intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của John Maxwell Coetzee

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của John Maxwell Coetzee" với mong muốn chỉ ra những vỉa tầng nội dung được nhà văn ẩn giấu đằng sau lớp ngôn ngữ mảnh vỡ của nhân vật; đồng thời khám phá, khai thác các thông điệp tư tưởng mà nhà văn gửi gắm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của John Maxwell Coetzee

  1. NGÔN NGỮ MẢNH VỠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE Bùi Điền Nguyên1 Tóm tắt: John Maxwell Coetzee là niềm tự hào của Nam Phi khi được xướng tên là chủ nhân của giải Nobel Văn học 2003. Tiểu thuyết của ông phục dựng một thế giới trúc trắc, hỗn độn, đầy phí lí của xã hội Nam Phi trong giai đoạn ngự trị và hậu kỳ Apartheid. Sống trong bối cảnh đó, con người tồn tại là những mảnh vỡ, vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân của Apartheid. Từ đây, con người bất lực trong giao tiếp, mang tâm lí hoài nghi, thốt ra những câu từ rời rạc, đứt gãy, sai lạc và ngẫu nhiên. Nghiên cứu tiểu thuyết của Coetzee ở phương diện ngôn ngữ, người viết mong muốn chỉ ra những vỉa tầng nội dung được nhà văn ẩn giấu đằng sau lớp ngôn ngữ mảnh vỡ của nhân vật; đồng thời khám phá, khai thác các thông điệp tư tưởng mà nhà văn gửi gắm. Từ khóa: Ngôn ngữ mảnh vỡ, John Maxwell Coetzee, đứt gãy, sai lạc, ngẫu nhiên, văn học hậu hiện đại. 1. Mở đầu Nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nhân loại đang chuẩn bị bước vào thời kì bùng nổ công nghệ thông tin: “Khoa học và tin học đã nắm “chủ quyền tuyệt đối” trên mọi lĩnh vực” (dẫn theo 9; tr.433). Thông tin đại chúng bắt đầu mở ra một “thế giới phẳng” to lớn. Sống trong không gian rộng lớn nhưng đầy sự trống vắng, con người trở thành những cái tôi vô hồn, những bản thể cô đơn, bị mất phương hướng, xa lạ với thực tại. Từ đây, các giá trị và thước đo trong cuộc sống cũng bắt đầu vỡ vụn. Trong thế giới ấy, con người không còn là“trung tâm của ngôn ngữ nữa, mà bị ngôn ngữ khống chế, đến mức chỉ còn là một bộ phận của hệ thống ngôn ngữ, từ đó “không phải tôi nói ngôn ngữ, mà ngôn ngữ nói về tôi”. (dẫn theo 1; tr.73). Để nhấn mạnh tính chất mảnh vỡ của con người, các nhà văn không chỉ tập trung phát họa chân dung hay miêu tả dòng ý thức của nhân vật mà còn chú trọng vào việc nghiên cứu cấu trúc và hiệu quả của ngôn ngữ. Các tác giả hậu hiện đại thể hiện sự phân mảnh, vỡ vụn của nhân vật trên hầu hết các phương diện ngôn ngữ. Từ đây, ngôn ngữ mảnh vỡ ra đời là sự tất yếu, bởi đối mặt với xã hội hiện hữu trước mắt phân rã và hỗn độn, con người cũng trở nên bất tín, hoài nghi. Theo đó, ngôn ngữ trong tinh thần hậu hiện đại cũng trở nên phân mảnh không theo một trật tự hay khuôn mẫu nào giống như ngôn ngữ trong văn truyền thống là theo một trình tự, câu cú rõ ràng, cụ thể. Nam Phi thế kỷ XX, Apartheid bắt đầu thực thi chính sách phân loại con người theo màu da, chủng tộc. Từ đây, bộ mặt xã hội của đất nước này trở nên bát nháo, các giai tầng, chủng tộc xảy ra nhiều mâu thuẫn kịch liệt. Đối diện thực tại hỗn độn hiện tồn trước mắt, khi cầm bút sáng tác, Coetzee đề cao tính chất mảnh vỡ với mục đích thể hiện cảm quan về hiện thực và con người. Coetzee quan niệm xã hội bao gồm nhiều phân mảnh, 1. CN, Trường Phổ thông Cao Đẳng FPT Polytechnic 87
  2. NGÔN NGỮ MẢNH VỠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE hỗn độn nên con người sống trong đó cũng không hoàn hảo và trở nên bất toàn. Chính vì thế, trong tiểu thuyết, Coetzee để những đứa con tinh thần của mình: “Mắc kẹt trong: “Thế giới lạnh lùng, vô cảm” (dẫn theo 5) của Apartheid ở Nam Phi. Các nhân vật dần trở thành những mảnh vỡ đơn chiếc, bị ngăn cách khỏi cộng đồng, xã hội. Từ đây, ngôn ngữ của nhân vật cũng được nhà văn thể hiện mang đậm chất tinh thần hậu hiện đại là vỡ vụn, khó nắm bắt, bởi tất cả đều trở nên rời rạc, đứt gãy. Vì thế, trong tiểu thuyết của mình, để nhấn mạnh tính chất mảnh vỡ, Coetzee phân rã nhân vật trên hầu hết tất cả các phương diện, trong đó tiêu biểu nhất là ngôn ngữ. Nghiên cứu ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Coetzee, chúng tôi tập trung khai thác ở các kiểu mảnh vỡ ngôn ngữ: rời rạc, đứt gãy, sai lạc và ngẫu nhiên, trong phạm vi khảo sát là ba tiểu thuyết: Cuộc đời và thời đại của Michael K, Ruồng bỏ, Những cảnh đời tình lẻ. