intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người dùng tin thông minh là nhân tố góp phần phát triển trung tâm tri thức số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số ngày nay đã góp phần tạo nên sự thuận tiện và nhanh chóng trong hoạt động giao tiếp học thuật Bài viết chỉ ra xu thế nhu cầu khai thác tri thức số của người dùng tin là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển thư viện trở thành Trung tâm Tri thức số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người dùng tin thông minh là nhân tố góp phần phát triển trung tâm tri thức số

  1. NGƯỜI DÙNG TIN THÔNG MINH LÀ NHÂN TỐ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ Nguyễn Hoàng Vĩnh Vương*- Bùi Thị Phượng** 1 Tóm tắt: Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số ngày nay đã góp phần tạo nên sự thuận tiện và nhanh chóng trong hoạt động giao tiếp học thuật. Hầu hết các quy trình giao tiếp học thuật đều có thể diễn ra đồng thời trên môi trường mạng Internet. Người dùng tin có thể vừa là người nghiên cứu, người đệ trình xuất bản nghiên cứu vừa có thể là người thực hiện vai trò bình duyệt. Tất cả họ đều có thể thực hiện vai trò của mình đồng thời ngay trên môi trường mạng Internet. Có thể thấy, người dùng tin ngày nay không chỉ thể hiện có kỹ năng sử dụng công nghệ số khai thác tri thức mà còn có khả năng thẩm định các nguồn tri thức trên môi trường số một cách hiệu quả. Thư viện xưa nay vẫn thực hiện tốt vai trò phát triển và cung cấp nguồn tài liệu phục vụ nhu cầu nghiên cứu của người dùng tin. Song với xu thế người dùng tin có nhu cầu khai thác tri thức số đa dạng và tức thời thì thư viện không chỉ là nơi sưu tầm nguồn tài liệu gốc mà thư viện còn có thể là Trung tâm Tri thức số. Bài viết chỉ ra xu thế nhu cầu khai thác tri thức số của người dùng tin là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển thư viện trở thành Trung tâm Tri thức số. Từ khóa: Người dùng tin thông minh; Tri thức số; Kĩ năng thông tin; Trung tâm Tri thức số. 1. GIỚI THIỆU Xã hội tri thức dựa trên nhu cầu tiếp cận thông tin, phân phối thông tin và khả năng chuyển thông tin thành tri thức. Ở một góc * Thạc sĩ, Trung tâm học liệu, Đại học Cần Thơ. ** Trung tâm học liệu, Đại học Cần Thơ.
  2. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 158 độ nào đó, thư viện đại học đang giữ “chìa khóa” của nền kinh tế tri thức và góp phần hình thành xã hội tri thức. Một câu hỏi quan trọng đặt ra với các thư viện đại học là làm thế nào để cung cấp các nguồn tài nguyên tri thức một cách hiệu quả nhất cho người dùng tin. Những điều kiện thích hợp để tài nguyên tri thức được phát huy hiệu quả hơn trong bối cảnh xã hội tri thức ngày càng năng động và đổi mới. Một phương thức kết nối mới giữa người dùng tin “thông minh” và thư viện đại học đó chính là Trung tâm Tri thức số. Người dùng tin “thông minh” có khả năng thích ứng tốt với những thay đổi, phát huy hữu hiệu các kiến thức kỹ năng thông tin trong việc khai thác nguồn tài nguyên thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của cá nhân. Trung tâm Tri thức số cung cấp nguồn tài nguyên thông tin đa dạng, tức thì thông qua kho “siêu dữ liệu” cho người dùng tin một cách đầy đủ và toàn vẹn hơn. Như vậy, Trung tâm Tri thức số vừa thúc đẩy ứng dụng đổi mới về truyền thông học thuật vừa đem đến những