intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngữ văn lớp 10 - Giáo án tuần 21: Khái quát lịch sử tiếng Việt

Chia sẻ: Ho Thi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

865
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nắm được một cách khái quát, các mối quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống chữ viết tiếng Việt. Thấy rõ lịch sử phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử của đất nước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngữ văn lớp 10 - Giáo án tuần 21: Khái quát lịch sử tiếng Việt

  1. GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT A. Kết quả cần đạt Giúp HS: - Nắm được một cách khái quát, các mối quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống chữ viết tiếng Việt. - Thấy rõ lịch sử phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử của đất nước, của dân tộc. - Bồi dưỡng tình cảm quý trọng tiếng Việt – tài sản lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. B. Chuẩn bị của GV và HS - SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Bảng phụ (sơ đồ, bảng so sánh); bản đồ địa lý khu vực Đông Nam Á… C. Tiến trình bài dạy Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và tư duy trọng yếu nhất của con người. Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp và tư duy của người Việt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc”. Việc tìm hiểu về lịch sử tiếng Việt có vai trò rất quan trọng trong việc nhận thức và giữ gìn “thứ tài sản lâu đời và quý báu” đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV nêu yêu cầu cần đạt của bài học và giới thiệu kết cấu bài học, nhấn mạnh ý: tri thức bài học có tính lịch sử, gắn liền với lịch sử dân tộc. 1
  2. I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt 1. Tiếng Việt trong thời kỳ dựng nước GV đặt vấn đề: Trước đây, có quan điểm cho rằng: dân tộc Việt là tộc người từ Trung Hoa di cư đến rồi định a, Nguồn gốc tiếng Việt cư trên đất Việt Nam và tiếng nói của người đó là một nhánh của tiếng Hán. Theo đó, tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán. Dựa vào phần 1a, em hãy nhận xét quan điểm trên HS: Bước đầu bác bỏ quan điểm bằng cách nêu những luận điểm của phần 1a - TV có nguồn gốc bản địa - TV thuộc họ ngôn ngữ GV đặt câu hỏi để hướng dẫn HS làm rõ các thuật ngữ: Nam Á bản địa, họ ngôn ngữ - Bản địa có nghĩa là ngay trên mảnh đất đó chứ không phải là nơi nào khác - Họ ngôn ngữ là nhóm các ngôn ngữ có cùng chung nguồn gốc. Họ ngôn ngữ Nam Á là họ ngôn ngữ có nguồn gốc rất xa xưa, trên một vùng rộng lớn ở Đông – Nam Châu Á, vùng này vốn là một trung tâm văn hóa lớn trên thế giới, thời cổ (từ bờ sông Dương Tử (TQ) tới vùng Atsam (Mianma)) GV chuyển ý: thuộc họ ngôn ngữ Nam Á cũng có 2