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm Ngôn ngữ mảnh vỡ Chủ nghĩa hậu hiện đại rất sùng bái “cái biểu đạt”, phóng đại vai trò to lớn của yếu tố ngôn ngữ này đến vô hạn, từ đây dẫn đến việc, trong quá trình sáng tác, các nhà văn hậu hiện đại tùy tiện ghép từ, tạo câu, bất kể sự trống rỗng, vỡ vụn, đứt gãy, sai lạc trong nội dung phát ngôn của nhân vật. Từ đây, thuật ngữ ngôn ngữ mảnh vỡ được đề xuất. Thuật ngữ này ra đời còn dựa trên nhiều nền tảng triết học như quan niệm “cái chết của Tác giả” của R. Barthes, “Chúa đã chết” của F. Nietzsche, “Con người đã chết” của M. Foucault, “trò chơi ngôn ngữ” của L. Wittgenstein. Bàn về ngôn ngữ mảnh vỡ, trong Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison, Nguyễn Thị Minh Thảo nhận định: “Ngôn ngữ mảnh vỡ hay lối biểu đạt bằng mảnh vỡ (cũng là diễn ngôn mảnh vỡ) là một đặc trưng cơ bản cho cách tiếp cận hiện thực của văn học hậu hiện đại. Lối viết này ra đời trên cơ sở giải tâm, bất định, đứt đoạn, rời rạc, lắp ghép, phân mảnh, trống rỗng, ngoại biên, phi nghiêm cẩn, ngẫu nhiên...” (dẫn theo 7; tr.67). Nguyễn Thị Ngọc Thủy nhận thấy ngôn ngữ mang tính chất mảnh vỡ là “ngôn ngữ mất hẳn chức năng giao tiếp và ngược lại lại trở thành rào cản trong các mối quan hệ của các nhân vật” (dẫn theo 10; tr.218) và “mảnh vỡ ngôn ngữ không chỉ phản ánh một cái nhìn đầy rạn nứt của nhân vật về ngôn ngữ mà nó còn cho thấy sự mất niềm tin của nhân vật vào những phạm trù mà trước đây được cho là thiêng liêng của đời sống” (dẫn theo 10; tr.221). Từ đây, ngôn ngữ mảnh vỡ được hiểu là sự đứt gãy, rời rạc, xáo trộn và biến động bất thường không chỉ ở lớp bề mặt của những con chữ mà còn trong mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ. Kể từ khi xuất hiện, ngôn ngữ mảnh vỡ được sử dụng linh hoạt và nhanh chóng xác lập nội hàm khái niệm vào trong các tác phẩm văn học, khẳng định vai trò và vị trí độc tôn trong việc chi phối đến bộ mặt, phương diện và các vỉa tầng nội dung bên trong tác phẩm: “Ngôn ngữ mảnh vỡ thể hiện ở tất cả các phương diện, tất cả các yếu tố cơ 88
  3. BÙI ĐIỀN NGUYÊN bản của hình thức nghệ thuật trong tác phẩm như cốt truyện, nhân vật, tâm lí nhân vật, thời gian, không gian, nghệ thuật trần thuật,..” (dẫn theo 7; tr.67). Nhưng sự có mặt của thuật ngữ này dẫn đến các hệ quả:“Văn bản là một cái gì luôn luôn dở dang, luôn luôn được hình thành, tồn tại trong quá trình “sản xuất” liên tục”; “Tính thống nhất của nó không ở nơi xuất phát mà chủ yếu ở nơi tiếp nhận, hay nói cách khác, người có khả năng tạo nên sự thống nhất của văn bản không phải là tác giả mà chính là người đọc” (dẫn theo 7; tr.45). Việc thể hiện ngôn ngữ mảnh vỡ trong tác phẩm, Coetzee mong muốn người đọc phải tham gia tích cực vào việc thu gom và nhặt nhạnh, tập hợp và sắp xếp, tổng hợp các mảnh vỡ ngôn từ để tiếp nhận tác phẩm. Thế nên, ẩn đằng sau lớp ngôn từ vỡ vụn, đứt gãy, nhà văn phục dựng và phản ánh một thế giới hiện thực phân rã, hỗn độn, con người đánh mất niềm tin vào những điều hiện hữu trước mắt. Nghiên cứu ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Coetzee, người viết mong muốn khám phá dòng tâm trạng trong lối tư duy phức hợp của con người hậu hiện đại. 2.2. Ngôn ngữ rời rạc, đứt gãy Trong các tác phẩm của mình, mỗi nhà văn hậu hiện đại có nhiều hình thức khác nhau trong việc thể hiện tính chất rời rạc, đứt gãy của ngôn ngữ. Ở Toni Morrison, ngôn ngữ rời rạc, đứt gãy được nhà văn thể hiện thông qua việc: “Phá vỡ trật tự thời gian, kiến tạo những sự kiện không liền mạch”, “phá vỡ yêu cầu chuẩn mực về chia thì cho động từ của tiếng Anh”, “xóa bỏ cách thức viết hoa” (dẫn theo 7; tr.83). Đến với Coetzee, sự rời rạc, đứt gãy của ngôn ngữ được thể hiện thông qua việc nhà văn phá vỡ mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ (Cái muốn biểu đạt, cái biểu đạt và cái được biểu đạt) và phá vỡ dòng chảy nội tâm của nhân vật. Trong lí thuyết ngôn ngữ của Ferdinand de Saussure (nhà ngôn ngữ học và ký hiệu học người Thụy Sĩ), ngôn ngữ được coi là một hệ thống tín hiệu. Mỗi tín hiệu đều được cấu trúc dựa trên mối quan hệ, sự tương tác giữa các yếu tố ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ đối thoại, các yếu tố ngôn ngữ bao gồm cái muốn biểu đạt, cái biểu đạt và cái được biểu đạt có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Cái muốn biểu đạt là cái bên trong, thường diễn ra trong tâm thức, có sự sắp xếp, chuẩn bị từ trước để phát ngôn thành cái biểu đạt. Cái biểu đạt của ngôn ngữ là “mặt vật chất” hay là “cái vỏ tiếng” (cách dùng từ trong Dẫn luận ngôn ngữ). Về cái được biểu đạt, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ có xu hướng “đồng nhất nó với đối tượng biểu thị, cho ý nghĩa của ngôn ngữ là để gọi tên hay phản ánh sự vật hiện tượng” (dẫn theo 6). Nói giản đơn, cái muốn biểu đạt là cơ sở hình thành của cái biểu đạt và cái biểu đạt có mặt vật chất như thế nào thì cái được biểu đạt sẽ biểu thị như thế ấy. Cái được biểu đạt sẽ phản ánh tâm thức, suy nghĩ, mong muốn của đối tượng giao tiếp thông qua trung gian là cái biểu đạt. Vận dụng cách hiểu này vào kiểm nghiệm ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Coetzee, ta chỉ thu về tập hợp rỗng, bởi mối quan hệ giữa ba yếu tố trên trong ngôn ngữ nhân vật của Coetzee đã bị nhà văn phá vỡ. Chúng tồn tại rời rạc, đứt gãy. Đôi khi, cái muốn biểu đạt không phải là tiền đề của cái biểu đạt, 89
