intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngôn ngữ trong truyện vừa “Người thầy đầu tiên” của Tringhis Aimatốp

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

63
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo này đi sâu phân tích đặc điểm ngôn ngữ trong truyện vừa “Người thầy đầu tiên”, qua đó chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật thiên tài sử dụng ngôn từ như công cụ nghệ thuật ở nhà văn này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngôn ngữ trong truyện vừa “Người thầy đầu tiên” của Tringhis Aimatốp

TAP CHI KHOA HOC, Đai hoc Huê, Sô 47, 2008<br /> ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN VỪA “NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN” <br /> CỦA TRINGHIS AIMATỐP<br />                                            Nguyễn Tư Sơn <br />                                                   Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Tr.Aimatốp – nhà văn Liên Xô nổi tiếng thế giới – là người Kiếcghidia sáng tác bằng  <br /> tiếng Nga. Các tác phẩm của ông luôn đề cập đến những vấn đề thời đại, gây chú ý lớn trong  <br /> xã hội. Một trong những nội dung làm nên sự nổi tiếng của nhà văn và thi pháp văn xuôi trong  <br /> sáng tác của ông chính là tài năng sử dụng ngôn ngữ độc đáo. Bài báo này đi sâu phân tích đặc  <br /> điểm ngôn ngữ trong truyện vừa “Người thầy đầu tiên”, qua đó chỉ  ra những thủ pháp nghệ  <br /> thuật thiên tài sử dụng ngôn từ như công cụ nghệ thuật ở nhà văn này. <br /> <br /> <br /> 1. Tr. Aimatốp ­ anh hùng lao động xã hội chủ  nghĩa Liên Xô, giải thưởng  <br /> Lênin và giải thưởng Nhà nước về văn học ­ là một trong những nhà văn Xô Viết nổi  <br /> tiếng vào thập niên 60, 70, 80 không chỉ ở Liên Xô mà còn trên thế giới. Ông là tác giả <br /> của những tác phẩm nổi tiếng như “Tập truyện núi đồi và thảo nguyên” (1963), “Vĩnh <br /> biệt Gun xa rư” (1968), “Con tàu trắng” (1970), “Một ngày dài hơn thế  kỷ” (1980), <br /> “Đoạn đầu đài” (1986)… đã được dịch sang tiếng Việt ngay khi ra đời  ở  Liên Xô và <br /> được đông đảo độc giả, giới nghiên cứu Việt Nam quan tâm sâu sắc.<br /> Là người dân tộc Kiếc ghi dia (ngày nay là Cưrghistan), Aimatốp nổi bật trong <br /> đội ngũ các nhà văn Xô Viết đương thời bởi mối quan tâm sâu sắc đến các sự kiện lớn <br /> của đất nước và thế giới, của dân tộc mình và của cả nhân loại, xây dựng nên những <br /> tính cách lớn thông qua hệ thống nhân vật trong các tác phẩm của mình.<br /> Là nhà văn người dân tộc thiểu số  nhưng Aimatốp sáng tác bằng tiếng Nga ­ <br /> ngôn ngữ  quốc gia của nhà nước Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ  nghĩa Xô Viết có  <br /> diện tích 1/6 quả địa cầu. Vì thế ngôn ngữ sáng tác của ông có nhiều nét đặc biệt, tạo  <br /> nên phong cách ngôn ngữ riêng nơi ông. <br /> 2. Nội dung của tác phẩm  là câu chuyện về  một người lính phục viên ­ một <br /> đoàn viên Cômxômôn vào buổi đầu của cách mạng tháng Mười đã tình nguyện đến  <br /> một vùng quê heo hút, hẻo lánh xứ  núi đồi Trung Á để  gieo lên những hạt mầm ánh  <br /> sáng đầu tiên cho lớp trẻ ­ những đứa trẻ thất học trong tăm tối của kiếp người bán du <br /> mục quanh năm chỉ biết quẩn quanh thôn bản của mình.