  3. nghĩa là TV sẽ có mối quan hệ họ hàng với những ngôn ngữ khác trong họ GV thông báo: Trong họ ngôn ngữ Nam Á, các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều dấu tích về mối quan hệ họ b, Quan hệ họ hàng của hàng gần gũi của TV với tiếng Mường và mối quan hệ tiếng Việt họ hàng tương đối xa giữa TV với nhóm tiếng Môn – Khmer GV cho HS trực quan sơ đồ ngữ hệ Nam Phương GV giải thích sơ đồ: Trên thế giới có rất nhiều ngữ hệ. Từ ngữ hệ chia thành các họ. Trong mỗi họ, những ngôn ngữ có chung một nguồn gốc trực tiếp hơn gọi là dòng; trong mỗi dòng, những ngôn ngữ có chung một nguồn gốc trực tiếp hơn gọi là nhánh… Cứ như vậy, mỗi họ có thể bao gồm nhiều dòng, mỗi dòng nhiều nhánh, mỗi nhánh gồm nhiều chi nhánh… rồi đến các ngôn ngữ cụ thể. Tiếp đó, GV xác định tọa độ các yếu tố ngôn ngữ đã nêu trong lời thông báo(họ ngôn ngữ Nam Á, tiếng Việt, tiếng Mường, dòng Môn-Khmer) trong sơ đồ ngữ hệ GV nêu yêu cầu: dựa vào sơ đồ ngữ hệ và phần 2b, em hãy xây dựng sơ đồ đơn giản để làm rõ quan hệ họ hàng của tiếng Việt HS: Thảo luận theo bàn GV gọi HS lên vẽ sơ đồ và yêu cầu HS diễn giải sơ đồ 3
  4. Họ ngôn ngữ Nam Á Dòng Môn-Khmer Tiếng Việt Mường (TV cổ) Tiếng Việt tiếng Mường GV tiếp tục giải thích cho những yếu tố của sơ đồ: Như vậy, TV có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Dòng Môn-Khmer là một dòng thuộc họ ngôn ngữ Mường và mối quan hệ họ Nam Á phân bố ở vùng cao nguyên Nam Đông Dương hàng tương đối xa với các và miền phụ cận Bắc Đông Dương (kết hợp trực quan tiếng thuộc dòng Môn với bản đồ địa lý Đông Nam Á). Trong đó, hai ngôn Khmer khác (Bana, Catu, ngữ Môn và Khmer được lấy làm tên gọi cho dòng vì Khmer…) đó là hai ngôn ngữ sớm có chữ viết. GV chứng minh cho quan hệ họ hàng của tiếng Việt - Quá trình tách dòng để lại nhiều dấu vết, có thể khảo sát được qua việc đối chiếu TV với tiếng Mường, với tiếng Khmer và một số ngôn ngữ Môn-Khmer khác 4
  5. như Bana, Catu, Khơmu Việt Mường Bana, Khơmu Khmer Môn Tay Thay Ti Đay tai - Đối chiếu tiếng Việt với tiếng Mường, có thể tìm thấy được sự tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa của nhiều từ để thấy được quan hệ họ hàng gần gũi giữa hai ngôn ngữ này. Việt Mường Ngày Ngài Mưa Mươ Trong tlong GV thông báo: theo các nhà nghiên cứu, TV xưa chưa có thanh điệu, còn có phụ âm kép ở đầu vần như: tl, kl, pl…; trong hệ thống âm cuối còn có các phụ âm đặc biệt như –l, -h, -s Về mặt ngữ pháp, từ được hạn định đứng trước, từ hạn định đặt sau. Đó là một nét riêng của TV khi đem so sánh với tiếng Hán - TV cổ có những nét đặc VD: cỏ xanh (tiếng Việt) trưng riêng, khác với tiếng thanh thảo (tiếng Hán) Hán và không hoàn toàn giống tiếng Việt hiện nay GV tiểu kết phần 1 5
  6. GV chuyển ý: Ngoài quan hệ họ hàng, TV còn có quan về mặt ngữ âm hệ tiếp xúc lâu đời với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á như ngôn ngữ thuộc nhóm Tày-Thái. Tuy nhiên, quan hệ tiếp xúc có tính lịch sử và rõ ràng tính quá trình nhất, làm nên những biến đổi căn bản trong tiếng Việt lại là quan hệ tiếp xúc với tiếng Hán trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong mục 2. GV: Dựa vào kiến thức LS, em hãy giải thích tại sao TV lại có quan hệ tiếp xúc với tiếng Hán? HS: Thời Bắc thuộc, với chính sách đồng hóa triệt để của PK phương Bắc, tiếng Hán theo