  4. muốn của đối tượng giao tiếp thông qua trung gian là cái biểu đạt. Vận dụng cách hiểu này vào kiểm nghiệm ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Coetzee, ta chỉ thu về tập hợp rỗng, bởi mối quan hệ giữa ba yếu tố trên trong ngôn ngữ nhân vật của Coetzee đã bị nhà văn phá vỡ. Chúng tồn tại NGÔN NGỮ MẢNH VỠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE rời rạc, đứt gãy. Đôi khi, cái muốn biểu đạt không phải là tiền đề của cái biểu đạt, cái biểu đạt không thực hiện được chức năng của mình, cái được biểu đạt không phản ánh đúng cái muốn biểu đạt của nhân đạt không thực hiện được chức năng của mình, cái được biểu đạt không phản cái biểu vật. ánh đúng cái muốn biểu đạt của nhân vật. Cái muốn Cái biểu biểu đạt đạt Cái được biểu đạt Hình Hình 1.đồ thể hiệnthể hiện mốigiữa cái muốn biểu đạt, 1. Biểu Biểu đồ mối quan hệ quan hệ giữa cái muốn biểu đạt, cái biểucái đượccái đượctrong ngôntrong ngôn ngữ cái biểu đạt và đạt và biểu đạt biểu đạt ngữ Trong Ruồng bỏ, ngôn ngữ đối thoại của David thường xuất hiện một số cụm từ Trong Ruồng bỏ, ngôn ngữ đối thoại của David thường xuất hiện một số cụm từ được lặp được lặp đi lặp lại như điệp khúc: “ông không nói … mà ông nói ….”, “thay vì ông nói đi lặp lại như điệp khúc: “ông không nói … mà ông nói ….”, “thay vì ông nói …. Ông lại …. Ông lại nói…”, “lẽ ra nên nói thế. Thay vào đó ông nói…” [2]. Các cụm từ trên là nói…”, “lẽ ra nên nói thế. Thay vào đó ông nói…” [2]. Các cụm từ trên là điển hình cho sự rời điển hình cho sự rời rạc, đứt gãy trong ngôn ngữ; đồng thời cũng nói lên sự bất toàn, mâu rạc, đứt gãy trong ngôn ngữ; đồng thời cũng nói lên sự bất toàn, mâu thuẫn bên trong nhân vật. thuẫn bên trong nhân vật. Ngôn ngữ của David không phản ánh đúng tâm trạng, hoàn Ngôn ngữ của David không phản ánh đúng tâm trạng, hoàn toàn bị động, phụ thuộc vào ngữ toàn bị động, phụ thuộc vào ngữ cảnh. Ngữ cảnh chi phối tâm lí nhân vật dẫn đến thực tế cảnh. Ngữ cảnh chi phối tâm lí nhân vật dẫn đến thực tế phát ngôn có sự mâu thuẫn, không đồng phát ngôn có sự mâu thuẫn, không đồng bộ giữa cái muốn biểu đạt và cái biểu đạt. Điển bộ giữa cái muốn biểu đạt và cái biểu đạt. Điển hình là đoạn đối thoại giữa David và Isaac: hình là đoạn đối thoại giữa David và Isaac: “ Tôn kính Tôn Ông ư? Ông lạc hậurồi, ông ông Isaacs ạ. Con gáiông đã mất sự tôn trọng “ ư? kính lạc hậu mất mất rồi, Isaacs ạ. Con gái ông đã mất sự tôn trọng tôi từ nhiều tuầntôi từ nhiều có nguyên và có nguyên đáng.chính đáng. Lẽ ranói thế. Thay vào đó, ông nói: trước, và tuần trước, nhân chính nhân Lẽ ra ông nên ông nên nói thế. Thay vào đó, ông nói: - Tôi sẽ xem tôi có thể làm được gì.” [2; tr.51-52]. 78 Trong cuộc đối thoại với Isaacs, từ lúc mở đầu cho đến kết thúc, David không có nhu cầu giao tiếp, chia sẻ thông tin, mà chỉ thực hiện phát ngôn mang tính chất xã giao, thể hiện sự lịch sự, vì thế đoạn hội thoại đã diễn ra trong sự gượng gạo. Ngôn ngữ của nhân vật không chân thật trong quá trình giao tiếp. Cái muốn biểu đạt và cái biểu đạt chưa tương thích, rời rạc, thiếu liên kết và đứt gãy. David muốn thốt ra là những lời thú tội, giãi bày sự việc, nhưng vì lợi ích cá nhân, bảo vệ nhân phẩm nên nhân vật đã gạt đi những lời nói ấy mà thay vào đó là những phát ngôn dối lòng. David sống trong sự đau khổ, dằn vặt bởi ông luôn nhốt mình trong lớp vỏ trang trọng, đạo đức mà bản thân tự tạo. Đây là một trong những dấu hiệu vỡ vụn, bất toàn của con người trong bối cảnh hậu hiện đại. Sự rời rạc, đứt gãy giữa các yếu tố trong ngôn ngữ nhân vật còn được Coetzee thể hiện trong nhiều đoạn đối thoại khác của David: “Nếu chỉ có hai người, ông sẽ ôm lấy cô, cố làm cô vui lên. Con bồ câu bé nhỏ của tôi. Ông sẽ gọi cô như thế. - Chúng ta vào phòng làm việc của tôi. – ông nói.” [2; tr.48-49] 90