giá trị lợi ích cho người dùng tin “thông minh” trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập với các nhu cầu khác nhau. 2. CÁC KHÁI NIỆM 2.1. Người dùng tin thông minh Kỷ nguyên số đã mang đến cho người dùng tin nguồn tài nguyên thông tin “khổng lồ”. Việc tiếp cận nguồn tài nguyên thông tin đa dạng, phong phú đó dần dần giúp người dùng tin hình thành kĩ năng tìm kiếm thông tin hữu hiệu. Thêm vào đó, nhu cầu về thông tin và cách thức tiếp cận, khai phá nguồn tài nguyên thông tin của người dùng tin ngày càng đi vào chiều sâu và họ đang trở thành những người dùng tin “thông minh”. Họ không chỉ khai thác thông tin hữu ích có giá trị, mà họ còn tham gia phản biện và đánh giá chất lượng nguồn tài nguyên thông tin, loại bỏ những thông tin thừa, không phù hợp. Người dùng tin “thông minh” sử dụng nguồn tài nguyên thông tin hiệu quả hơn, tuân thủ tốt bản quyền và tái tạo ra tri thức mới. Người dùng tin ngày nay không chỉ là người am hiểu mạng máy tính hay
  3. NGƯỜI DÙNG TIN THÔNG MINH LÀ NHÂN TỐ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN Trung tâm Tri thức số 159 công nghệ số mà họ có thể được gọi là “siêu thông thạo” (metaliteracy). Theo định nghĩa của Jacobson và Mackey (2013) cho rằng: “Siêu thông thạo được hình dung như một mô hình toàn diện về kiến thức để nâng cao tư duy phản biện và phản ánh trong phương tiện truyền thông xã hội, phần mềm học tập mở và cộng đồng trực tuyến”[6]. Người dùng tin “thông minh” hay người dùng tin “siêu thông thạo” không chỉ có kiến thức về kỹ năng thông tin (information literacy) như: tiếp cận, khai thác, đánh giá, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin. Mà còn có năng lực thích ứng với những thay đổi liên tục trong các công nghệ mới và phát triển tư duy phản biện. Người dùng tin tích cực tham gia vào hoạt động kết nối và phân phối thông tin như người học độc lập và hợp tác. Tác giả Mackey và Jacobson (2014) đã chỉ ra rằng: “Những cá nhân “siêu thông thạo” là những người có khả năng thích nghi với những công nghệ đang thay đổi và môi trường học tập, kết hợp và thấu hiểu mối quan hệ với kiến thức liên quan. Nó đòi hỏi mức độ tư duy và phân tích cao về cách mà chúng ta phát triển khả năng tự tiếp nhận thông tin như những người học siêu nhận thức trong môi trường truyền thông xã hội mở” [8]. Người dùng tin “thông minh” thu thập kiến thức nhiều hơn, đầy đủ hơn. Họ chủ động ứng dụng các kỹ thuật công nghệ trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên thông tin phục vụ cho mục tiêu của họ. Họ dễ dàng nhận ra được mối liên quan giữa các kiến thức. Họ hiểu chính xác nhu cầu họ cần gì? Họ cần sử dụng công cụ tìm kiếm nào và khai thác nguồn tài nguyên thông tin ở đâu để thỏa mãn nhu cầu đó. Sự thay đổi về cách tiếp cận về nguồn tài nguyên thông tin của người dùng tin “thông minh” là nhân tố tác động đòi hỏi các thư viện đại học nhanh chóng phát triển để đáp ứng kịp thời nhu cầu người dùng tin. Giá trị của thư viện thể hiện không chỉ ở cách tìm thấy nguồn tài nguyên thông tin mà còn là sự sẵn có bộ sưu tập liên quan đến nhu cầu người dùng tin. Trung tâm Tri thức số với nguồn tài nguyên thông tin đảm bảo chất lượng, sự liên thông giữa các hệ thống tri thức và nguồn nhân lực thư viện sẽ đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của người dùng tin “thông minh”.
