intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đỗ Bích Thúy là một nhà văn dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng lại là một trong những nhà văn tài năng, sung sức, là một đại diện, một hiện tượng tiêu biểu đang được sự chú ý trong văn học đương đại Việt Nam. Dù mới xuất hiện trên văn đàn chưa lâu, nhưng với giọng văn ấn tượng và tài năng nghệ thuật độc đáo, Đỗ Bích Thúy đã gặt hái được nhiều thành công với nhiều giải thưởng quan trọng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy

  1. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐỖ BÍCH THÚY Trần Thị Quỳnh Giang* Trường Đại học Khoa học Huế *Tác giả liên lạc: tranquynhgiang91@gmail.com (Ngày nhận bài: 01/8/2017; Ngày duyệt đăng: 30/9/2017) TÓM TẮT Đỗ Bích Thúy là một nhà văn dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng lại là một trong những nhà văn tài năng, sung sức, là một đại diện, một hiện tượng tiêu biểu đang được sự chú ý trong văn học đương đại Việt Nam. Dù mới xuất hiện trên văn đàn chưa lâu, nhưng với giọng văn ấn tượng và tài năng nghệ thuật độc đáo, Đỗ Bích Thúy đã gặt hái được nhiều thành công với nhiều giải thưởng quan trọng. Nếu như truyện ngắn là thể loại giúp Đỗ Bích Thúy đánh dấu tên tuổi của mình trong làng văn và tạo được nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả, thì tiểu thuyết là thể loại mà chị đã khẳng định được tài năng và phong cách cũng như bản lĩnh nghệ thuật của mình với những tiểu thuyết nổi tiếng như: Bóng của cây sồi, Cánh chim kiêu hãnh, Cửa hiệu giặt là, Chúa đất. Góp phần đắc lực trong việc thể hiện thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy, bên cạnh thế giới nhân vật còn có sự đóng góp của những phương thức nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ. Với việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, đậm chất văn hóa vùng miền giúp nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm, khắc họa tâm lý nhân vật sâu sắc và toàn diện. Từ khóa: Đỗ Bích Thúy, Giọng điệu, đương đại Việt Nam. NARRATIVE LANGUAGE IN THE NOVEL DO BICH THUY Tran Thi Quynh Giang* Hue University College of Sciences *Corresponding Author: tranquynhgiang91@gmail.com ABSTRACT Do Bich Thuy is a writer who is quite young but one of the most talented writers, a representation, a phenomenon typical of the contemporary Vietnamese literature. Although appearing on the literature is not long, but with impressive voice and unique artistic talent, Do Bich Thuy has achieved many success with many important awards. If the short story is to help Do Bich Thuy mark her name in the literature and make a deep impression in the readers, the novel is the type that she has confirmed the talent and style. As well as her artistic field with the famous novels such as: Ball of oaks, Pride Birds, Laundry Shop, Lord Land... contributing strongly to the art world in Do Bich Thuy, besides the character world, there is also a contribution to the art form, especially language. With the use of flexible language, the cultural content of the region helps her go deeply into the inner world, depicting profound and comprehensive character psychology. Keywords: Do Bich Thuy, Tunes, Vietnamese contemporary. TỔNG QUAN là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang M.Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó ngữ thì không thể có tác phẩm văn học. và – cùng với các sự kiện, các hiện tượng Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử của cuộc sống - là chất liệu của văn học” dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo (Hà Minh Đức, 1999). Ngôn ngữ, đó chính tác phẩm, nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu 60