  5. BÙI ĐIỀN NGUYÊN Ở đoạn đối thoại trên, cái mà David muốn biểu đạt là “Con bồ câu bé nhỏ của tôi” nhưng vì áp lực của địa vị, chức vụ, ông đã thốt ra những câu từ nghiêm nghị: “Chúng ta vào phòng làm việc của tôi”. Những câu từ ấy mặc dù thể hiện đúng trách nhiệm xã hội nhưng lại không phản ánh đúng tâm trạng nhân vật là một người đang yêu. Cái biểu đạt trong ngôn ngữ không còn là “cái vỏ tiếng” như cách mà các nhà văn trước đó của văn học truyền thống thể hiện trong phát ngôn của nhân vật, bởi do chủ nghĩa hậu hiện đại rất sùng bài cái biểu đạt mà “phóng đại vai trò to lớn của nó đến vô hạn, dẫn đến việc tùy tiện trong ghép từ, tạo câu, bất kể sự trống rỗng trong nội dung” (dẫn theo 1; tr.77). Cái biểu đạt giờ đây được thay thế bằng ngôn ngữ hình thể. Cái biểu đạt không tồn tại, bởi giờ đây sản phẩm của cái muốn biểu đạt không còn thuần túy là ngôn từ, mà thay vào đó chính là những hành động đơn điệu của nhân vật. Các lượt lời cũng không diễn ra liên tục, bị đứt đoạn, rời rạc. Điều này dẫn đến đoạn hội thoại xuất hiện những khoảng lặng, khoảng trống trắng vô hình - ngôn từ tạm “vắng mặt” (absence). Những khoảng trắng vô hình ấy lại tiếp tục dự báo sự sâu lắng không thể nắm bắt cũng như sự hỗn loạn ẩn đằng sau. Đến với Cuộc đời và thời đại của Michael K, phần lớn trong nhiều đoạn hội thoại của Michael K, Coetzee không để cho nhân vật thể hiện cái muốn biểu đạt của mình bằng ngôn từ mà chỉ đáp lại bằng những hành động đơn điệu như “gật đầu”, “lắc đầu” hoặc im lặng. Có khi, cái biểu đạt xuất hiện nhưng gói gọn trong một từ, một cụm từ đơn lẻ, không mang thông điệp, mà chỉ ẩn dụ về thân phận của nhân vật trong xã hội. Lã Nguyên gọi kiểu ngôn ngữ này là “sự bơ vơ của chữ và nghĩa” (dẫn theo 4). “ - Thế anh đang trông nom trang trại đấy à? Michael K gật đầu. - Thế cái nhà bếp đổ như vậy từ lúc nào nhỉ? Anh ta hỏi. Có nói cho rõ, nhưng Michael cũng chỉ lắp bắp được thôi.” [1;tr.112] Giống với các nhà văn hậu hiện đại khác, Coetzee xem cuộc đời là hư vô, nên “mọi gắn kết logic của sự vật hiện tượng là ngụy tạo, không đáng tin cậy” (dẫn theo 2; tr.176). Mối quan hệ giữa các yếu tố của ngôn ngữ tưởng chừng tồn tại gắn kết bền chặt nhưng thẳm sâu bên trong là sự rời rạc, đứt gãy. Đây cũng chính là bản chất trong mối quan hệ tồn tại của vạn vật trong bối cảnh hậu hiện đại. Sự rời rạc, đứt gãy đó trong mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ cũng chính là nguyên nhân đẩy nhân vật trong tiểu thuyết của Coetzee đến hố sâu của sự cô đơn, lẻ bóng. Từ gia đình đến xã hội, các nhân vật chẳng có ai để chia sẻ, quan tâm và thấu hiểu, kể cả người thân trong gia đình. Cặp cha con giữa David và Lucy là những minh chứng tiêu biểu của sự bất lực trong việc sử dụng ngôn ngữ để chia sẻ thông tin. David khó khăn trong việc chia sẻ, truyền đạt những ước muốn của bản thân đến với con gái, bởi cái biểu đạt trong ngôn ngữ giao tiếp của David không phản ánh được hiện thực cuộc sống cũng như tâm trạng của nhân vật. “ - Bố không đồng ý. Bố không đồng ý việc con đang làm. Con tưởng cứ ngoan 91
  6. NGÔN NGỮ MẢNH VỠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE ngoãn chấp nhận chuyện xảy ra với con, là con không bị tách biệt với những chủ trại như Ettinger sao? (…) - Dừng lại đi, David! Con không muốn nghe về những dịch bệnh với đám cháy này nữa. Con chỉ đang cố gìn giữ một lối thoát mà thôi. Nếu bố nghĩ thế, bố hoàn toàn nhầm lẫn về quan niệm đấy. (…) - Không. Bố vẫn hiểu sai con. (…) [2;tr.149-150] David bất lực trong việc khiến cho Lucy hiểu những điều mà ông cố gắng truyền đạt đó là về sự bất an của bản thân nếu còn tiếp tục ở lại trang trại. David càng cố gắng truyền đạt bằng những câu từ rời rạc, đứt gãy về nghĩa thì ông càng cảm thấy tình cảm của hai cha con bắt đầu trở nên “xa cách và gay gắt” [2; tr.150]. Đây không phải là lần đầu tiên, hay là lần duy nhất mà David bất lực trong giao tiếp. Trước khi nhận dạy lớp học văn học lãng mạn, David nhận thấy trong những cuốn cẩm nang của môn học này lại chứa đựng nhiều thông tin vô lý được thể hiện bằng những con chữ rời rạc. David dần bất mãn trong việc giảng dạy, bởi những chữ “drink” -“drink up”, “usurp” -“usurp upon” đều trở nên vô nghĩa đối với tất cả sinh viên của ông. Để rồi, David vẫn tiếp tục với nghề dạy học, đơn giản là vì “nó cho ông một kế sinh nhai” [2;tr.10]. Về sau, trong lúc Lucy bị cưỡng hiếp, David cố giao tiếp với bọn cưỡng dâm. Ông sử dụng nhiều thứ tiếng (Ý, Pháp) nhưng tất cả đều trở nên vô dụng, bởi những con chữ được phát âm chỉ là những tiếng ú ớ, ậm ự vang lên một cách rời rạc, yếu ớt và không rõ ràng. Cái biểu đạt trong ngôn ngữ của David phần lớn chỉ là lớp vỏ tiếng bị sáo rỗng về nghĩa, không thực hiện được chức năng quy định cái được biểu đạt: “Sự khác biệt giữa những cái được biểu đạt là do cái biểu đạt quy định” (Saussure). Ngôn ngữ mất đi chức năng giao tiếp, trở thành rào cản, dãy ngăn cách giữa người với người. Ngôn ngữ không mang cái hồn cốt hay phản ánh đúng tâm trạng của con người mà bị chi phối bởi hoàn cảnh, địa vị, trách nhiệm và nghĩa vụ trong xã hội. Ở ngôn ngữ đối thoại, để thấy được sự khó khăn của nhân vật trong việc hòa nhập, kết nối với cộng đồng, Coetzee phá vỡ mối quan hệ giữa các yếu tố trong ngôn