  4. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 160 2.2. Trung tâm Tri thức số Tác giả Lifer và Rogers (1998) đã chỉ ra mục tiêu của Trung tâm Tri thức số: “là tạo dựng mối quan hệ hợp tác với các chương trình học thuật; trở thành trung tâm sáng tạo, quảng bá, phân phối và xây dựng thông tin truyền thông đa phương tiện và nguồn tài nguyên thông tin cho trường đại học; hoạt động như trung tâm ứng dụng những công nghệ mới vào giảng dạy, học tập, và sáng tạo tri thức; cung cấp khả năng lãnh đạo và hướng dẫn để thích nghi và sử dụng các tiêu chuẩn truy cập và kỹ thuật” [ 7 ]. Trung tâm Tri thức số như là một kho lưu trữ tổng hợp các nguồn tài liệu số, các cơ sở dữ liệu trực tuyến đăng ký quyền truy cập, trả phí hay là các kho lưu trữ mở. Bộ sưu tập “siêu dữ liệu” này được lưu trữ khoa học và được tạo lập chỉ mục cho từng loại thông tin, cho phép người dùng tin truy cập qua một công cụ tìm kiếm. Trung tâm Tri thức số ngày càng phát triển thông qua việc thu hút và tạo điều kiện cho các cộng đồng nghiên cứu dễ dàng truy cập vào kho lưu trữ. Tài nguyên thông tin trong kho lưu trữ cho phép người dùng tin tìm kiếm mở rộng kết quả hay thu hẹp kết quả. Kết quả tìm kiếm có thể kèm theo âm thanh, hình ảnh cho nội dung. Kho “siêu dữ liệu” với các ứng dụng kỹ thuật công nghệ hỗ trợ người dùng tin thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc trong quá trình khai thác nguồn tài liệu. Nguồn tài nguyên thông tin đa dạng các loại hình từ Trung tâm Tri thức số cung cấp cho người dùng tin kiến thức phong phú, hỗ trợ tích cực cho hoạt động “sáng tạo tri thức””. Hassannuddin, Dahlan và Hussin (2013) cũng xem trung tâm tri thức như là kho lưu trữ kỹ thuật số, có chức năng phổ biến tri thức đến người dùng tin và góp phần tạo ra tri thức mới: “Trung tâm tri thức là một trong những cách để thu thập, chia sẻ thông tin và quản lý tri thức trong một tổ chức” [4]. Trung tâm Tri thức số cung cấp cho người dùng tin nguồn tài nguyên thông tin phong phú, đa dạng thông qua các dịch vụ trực tuyến tiên tiến nhằm thúc đẩy, khuyến khích sự sáng tạo của người dùng tin trong việc sử dụng và tái tạo ra tri thức mới. Trung tâm Tri thức số với những điều kiện thuận lợi về quy mô, nguồn dữ liệu, công nghệ để phát triển các dịch vụ phức hợp cần thiết để đáp
  5. NGƯỜI DÙNG TIN THÔNG MINH LÀ NHÂN TỐ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN Trung tâm Tri thức số 161 ứng các nhu cầu đa dạng của người dùng tin. Tri thức, thông tin là cốt lõi quan trọng cho sự phát triển của thư viện. Tác giả Nove Eka (2016), chỉ ra rằng: “Khuôn khổ của một thư viện được coi như là trung tâm tri thức bao gồm nhân viên thư viện, công nghệ thông tin, nguồn tài liệu, thu thập, xử lý, trình bày và chia sẻ tài liệu” [9 ]. Thư viện như là một trung tâm tri thức khi là nơi tập hợp, xây dựng, tổ chức, quản lý và phát triển nguồn tài nguyên thông tin trong kho “siêu dữ liệu”. Ở đó, Trung tâm Tri thức số không chỉ phát triển các nguồn tài nguyên thông tin số từ các cơ sở dữ liệu mà còn thu hút sự tham gia của cộng đồng nghiên cứu đóng góp vào kho tài nguyên thông tin số. Có những bước tiến về ứng dụng khoa học công nghệ tạo ra những dịch vụ trực tuyến tiện ích đưa nguồn tài nguyên thông tin đến người dùng tin nhanh chóng, hiệu quả. Cán bộ thư viện cần có những kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn để thích ứng và đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng tin “thông minh” trong xã hội