nhiều ngã đường truyền vào VN, tiếng Việt bị chèn ép nặng nề. 2. Tiếng Việt trong thời GV: Kết quả của sự tiếp xúc này là gì? kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc HS: Trong quá trình tiếp xúc, để tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán. Chiều hướng chủ đạo của việc vay mượn này là Việt hóa về mặt âm đọc, sau đó là phạm vi và ý nghĩa sử dụng GV hướng dẫn HS tìm hiểu những cách thức vay mượn tiếng Hán theo hướng Việt hóa (kết hợp giải BT 1 phần luyện tập) 6
  7. - Phương thức phổ biến nhất là vay mượn trọn vẹn chữ - Sự tiếp xúc của TV và Hán chỉ Việt hóa về mặt âm đọc tiếng Hán đã diễn ra lâu dài - Rút gọn và sâu rộng, đặc biệt theo hướng vay mượn Tú tài  tú Cử nhân  cử - Đảo vị trí các yếu tố trong từ Nhiệt náo  náo nhiệt (không khí nhộn nhịp, vui vẻ) Thích phóng  phóng thích (hành động buông ra, thả ra) - Đổi nghĩa hay mở rộng, thu hẹp nghĩa Phương phi (hoa cỏ thơm tho)  béo tốt - Những cách thức tiếp nhận và cải biến tiếng Hán Bồi hồi (đi đi lại lại)  bồn chồn, xúc động theo hướng Việt hóa đã làm - Dịch nghĩa phong phú cho tiếng Việt Không phận: vùng trời Thanh thiên: trời xanh - Tạo từ mới bằng các yếu tố Hán Bao gồm (Hán + Việt) Sống động (Việt + Hán) Phi công (Hán + Hán) GV tiểu kết phần 2 7
  8. GV: Dựa vào hiểu biết LS và kiến thức ở mục (3), em hãy phác thảo những nét chính nhất về văn hóa – văn học nước ta trong thời kỳ nhà nước PK tự chủ, bắt đầu từ TK XI với triều đại nhà Lý? HS: Trả lời dựa vào những luận điểm đầu tiên của mục (3) 3. Tiếng Việt trong thời kỳ độc lập tự chủ - Bắt đầu từ TK XI, nhà GV: Điều đáng chú ý là, những sự việc kể trên, nhìn nước PK độc lập tự chủ đã chung, không ngăn chặn sự trưởng thành và phát triển được củng cố thêm một của tiếng Việt. Trái lại, chính nhờ những hoạt động văn bước. Nho học được đề cao học – văn hóa được đẩy mạnh, tiếng Việt ngày càng và chiếm địa vị độc tôn. phong phú, tinh tế, trong sáng, uyển chuyển - Văn tự Hán được học như GV đưa ra VD: xét ví dụ sau: một ngôn ngữ gắn liền với Dưới trăng quyên đã gọi hè một nền văn chương chữ Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông Hán mang sắc thái Việt GV đặt câu hỏi Nam - Câu thơ trích trên, trong nguyên tác, được viết bằng 8
  9. văn tự nào? - Em có nhận xét gì về ngôn ngữ thơ được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh đêm hè? GV gọi HS trả lời, hướng dẫn HS vào cách giảng bình đúng hướng: Những câu thơ Nôm thật duyên dáng, uyển chuyển. Động từ “gọi” gợi âm thanh chim Đỗ Quyên, làm vang dậy một đêm hè yên ắng và oi ả. Nếu câu thơ trên đem đến ấn tượng âm thanh thì câu thơ dưới in đậm ấn tượng hình ảnh nhờ sử dụng một chuỗi láy âm: lửa – lựu – lập – lòe, làm sinh động hóa hoa lựu trong sự đổi sắc, đổi hình. Đêm hè trở thành dạ vũ – một vũ hội của ánh sáng, âm thanh và màu sắc. GV khái quát: Rõ ràng, từ việc phân tích VD trên, giá trị biểu hiện của tiếng Việt thật xứng đán với những từ “tinh tế”, “trong sáng”, “uyển chuyển”. Giá trị biểu hiện đó là do ưu thế của chữ Nôm đem lại. Như vậy việc ra đời của chữ Nôm có ý nghĩa rất lớn trong sáng tác thơ văn, cũng như trong tiến trình văn hóa Việt Nam nói chung. GV: Hãy lấy thêm những VD hoặc kể tên những tác phẩm văn học Nôm mà em biết. HS: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm)…. 9