  2. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác chạy “ào ào”, than rít “xèo xèo”, mùi rượu phẩm. “thơm nức”, hạt thóc nếp rơi “rào rạo” Ngôn ngữ trần thuật (Bóng của cây sồi), cỏ mẫn trầu xanh nõn Sau năm 1986, tiểu thuyết có sự đổi mới “phả lên một thứ mùi thơm mát”, cò lửa trên nhiều phương diện, trong đó có ngôn kêu “xoe xóe”, cái “hun hút” của gió, mùi ngữ. Trần thuật là thành phần lời của tác “ngọn khói mỏng tang” của cành dẻ khô, giả, của người trần thuật. Ngôn ngữ trần khói thuốc phiện “đặc quánh ngai ngái, thuật giữ vai trò then chốt trong phương khen khét” (Cánh chim kiêu hãnh), gió lay thức tự sự và là yếu tố cơ bản thể hiện những chiếc lá “lào xào”, những hạt nước phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, từ trên tán cây rơi xuống “lộp độp”, quạ giọng điệu và cá tính của nhà văn. Bên đập cánh “phành phạch” (Chúa đất)... Tất cạnh đó, ngôn ngữ trần thuật bộc lộ khá rõ cả những hình ảnh, mùi vị đó đều đậm chất đặc trưng văn hóa vùng miền, chuyển tải miền núi. Sinh ra và lớn lên ở Hà Giang, nhiều giá trị văn hóa nằm sâu dưới lớp Đỗ Bích Thúy hiểu rõ con người, văn hóa ngôn ngữ. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu và ngôn ngữ của vùng cao nguyên đầy núi thuyết Đỗ Bích Thúy không quyền uy, cao đá và chị đã chuyển hóa chúng một cách đạo, cũng không trần trụi mà là thứ ngôn linh hoạt và tinh tế vào trong tác phẩm của ngữ mộc mạc, giản dị, gần gũi với cuộc mình. sống đời thường. Ngôn ngữ trần thuật Đặc biệt, trong tiểu thuyết của mình, Đỗ trong tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy vì thế Bích Thúy còn vận dụng nhiều cách nói đa dạng và sinh động. liên tưởng, so sánh giàu hình ảnh dựa trên Đỗ Bích Thúy đã khẳng định tên tuổi của tư duy của người miền núi: “Cái đẹp của mình trong làng văn với những tác phẩm Kim... là cái đẹp của con rắn ở trong hang, viết về miền núi được nhiều người yêu càng giấu càng đẹp... mập mạp, trắng nõn mến. Việc kết hợp những hình ảnh, từ ngữ đã nướng qua lửa” (Đỗ Bích Thúy, 2006), giàu chất thơ khiến cho mỗi tác phẩm của bà như bông hoa đào vừa nở đầu cành chị đều lắng sâu vào lòng người đọc. Khi (Chúa đất), Vàng Chở - Bông hoa anh túc viết về miền núi, ngôn ngữ tiểu thuyết của rực rỡ nhất nhì thung lũng Đường Thượng Đỗ Bích Thúy thể hiện được sắc thái riêng, (Chúa đất), Xính là một bông anh túc đẹp đậm chất vùng cao khiến cho người đọc nhất trong những bông hoa anh túc đang được chìm đắm trong cảnh sắc, núi rừng nở ở thung lũng Đường Thượng (Chúa qua hệ thống từ ngữ và hình ảnh. Từ những đất)... Cùng với vẻ đẹp là tiếng hát cũng địa danh: Lao Chải, Đản Ván, Lùng Áng, được đem ra so sánh với gió mây, với chim Mường Áng, Đường Thượng, Đường ca, trăng sao: “Tiếng hát của Mai làm gió Âm... đến cách gọi tên nhân vật: Già làng, ngừng thổi, mây ngừng trôi, cả mấy con Lò Văn Pùa, Ké Sành, Vàng Séo Lử, họa mi đậu trên cây sổ già cũng lặng yên Vương Chí Sình, Dìn Phàn Sán, Triệu Mùi theo” (Đỗ Bích Thúy, 2006), “tiếng hát Khún, Triệu Mùi Lai, phó lý Vừ Mí Tro, của Xính trong như giọt sương đang rơi từ Sùng Chúa Đà, Vàng Chở, Lù Mìn Sáng, trên ngọn lá xuống lưng chừng núi” (Đỗ Sùng Pà Xính, Ly Chứ Dia, Thào Chá Bích Thúy, 2015), “tiếng hát như một Vàng, Thào Chá Pó... Tới cách xưng hô dòng trong vắt, chảy trên những viên đá đậm chất miền núi: “Mế”, “mình”, “tôi”, đầy màu sắc, dưới ánh nắng vàng như mật “tao”, “mày”... Và những âm thanh, mùi vị ong, thỉnh thoảng một con cá nhỏ sáng lấp mang dáng dấp của núi rừng: dòng nước lánh quẫy lên...” (Đỗ Bích Thúy, 2015). “cuồn cuộn, sôi ùng ục”, dòng sông “cay Tất cả những so sánh đó khiến vẻ đẹp của cay, nồng nồng”, gà trống gáy “the thé”, các cô gái càng thêm nổi bật. mùi đất “nồng nồng”, trám chín phả ra Khi tạm xa những đề tài về miền núi, Đỗ “mùi cay nồng nồng như men rượu”, gió Bích Thúy viết về đô thị lại đậm đặc chất 61