thông tin ngày nay. US Fed News Service (2008) viết về Trung tâm Tri thức số của Texas đã nêu lên lợi ích mà Trung tâm Tri thức số đem lại cho người dùng tin, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, giảng dạy: “Có thể tự do truy cập và sử dụng các tài liệu ở Trung tâm Tri thức số để phát triển và nâng cao kiến thức của người dùng tin (người học) thông qua hoạt động học kết hợp giữa phương pháp giảng dạy truyền thống với công nghệ” [11 ]. Các nguồn tài nguyên thông tin ở Trung tâm Tri thức số góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu, học tập của người dùng tin. Kho lưu trữ của Trung tâm Tri thức số cho phép người dùng tin chia sẻ thông tin đến cộng đồng nghiên cứu và ngược lại họ cũng có thể tiếp cận được nguồn tài liệu của cộng đồng nghiên cứu. Nghĩa là cả hai đều có thể tìm kiếm được tài liệu và xác định được nguồn tài nguyên thông tin cần thiết cho hoạt động học tập, nghiên cứu thông qua Trung tâm Tri thức số. Các góc nhìn, các quan điểm về người dùng tin “thông minh” hay người dùng tin “siêu thông thạo” có nét tương đồng về kiến thức thông tin, kỹ năng thông tin. Người dùng tin “thông minh” được coi như là người có khả năng “siêu thông thạo” trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thông tin. Mặt khác, họ tích cực tham gia vào quá trình sản
  6. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 162 xuất thông tin mới. Và Trung tâm Tri thức số là một kho “siêu dữ liệu” liên thông, liên kết các nguồn tài nguyên thông tin được thiết lập một cách khoa học với ứng dụng tích cực của công nghệ. Trung tâm Tri thức số thông qua các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến đáp ứng tốt nhu cầu người dùng tin “thông minh” trong xã hộ tri thức ngày nay. Người dùng tin “siêu thông thạo” hay người dùng tin “thông minh” và Trung tâm Tri thức số không độc lập mà chúng ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ lẫn nhau. Nhu cầu người dùng tin “thông minh” tạo động lực để thư viện có những bước chuyển về công nghệ, nguồn tài liệu, nguồn nhân lực để trở thành Trung tâm Tri thức số. Ngược lại, Trung tâm Tri thức số đem lại nhiều nguồn tài nguyên thông tin, thúc đẩy sự sáng tạo, sản xuất ra thông tin của người dùng tin “thông minh”. Trong kỷ nguyên thông tin và kinh tế tri thức, thư viện đại học trở thành Trung tâm Tri thức số là một xu thế cần thiết. 3. XU HƯỚNG KHAI THÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN SỐ CỦA NGƯỜI DÙNG "TIN THÔNG MINH" Người dùng tin “thông minh” ngày nay có xu hướng tiếp cận nguồn dữ liệu số ngày càng nhiều. Nguồn tài nguyên thông tin số trở thành sự lựa chọn phổ biến nhờ vào đặc tính nhanh và tiện lợi trong đối chiếu đánh giá. Từ những năm đầu của thế kỷ XXI, Internet đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, là điều kiện thuận lợi để thư viện đưa nguồn tài nguyên thông tin số đến với người dùng. Đến cuối năm 2019 “Dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017” [1]. Theo Nguyễn Thị Trường Giang (2017): “Hơn 1/3 số người dùng Internet di động có trình độ đại học và sau đại học, hơn 70% người dùng có nghề nghiệp chuyên môn. Đó là các học giả, doanh nhân, công chức, giáo viên, sinh viên, học sinh, nhân viên văn phòng, người làm công tác xã hội” [3]… Hơn 1/3 số người dùng Internet di động có trình độ đại học và sau đại học, cho thấy mạng Internet đã trở thành một phương tiện hỗ trợ tiếp cận nguồn tài nguyên thông tin không thể thiếu trong nghiên cứu, học tập.