ngữ. Đến với ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm, để thấy được sự hỗn loạn, hoài nghi, vỡ vụn bên trong tâm thức của nhân vật, nhà văn đã phá vỡ dòng chảy độc thoại của nhân vật bằng việc đan xen vào đó những câu độc thoại nội tâm ngắn, những hỏi tu từ về các vấn đề ở thực tại. Trong Những cảnh đời tỉnh lẻ, Coetzee lại để cho nhân vật tự chiêm nghiệm, tập trung vào việc phân tích những con chữ: “Tên mẹ hắn là Vera: Vera, với chữ cái đầu lạnh lẽo V, một mũi tên đâm thẳng xuống dưới” [3; tr.47], “hắn đã chọn Nga như hắn đã chọn Roma: vì hắn thích chữ r, nhất là chữ R hoa, chữ mạnh mẽ nhất trong mọi chữ cái” [3; tr.47]. Ở chân trời mới, John Coetzee vỡ mộng trước hiện thực trớ trêu, cố tình trốn chạy khỏi họng súng của chiến tranh Nam Phi nhưng cậu vẫn bị cuốn vào vòng xoáy trong cuộc xung đột của chiến tranh Lạnh ở xứ người. Cậu cảm thấy bản thân đang ở tâm thế lưỡng lự, bất lực khi phải đưa ra nhiều lựa chọn quyết định cho tương lai ở nơi đất khách. 92
  7. BÙI ĐIỀN NGUYÊN Niềm tin về cuộc sống tốt đẹp ở chân trời mới không còn, John Coetzee cảm tính đưa ra những lựa chọn bằng việc phân tách ý nghĩa của từng, khiến chúng trở thành con chữ rời rạc, đứt gãy. Từ đây, John Coetzee ôm nỗi hoài nghi: Hoài nghi về đức tin, tín ngưỡng, tôn giáo. Qua việc phân tách những con chữ một cách rời rạc, đứt gãy, nhà văn phản ánh sự hoài nghi, rạn nứt niềm tin trong tâm thức của con người, bởi trong xã hội hậu hiện đại không tồn tại cái gọi là hoàn hảo, tất cả đều ẩn chứa sự rạn nứt, khuyết thiếu. Ở một số đoạn độc thoại, Coetzee đan xen vào đó là những đoạn độc thoại nội tâm ngắn, hoặc những câu hỏi tu từ để phá vỡ sự liền mạch trong dòng chảy nội tâm của nhân vật. Trong Ruồng bỏ, những đoạn độc thoại của David có sự đan xen này: “Liệu Etting có đúng không?”, “Liệu ông có cứu được Lucy không?” [2],… Các câu hỏi của David hầu như không được giải đáp, chỉ hiện hữu một cách mơ hồ, xen lẫn hỗn độn vào ngôn ngữ độc thoại làm cho những dòng chảy nội tâm bên trong nhân vật bị đứt gãy, không liền mạch. Từ đây, giữa những cơn mơ sảng, bất tín trong tâm thức, nhân vật chỉ thốt ra những lời nói lắp bắp, những câu hỏi hoài nghi, chất vấn về cuộc sống. Dòng chảy nội tâm bên trong nhân vật hiện lên là những mảnh đoạn rời rạc, bất định, dần trở thành điệp khúc ám ảnh trong tâm thức của nhân vật. Điều này cũng là sự ẩn dụ về diện mạo tinh thần của con người hậu hiện đại mang những chấn thương tâm lý, hoài nghi về các giá trị hiện hữu trong cuộc sống. Trong bối cảnh hậu hiện đại, xã hội có nhiều biến đổi, lý trí và lòng tin con người cũng từ đó mà vỡ vụn theo. Do đó, ngôn ngữ nội tâm bên trong nhân vật có sự lưỡng lự, mơ hồ, rời rạc và đứt gãy. Thông qua những lát cắt nhỏ dòng chảy nội tâm bên trong nhân vật, mỗi mảnh đoạn ngôn ngữ, Coetzee đều tận dụng để phản ánh rõ nét về những bất an, hoài nghi trong tinh thần của con người. Những vỉa tầng ý nghĩa ẩn sâu bên trong những lớp ngôn ngữ rời rạc, đứt gãy của nhân vật dần được hé lộ, bởi đằng sau dấu hiệu vỡ vụn của ngôn từ là cả một thế giới phân mảnh, hỗn độn. Tồn tại trong bối cảnh ấy, con người bị đánh bật ra khỏi quỷ đạo của cuộc sống, khó hòa nhập với cộng đồng, trở thành những bản thể cô đơn. Điều này giống như cách mà Alain Robbe Grillet nhìn nhận về con người hậu hiện đại: “Họ tồn tại đấy, nhưng là vắng mặt” (dẫn theo 1; tr.77). Coetzee đã chú trọng vào ngôn ngữ của nhân vật để tái hiện lại nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần mà con người phải gánh chịu dưới sức ép của Apartheid. 2.3. Ngôn ngữ sai lạc, ngẫu nhiên Trong Văn học hậu hiện đại, Lê Huy Bắc cho rằng: “Các nhà văn hậu hiện đại xem sự tồn tại của thế giới là một khối hỗn độn (chaos). Các sự vật, hiện tượng trong thế giới đó cứ đan bện và chồng chéo, xuất hiện, biến mất rồi lại xuất hiện mà không tuân thủ trật tự nào” (dẫn theo 2; tr.46). Chính vì thế, để phản ánh đúng tinh thần của triết học hậu hiện đại, hiện thực đời sống phải được tạo dựng bằng những cách thức diễn ngôn mới về ngôn ngữ, thoát li khỏi các diễn ngôn mang tính khuôn khổ trước đó trong văn học truyền thống như đúng trình tự, đúng chuẩn mực,... Những sáng tác hậu hiện đại dung chứa một hệ thống thi pháp bất định, bức phá truyền thống trên mọi phương diện. Điều 93