  3. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 phố thị. Về mặt ngôn từ, văn xuôi viết về Trong tiểu thuyết Cánh chim kiêu hãnh, Hà Nội của Đỗ Bích Thúy có những nét Đỗ Bích Thúy bằng sự kết hợp giữa kể và độc đáo, cá tính riêng biệt, biểu hiện qua tả để khắc họa được nỗi đau đớn của Mai tính tự nhiên, thoải mái, không bắt chước, khi Chúng mất. Nhưng có lẽ để lại nỗi đau gò bó mà giản dị, thấy gì nói đó, không gân và ám ảnh nhất cho người đọc là đoạn văn guốc, hoa mỹ. Ngôn ngữ sinh hoạt hằng tác giả vừa kể vừa tả về cái bóng của Mai ngày được sử dụng linh hoạt với các từ ngã vật dưới họng súng kẻ thù: “Sinh hét khẩu ngữ: “vầng”, “tao”, “mày”, “hử”, “cơ lên. Nhưng tiếng hét tắt ngang cổ vì cái đấy”, “nhá”. Đôi khi là cái kiểu vừa “chửi” bóng mảnh dẻ của Mai đã đổ vật xuống vừa “bới” bốp chát, đậm chất người miền ngay trước mắt anh. Khẩu súng trong tay Bắc qua những lời thoại: “xin xin cái mả Mai tự cướp cò nổ đánh đoàng ngay sát bố nhà mày”, “mày nói câu nữa tao vả vỡ sườn thằng Nhật chỗ bụi chuối, nó vùng mồm bây giờ”, “bà thì bà bẻ chân bẻ tay dậy, vác súng chạy thục mạng” (Đỗ Bích làm tăm xỉa răng bây giờ”, “tiên sư chúng Thúy, 2013). Đến tiểu thuyết Chúa đất, mày”... cũng được sử dụng. Bên cạnh việc kết hợp giữa kể và tả cũng được nhà những ngôn ngữ đời thường gần gũi, tác văn khai thác triệt để. Sự giận dữ lên đến giả còn sử dụng các ngôn từ đặc trưng thời tột đỉnh của chúa Đà khi bị chính người vợ đại kĩ thuật số, công nghệ thông tin như: mà hắn ta yêu thương nhất phản bội đã báo mạng, báo in, trang web, kiểu cổng được Đỗ Bích Thúy lột tả rõ nét thông qua thông tin điện tử, kiểu báo lá cải, 3G, báo thủ pháp tả và kể: “Chúa đất nói xong, giật điện tử... Những từ ngữ mới xuất hiện gần lấy khẩu súng kíp của thằng cận vệ đứng đây cũng được đưa vào tác phẩm: đồng bên cạnh, bắn ba phát lên trời. Tiếng súng tính, sếp, showbiz, câu veiw, phim Hàn của chúa đất lúc xẩm tối như báo trước một Quốc... Ngôn ngữ hiện đại đã ùa vào tiểu cơn giận giữ điên cuồng sắp trút xuống đầu thuyết, chi phối đến các phát ngôn của một kẻ nào đó. Đám thợ đá rùng mình, người trần thuật. Có thể nói, với những người chưa kịp khô vì mưa, đã lại ướt sũng ngôn ngữ trần thuật mang màu sắc rõ rệt vì mồ hôi túa ra từ đỉnh đầu tới kẻ chân” của từng văn hóa vùng miền, tiểu thuyết (Đỗ Bích Thúy, 2015). Đó là nỗi bực tức, của Đỗ Bích Thúy khiến cho người đọc căm thù dâng tràn trong lòng Vàng khi cảm thấy gần gũi và chân thực hơn. người anh em sinh đôi phải chết dưới tay Bên cạnh tính hiện đại trong ngôn ngữ trần chúa để đổi lấy hạnh phúc cho anh cũng thuật và lớp ngôn ngữ đậm chất văn hóa được tác giả miêu tả. Đó là nỗi sợ hãi của vùng miền thì ngôn ngữ trần thuật trong bà Cả khi lần đầu tiên nằm cạnh Đà. Và tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy còn có sự đan tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là, tác giả cũng xen, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời tả và không quên trong việc kết hợp giữa tả và kể. Thông qua thủ pháp tả và kể các nhân kể khi miêu tả tâm trạng lo lắng, bồn chồn vật trong tiểu thuyết được tác giả mổ xẻ và của một người mẹ trước hạnh phúc của phân tích nội tâm khá kỹ. Ở tiểu thuyết đứa con đã quá lứa lỡ thì, khi “nhìn Viên Bóng của cây sồi, bằng sự kết hợp nhuần ngày một già đi, giống y như một cái cây nhuyễn giữa tả và kể, Đỗ Bích Thúy đã đã ra hoa, kết trái, bị thu hoạch, tơi tả, xác khắc họa được tâm trạng cô đơn, trống trải xơ, bà Minh như ngồi trên chậu than hoa. của Kim kể từ sau khi mẹ mất, là nỗi đau Hết nhờ người mối lái lại đến tự liên hệ của Kim khi chứng kiến cảnh người yêu đi kiếm chồng cho con” (Đỗ Bích Thúy, lấy vợ. Là sự vương vấn, khát khao và ám 2014). Hình ảnh cuộc sống của những con ảnh bởi những hình ảnh của Kim trong con người mưu sinh, chật vật trên con phố nhỏ người Phù. Là nỗi đau của người mẹ khi trong những ngày mùa đông giá rét cũng phải gả đứa con gái thân yêu cho cái thằng được Đỗ Bích Thúy lột tả một cách sắc nét không cha không mẹ, lưu manh, gian xảo. thông qua việc kể và tả. Là nỗi xót xa của 62