  7. NGƯỜI DÙNG TIN THÔNG MINH LÀ NHÂN TỐ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN Trung tâm Tri thức số 163 Mô hình “siêu thông thạo” của các tác giả Mackey và Jacobson (2014) đã mô phỏng lại khả năng hiểu thông tin của người dùng tin thông qua các vòng tròn đồng tâm có liên quan. Trung tâm của mô hình này là “siêu thông thạo” hay “siêu kiến thức”. Vòng tròn bên trong được bao quanh bởi “siêu nhận thức” thể hiện mức độ quan trọng liên quan đến hiểu biết thông tin. Đường tròn đứt nét bao quanh siêu nhận thức minh họa ảnh hưởng của cách tiếp cận phản chiếu này trong các không gian khác. Mô hình “siêu kiến thức” biểu thị một cách tiếp cận cộng tác để hiểu biết về thông tin. Di chuyển ra ngoài lõi “siêu kiến thức” tiếp theo là khả năng xác định, truy cập, đánh giá và hiểu thông tin. Tất cả các khía cạnh của định nghĩa theo tiêu chuẩn ACRL (2000): xác định, đánh giá, hiểu, truy cập, kết hợp và sử dụng là thành phần của mô hình này. Tuy nhiên, mở rộng những đặc điểm này bao gồm bốn yếu tố cần thiết trong môi trường truyền thông xã hội: cộng tác, tham gia, sản xuất, chia sẻ. Bên cạnh đó, người dùng tin tham gia với tư cách là nhà sản xuất, cộng tác viên và nhà phân phối nội dung số với nhiều hình thức khác nhau. Hình 1: Mô hình “siêu thông thạo” của Mackey và Jacobson (2014) Người dùng tin ngày nay tiếp cận tốt các nguồn tài nguyên thông tin từ Internet. Họ biết cách chọn lựa, khai thác và sử dụng những nguồn tài liệu có giá trị và uy tín học thuật để phục vụ cho hoạt động nghiên
  8. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 164 cứu, học tập. Họ biết điểm mạnh của từng nguồn tri thức học thuật. Ví dụ, SpringerLink có trên 2.700 tên tạp chí khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, hóa học, khoa học vật liệu, khoa học máy tính, y học. CSDL Hinari là CSDL chuyên về lĩnh vực y học, sinh học và các lĩnh vực khoa học xã hội có liên quan. AGORA cung cấp các tạp chí khoa học về nông nghiệp, thực phẩm, khoa học môi trường, và các lĩnh vực khoa học xã hội có liên quan. Hơn thế nữa, người dùng tin ngày nay còn đóng góp vào sự phát triển nguồn tài nguyên thông tin số thông qua việc tham gia vào các kho lưu trữ tài nguyên thông tin truy cập mở. Ví dụ Sherpa Romeo là một nguồn tài nguyên thông tin trực tuyến tổng hợp và phân tích các chính sách truy cập mở của nhà xuất bản từ khắp nơi trên thế giới và cung cấp tóm tắt về bản quyền của nhà xuất bản và các chính sách lưu trữ truy cập mở trên từng tạp chí [5]. Theo xu hướng phát triển học thuật ngày nay, uy tín hay mức độ ảnh hưởng của bài viết được đánh giá thông qua các hệ số học thuật. Người dùng tin biết lựa chọn tạp chí xuất bản phù hợp với chuyên ngành, lĩnh vực nghiên cứu. Họ cũng am hiểu về các chỉ số đánh giá học thuật của tạp chí. Ví dụ, hệ số tác động (Impact factor). IF được dùng như là thông tin tham khảo mức độ quan trọng của một tạp chí này so với các tạp chí khác trong cùng lĩnh vực nghiên cứu. Các tạp chí có IF cao thường được coi là có uy tín hơn so với các tạp chí có IF thấp. Hay chỉ số H để đánh giá tầm ảnh hưởng của tạp chí hay uy tín của nhà khoa học. Khi chỉ số H càng cao thì uy danh nhà khoa học càng khẳng định. Người dùng tin ngày nay thể hiện là những người có kiến thức về kỹ năng thông tin, am hiểu về các chỉ số học thuật, chia sẻ tài nguyên thông tin qua các kho lưu trữ mở để kết nối với cộng đồng học thuật và họ đang dần dần trở thành người dùng tin “siêu thông thạo” hay người dùng tin thông minh. 4. PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN TRỞ THÀNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra lượng thông tin số “khổng lồ” cùng với các phần mềm thông minh cho phép người dùng tin tìm kiếm và