  8. NGÔN NGỮ MẢNH VỠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE này làm tiền đề cho nhiều kiểu ngôn ngữ mới xuất hiện, trong đó có thể kể đến ngôn ngữ sai lạc, ngẫu nhiên. Sự sai lạc trong ngôn ngữ từng bắt gặp rất nhiều trong sáng tác của các nhà văn hậu hiện đại như William Faulkner, Toni Morrison,... Trong Âm thanh và cuồng nộ, Faulkner đã phá vỡ những quy chuẩn về kết cấu của câu, thản nhiên xóa bỏ khoảng cách, dấu câu mà tạo nên những dòng chữ xô đẩy, sai lạc để phản ánh đúng tâm trạng của nhân vật. Ở những trang viết trong Bài ca của Solomon, Morrison lại dùng những câu từ sai lạc ở thì quá khứ đơn để miêu tả dòng nội tâm của nhân vật ở thì hiện tại. Đến với Những cảnh đời tỉnh lẻ, Coetzee lại có cách sáng tạo riêng biệt hơn trong việc thể hiện ngôn ngữ sai lạc. Nhà văn để cho nhân vật của mình phát ngôn những câu từ sai lạc, phi chuẩn với chuẩn mực phát âm bằng cách kéo dài chữ cái. Coetzee lại để cho nhân vật kéo dài nguyên âm các từ trong nhan đề của một cuốn sách: “Deur ‘n gevaaaarlike krannnnkheid tot, eeeewige geneeeeesing.” – Vượơt quaaa cơơn bêệênh hiêểêm ngheèeo đến sự chưữưa laàanh viĩinh cưửưu.” [3;tr.172]. Sỡ dĩ có sự sai lạc đó là do gia đình của John Coetzee chán ghét “lối rao giảng đạo đức” [3;tr.172] thường thấy của các mục sư. Từ lâu, cha con của John Coetzee vẫn xem cách đọc sai lạc về ngôn ngữ đó như một sự chế giễu, mỉa mai đối với những quyển sách được người Đức loạn trí như cụ Balthazar du Biel sáng tác. Sau chiến tranh, con người vẫn còn mang những ám ảnh về bạo lực. Hình ảnh và âm thanh của chiến tranh vẫn hiện hữu, tồn đọng trong khối óc. Các vấn đề tôn giáo, mối quan hệ trong xã hội đối với con người dần trở nên nhạt nhòa, mà thay vào đó là một tâm thức hoài nghi về sự đổ vỡ tinh thần. Mặc dù, gia đình John Coetzee đã rời bỏ làng quê, quốc gia mà dấn thân vào hành trình lưu vong, nhưng giờ đây, ở chân trời mới, niềm tin đối với họ cũng chỉ là thứ phù phiếm. Những bài giảng, lời khuyên nhủ trong những cuốn sách không đáng để đọc, tất cả đều trở nên “quá chán”, “lỗi thời”, “không ai tiếc” [3; tr.175], bởi trong đó chỉ là những câu từ đạo mạo, giả dối “rao” bán về đạo đức. Trước đó, cuối thế kỷ XIX, triết gia F. Nietzsche tuyên bố với toàn thể nhân loại: “Chúa đã chết”. Giữa thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu lại tiếp tục tuyên bố: “Con người đã chết”, lúc bấy giờ“thế giới trở nên hư vô đến rợn ngợp” (dẫn theo 2; tr.27). Sự tri nhận của con người từ đây như là một khối hỗn độn. Đánh mất điểm tựa tinh thần, con người dần rơi vào trầm tư, ngày càng trở nên hụt hẫng, bế tắc. Tất cả tồn tại như những mảnh vỡ giữa cuộc đời, mỗi mảnh vỡ lại soi chiếu và khúc xạ những mảng hiện thực khác nhau trong cuộc sống. Coetzee để cho nhân vật phát ngôn sai lạc, bóp méo với quy chuẩn, phải chăng đó chính là sự tố cáo về việc đức tin của con người trong xã hội hậu hiện đại bị sụp đổ? Bởi giờ đây, những “sản phẩm ngụy tạo” (simulacra, chữ dùng của Baudrillard) của ngôn ngữ đang phủ bên ngoài một lớp vỏ ngụy trang mang tên “đạo đức”. Niềm tin vào hiện thực cuộc sống đã mất, con người cũng từ đây mà phát ngôn những câu từ sai lạc, không đúng chuẩn mực của ngôn ngữ. Sau khoảng thời gian gần ba năm ở Úc, Coetzee đã trải nghiệm những hương vị của cuộc sống “tha phương cầu thực” và bắt đầu nghiền ngẫm những tủi nhục của kiếp người nhập cư. Trong hiện thực tha phương ở xứ người, trên hành trình lưu lạc đầy khó khăn, 94
  9. BÙI ĐIỀN NGUYÊN ngôn ngữ là một trong những vấn đề bất cập lớn đối với những người nhập cư, khiến cho họ khó khăn trong việc hòa nhập, giao tiếp, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với người dân bản địa. Trong Những cảnh đời tình lẻ, John Coetzee mang nỗi lo sợ tột cùng về vấn đề ngôn ngữ khi sống ở Anh. Nhân vật cố gắng phát âm tiếng Anh để mọi người không nhận ra cậu là người Afrikaans. Thế nhưng, thứ ngôn ngữ “nhại” Anh của John Coetzee phát ngôn tất cả đều trở nên sai lạc. Trong giao tiếp với người da màu tại Anh hay nguời Anh bản xứ thì nhân vật cảm thấy bản thân bị xem thường: “Khi họ nhướng mày, khinh khỉnh phát âm sai những từ tiếng Afrikaans, như thể phát âm veld với âm v là dấu hiệu của người quý phái” [3; tr.181]. Đứng trước những phát ngôn đầy sự khinh bỉ đó, lòng tự tôn dân tộc trỗi dậy, John Coetzee xem đó là thứ ngôn ngữ sai lạc, phi chuẩn: “Sai bét, và, tệ hơn cả sai, lố bịch. (…) hắn không hề nhượng bộ ngay cả khi đứng giữa những người Anh: Hắn nói ra những từ ngữ Afrikaans đúng như cái cách chúng phải được nói ra, với đầy đủ mọi phụ âm và nguyên âm khó” [3; tr.181] John Coetzee nhận thấy không chỉ riêng bản thân bị khinh thường, mà sự khinh thường đó là của toàn bộ người Anh đối với những người Afrikaans ở Anh. Ngôn ngữ là tiếng nói, là sự sống còn của cả dân tộc. Trong tiểu thuyết của Coetzee, nhà văn chú ý khai thác nhân vật ở góc độ ngôn từ, thậm chí là ở cách phát âm để cho thấy sự đau khổ của nhân vật khi sống trong thời đại đầy đau thương, phải chật vật trèo qua lớp hàng rào về ngôn ngữ. Trong hiện thực đau buồn ấy, Coetzee vẫn để cho nhân vật hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp: lòng tự tôn dân tộc và hoài vọng về quê hương bản địa. Sự sai lạc, phi chuẩn của ngôn ngữ không chỉ phản ánh sự đánh mất niềm tin của họ trong cuộc sống, mà còn tái hiện chân thực số phận rẻ rúng, đầy tủi nhục, bi đát của những con người lưu vong ở nơi đất khách. Từ đây, nhà văn còn gợi ra cho người đọc suy ngẫm về vấn đề mâu thuẫn sắc tộc giữa người bản xứ và người nhập cư ở những quốc gia có tỉ lệ người nhập cư cao như Anh, Nam Phi, Úc,… Sự sai lạc của ngôn ngữ còn được Coetzee thể hiện thông qua việc xáo trộn cấu trúc truyện kể, nội dung giao tiếp giữa hiện tại và quá khứ. Sự xáo trộn ấy của nhà văn diễn ra một cách ngẫu nhiên theo dòng chảy nội tâm của nhân vật. Chính vì thế, trong quá trình tiếp nhận và cảm thụ các tác phẩm hậu hiện đại nói chung và của Coetzee nói riêng, độc giả sẽ khó xâu chuỗi, nắm bắt cốt truyện, diễn biến tâm lý nhân vật bởi tất cả những gì hiện hữu trong tác phẩm chỉ được thể hiện qua con chữ. Trong Ruồng bỏ, Coetzee chia tiểu thuyết ra thành 24 đoản khúc, mỗi đoản khúc kể về cuộc sống của David. Trong những đoản khúc ấy, Coetzee để cho David nhiều lần đan xen những nội dung, câu từ sai lạc trong quá khứ vào hiện tại. Điều này làm cho cấu trúc truyện kể, cuộc giao tiếp bị xáo trộn, trở nên rối rắm, rời rạc và đứt gãy. Từ đây, tâm trạng của nhân vật được phản ánh rõ và sâu sắc hơn. Ở cuối đoản khúc 18 đầu đoản khúc 19, đang quay cuồng trong mớ hỗn độn của các sự kiện ở hiện tại cùng với Bev Shaw, David đưa độc giả sang một bối cảnh khác một cách đột ngột bằng những lời lẽ dự đoán ngẫu nhiên, vô căn cứ, mơ hồ trong quá khứ về ngôi nhà của Melanie:“ MƯỜI LĂM HOẶC HAI MƯƠI NĂM VỀ TRƯỚC, ngôi nhà chắc hẳn là một phần trong chương trình phát 95
  10. NGÔN NGỮ MẢNH VỠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE triển. Lúc mới chắc khá hoang vắng, nhưng từ bấy đến nay đã được cải thiện nhiều, có vỉa hè trồng cỏ, cây cối, dây leo bò tràn lan khắp các bức tường.” ([2]; tr.217). Từ đầu tác phẩm cho đến kết thúc đoản khúc 19, David chưa bao giờ có cơ hội đặt chân đến nhà của Melanie. Thế nhưng, ông lại có thể ngẫu nhiên đưa ra những phán đoán về ngôi với giọng điệu chắc nịt. Những câu từ trong quá khứ ngẫu nhiên xuất hiện đột ngột, mơ hồ ở hiện tại. Những phát ngôn của David không trùng khít với nhau giữa các phân đoạn chính là một trong những biểu hiện của sự sai lạc, ngẫu nhiên trong ngôn ngữ: “Làm rã tan những đại tự sự, tạo nên một chuỗi những tiểu tự sự nối tiếp theo kiểu hỗn độn, không thể đoán định, không thể lường trước” (dẫn theo 2; tr.189). Trong cái nhìn hậu hiện đại, bên cạnh sai lạc, ngẫu nhiên cũng “là phạm trù tối quan trọng” (dẫn theo 2; tr.178). Để phi trung tâm hóa, các nhà văn hậu hiện đại chấp nhận sự ngẫu nhiên. Con người lúc nào cũng luôn phải đối mặt với những cái ngẫu nhiên trong cuộc sống. Từ những cái ngẫu nhiên ấy, con người mới rơi vào những cơn mê sảng, trò đùa số phận, loay hoay, vô định giữa cuộc đời, không định vị được giá trị của bản thân trong cuộc sống mà phát ngôn, hoặc đưa ra những quyết định sai lạc. Để làm nổi bật sự sai lạc, bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ sai lạc trong các mảnh đoạn ngôn ngữ của nhân vật, Coetzee đã khéo léo cộng hưởng vào đó những yếu tố ngẫu nhiên. Trong Cuộc đời và thời đại của Michael K, để khắc họa sự khuyết thiếu và bất tín của nhân vật, J.M. Coetzee liên tục đẩy nhân vật vào những cái ngẫu nhiên trong cuộc sống. Michael K nhiều lần bị bắt vô cớ vào trại tế bần, bắt đi sửa đường ray, bị gán ghép vào tội tiếp tế lương thực cho những người bạo loạn. Trong những lần bị bắt vô cớ ấy, Michael K bỗng chốc như biến thành một con người thông thái, bởi anh có những phát ngôn mà khiến người đọc không thể tin đây là một anh chàng trước đó được nhận xét là khờ khuệch, ngu đần. Ở trại Jakkalsdrif, Michael K ngẫu nhiên đặt ra hàng loạt câu hỏi về tương lai của những người nô lệ: “Điều gì sẽ xảy ra nếu hàng triệu người, hàng triệu triệu người, sống trong các trại tập trung, sống bằng của bố thí, sống xa đất đai, sống bằng lừa gạt, lủi ở những xó xỉnh để chạy trốn với thời gian, quá thận trọng không dám giương cờ, sợ bị người khác trông thấy phải trình diện?” [2; tr.207]. Những câu nghi vấn của Michael K tưởng chừng là những câu nói ngẫu nhiên phát ra từ miệng của kẻ ngốc nhưng lại phản ánh, tái hiện rõ nét bức tranh xã hội Nam Phi trong giai đoạn Apartheid. Con người thản nhiên chấp nhận kiếp đời nô lệ. Tâm lý nô lệ, ăn sâu vào trong máu, trong tế bào, xương tủy của con người. Coetzee sử dụng ngôn từ sai lạc, ngẫu nhiên để nói lên sự chấn thương tinh thần, những bi kịch không thể cứu vãn của người con người trong xã hội hậu hiện đại, trong chế độ phân biệt chủng tộc. Trong Văn học hậu hiện đại, Lê Huy Bắc cho rằng: “Chấp nhận cái ngẫu nhiên không chỉ khẳng định bản lĩnh tồn tại mà còn cho thấy ý nghĩa sâu sắc nhất trong khả năng đương đầu với ngoại cảnh của con người” (dẫn theo 2; tr.178). Sự sai lạc, ngẫu nhiên trở thành sự tất nhiên, hiện hữu trong cuộc sống và tác động làm thay đổi tâm thức bên trong con người. Điều này kéo theo sự thay đổi của ngôn ngữ cũng trở nên sai lạc, ngẫu nhiên. Con người bất tín, hoài nghi bên trong tâm thức, nên diễn ngôn lời nói của họ cũng sai lạc, ngẫu nhiên. 96