  4. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 cô chủ tiệm giặt là tốt bụng trước nỗi đau phải giấu, không được treo ra cửa như cái mà Lê đang gánh chịu và nếm trải trong đuôi chó chứ gì” (Đỗ Bích Thúy, 2006). một lần trót trao thân nhầm cho một thằng Trong tiểu thuyết Chúa đất, đoạn văn cho đàn ông bạc nhược, đê tiện. Ở bệnh viện thấy tình yêu to lớn Vàng giành cho Xính: khi chứng kiến cảnh người đi phá thai toàn “Xính bảo nhảy xuống sông lúc trời đang là những đứa trẻ mới lớn, Oanh không khỏi lạnh đến tím tái cả da tay da mặt thì Vàng bất ngờ và e ngại cho lối sống buông thả, cũng nhảy. Xính bảo sau này Xính đẻ con, thiếu trách nhiệm của giới trẻ hiện nay, hai đứa ba đứa, mặt già người cũng già, người ước không có, người thì lại bỏ đi. Vàng đừng thấy thế mà chán Xính. Vàng Oanh thấy cuộc đời này thật oái oăm: bảo: Không chán! Không chán! Không “Nhìn ra bên ngoài, gió thổi hun hút từng bao giờ chán vợ. Dù vợ già vợ xấu, vợ cơn, trời xám xịt. Lại nhìn đám con gái, có giống quả đậu tương trên giây phơi cũng đứa mặt non choẹt, có khi chỉ mười sáu không chán” (Đỗ Bích Thúy, 2015). Và mười bảy ra vào phòng thủ thuật cứ nườm bắt gặp trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là, nượp như đi chợ, rùng mình. Bao nhiêu trước sự lo lắng của bà Minh, Oanh đã người tốn tiền tỉ để kiếm một đứa con mà đứng ra khuyên: “Oanh mấy lần bảo, bác không được, trong khi nhiều người khác có cứ kệ nó. Chồng con nó phải có cái duyên, con rồi lại bỏ con đi” (Đỗ Bích Thúy, duyên chưa đến thì bác có lên nhờ ông trời 2014). Hay đó là tâm trạng buồn bã của cũng chịu. Cô lại định dạy khôn tôi hử” một đứa con gái trẻ dại như Trinh, mang (Đỗ Bích Thúy, 2014). Có thể thấy, người một nỗi buồn đến tê tái trước sự ra đi đột trần thuật đã lược bỏ đối thoại giữa hai ngột của mẹ. Qua việc kết hợp giữa tả và nhân vật thay vào đó là lời chỉ dẫn (Cường kể, mỗi chi tiết dù là nhỏ nhất trong tiểu dặn, Sính cười hì hì, Xính bảo, Vàng thuyết Đỗ Bích Thúy cũng đều hiện lên bảo...), biến lời đối thoại thành lời kể. Với chân thực và sinh động từ bức tranh cuộc việc thêm vào những chỉ dẫn và đưa sống đến thiên nhiên và con người. nguyên lời nói của người ấy vào, lời nhân Bên cạnh tính chất hiện đại, dấu ấn văn hóa vật đã trở thành lời người kể chuyện. Lời vùng miền đồng thời kết hợp giữa tả và kể tác giả, lời người trần thuật, lời nhân vật trong ngôn ngữ trần thuật thì tiểu thuyết lẫn vào nhau, tạo nên những tranh cãi, đối Đỗ Bích Thúy còn mang tính chất đa đáp. thanh, được thể hiện qua việc đan xen giữa Trong tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy, kiểu lời người trần thuật và lời nhân vật. Trong lời người trần thuật đan xen với lời thoại tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy, rất nhiều lần lời nhân vật được Đỗ Bích Thúy sử dụng khá người trần thuật đan xen với lời nhân vật. nhiều nhằm tăng hiệu quả biểu đạt. Lời kể Người trần thuật vừa đóng vai trò là người đan xen giữa cuộc đối thoại, đối đáp trong giao tiếp vừa đóng vai trò là người kể Bóng của cây sồi: “Bí thư Đảng ủy xã kết chuyện. Người trần thuật biến lời thoại của luận cái tội nặng nhất của Lao Chải không nhân vật thành lời của bản thân, lược lời chỉ là thờ nhầm mà còn để nảy sinh mê tín thoại của nhân vật bằng lời kể. Những dấu dị đoan. Thế nên phải dẹp. Phù ngồi ngay hiệu chú thích của người kể chuyện được trước mặt bí thư, cúi gằm xuống không cãi thể hiện rõ (ví dụ như anh ta kể, hắn bảo, được câu nào. Bí thư nói xong thì đến chủ lão nói...). Chẳng hạn như cách nói trong tịch. Chủ tịch được học ở huyện, ở tỉnh Bóng của cây sồi, qua đoạn đối thoại giữa nhiều, nói như dao sắc chém cột. Bây giờ Cường và Sính, con người mưu mô, xảo Lao Chải phải dẹp ngay cúng bái đi, không quyệt của Cường được lộ ra: “Cường dặn, dẹp thì còn lâu mới được công nhận là làng chuyện này chỉ người trong nhà biết, văn hóa. Đến khi xã này được nâng cấp không được để lộ ra ngoài, một khúc đuôi thành thị trấn rồi mà vẫn chưa dẹp xong thì cũng không được lộ. Sính cười hì hì: “Ừ, ủy ban sẽ gạt ra, làm cho bản ngoại thị” 63