  9. NGƯỜI DÙNG TIN THÔNG MINH LÀ NHÂN TỐ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN Trung tâm Tri thức số 165 truy xuất một cách hiệu quả. Nền tảng Internet hỗ trợ chia sẻ và tiếp cận các nguồn tài nguyên số một cách dễ dàng. Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi hành vi tiếp cận thông tin và chia sẻ thông tin của người dùng tin cũng như các dịch vụ cung cấp thông tin ở các thư viện. Người dùng tin không đơn giản là người tìm kiếm và sử dụng mà còn là người tham gia vào quá trình đánh giá chất lượng nguồn tài nguyên thông tin. Và họ cũng góp phần sản xuất các nguồn tài nguyên thông tin đóng góp vào bộ sưu tập số thông qua việc kí gửi hoặc công bố các công trình nghiên cứu khoa học. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra vấn đề về việc tổng hợp dữ liệu, kiến thức thành những bộ sưu tập chung có giá trị phục vụ chung cho lợi ích xã hội. Trung tâm Tri thức số phản ánh một bước phát triển mới của thư viện trong việc đáp ứng nhu cầu người dùng “siêu thông thạo”. Trung tâm Tri thức số là một sự liên kết giữa công nghệ và nguồn lực thư viện; giữa nguồn tài nguyên thông tin số và dịch vụ cung cấp tri thức đến người dùng tin. Trung tâm tri thức là không gian mà mọi người giao tiếp, chia sẻ, tạo ra sản phẩm tri thức mới. Trung tâm Tri thức số phát huy sức mạnh tổng hợp nguồn lực thư viện trong việc cung cấp tài liệu đến người dùng tin và khả năng khai thác nguồn tài nguyên thông tin học thuật của người dùng tin. Tác giả Chowdhury và Chowdhury (2003) đã chỉ ra những đặc điểm của thư viện số và đó cũng chính là những đặc điểm của Trung tâm Tri thức số [2]: • Đa dạng nguồn thông tin số; • Thư viện số giảm nhu cầu về không gian thực tế; • Người dùng từ xa; • Người dùng tự xây dựng bộ sưu tập với tiện ích từ thư viện số; • Thư viện số cung cấp quyền truy cập nguồn thông tin phân án; • Nhiều người dùng cùng lúc chia sẻ cùng thông tin; • Chuyển đổi mô hình sử dụng và sở hữu; • Phát triển bộ sưu tập dựa trên tính hiệu quả và bộ lọc thích hợp; • Khả năng xử lý nội dung đa ngôn ngữ; • Thư viện số bỏ qua sự có mặt của người trung gian;
  10. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 166 • Cung cấp phương tiện tìm kiếm và truy xuất tốt hơn; • Thông tin số được sử dụng và xem bởi nhiều người; • Thư viện số phá vỡ rào cản về thời gian, không gian và ngôn ngữ. Tác giả Paul Pandian (2008) cho rằng ba yếu tố chính tạo thư viện số và cũng là ba yếu tố chính hình thành Trung tâm Tri thức số là: con người, tài nguyên thông tin và công nghệ. [10] Hình 2: Ba yếu tố tạo nên Trung tâm Tri thức số của Paul Pandian Trung tâm thông tin tri thức số với những bước tiến về ứng dụng công nghệ số đã trở thành nơi lưu trữ nguồn dữ liệu lớn ở dạng hình ảnh, văn bản và video về dữ liệu thư mục, bài báo khoa học, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học, bài hội nghị khoa học và sách. Ngoài ra, nó còn là công cụ truy cập với nhiều tiện ích như gợi ý tìm kiếm, gợi ý chất lượng học thuật của tài liệu và gợi ý tác giả uy tín. Hơn thế nữa, nó còn chứa đựng các bình luận học thuật về các nguồn tri thức số. Điều quan trọng nữa là, Trung tâm Tri thức số vừa mang đến tiện ích cho các truy cập riêng tư qua lưu vết và gợi ý tìm kiếm nhưng đảm bảo tính bảo mật trong quá trình khai thác tri thức số của người dùng tin. Trung tâm Tri thức số còn là những kho lưu trữ trước xuất bản để phổ biến tri thức đến với cộng đồng tham khảo. Trong kỷ nguyên số ngày nay để hình thành các Trung tâm Tri thức số đến với người dùng tin thông minh cũng đòi hỏi nguồn nhân lực vận hành có kiến thức và kỹ năng số. Nguồn nhân