  11. BÙI ĐIỀN NGUYÊN 3. Kết luận Trong tiểu thuyết của Coetzee, các yếu tố ngôn ngữ mất kết nối và rời rạc. Điều này dẫn đến, ngôn ngữ mất đi chức năng giao tiếp, không mang cái hồn cốt hay phản ánh đúng tâm trạng của người. Con người phát ngôn ra những câu, từ vỡ vụn, rời rạc, đứt gãy, sai lạc và ngẫu nhiên, vì bị chi phối bởi hoàn cảnh, địa vị, trách nhiệm và nghĩa vụ trong xã hội. Sự rời rạc, đứt gãy, sai lạc và ngẫu nhiên của ngôn ngữ không chỉ phản ánh sự đánh mất niềm tin của con người trong cuộc sống, mà còn tái hiện chân thực số phận bi đát, đầy tủi nhục của những kiếp người lưu vong. Qua đó, độc giả có thể thấy được các vấn đề nóng bỏng về hiện thực xã hội và số phận của con người Nam Phi được khúc xạ, khéo léo đan xen, gợi ra trong tác phẩm thông qua lớp ngôn từ của nhân vật. Bằng tài năng và cảm quan tinh tế, Coetzee đã thành công trong việc thể hiện yếu tố mảnh vỡ thông quan ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết của mình. Ông xứng đáng trở thành một trong những bậc thầy của văn học hậu hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đào Tuấn Ảnh (Chủ biên) (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới – Những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội nhà văn, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. [2] Lê Huy Bắc (2019), Văn học hậu hiện đại, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. [3] Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Đỗ Hải Phong (2018), Văn học hậu hiện đại – Lí thuyết và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm. [4] Lã Nguyên (2007), “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12. [5] Trần Huyền Sâm (2008), Kiểu tự sự đánh tráo chủ thể trần thuật trong tiểu thuyết hậu hiện đại (trong Tự sự học, phần 2), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [6] Nguyễn Thị Minh Thảo (2008), “Kiểu nhân vật “mảnh vỡ” trong tác phẩm Người yêu dấu của Toni Morrison”, Báo Châu Mỹ ngày nay, số 12. [7] Nguyễn Thị Minh Thảo (2013), “Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Đại học Sư phạm Hà Nội. [8] Nguyễn Thành, Hồ Thế Hà, Nguyễn Hồng Dũng (2013), Văn học hậu hiện đại – Diễn giải và tiếp nhận, Nxb Văn học. [9] Lộc Phương Thủy (chủ biên) (2007), Lý luận – phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [10] Nguyễn Thị Ngọc Thủy (2012), “Nhân vật mảnh vỡ David Lurie trong “Ruồng bỏ” của J.M. Coetzee”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 97
  12. NGÔN NGỮ MẢNH VỠ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN MAXWELL COETZEE TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU [1] John Maxwell Coetzee (2004), Cuộc đời và thời đại của Michael K (Mạnh Chương dịch), Nxb Hội nhà văn. [2] J.M. Coetzee (2004), Ruồng bỏ (Thanh Vân dịch), Nxb Phụ nữ. [3] J.M. Coetzee (2020), Những cảnh đời tỉnh lẻ - Tuổi thơ (Hương Châu dịch), Nxb Phụ nữ Việt Nam. [4] J.M. Coetzee (2020), Những cảnh đời tỉnh lẻ - Mùa hè (Hương Châu dịch), Nxb Phụ nữ Việt Nam. [5] J.M. Coetzee (2020), Những cảnh đời tỉnh lẻ - Tuổi trẻ (Hương Châu dịch), Nxb Phụ nữ Việt Nam. FRAGMENT LANGUAGE IN JOHN MAXWELL COETZEE’S NOVEL BUI DIEN NGUYEN FPT Polytechnic High School Abstract: John Maxwell Coetzee is the pride of South Africa when he was named the winner of the 2003 Nobel Prize in Literature. His novels restore the troubled, chaotic, and irrational world of South African society during the reign and post-Apartheid period. Living in that context, humans existed as fragments, both witnesses and victims of Apartheid. Therefore, people were powerless to communicate, had skepticism, and uttered fragmentary, broken, misleading, and random words. Studying Coetzee’s novels in terms of language, the writer wishes to point out the layers of contents hidden by the writer behind the fragmentary language of the characters and, at the same time, discovers and exploits the ideological messages that the writer sent. Keywords: Fragment language, John Maxwell Coetzee, fractured, aberrant, random, postmodern literature. 98
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2