  5. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 (Đỗ Bích Thúy, 2006). Trong tiểu thuyết đã làm lạ hóa kiểu trần thuật đơn âm, tiến Cánh chim kiêu hãnh, Sinh với tâm trạng tới một kiểu trần thuật đa giọng điệu. Đặc hoảng sợ và lo lắng khi Mai bị thương: biệt, với ngôn ngữ trần thuật, tiểu thuyết “Dòng sông đang ở rất gần, chỉ một quãng của Đỗ Bích Thúy dù viết về Hà Nội hay nữa thôi là tới bến đò. Mấy cô thanh niên Hà Giang cũng đều kéo người đọc về phía có còn đó không, Sinh gọi to, vừa vác Mai hiện thực gần gũi, thân quen. chạy vừa gọi: “Có ai ở bến đó không, đò Ngôn ngữ nhân vật ơi, chờ với, có người bị thương này, đợi Trong tiểu thuyết, nhân vật giữ vị trí trung với”. Anh hổn hển gọi Mai: “Mai ơi, sắp tâm trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tới rồi. Cố lên Mai ơi, nghe anh nói không của tác phẩm. Có nhân vật thì có ngôn ngữ đấy, nghe thấy thì cấu vào lưng cho anh nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật chính là phát biết” (Đỗ Bích Thúy, 2013). Và tiểu thuyết ngôn của từng nhân vật, mỗi nhân vật có Chúa đất, lời người trần thuật và lời nhân một lai lịch, trình độ, quan niệm sống vật cũng trộn lẫn vào nhau trong đoạn đối riêng... Ngôn ngữ nhân vật là một trong thoại, nói chuyện giữa Đà và bà Cả: “Đà những phương tiện quan trọng được nhà hỏi bà về làm dâu thấy vui hay buồn? Bà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và nói vui một ít, buồn một ít. Bà run lên như cá tính của nhân vật. Ngôn ngữ của nhân một con dê con khi lần đầu tiên theo mẹ ra vật có thể là đối thoại hoặc độc thoại. vườn, và hứng một cơn gió lạnh mùa đông Ngôn ngữ đối thoại sinh động vừa tới. Đà vòng cánh tay vâm váp qua Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện lưng bà, kéo bà lại gần Đà. Đà nói, rất khẽ, giữa hai hoặc nhiều người. Ngôn ngữ đối rằng Đà không tốt. Đà không nên bắt một thoại là lời phát ngôn của nhân vật nói với người con gái như bà về làm vợ. Đà cũng người khác. Ngôn ngữ đối thoại góp phần nói, làm vợ Đà sẽ khổ. Khổ đến lúc chết. giúp nhà văn miêu tả tính cách nhân vật Bà im thin thít, không nói được câu nào, một cách triệt để. Trong tiểu thuyết Đỗ không phải vì sợ mà vì không thở được nên Bích Thúy, đối thoại xuất hiện dày đặc. không nói được. Cũng không hiểu sao Đà Cũng như ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ lại nói bà sẽ khổ đến lúc chết” (Đỗ Bích nhân vật trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy Thúy, 2015). Nhà văn Đỗ Bích Thúy cũng đậm chất văn hóa vùng miền. Khi viết về dùng lối kể đan xen này trong tiểu thuyết miền núi thì ngôn ngữ mang đậm hơi thở, Cửa hiệu giặt là khi nói về sự thay đổi của nhịp sống và khẩu ngữ của người vùng Lê sau lần vấp ngã: “Con Lê biến thành cao, còn khi viết về đô thị thì ngôn ngữ lại một người khác hoàn toàn. Cả ngày cậy mang đậm hơi thở, nhịp sống và khẩu ngữ răng cũng không nói. Nó bảo con Tư của người phố thị. xuống là quần áo, rồi trông hàng, trả hàng, Với lối tư duy trực giác nên người miền còn nó lên giặt. Con Tư nói thế nào cũng núi không thích vòng vo, dài dòng, cách không nghe. Bình thường con Tư khỏe nói của họ đơn giản, ngắn gọn và đi thẳng hơn, giặt là việc nặng nên nó nhận, còn con trực tiếp vào vấn đề, về cái cần hỏi và cần Lê khéo tay, nhanh mồm nhanh miệng, trả lời nên đa phần không có chủ ngữ. Vì Oanh xếp cho nó đứng cửa hàng. Giờ nó vậy, qua những đoạn đối thoại với nhau có dứt khoát đồi đổi chỗ. Oanh sợ con Lê quá thể hiểu rõ được bản tính con người họ. sức, gục ra đấy thì không biết làm thế nào. Chẳng hạn đoạn đối thoại giữa Phù và Nhưng con Lê bảo, cô phải cho cháu làm người phụ nữ chừng bốn mươi tuổi, cho việc nặng thì cháu mới quên đi được. Chứ thấy cuộc sống khổ cực, đói nghèo của cứ đứng mãi ở đây, mọi người qua lại mỗi người dân: người một câu, cháu chịu không nỗi” (Đỗ “- Cho xin bát cơm với nhé? Bích Thúy, 2014). - Không có cơm đâu, chỉ có sắn thôi. Ăn Sự chuyển đổi từ lời đối thoại sang lời kể được thì ăn. 64