  11. NGƯỜI DÙNG TIN THÔNG MINH LÀ NHÂN TỐ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN Trung tâm Tri thức số 167 lực cần phải am hiểu về công nghệ, am hiểu về chỉ số học thuật và sự thành thạo về ứng dụng công nghệ đổi mới là những yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở Trung tâm Tri thức số. Nhiều thư viện đại học hiện nay đang sở hữu các nguồn tài nguyên tri thức số phong phú là các giáo trình bài giảng, luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu khoa học, kỷ yếu hội nghị, hội thảo và sách giáo trình. Ngoài ra, các thư viện còn đăng ký quyền truy cập các cơ sở dữ liệu học thuật uy tín có trả phí và miễn phí như: Taylor & Francis, Science direct, Agora, Hinari, OARE. Một số thư viện đại học đang cố gắng thực hiện tốt việc cung cấp nguồn tài nguyên thông tin số đến người dùng tin. Hơn thế nữa, các thư viện còn thực hiện các liên hiệp để phát huy tối đa lợi ích của các nguồn tri thức số. Trong những năm gần đây, hệ thống các thư viện đại học ở Việt Nam đã hợp tác chia sẻ nguồn tài nguyên tri thức nội sinh dạng số, như stinet. Có thể nói rằng, các thư viện ở Việt Nam đang có bước chuyển mình để hình thành các Trung tâm Tri thức số. Tuy nhiên, việc chia sẻ tài liệu nội sinh dạng số hiện tại cũng có những giới hạn nhất định. Người dùng tin phải thông qua việc cung cấp tài khoản của thư viện đại học đang là chủ sở hữu nguồn tài liệu đó mới có thể truy cập được. Bên cạnh đó, người dùng tin đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình tìm kiếm các nguồn tài nguyên thông tin trên môi trường số bởi những hạn chế về công nghệ và nguồn tri thức số. Về phát triển các nguồn tri thức số mang tầm quốc tế để phục vụ người dùng tin thì không phải thư viện nào cũng có đủ nguồn kinh phí thực hiện. Nhìn chung, không nằm ngoài xu hướng phát triển các Trung tâm Tri thức số, nhiều thư viện ở Việt Nam đã bắt đầu hình thành các Trung tâm Tri thức số. CSDL nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia được hình thành từ VISTA là một trong những CSDL thư mục lớn nhất Việt Nam. CSDL này bao gồm báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, phụ lục tổng hợp các số liệu điều tra, khảo sát, bản đồ, bản vẽ, ảnh, tài liệu đa phương tiện, phần mềm được đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Ngoài ra, nó cung cấp cho người dùng tin các thông tin chi tiết về chủ nhiệm đề tài hay các cán bộ tham gia đề tài nghiên cứu, cơ quan chủ trì, bản tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề
  12. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 168 tài. Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội đặt mục tiêu giai đoạn 2020 – 2025 phát triển trở thành “Trung tâm Tri thức số”. Nhiều thư viện ở các nước đã có bước phát triển hình thành các Trung tâm Tri thức số như Thư viện Eisenhower của Đại học Johns Hopkins, ở Baltimore, thành lập Trung tâm Tri thức Kỹ thuật số từ việc cải tiến thư viện với trị giá 4,6 triệu đô la. (https://www.library.jhu.edu/about/). Thư viện hiện chứa hơn 4,2 triệu tài liệu và cung cấp khả năng truy cập liên tục vào bộ sưu tập tài nguyên điện tử phong phú, bao gồm hơn 154.000 tạp chí in và điện tử, cùng hơn 1,6 triệu sách điện tử. Nguồn tài liệu phong phú từ Trung tâm Tri thức số mở ra cơ hội tiếp cận nguồn tri thức số đa dạng cho người dùng tin. Toàn cầu hóa và xu hướng phát triển các nền kinh tế dựa vào tri thức đòi hỏi các thư viện chủ động phát triển thành các Trung tâm Tri thức số, đặc biệt là các thư viện đại học vì các trường đại học là nơi thường xuyên sử dụng và sản sinh ra các nguồn tri thức học thuật. 