hết, ngôn ngữ mạng sẽ khiến giới trẻ hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ và từ ngữ không theo quy luật, điều này rất bất lợi cho việc nâng cao khả năng ngôn ngữ một cách khoa học. Thứ hai, trên mạng có rất nhiều lời lẽ thô tục, đối với giới trẻ, thể chất và tinh thần, cái nhìn về nhân sinh quan và thế giới quan 3597
  2. chưa thật sự hiểu rõ, khó chuẩn bị tâm lý để nhận diện những hiện tượng xấu trên mạng. Vì vậy, những ngôn ngữ thô tục trên mạng không chỉ làm cho tâm trí của giới trẻ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực mà còn khiến khả năng đọc và trình độ ngôn ngữ chính thống bị sụt giảm nghiêm trọng do thói quen sử dụng ngôn ngữ và từ ngữ không theo quy luật. 2. ẢNH HƯỞNG NGÔN NGỮ MẠNG CỦA GIỚI TRẺ TRUNG QUỐC HIỆN NAY TỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM: Từ ngữ Tiếng Việt thường mượn chữ Hán của Trung Quốc rất nhiều cho nên đa số giới trẻ hiện nay thường quan tâm và sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu. Việc biết nhiều và sử dụng thành thạo từ lóng hay ngôn ngữ mạng trong giao tiếp thể hiện khả năng ngôn ngữ của bạn tốt, vốn từ phong phú, ngắn gọn, đồng thời bắt kịp xu hướng thời đại cái mà người ta gọi là “Gen Z” (chính là thế hệ giới trẻ sử dụng mạng xã hội hiện nay). Vậy thì ngôn ngữ mạng của giới trẻ Trung Quốc hiện nay đã ảnh hưởng đến giới trẻ Việt Nam như thế nào? 2.1 Ảnh hưởng tích cực Trước hết không thể phủ nhận rằng việc sử dụng tiếng lóng ngôn ngữ nước ngoài, ngôn ngữ mạng chủ yếu là phương tiện truyền thông cũng có tác dụng nhất định như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian, có những yếu tố sáng tạo làm cho hoạt động giao tiếp cũng mới mẻ, phong phú hơn. Thay vì phải nói một câu rất dài dòng giới trẻ đã có sự giản lược trong các cuộc nói chuyện đan xen nhiều từ ngoại lai hiện tượng Trung hóa, Anh hóa, Pháp hóa…Có thể thấy ngôn ngữ giới trẻ không phải là một hiện tượng dị thường đột biến trong tiếng Việt và chúng đã thể hiện sự kế thừa cách tân sáng tạo của giới trẻ trên hành trình đổi mới ngôn ngữ qua sự ảnh hưởng của lớp trẻ Trung Quốc. Điều đó thể hiện tính thời thường bắt kịp xu hướng hài hước, dí dỏm nhu cầu sáng tạo ngôn từ người trẻ sử dụng ngôn ngữ mạng rộng rãi chẳng hạn các từ cụm từ như: hảo bạn, cẩu lương, mỹ nữ, trà xanh, lão đại, thánh địa, gà cưng, viêm màng túi… được thêm vào các câu chuyện thường ngày đôi khi có sự kết hợp sáng tạo trong ngôn từ như vậy làm cho câu văn trở nên ngắn gọn, thú vị và quan trọng nó lại rất dễ hiểu thay vì phải nói theo kiểu văn vở. Nếu các từ lóng được giới trẻ Trung Quốc sử dụng trong tiếng Hán hiện đại “Soái ca” là hình tượng nhân vật nổi bật trong tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc hiện đại với mô típ đặc trưng một anh chàng đẹp trai giàu có, lãng tử, si tình được các cô gái hâm mộ, yêu thích…từ lúc này đã trở thành hiện tượng ngôn ngữ cùng với cơn sốt ngôn tình Trung Quốc của giới trẻ Việt Nam. Để ngôn ngữ không bị nhàm chán, rập khuôn thì một ngôn ngữ muốn có sức sống thì phải không ngừng tiếp thu những cái mới những cái hay để đảm bảo cho nhu cầu sinh tồn và phát triển đồng thời phải luôn duy trì sự trẻ trung hấp dẫn bắt kịp xu hướng thời đại quốc tế hóa nếu so sánh ngôn ngữ viết truyền thống ngôn ngữ mạng được hình thành trong không gian ảo. Do vậy có thể phát huy được tin tự do, sáng tạo sẽ mang lại sức sống cho tiếng Việt hiện đại .Có thể nói hiện tượng ngôn ngữ mạng tiếng Trung vào trong lời nói tiếng Việt của giới trẻ hiện nay là kết quả của sự giao lưu tiếp biến văn hóa ngôn ngữ nước ngoài trong thời đại toàn cầu hóa giúp mở rộng thị trường phát triển đất nước, tạo mối quan hệ thân thiết giữa hai nước. 3598