  6. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 - Nói đùa đấy chứ, vừa mới xong vụ gặt dồn dập, thái độ và tâm trạng của Chở biến mà. đổi liên tục, diễn ra với nhiều cung bậc - Làm gì có lúa mà gặt. khác nhau: lúc thì tò mò, lúc thì lo lắng, - Sao lại không có?” (Đỗ Bích Thúy, nghi ngờ, lúc thì hoảng sợ, sau đó lại trấn 2006). an mình và cuối cùng là vui vẻ. Còn tâm Chỉ với một mẫu đối thoại ngắn nhưng trạng của Sáng có chút gì đó e ngại, lo lắng cũng đủ để người đọc hiểu được nội dung và cũng tự trấn an bản thân bằng câu nói của nó. Qua đó có thể thấy được cuộc sống “Chúa đất không biết đâu”. của người dân vùng cao thiếu thốn, khổ Qua ngôn ngữ đối thoại, Đỗ Bích Thúy đã cực, lúa không có để gặt, gạo không có để làm nổi bật tính cách, giọng điệu riêng của ăn, trong nhà chỉ có sắn làm lương thực từng nhân vật. Tính cách con người Chở chính ăn qua ngày. và Sáng. Chở có phần sợ nhưng tính cách Trong tiểu thuyết Cánh chim kiêu hãnh, của Chở mạnh mẽ nhiều hơn Sáng, trong cũng với kiểu đối thoại thẳng thắn, trực khi Sáng đang lo sợ thì Chở lại cương tiếp, không vòng vo dài dòng. Chẳng hạn, quyết, đơn giản chỉ “chết là cùng thôi mà”. cuộc nói chuyện giữa Chúng và Mai trong Nếu như ban đầu Sáng chỉ mới có phần e lần gặp gỡ đầu tiên có phần e thẹn, ngượng ngại nhưng sau khi nhìn thấy cặp chân thì ngùng: tâm trạng của Sáng đã khác đi rất nhiều. “Thằng trai hỏi: Sáng lo lắng nhiều hơn và bắt đầu lo sợ, - Bây giờ làm gì tiếp? thậm chí là cáu gắt. Chỉ qua một đoạn đối - Về nhà. Ăn đòn. Đi ngủ. thoại ngắn cả hai nhân vật đã tự bộc lộ tính - Làm sao mà ăn đòn? cách của mình, một Chở đầy mạnh mẽ, - Cỏ dính đầy bùn thế kia, ngựa không ăn quyết liệt còn một Sáng thì lại yếu đuối, sợ được. Lại nát hết cả lúa nữa chứ!” (Đỗ chết. Bích Thúy, 2013). So với ba cuốn tiểu thuyết viết về miền Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Đỗ núi, thì ngôn ngữ đối thoại trong tiểu Bích Thúy thường ngắn gọn, có sự hồi đáp thuyết Cửa hiệu giặt là xuất hiện dày đặc đầy đủ, lượng thông tin chỉ vừa đủ cho hơn. Ngôn ngữ đối thoại bốp chát, tếu táo những câu hỏi trước đó. Điều này phù hợp được Đỗ Bích Thúy đưa vào trong tác với tính cách của người miền núi, ít nói, phẩm một cách tự nhiên. Chính vì vậy mà trầm lặng. Đây là đoạn thoại giữa Chở và đối với những người bằng vai lứa hoặc nhỏ Sáng trong tiểu thuyết Chúa đất: tuổi hơn, người miền Bắc thường xưng - Biết chúa đất đang làm gì đấy không? mày – tao để thể hiện sự thân mật, gần gũi. Chở lắc đầu: Bên cạnh đó, nét đặc trưng trong ngôn ngữ - Không biết. Cũng không muốn biết. giao tiếp của người miền Bắc đó là hệ - Làm cột hành quyết đấy. thống khẩu ngữ trong câu nói, tạo nên sắc - Hả? – Chở giật mình chồm dậy – Cột thái biểu cảm cho cách diễn đạt như: hành quyết là cái gì? “vầng”, “tao”, “mày”, “hử”, “cơ đấy”, - Là để treo những người mà chúa đất “nhá”, “khồng”... Đôi khi những ngôn ngữ muốn chết lên đấy. bốp chát cũng được nhà văn đưa vào trong - Treo cổ à? lời thoại một cách tự nhiên như: Tao đùa Sáng lắc đầu: mày đấy à, con ranh (lời Ụt vợ), phỉ phui - Không. Treo tay. Có hai cái lỗ tai, nhét cái mồm mày (lời bà Miên), liệu liệu cái tay vào đấy. Người bị treo phải dang tay mồm mày. Tao vã cho gãy răng giờ (lời thế này. Lê), Đồ điên! Điên như chó điên (lời Sáng làm động tác dang tay ra” (Đỗ Bích Vinh), Ô hay cái con này! Điên à (lời Tư)... Thúy, 2015). Bên cạnh đó, nhân vật còn bộc lộ cảm xúc Với những câu nói nhiều lúc bị đứt quãng, qua những thán từ đặc biệt: ôi xời, chậc, 65
  7. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 đấy đấy, ối giời, đến tởm, ối giồi ôi, gớm 2011). Trong tiểu thuyết của mình, Đỗ chết, chặc, ái chà, nói phét, à vâng, giời ạ, Bích Thúy thường đẩy nhân vật vào những ồi, sao giăng gì, quá điêu, cho chết... Hiện cảnh ngộ, những tình huống trớ trêu trong tượng láy vần “iếc” trong lời nói: cửa hàng cuộc đời. Nhân vật trong tiểu thuyết đa cửa hiếc, chả tham thiếc gì sất, đồng tính phần là những nhân vật mang bi kịch, số đồng tiếc, nhẽ nhiếc gì, thuốc thiếc gì... phận với những nỗi niềm sâu kín không nhằm mục đích phủ định, mỉa mai được được giải tỏa. Chính vì vậy, nhà văn dùng đem vào trong hội thoại. Các thành ngữ độc thoại nội tâm để thông qua đó nhân vật với đặc tính cô đọng, ngắn gọn và giàu dễ bộc lộ tâm trạng, suy nghĩ và ước muốn hình ảnh cũng xuất hiện trong tiểu thuyết của mình. Hầu hết các nhân vật trong tiểu như: Mèo mù vớ cá rán (Một