<br /> Câu chuyện thật cảm động bởi trong đó chứa đựng bao tình cảm yêu thương  <br /> của chàng trai ­ người thầy đầu tiên đối với đám học trò lem luốc, lam lũ nơi vùng biên <br /> cương chỉ  toàn đá và núi với cái lạnh mùa đông buốt thấu xương, mùa hè như  rang <br /> trong chảo lửa. Câu chuyện thật chân thật bởi cốt truyện thật giản dị  nói về  những  <br /> việc làm rất đỗi bình thường của một thầy giáo tình nguyện đã bất chấp mọi khó khăn <br /> vất vả, thầm lặng hy sinh hạnh phúc riêng tư và dám đối mặt với những tàn dư nặng  <br /> nề  của những hủ  tục, lạc hậu của dân làng trong cuộc chiến đấu mới – vì ánh sáng <br /> của tri thức.<br /> Thế  nhưng chính những cái giản dị  ấy, chính cái chân chất như cuộc sống  ấy  <br /> lại làm nên cái độc đáo trong ngòi bút của Tr. Aimatốp, báo hiệu sự ra đời của một tài  <br /> năng, một bậc thầy về  văn xuôi trong văn học Xô Viết thập niên 70 ­ 80 của thế  kỷ <br /> trước. <br /> 3. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi  bước  đầu khảo sát ngôn ngữ  của <br /> truyện vừa “Người thầy đầu tiên”­ những gì góp phần tạo nên phong cách riêng của <br /> Tr. Aimatốp về sau.<br /> 3.1. Ngôn ngữ trong truyện trước hết là ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ trần <br /> thuật. Câu chuyện được mở đầu bởi chất giọng điềm đạm, nhiều ẩn ức của một hoạ <br /> sĩ xuất thân từ vùng núi hẻo lánh xa xôi: anh đang hồi tưởng về mảnh đất nơi chôn rau  <br /> cắt rốn của mình. <br />  Câu chuyện của người họa sĩ cứ  đều đều, đưa người đọc từ  từ  về  với một  <br /> làng quê miền núi ­ bản Kukurây nằm dưới rặng núi Đen vùng Trung Á xa xăm. Ngôn <br /> ngữ  như  thấm đẫm chất quê mộc mạc, thân thương, với những từ  địa phương hồn  <br /> nhiên đến chân chất. Ngay cái lên bản Kykyrây đã đầy gợi cảm. Nó làm liên tưởng <br /> đến   thung   lũng   vùng   núi   đá,   đồng   cỏ   xanh   lì   vùng   thảo   nguyên   Côdắc…   “Làng <br /> Kukurây chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào <br /> ào từ  nhiều ghềnh đá đổ  xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Hoàng thổ, là cánh <br /> thảo nguyên Côdắc mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường <br /> sắt làm thành một cái thảm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến chân trời phía Tây”.  <br /> (“Người thầy đầu tiên”, nhà xuất bản Đà Nẵng ­ 1983, trang 6. Bản dịch của Cao  <br /> Xuân Hạo, Nguyễn Ngọc Bằng, Bồ Xuân Tiến)<br /> Nhưng đây mới chỉ  là phần mở  đầu câu chuyện. Nhân vật kể  chuyện thứ  hai  <br /> lại chính là nhân vật chính trong truyện, nhân vật này kể  về  cuộc đời đầy bất hạnh <br /> thưở ấu thơ ở làng Kukurây của mình. Vì là câu chuyện tự kể nên tính tự sự của ngôn <br /> ngữ mang tính chủ đạo xuyên suốt tác phẩm.<br /> Qua những lời kể  tự  nhiên của nhân vật, ta thấy hiện ra một khung trời  ảm  <br /> đạm của một bản làng với biết bao tăm tối của lối sống cũ, của những định kiến hẹp  <br /> hòi thủ cựu, của những bất hạnh chồng chất lên đôi vai trẻ  thơ trong bản. Lời kể thì  <br /> đều đều, từ  ngữ  thì chân chất mộc mạc, nhưng sao mạch chuyện cứ  như  một cuộn  <br /> phim quay chậm với biết bao tủi hờn và khát vọng, với những số  phận bị  vùi dập <br /> trong dốt nát tối tăm và những  ước mơ  cháy bỏng về  một tương lai tươi sáng. Và <br /> người  thắp lên  ngọn lửa  hy vọng  ấy không ai khác  mà chính  là người   đoàn viên <br /> Côngxômôn đầy nhiệt huyết cách mạng.<br /> 3.2. Song song với ngôn ngữ tự sự là ngôn ngữ tâm lý. Do nhân vật chính của <br /> truyện cũng đồng thời là người kể chuyện nên qua giọng văn tự sự nổi lên tâm lý sâu <br /> sắc của nhân vật. Tâm lý  ấy bắt đầu bị  xáo trộn bởi những tình cảm trong sáng, thơ <br /> ngây của cô bé mồ  côi sống trong tăm tối lần đầu tiên được tiếp xúc với những lời  <br /> mộc mạc chân thành nhưng có văn hoá của người đoàn viên Côngxômôn Đuy sen.  <br /> Những xáo động tâm lý này được ví như làn gió xuân ấm áp thổi vào tâm hồn vô cảm,  <br /> lạnh lẽo của cô bé tuổi mười ba luôn bị  bà thím đối xử  thô lỗ, luôn phải nghe những <br /> lời tục tĩu và phải chịu những trận đòn roi suốt cả tuổi thơ.<br />  Nhân vật như được tắm trong dòng sông mùa hè để gột dần những tối tăm, cổ <br /> hủ trong tâm hồn, như được tắm nắng trời mùa xuân để làm ấm lên những cảm xúc bị <br /> đông kín trong căn nhà tăm tối của chú thím mình, để  rồi dần dần cô bước ra thảo  <br /> nguyên bao la với không khí trong lành, với những tình thương yêu tôn trọng của cái <br /> thế  giới mà thầy Đuy sen mở  ra cho các em qua từng trang sách, qua từng buổi học.  <br /> Tâm hồn ấy, tâm lý ấy được nuôi dưỡng lớn lên và cô bé Antưnai đã thực sự bước vào <br /> thế giới của những con người mới, trở thành một nhà khoa học lớn của đất nước.<br /> Chính chất tự  sự  pha tính trữ  tình, chất hồn nhiên pha chất biện chứng trong  <br /> ngôn ngữ của chuyện đã giúp tác giả thành công trong việc xây dựng nên một nhân vật  <br /> thật tự nhiên, thật bình dị mà thật thuyết phục.<br /> 3.3. Ngôn ngữ trong “Người thầy đầu tiên” là ngôn ngữ hình tượng. Bản thân <br /> tên gọi của truyện ngắn đã mang tính hình tượng. Người thầy giáo Đuy sen là hình  <br /> tượng người cách mạng thấm nhuần chủ  nghĩa nhân văn, những người đã quên thân <br /> mình vì sự  nghiệp chung, vì tương lai của đất nước, vì tương lai của cả  một thế  hệ <br /> trẻ thơ đang bị nhốt trong chốn tối tăm tù ngục của những định kiến cổ hủ, lạc hậu.<br /> Cái bản làng nơi Đuy sen đến nằm ở nơi xa xôi hẻo lánh dưới rặng núi Đen sâu <br /> hút trong thảo nguyên xa xôi là hình tượng của sự  quên lãng, dốt nát, tối tăm, nơi có  <br /> những thế  lực cổ  hủ  muốn  đối chọi lại ánh sáng tri thức mà Đuy sen mang đến.  <br /> Những địa danh như Kурkуреи (đơn độc),Чёрные горы (rặng núi Đen) thật gợi cảm,  <br /> giúp ta hình dung ra cái bối cảnh nơi Đuy sen đang hành động đơn độc với cái ác.<br /> Từ nơi xa khuất tù túng ấy vươn lên hiên ngang hai cây phong được Đuy sen tự <br /> tay trồng và vun xới là hình tượng biểu thị ý chí vươn lên sức sống mãnh liệt của con <br /> người luôn biết vươn tới bầu trời cao xanh, tương lai tươi sáng. “Trong làng tôi không <br /> thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn: chúng có tiếng nói riêng và <br /> hẳn phải có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta có <br /> tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động <br /> lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng  <br /> như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì  <br /> thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đám lửa vô hình, có khi hai cây <br /> phong bỗng im bật một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở  dài một hơi như <br /> thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa <br /> trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc  <br /> cháy rừng rực. Và trong tiếng gầm bất khuất của chúng ngỡ chừng như nghe thấy một <br /> lời thách thức ngỗ  ngược: “Không, đừng hòng bắt ta phải khom lưng khuất phục, <br /> đừng hòng bẻ gãy thân ta”.<br /> 3.4.  