  10. GV chuyển ý: ở 3 thời kỳ trước, phạm vi mà TV có mối quan hệ là ở Phương Đông. Nhưng sang thời Pháp thuộc, TV lại được thể hiện trong một dạng văn tự mới – chữ Latinh – một thành tựu của văn minh phương Tây. Cùng với nó là những hệ quả văn hóa khác mà ta sẽ tìm hiểu ở mục 4. - Với chữ Nôm, TV ngày càng trở nên tinh tế, trong sáng, uyển chuyển, phong GV: Bằng những hiểu biết LS, hãy lý giải ý kiến của phú. nhà thơ Xuân Diệu: “Cuối TK XIX, Hán học đã rơi vào cảnh chợ chiều tàn tạ hấp hối” HS trả lời: GV đưa ra cứ liệu LS: 1918 – Khoa thi Đinh Dậu – khoa thi Hán học cuối cùng. GV minh họa bài thơ Chữ Nho của Tú Xương Nào có ra gì cái chữ Nho Ông nghè, ông Cống cũng nằm co Sao bằng đi học làm ông phán Sáng rượu sâm banh, tối sữa bò 4. Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc GV: Nhưng tiếng Pháp lại không đủ sức nô dịch cả một nền văn hóa Việt lầu bền, vững mạnh mà tiếng Việt chảy miết trong mạch văn hóa đó. Hơn nữa, chữ quốc ngữ được hình thành và pt một cách không thuận chiều 10
  11. với mưu đồ của các giáo sĩ Pháp. Chính chữ quốc ngữ - CĐ thực dân nữa PK lấy lại đặt cơ sở cho sự bừng dậy của cả một nền văn học – tiếng Pháp làm công cụ nô văn nghệ - học thuật theo hướng hiện đại hóa. dịch, tiếng Hán mất dần địa vị độc tôn GV: Dựa vào mục (4), hãy nêu những biểu hiện của sự hình thành và pt của nền văn học, cũng như nền học thuật tiếng Việt trên cơ sở chữ quốc ngữ HS: trả lời - Chữ quốc ngữ cùng với việc tiếp nhận văn hóa Phương Tây (chủ yếu là văn hóa Pháp) đã tạo nên một nền văn học, nền học thuật hiện đại. GV tiểu kết phần (4) GV chuyển ý: Vậy, công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học sẽ tiếp tục như thế nào và tiếng Việt sẽ - Biểu hiện: tìm được vị trí xứng đáng của mình ra sao, chúng ta cùng tìm kiểu ở giai đoạn thứ 5 trong lịch sử TV. + Nhiều thể loại mới xuất hiện: nghị luận chính trị - 11
  12. GV thông báo: sự kiện 2/9/1945 xh; văn phổ biến KH-XH, tiểu thuyết, kịch. + Nhiều phong trào văn học xuất hiện: thơ Mới, tự lực văn đoàn, tiểu thuyết hiện thực phê phán. GV lý giải tầm quan trọng của việc xây dựng, hệ thống + Nhiệm vụ đề ra: xây thuật ngữ khoa học: khoa học-công nghệ phát triển cần dựng hệ thống thuật ngữ có hệ thống thuật ngữ làm cơ sở cho lí luận và nghiên khoa học. cứu. Các thời kỳ trước, sở dĩ khoa học nước ta bị các nước phương Tây bỏ ở khoảng cách rất xa là vì tiếng Việt của chúng ta không xây dựng được hệ thống thuật ngữ khoa học (mà chỉ thiên về biểu hiện cho sáng tác văn học). Trong thời đại mới, thời đại kiến quốc – xây dựng ĐN, việc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học 5. Tiếng Việt từ sau cách là vô cùng quan trọng đối với việc nghiên cứu, giảng mạng tháng Tám đến nay dạy và phổ biến khoa học bằng tiếng Việt, tạo điều kiện tiếp thu và áp dụng KH-CN trong công cuộc xây dựng - Cùng với sự kiện và đổi mới nước nhà. 2/9/1945, TV đã có được vị trí xứng đáng trong một nước Việt Nam độc lập, tự GV thông báo: do. GV giới thiệu 3 cách thức để xây dựng hệ thống thuật 12