sự may mắn thuyết của chị ít nhiều đều mang đời sống tình cờ mang lại), nhìn gà hóa cuốc, con nội tâm. Đây là một thành công trong tiểu dại cái mang (Khi người con mắc một lỗi thuyết cũng như truyện ngắn của Đỗ Bích lầm gì đó thì người mẹ sẽ là người gánh Thúy, chị đã rất khéo léo trong việc sử vác tội lỗi đó)... Ngôn ngữ đối thoại trong dụng nghệ thuật độc thoại nội tâm, giúp tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là, nói như Lê nhà văn đi sâu vào tâm lí, ước muốn và suy Thị Hường và Nguyễn Thị Thu Hà trong tư của nhân vật. bài viết Những vùng thẩm mỹ trong tiểu Trong Bóng của cây sồi, Kim mang những thuyết Đỗ Bích Thúy: “Qua chuỗi hội thoại nội tâm dằn vặt, đau đớn và đầy trăn trở tưởng như vụn vặt, không đầu không cuối trong suy nghĩ. Chính vì vậy mà độc thoại ấy, đời sống đô thị với vô vàn những câu của Kim nhiều khi xuất hiện với một loạt chuyện ngổn ngang chất chứa sự hỗn tạp những câu hỏi tu từ đầy nghi ngờ và chất của cuộc đời thường dường như đang bày vấn: “Giờ Phù còn bảo Kim kể lại sự việc ra trước mắt người đọc” (Lê Thị Hường, thế nào nữa ư? Có biết Kim đang cố gạt đi Nguyễn Thị Thu Hà, 2015). không? Mà biết kể gì?... Nhưng giờ thì Có thể nói, bằng đối thoại, Đỗ Bích Thúy sao? Phù cũng chỉ coi Kim như bất kỳ đã khắc họa đời sống bên trong của nhân người nào trong làng, còn tò mò muốn biết vật một cách sống động, rõ nét nhưng Kim đã bị làm nhục cụ thể ra sao. Biết để không đánh mất đi đặc trưng văn hóa vùng rồi nhìn thấy là nhổ nước bọt như người ta miền. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của đã từng làm như vậy với Kim phải Đỗ Bích Thúy xuất hiện với một lối nói và không?” (Đỗ Bích Thúy, 2006). Kim nhận phát ngôn mang đặc trưng riêng. Qua lời thấy, Phù cũng như người dân Lao Chải ở đối thoại, tâm lý, tính cách nhân vật với đây đang từng ngày coi thường và nhổ những trạng thái tâm lý khác nhau được tác nước bọt vào mặt cô. Qua đây, người đọc giả mổ xẻ, phơi bày. Đồng thời, qua ngôn có thể thấy rõ được tâm trạng của Kim đầy ngữ đối thoại, nhân vật hiện lên một cách đau đớn và căm giận Phù. Còn Phù với sinh động, giúp ta có thể hình dung được hình ảnh của Kim trở đi trở lại trong hồi ức một cách đầy đủ về nhân vật mà đôi khi và trong suy nghĩ của anh. Có lúc là mùi không cần những chi tiết về ngoại hình hay quả bướng chín nẫu từ cơ thể Kim, một lai lịch xuất thân, thành phần xã hội. mảng cổ bị ánh trăng nhuộm thành màu Ngôn ngữ độc thoại xanh, hai bờ vai tròn đầy nóng hổi dưới lớp Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì độc áo mỏng ướt sũng. Có lúc là gương mặt thoại nội tâm là “Lời phát ngôn của nhân Kim với lồng ngực phập phồng trong đêm vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp ngoài cửa sông. Nhưng ám ảnh nhất là quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt đường chỉ trắng khâu trên tấm váy đen của động cảm xúc, suy nghĩ của con người Kim lúc mờ mịt, lúc hiển hiện lên trong trong dòng chảy trực tiếp của nó” (Lê Bá đầu Phù. Qua tìm hiểu tác phẩm, chúng tôi Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, thống kê được tần suất xuất hiện của 66
  8. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 những hình ảnh đã ám ảnh Phù suốt cả chàng trai quyết chống lại cái ác để giành cuộc đời như sau: “ánh trăng” xuất hiện 5 lấy tình yêu, hạnh phúc lứa đôi (Vàng), là lần, “bờ vai” 5 lần, “ánh mắt” 4 lần, “mảng nỗi niềm của chàng trai chọn cái chết để cổ” 2 lần, “gương mặt” 2 lần, “cái eo lưng” mang lại hạnh phúc cho người khác (Pó), 2 lần, “ngón tay đầy gân xanh” 2 lần, “lồng là nỗi niềm của thằng trai đê tiện, sợ chết ngực” 1 lần, “nước mắt” 1 lần. Như vậy, (Sáng), là nỗi niềm của một kẻ độc ác có thể nói, hình ảnh của Kim luôn thường mang tâm tính xấu xa (chúa Đà)... trực trong suy nghĩ của Phù, những hình Với tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là, nhân vật ảnh của Kim gợi về khiến Phù dằn vặt, tiếc trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy có đời nuối. sống nội tâm phong phú. Bà Minh là