Câu   chuyện  về   Đuy  sen  ­  người   thầy  đầu  tiên  và  số  phận  của  cô   bé <br /> Antưnai ­ đứa học trò có tuổi thơ đau thương là câu chuyện dài về con người, về thế <br /> sự, về cuộc sống ở vùng nông thôn miền núi vào những ngày đầu cách mạng. Nó được <br /> kể  ra qua hệ  thống nhân vật: lời người hoạ  sĩ mở  đầu, lời Antưnai đóng vai trò chủ <br /> đạo. Nhân vật Đuy sen tuy là nhân vật chính nhưng anh xuất hiện chủ  yếu qua hành <br /> động, việc làm cụ  thể. Ngôn ngữ  của anh thuộc loại kiệm lời, từ  ngữ  giản dị, đơn <br /> nghĩa, cách nói không khoa trương, hùng biện, mà là rất dễ hiểu, dễ đi vào lòng người.<br /> Như  vậy, xét một cách tổng thể, ngôn ngữ của truyện là  ngôn ngữ đa thanh, <br /> trong đó không xuất hiện lời nào, câu nào từ  phía tác giả  nhưng đằng sau ngôn ngữ <br /> nhân vật là ý đồ  của tác giả: tác giả  lồng những tình cảm, thái độ, quan điểm của <br /> mình  qua  ngôn  ngữ  nhân  vật,  đặc  biệt  là  đối  với  hai  nhân  vật chính   Đuy  sen và  <br /> Antưnai. Đối với Đuy sen đây là tình cảm yêu mến, cảm phục. Đuy sen là con người  <br /> của hành động. Anh chinh phục dân bản bằng những việc làm thiết thực. Anh đến với  <br /> tâm hồn trẻ  thơ  bằng những bài dạy tâm huyết, thương yêu hết lòng. Ngôn ngữ  của <br /> Antưnai nói về  thầy Đuy sen là tình cảm trẻ  thơ  hướng tới cái ánh sáng tươi lành do <br /> thầy mang lại, là tình yêu thầm kín đầu đời của một cô học trò mới lớn đối với thầy <br /> dạy của mình, là sự  biết  ơn chân thành của một con người thành đạt luôn khắc ghi <br /> những hy sinh to lớn của người đã dũng cảm đương đầu với muôn vàn khó khăn và  <br /> hiểm nguy vì học trò.<br /> 4. Kết luận: “Người thầy đầu tiên” không chỉ đánh dấu thành công đầu tiên của <br /> Tr. Aimatốp trên con đường viết văn của mình, mà nó còn báo hiệu sự xuất hiện của <br /> một tài năng trên văn đàn Xô Viết. Thành công trước hết của tác phẩm chính là dấu ấn <br /> ngôn ngữ ­ cái tạo nên phong cách nghệ thuật của ngòi bút văn xuôi Aimatốp về sau. <br /> Ngôn ngữ  trong “Người thầy đầu tiên” thật giản dị  mà tinh tế, thật dễ  hiểu mà thật  <br /> gợi cảm, thực sự giúp Tr. Aimatốp chinh phục bạn đọc ngay từ những trang viết đầu  <br /> tay của mình.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. История   русско   ­   советской   литературы,   под   редакцией   проф.   А. <br /> И .Метченко, С. М. Петрова,  Москва, ” Просвещение”, 1983.<br /> 2. Русская литература XX  века (в двух томах). Часть 2,  под редакцией <br /> Ф. Ф. Кузнецова , Москва , ”Просвещение”, 1994.<br /> 3. Русская литература XX века, под редакцией Л. А. Смирнова, А. А. <br /> Кунарова и др., Москва,  “Просвещение”, 1995.<br /> <br /> <br />  <br /> LANGUAGE IN  THE STORY “THE FIRST TEACHER”<br /> BY TRINGHIS AIMATOP<br /> Nguyen Tu Son<br /> College of Foreign Languages, Hue University<br /> <br /> SUMMARY<br /> Tr. Aimatop, a worldwide famous Soviet writer, was a Kiecghidi writing in Russian. His  <br /> works always mentioned the problems of the age which gained much attention of the society. One  <br /> of   the   factors   making   him   and   his   prose   versification   well­known   was   the   talent   in   using  <br /> language uniquely. This article deeply analyzes the language features in the moderate story The  <br /> First Teacher, by the way, it shows the art method and the great ability of using language as a  <br /> tool expressing art of this writer.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2