  13. ngữ (kết hợp với làm bài tập 3 phần Luyện tập) - Phiên âm thuật ngữ KH phương Tây: Sin, cô-sin, vec-tơ, am-pe, vôn - Vay mượn thuật ngữ qua tiếng Trung Quốc (âm Hán Việt) Chủ ngữ, cú pháp, trung trực, phân giác, tâm điểm - Đặt thuần ngữ thuần Việt Góc nhọn, góc bẹt, đường chéo, đường tròn, góc tù. GV: Hãy cho biết vai trò của TV trong quá trình pt của Công cuộc xây dựng hệ đất nước thống thuật ngữ KH nói HS: trả lời dựa vào mục 5 riêng và chuẩn hóa TV nói chung được tiến hành một cách mạnh mẽ và hiệu quả. 13
  14. TV có đầy đủ khả năng đảm đương vai trò ngôn ngữ quốc gia trong quá trình CNH-HĐH đất nước GV tổng kết phần I: cho HS đọc ghi nhớ và hướng dẫn HS lập một bảng hệ thống hóa kiến thức (giao bài tập về nhà) Thời kỳ Thời kỳ Thời kỳ Thời kỳ Thời kỳ 1 2 3 4 5 Nét chính về chính trị - xã hội Diện mạo tiếng Việt Diện mạo văn hóa – văn nghệ GV cần làm rõ hai khái niệm: tiếng Việt và chữ Viết tiếng Việt là âm thanh ngôn ngữ, là tiếng nói của người Việt. Chữ viết là hệ thống kí hiệu để ghi lại âm thanh đó. Và có thể có nhiều dạng văn tự khác nhau cho cùng một tiếng nói. Như vậy, lịch sử tiếng Việt gắn liền với lịch sử chữ viết 14
  15. như hình với bóng. Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về lịch sử phát triển của tiếng Việt qua các giai đoạn và phần nào nắm được những hình thức chữ viết của tiếng Việt ở một số giai đoạn. Ở phần này, chúng ta sẽ khái quát lại và đi sâu vào những hình thức chữ viết đó GV khái quát: Cùng với sự du nhập và truyền bá ngôn II. Chữ viết tiếng Việt ngữ - văn tự Hán, chữ Nôm đã xuất hiện. Tuy dựa vào chữ Hán, nhưng chữ Nôm đã đi xa hơn chữ Hán trên con đường xây dựng chữ viết, thể hiện rõ ở việc lấy “phương châm ghi âm” làm phương hướng chủ đạo. Vì không được chuẩn hóa cho nên chữ Nôm còn mang nhiều khiếm khuyết. Sự thay thế chữ Nôm bằng chữ quốc ngữ là một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chữ viết của dân tộc. GV tổ chức cho HS hoàn thành bảng hệ thống kiến thức sau bằng hình thức hoạt động nhóm. Chữ Nôm Chữ quốc ngữ Nguyên Thời kỳ PK độc lập tự chủ, khi ý Nữa đầu TK XVII, một số giáo sĩ nhân (hoàn thức tự chủ, tự cường của dân tộc phương Tây đã dựa vào bộ chữ cảnh) ra lên cao, khi yêu cầu pt về văn hóa cái Latinh để xây dựng thứ chữ đời và kinh tế của đất nước trở nên mới ghi âm tiếng Việt, nhằm bức thiết, cha ông ta đã sáng chế phục vụ cho việc truyền giảng ra một thứ chữ riêng để ghi tiếng đạo Thiên chúa, sau này gọi là Việt chữ quốc ngữ. 15