5. KẾT LUẬN Người dùng tin “thông minh” ngoài những kiến thức về kỹ năng thông tin và sự thông thạo về công nghệ số, còn có năng lực, kiến thức, tư duy phản biện, có trách nhiệm chia sẻ thông tin trong cộng đồng với tư cách là người tham gia tích cực. Họ hiểu “siêu kiến thức” là rất quan trọng trong môi trường thông tin số ngày nay. “Siêu kiến thức” cho phép người dùng tin tham gia vào môi trường thông tin, tương tác, trang bị năng lực phản xạ liên tục, thay đổi và đóng góp như là người tư duy phản biện. Trung tâm Tri thức số là bước phát triển tất yếu của thư viện, thể hiện bước nhảy vọt cơ bản trong mối quan hệ hài hòa giữa thư viện và người dùng tin “thông minh”, giữa thư viện và cộng đồng nghiên cứu. Trung tâm Tri thức số là sự liên kết giữa các nhà nghiên cứu, thư viện và công nghệ để tối ưu hóa sự hữu ích của việc thu thập dữ liệu và tạo thông tin. Trung tâm Tri thức số là phương thức tích cực để người dùng tin phát huy khả năng “siêu thông thạo” của mình trong việc tiếp cận, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tri thức số.
  13. NGƯỜI DÙNG TIN THÔNG MINH LÀ NHÂN TỐ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN Trung tâm Tri thức số 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Internet Việt Nam: Đổi mới sáng tạo để chuyển đổi số. Truy cập ngày 20/8/2020 tại http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Internet-Viet-Nam-Doi -moi-sang-tao-de-chuyen-doi-so/382326.vgp 2. Chowdhury, C.G & Chowdhury, S. (2003), Introduction to Digital Libraries. London: Facet. 3. Giang, N. T. T. (2017), Báo chí và truyền thông đa phương tiện, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 4. Hassannuddin, I.A., Dahlan, H.M., & Hussin, A.R. (2013), Requirement of knowledge centre based on Web analysis. 2013 International Conference of Information and Communication Technology (ICoICT), 170-175. doi: 10.1109/ ICoICT.2013.6574568. 5. Halmstad University, SHERPA/RoMEO, truy cập ngày 20/8/2020 tại https:// halmstad-university-library.helpscoutdocs.com/article/36-sherpa-romeo. 6. Jacobson, T. E., & Mackey, T. P. (2013), Proposing a metaliteracy model to redefine information literacy. Communications in Information Literacy, 7(2). 7. Lifer, E. S., & Rogers, M. (1998), Digital knowledge center established. Library Journal, 123(5), 22. Retrieved from https://db.vista.gov.vn:2071/do cview/196793196?accountid=47774 8. Mackey, T. P., & Jacobson, T. E. (2014), Metaliteracy: Reinventing Information Literacy to Empower Learners. ALA Neal-Schuman. 9. Nove Eka, V. A. (2016), Library as knowledge centre: Managing local content through community based library in indonesia. International Journal of Knowledge Management and Practices, 4(2), 23-30. Retrieved from https://db.vista.gov.vn:2071/docview/1845226427?accountid=47774 10. Paul Pandan, M. (2008), Digital knowledge resources. Policy Futures Education, 6 (1). 11. Texas center for digital knowledge awarded more than $375,000 for digital repository. (2008, Jan 23), US Fed News Service, Including US State News Retrieved from https://db.vista.gov.vn:2071/docview/469697338?ac countid=47774
  14. Phần 2 QUẢN TRỊ MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2