  3. 2.2. Ảnh hưởng tiêu cực: Bên cạnh những mặt tích cực, ngôn ngữ mạng Trung Quốc cũng mang lại những tiêu cực không nhỏ tới giới trẻ Việt Nam hiện nay. Tiếng Hán là một trong số những ngôn ngữ khó nhất trên bản đồ ngôn ngữ thế giới, ngay cả những người bản địa còn khó có thể hiểu biết hết vậy thì thử đặt dấu chấm hỏi rằng giới trẻ Việt Nam nắm bắt được bao nhiêu phần trăm loại về ngôn ngữ này. Thực tế giới trẻ hiện nay sử dụng mạng xã hội với mục đích đa phần để giải trí, họ tiếp thu ngôn ngữ mạng Trung Quốc một cách tự phát và theo phong trào, đua nhau học lỏm, điều này khiến các bạn trẻ dễ hiểu sai dẫn đến trong quá trình diễn đạt cho người khác hiểu vô tình bóp méo ngôn ngữ đó bẻ sang một nghĩa khác, hoặc nếu người diễn đạt có hiểu nhưng để diễn tả cho người khác hiểu đúng ý đó cũng là một vấn đề khó. Giới trẻ Việt Nam hiện nay có phong trào đam mê và luôn theo dõi các thần tượng nổi tiếng Trung Quốc bằng cách sử dụng các mạng xã hội Trung Quốc như Wechat, Douyin, Weibo…. Những ngôn ngữ trên các nền tảng xã hội Trung Quốc này cũng ảnh hưởng rất lớn tới giới trẻ Việt Nam, xuất hiện tình trang giới trẻ “lạm dụng ngôn ngữ ngoại lai”. Điều này gây nên những tác động tiêu cực, đó là sự xô bồ, lai căng, thậm chí còn quay lưng lại với văn hóa truyền thống nếu chủ thể tiếp nhận chưa có được sự chuẩn bị đầy đủ khả năng lựa chọn, không những thế còn mất đi bản sắc văn hóa của Tiếng Việt. Ngoài “lạm dụng ngôn ngữ ngoại lai” còn xuất hiện tình trạng “tự chế” tiếng Trung đưa vào cuộc sống hằng ngày trong một số bộ phận giới trẻ theo đuổi thần tượng. Những từ ngữ được giới trẻ “tự chế” này nhằm ám chỉ một ý nghĩa nào đó mà họ cho là thú vị, thích thú. Có thể những từ ngữ tự chế đó là những từ hoa mỹ hay đồi bại, nhưng chúng đều mang lại một hậu quả là làm mất đi ý nghĩa có sẵn và làm cho sự việc câu chuyện trở nên lố lăng đi xa vào tầng ý nghĩa khác. 2.3. Xu hướng ảnh hưởng và giải pháp khắc phục những mặt tiêu cực: Tại sao ngôn ngữ mạng của giới trẻ Trung Quốc lại ảnh hưởng đến giới trẻ Việt Nam như thế? Để giải đáp cho câu hỏi này, có nhiều ý kiến và đã kết luận và tìm ra vấn đề để có những giải pháp khắc phục. Theo như ý kiến cá nhân của mỗi người được biết thì đa phần giới trẻ gen Z hiện nay đều ưa chuộng thích mọi thứ được tóm gọn vừa không mất quá nhiều thời gian mà vừa có thể hiểu được ý mà mọi người đang nói đến trong một cuộc đối thoại. Trong một cuộc trò chuyện nếu như cả hai nhắn quá dài dòng sẽ khiến cho người đọc càng không hiểu câu chuyện mà họ nói tới và sẽ khiến cho họ không muốn đọc vì quá nhiều và dài, làm cho họ mất kiên nhẫn. Tuy nhiên, việc dùng ngôn ngữ mạng như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều về xu hướng lệch chuẩn ngôn ngữ trong giao tiếp của giới trẻ cả trong và ngoài nước với những ai đam mê, thích học và tìm hiểu về cả văn hóa và ngôn ngữ về đất nước họ biểu hiện như: Lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngoài, ngôn ngữ mạng cũng sẽ bị biến đổi âm và ý nghĩa của nó và cuối cùng đặc biệt nghiêm trọng đối với thế hệ trẻ nay đó chính là hiện tượng nói tục chửi bậy xuất hiện rất nhiều ở mọi lớp người khác nhau. Thế hệ trẻ ở Việt Nam đã ảnh hưởng và lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài làm cho tiếng bị méo mó, mất đi giá trị văn hóa và bản sắc riêng. Đồng thời việc này còn dẫn đến việc làm mất đi sự trong sáng của ngôn ngữ và gây ảnh hưởng đối với văn hóa ứng xử giữa người 3599