  16. Có thể thấy được diện mạo của văn học Nôm, muộn nhất là TK XIII trở đi Phương Dùng chữ Hán hoặc bộ phận chữ Ghi âm theo nguyên tắc: mỗi chữ thức cấu Hán được cấu tạo lại để ghi âm cái phát một âm; và mỗi âm ghi tạo tiết tiếng Việt trên cơ sở cách đọc bằng một chữ cái, có thể đánh tiếng Hán của Việt (âm Hán Việt) vần để học một cách nhanh chóng. Mỗi chữ gồm nhiều chữ cái, nhiều âm tạo thành một âm tiết, viết thế nào thì đọc thế ấy. Ưu điểm Với chữ Nôm, tiếng Việt trở nên Trên đường tự hoàn thiện, chữ uyển chuyển, trong sáng và tinh quốc ngữ đạt tới hình thức ổn tế định và hoàn thiện với những ưu điểm sau: - Đơn giản về hình thể kết cấu - Chữ và âm, cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ cao  để đọc chữ quốc ngữ chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần. Hạn chế - Không thể đánh vần, học chữ - Chưa triệt để nguyên tắc ghi âm nào biết chữ đấy vị: có trường hợp dùng một chữ - Muốn học chữ Nôm phải biết cái để ghi nhiều âm khác nhau: chữ Hán chữ g (âm gờ trong tiếng gà và âm gi trong cụm từ làm gì), hoặc 16
  17. một âm viết bằng nhiều chữ khác nhau (c, k, q; g, gh; ng, ngh; d; gi) - Ngoài ra, việc dùng nhiều dấu phụ, dấu thanh cũng gây rắc rối trong khi viết, in ấn. Ý nghĩa Chữ Nôm là một thành quả văn Chữ quốc ngữ ngày càng khẳng hóa lớn lao, biểu hiện ý thức độc định vai trò quan trọng trong đời lập tự chủ cao của dân tộc và là sống xã hội và sự pt của đất nước phương tiện sáng tạo nên một nền ta. văn học Nôm ưu tú HS hoàn thiện kiến thức vào vở ghi GV mở rộng, làm rõ thêm các nội dung trong bảng kiến thức - có 2 cách thức chủ yếu để cấu tạo chữ Nôm + 1: mượn nguyên chữ Hán để Nôm hóa Vd: Hán Việt Nôm Cố 故  có故 Biệt  biết Vệ  về + 2: mượn các yếu tố có sẵn của chữ Hán rồi lắp ghép để tạo ra chữ Nôm 17
  18. Vd: Thiên thượng trời Khẩu nội nói - Về phát triển của chữ quốc ngữ + ở thời kỳ đầu, chữ quốc ngữ chịu ảnh hưởng của cách ghi âm theo tiếng nước ngoài, chưa phản ảnh một cách khoa học cơ cấu ngữ âm của người Việt. Vd: Sách  sayc Trời  blời + Trong vòng gần hai thế kỷ tiếp theo, chữ quốc ngữ được cải tiến từng bước và cuối cùng đạt tới hình thức ổn định và hoàn thiện ngày nay. - Về vai trò và vị trí của chữ quốc ngữ trong đời sống văn hóa, xã hội và sự pt của đất nước ta. +Nhờ chữ quốc ngữ của thời kỳ đầu mà ta bảo lưu kịp thời những nét cổ xưa của tiếng Việt. + Cuối TK XIX, chữ quốc ngữ được dùng phổ biến để ghi lại những tác phẩm bằng chữ Nôm, chữ Hán; chữ quốc ngữ còn được dùng để sáng tác văn học, nghiên cứu khoa học… + Đầu TK XX, phong trào Duy Tân cổ động cho việc học tập và phổ biến chữ quốc ngữ. + Trong quá trình đấu tranh CM để giành độc lập dân 18
  19. tộc, Đảng ta chú trọng đến việc phổ cập chữ quốc ngữ bằng phong trào “Truyền bá quốc ngữ” được triển khai rộng rãi. + Sau năm 1945, nước Việt Nam DCCH ra đời. Từ đó, cùng với tiếng Việt, chữ quốc ngữ đã giành được vị trí xứng đáng trong mọi lĩnh vực hoạt động của nước ta. GV tổng kết bài học theo ghi nhớ SGK, liên hệ với ý thức về chính tả của HS hiện nay. D. Dặn dò HS: - Các em về nhà học bài, làm những bài tập đã được giao - Soạn bài: Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn E. Đánh giá, rút kinh nghiệm giờ học Quy Nhơn, ngày……tháng…….năm 2010 GV hướng dẫn SV soạn Vũ Ngọc Đức 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2