một Từ khi Chúng mất, Mai trong tiểu thuyết nhân vật mang đời sống nội tâm rõ nét Cánh chim kiêu hãnh nhận thấy mọi run nhất. Còn Trinh, kể từ khi mẹ mất, cô trở rẩy, xúc động trước những người đàn ông nên trầm lặng và ưu tư hơn. khác đã không còn. Suy nghĩ và tình cảm Bên cạnh ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ của Mai chỉ dành cho Chúng và con. Bên độc thoại nội tâm cũng là thứ ngôn ngữ cạnh nhân vật Mai, bằng độc thoại nội tâm, giàu chất thơ, đậm suy tư và chất chứa tâm tác giả đã để cho Sinh bộc lộ tâm trạng lo trạng, nỗi buồn của nhân vật. Việc sử dụng lắng và đau đớn trước cái chết cận kề của ngôn ngữ độc thoại nội tâm giúp nhà văn Mai, lòng Sinh cất lên những tiếng gọi đi sâu vào khám phá thế giới bên trong của không nên lời: “Mai có nghe thấy nhân vật. Thông qua độc thoại nội tâm, không?... Mai có nghe thấy không?... Mai những suy tư, trăn trở, những cảm xúc dấu có còn cơ hội hưởng tất cả những điều đó kín của nhân vật dần dần được phơi bày ra nữa không?... Tại sao lại là Mai chứ không trước mắt người đọc. Độc thoại nội tâm là phải một thằng con trai nào đó cường tiếng nói cất lên, vọng lên từ chính nội tâm tráng, vâm váp? Tại sao không phải là Sinh nhân vật, là những âm hưởng của cảm xúc đây hứng trọn một viên đạn vào lưng thay được dội lên từ bên trong. Đỗ Bích Thúy cho Mai?... Mai ơi?” (Đỗ Bích Thúy, đã rất thành công trong việc khắc họa đời 2013). Những dòng độc thoại nội tâm của sống nội tâm của nhân vật. Có thể nói, Sinh như những dòng kí ức miên man chảy bằng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại thì giữa quá khứ và thực tại. Sinh - chàng trai tâm lý, tính cách, phẩm chất, tâm trạng của đáng thương với một tình yêu đơn phương nhân vật được hiện lên một cách rõ nét. dành cho Mai, giờ đang đau đớn tột cùng trước nỗi đau mất đi người con gái anh KẾT LUẬN yêu. Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu So với hai cuốn Bóng của cây sồi và Cánh hiện mang tính đặc trưng của văn học. chim kiêu hãnh thì độc thoại nội tâm xuất Nhưng không phải bất cứ ngôn ngữ nào hiện trong tiểu thuyết Chúa đất với tần cũng là ngôn ngữ của văn học. Chỉ trong suất nhiều hơn, hầu như những dòng nội ngôn ngữ đời sống được trau dồi, mài dũa tâm của các nhân vật đều mang tâm trạng kỹ mới chuyển tải được một cách nghệ hoảng sợ, cô đơn, thậm chí thất vọng. Mỗi thuật cuộc sống hàng ngày. Và mỗi nhà nhân vật, mỗi thân phận đều mang những văn có phong cách đều để lại một dấu ấn nỗi niềm khác nhau. Đó là nỗi niềm của riêng về ngôn ngữ trên văn đàn. Tiểu một người phụ nữ bất hạnh mang tình yêu thuyết Đỗ Bích Thúy càng đọc càng bị lôi chung thủy (bà Cả), là nỗi niềm của cô gái cuốn, càng đọc càng say. Chị đã biết chọn đã bất chấp cái chết để thỏa mãn ước muốn cho mình một lối ngôn ngữ rất riêng, rất “làm đàn bà thật sự” (Vàng Chở), là nỗi độc đáo, đậm chất vùng miền. Đỗ Bích niềm của cô gái khi bị bắt ép làm vợ người Thúy đã lựa chọn ngôn ngữ thể hiện mình mình không yêu (Xính), là nỗi niềm của bằng ngôn từ giản dị, mộc mạc, trong sáng, 67
  9. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 xen lẫn xót xa thương cảm đầy trữ tình, sâu lắng và thấm đượm tình người. TÀI LIỆU THAM KHẢO THÁI PHAN VÀNG ANH (2008), “Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí sông Hương, (237). HÀ MINH ĐỨC (1999), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. LÊ BÁ HÁN, TRẦN ĐÌNH SỬ, NGUYỄN KHẮC PHI (2011), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. LÊ THỊ HƯỜNG, NGUYỄN THỊ THU HÀ (2015), “Những vùng thẩm mỹ trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy”, Nguồn: tckhgd.huce.vn, cập nhật ngày 12/06/2015. ĐỖ BÍCH THÚY (2006), Bóng của cây sồi, NXB Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh. ĐỖ BÍCH THÚY (2013), Cánh chim kiêu hãnh, NXB Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh. ĐỖ BÍCH THÚY (2014), Cửa hiệu giặt là, NXB Phụ nữ, Hà Nội. ĐỖ BÍCH THÚY (2015), chúa đất, nxb phụ nữ, Hà Nội. 68
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2