  4. với người. Cũng vì sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang mạng xã hội, thông tin quảng cáo, các phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội gây ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành giá trị, đạo đức của thế hệ trẻ. III. PHẦN KẾT LUẬN Việc tiếp cận ngôn ngữ trên mạng xã hội lệch lạc làm cho giới trẻ dễ dàng tiếp cận hơn rất nhiều. Chính vì thế chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp khắc phục các mặt tiêu cực về ngôn ngữ mạng của giới trẻ Trung Quốc hiện nay có ảnh hưởng đến giới trẻ Việt Nam. Về phía bản thân chúng ta phải biết cách sử dụng đúng tiếng nước ngoài cũng như tiếng mẹ đẻ của mình, phải có ý nhận thức cái đúng cái sai, hạn chế dùng tiếng lóng, chữ viết tắt để tránh những ngữ nghĩa lệch lạc sai ý nghĩa của câu từ. Không sử dụng những từ ngữ thô tục, từ nghĩa đen tối sẽ làm cho giới trẻ về sau bắt chước và lợi dụng dùng từ ngữ không đúng để sử dụng sai trong giao tiếp với người khác. Tránh lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (nói, đọc, viết) để cho trẻ em tiếp thu nhanh. Về phía nhà trường và xã hội đó là phải giáo dục học sinh sinh viên ý thức trong sáng trong việc dùng ngôn ngữ khi giao tiếp qua điện thoại và mạng xã hội, hãy tự trau dồi làm phong phú ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm trong giao tiếp và cả tư duy, học đúng chuẩn ngôn từ, không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với người khác. Không đọc và không mua những cuốn sách kém chất lượng có nhiều sai sót, nghiêm cấm hành vi nói tục chửi thề trong và ngoài trường. Và nếu như được chúng tôi có một ý kiến đề xuất cho việc sử dụng ngôn ngữ mạng của giới trẻ nay đó là các trang mạng internet nên chỉnh sửa lứa tuổi phù hợp để cho mọi người có thể tìm những trang web mạng thích hợp cho mọi lứa tuổi nên hay không nên xem. Tránh trường hợp việc tiếp xúc các từ ngữ, hành động không đúng không phù hợp. Phải kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc từng thông tin kỹ lưỡng hợp với từng thế hệ trẻ khi tiếp cận mạng. Mỗi chúng ta phải tự trau dồi và rèn luyện tiếng Việt và tiếng nước ngoài để có nhiều vốn từ phong phú, sử dụng đúng chuẩn mực. Không chạy theo lối giao tiếp lệch lạc, phải bảo vệ ngôn ngữ đúng nghĩa. Luôn chọn lọc và cập nhật những giá trị mới của thời đại. Cho dù có hòa nhập nhưng vẫn phải giữ được phẩm chất đạo đức sự trong sáng của bản thân mình khi dùng ngôn ngữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 . Nhóm nghiên cứu KHKT (2020). Hành vi lạm dụng ngôn ngữ ở học sinh THCS (http://thcsdaosutich.namdinh.edu.vn/tin-tuc-chuyen-mon/de-tai-nghien-cuu-hanh-vi-lam-dung-ngon- ngu-mang-o-hoc-sinh-.html) 2. Hạnh Chi (7/12/2018). Lo ngại thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng trong học sinh. Báo Ninh Bình 3. Trần Văn Dũng - Trần Thị Tú. Hiện tượng lạm dụng ngôn ngữ ngoại lai trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay (4/12/2017). Báo Khoa học Xã hội và Nhân Văn Nghệ An. (http://khxhnvnghean.gov.vn/m/?x=863/dieu-tra-xa-hoi/hien-tuong-lam-dung-ngon-ngu-ngoai-lai- trong-giao-tiep-cua-gioi-tre-hien-nay) 4. Đỗ Tiến Quân - Hà Nguyễn Hằng Nga học viện Khoa học Quân sự. Bàn về một số đặc điểm của ngôn ngữ mạng trong tiếng Hán hiện đại (30/8/2018). 3600
  5. 5. Đỗ Thùy Trang (2018). Ngôn ngữ trẻ qua phương tiện truyền thông. Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế. 3601
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2